Friday 31 July 2009

Trong Cuộc Sống và Đất Nước


Lm TrầnSĩTín,CssR

Đó là một “đất nước”. Đó là những con người. Đó là dân tộc Jarai. Đại diện nơi ba nhân vật mà người Jarai gọi là Pơtao. Bây giờ (vào năm 2003) này, mọi cái không rõ ràng như cách đây 50 năm, nếu không nói là càng ngày càng lu mờ đi. Trách nhiệm này nhiều người, nhiều tổ chức phải gánh chịu. Nhưng chung quy đây là trách nhiệm của những người tự cho mình là văn minh tiến bộ hơn người mà lại không nhận ra giá trị văn minh, văn hoá của những tộc người từ xưa mình vẫn cho là “mọi rợ”, là “bán khai”, là “lạc hậu”... nên bỏ rơi, có khi khai trừ (bằng chê bai, khinh thị hay kỳ thị...).

Từ Pơtao khó có thể đơn giản chuyển dịch ra một thứ ngôn ngữ khác. Ở Việt Nam, người ta thường gọi những vị ấy là Vua Lửa, Vua Nước, Vua Gió. Từ Vua trong tiếng Việt quá gắn liền với chế độ phong kiến, trong khi từ PƠTAO của Jarai rất khác. Đất nước Jarai có tới ba Pơtao, nhưng không hề có tranh chấp quyền lực chính trị kiểu Lê – Trịnh – Mạc chẳng hạn. Pơtao Jarai không có đền đài, không có binh lính, không có văn quan, võ tướng, không thu thuế của ai, không bắt ai cống nạp, kông bắt ai làm chư hầu. Trong khi ông thi hành phần vụ chính yếu nhất, quan trọng nhất của ông (vi hành cầu mưa thuận gió hoà), và cả trong đời sống thường ngày, người ta làm cho ông một nhà sàn đơn sơ bằng tranh tre ngoài làng, thân mình gần như trần truồng vì ông chỉ mang có một mảnh khố thô (không phải toai kơteh công phu và có thể nói là sang trọng của hạng nhà giàu). Quyền lực như thấy được nơi ba vị Pơtao và nơi các Già Làng trong xã hội Jarai trước đây, không dựa trên của cải giầu sang hay sức mạnh thể xác. Ông không được say sưa. Ông không được ăn những thức ăn mà ông muốn. Nói tóm lại, ông phải ở trong dạng càng thiên nhiên (nature) bao nhiêu càng tốt. Vì Pơtao chính là đại diện cho thiên nhiên (nature), cho môi trường (environment), cho trời đất vũ trụ (cosmos, universe). Ông là con người được chính thức chỉ định để cầu Trời (Ơi Adei), Đấng Tối Cao, Đấng Tạo Hoá (Pô Pơjing) cho mưa thuận gió hoà, cho an cư lạc nghiệp, cho thuận thảo giữa Trời, Đất và Người. Nhưng mỗi vị Pơtao lại chỉ mang danh một trong ba yếu tố IA (Nước ), APUI (Lửa), ANGIN (gió). Ba vị như lương tâm và ý thức của cộng đồng luôn nhắc nhở cộng đồng phối hợp với trời với đất làm sao cho ba yếu tố này được hài hoà và ổn định. Có thể nói người Jarai thực hiện trước khi có khái niệm “phát triển bền vững”. Từ bao nhiêu thiên niên kỷ họ sinh sống trên miền đất Cao nguyên này cho đến những năm 1950, rừng vẫn là rừng, núi vẫn là núi, suối vẫn là suối với tất cả những loài thảo mộc và muông thú. Xã hội của họ tuy không có cảnh sát, không có nhà tù, vẫn là một xã hội ổn định. Sự suy sụp của môi trường tự nhiên và xã hội sau đó, trách nhiệm thuộc những người vốn bị coi là “hoang dã” (savage).

Trên một miền đất chỉ có hai mùa mưa (nước), nắng (lửa) – mà mưa cũng là mưa-gió, nắng cũng là nắng-gió – thì sự ổn định và hài hoà của ba yếu tố này là sống còn đối với cộng đồng dân cư. Nước mạnh quá sẽ gây ra lũ lụt. Lửa mạnh quá sẽ gây ra hạn hán, cháy rừng. Gió mạnh quá sẽ gây ra bão lốc. Ba yếu tố này cũng là tiêu biểu cho vật chất nói chung:

- Vật chất ở thể lửa : lửa trong sắt nung đỏ; lửa trong đá, lửa trong cây (người Jarai rất thành thạo lấy lửa bằng ma sát đá, ma sát cây)...

- Vật chất ở thể lỏng: sắt nung chảy; dầu lửa Jarai gọi là Ia-Apui (Nước-Lửa); sữa Jarai gọi là Ia-Tơsau (Nước-Vú)... Tất cả thể lỏng trong tiếng Jarai đều có từ Ia (nước) đi trước.

- Vật chất ở thể khí: gió là dạng động của khí; nước gặp lửa lại bốc hơi thành khí...

Nguồn gốc quyền lực của Pơtao dựa trên huyền thoại về một thanh gươm. Huyền thoại này có nhiều dị bản (xem Jacques Dournes, Pơtao – une théorie du pouvoir chez les Indochinois Jơrai, Paris, Flammarion, 1977, p.89-194). Nhưng chúng ta có thể tạm tổng hợp lại như sau:

“Một người, thường là người nghèo hèn (Yă Pum hay Drit), bắt được cục sắt lạ, đem nhờ một Ông Thầy (pơjâu) rèn thành một lưỡi gươm. Ra khỏi lò rèn mà lưỡi gươm cứ rực Lửa. Trui vào Nước, nó làm Nước bốc Hơi hết mà vẫn đỏ rực. Máu của người vót mây bị đứt tay nhỏ vào lưỡi gươm. Từ vết thương nhỏ đó, gươm hút hết Máu, tức là hết Sinh Khí trong da thịt người đó, chỉ còn trơ xương, lúc đó lưỡi gươm mới nguội đi thành thép, và có sức mạnh lạ thường, chiến thắng được tất cả trong tay người nghèo. Vua các nước (Việt, Miên, Lào, Tàu) xúm vào tranh giành lưỡi gươm. Thấy vậy anh nhà nghèo vứt gươm xuống biển (Nước). Mọi người thi đua Lặn dành lấy thanh gươm. Cuối cùng người Việt (Yoan) lặn được tới đáy nước lấy gươm. Khi anh ta giơ gươm lên khỏi mặt nước người (Miên) cuỗm luôn cái cán, người Jarai thộp luôn cái lưỡi giấu kỹ vào rừng, anh người Việt chỉ còn giữ được cái vỏ...”

Không biết người Việt, người Miên nghĩ ra sao, chứ người Jarai vẫn tin rằng Pơtao của họ còn cất giấu đâu đó lưỡi gươm huyền thoại bảo đảm cho quyền lực của Pơtao (quyền lực hoà bình, không những giữa người với người, nhưng còn là giữa người với thiên trời đất: đó là nhiệm vụ của một Pơtao). Người Jarai cũng tin rằng sẽ có lúc các bộ phận của thanh gươm ráp nối lại với nhau (vẫn với mục đích – và điều kiện – hoà bình)...

Tuy nhiên, qua bao xáo trộn của thời cuộc, vị Pơtao cuối cùng đã viên tịch từ năm 197..., từ mấy thập kỷ qua không có vị Pơtao nào được tuyển chọn và tấn phong theo đúng phong tục tập quán. Phải chăng lưỡi gươm đã mất? Phải chăng dân tộc Jarai đang trên đà diệt vong?...(*).

Trên đây là huyền thoại, nhưng huyền thoại này không phải không có dấu ấn trên thực tế. Cơ cấu Pơtao-Ia, Pơtao-Apui, Pơtao-Angin, (Nước, Lửa, Gió) đã in dấu trên đất nước và ngay tận căn nhà truyền thống Jarai.

Vùng đất người Jarai sinh sống từ bao đời, nay phần lớn nằm trong tỉnh Gialai (đúng hơn là Jarai). Nhìn vào bản đồ ta thấy có quốc lộ 14. Đó là cái xương sống của Tây Nguyên (người Jarai từ xưa cũng đã gọi là Rong-Pan: xương sống của miền đất đỏ). Đó cũng là đường “phân-thuỷ”: từ cái “xương sống” này, các con nước phía Tây (người Jarai gọi là GAH-YU: vừa là phía mặt trời lặn, vừa là phía dưới) đều chảy về sông Mêkông, các con nước phía Đông (người Jarai gọi là GAH-NGO): vừa là phía mặt trời mọc, vừa là phía trên) đều chảy xuống Biển Đông. Phía Tây đường phân thuỷ là vùng của PƠTAO-IA (Vua-Nước vốn ở làng Plei-Tao, nay thuộc xã Ia-Phang, Huyện Chư-Sê). Phía Đông đường phân thuỷ là vùng của Pơtao-Apui (Vua Lửa vốn ở làng Plei-Ơi, nay thuộc xã Ia-Sol, Huyện Ayun-Pa). Chếch về phía Đông-Nam là vùng của Pơtao-Angin (Vua Gió vốn ở làng Plei-Măng, Huyện Ayun-Pa). Như vậy về đại thể ở tầm cỡ đất nước, tộc người (có thể gọi là vĩ mô –macrocos), ba yếu tố quan trọng của sự sống : Nước-Lửa-Gió được hội nhập nơi ba nhân vật Pơtao được tuyển chọn theo những dấu chỉ của thần linh.

Còn về mặt “vi mô” (microcos?), tầm cỡ gia đình, tế bào của xã hội thì sao? Ta hãy coi căn nhà Jarai được sắp xếp ra làm sao. Căn nhà Jarai là căn “nhà sàn” và cũng là căn “nhà dài” (sang dlông). Cửa chính ở phía Nam (Gah Măng), phía của Gió. Trước cửa chính, là một cái thềm (adring) không vây vách, hoàn toàn bỏ ngỏ cho Gió. Từ đất lên thềm, có một cái thang đẽo bằng một thân cây to bản. Đầu cầu thang đẽo thành hai cái ngà (chỉ đàn ông), dưới cặp ngà có đẽo hai cái vú (chỉ đàn bà). Thềm là nơi ngồi chơi hóng Gió, nơi trai gái ngồi hát tình ca, nơi giã gạo và sàng sảy. Bước qua cửa chính là vào gian khách (rơwang toai). Khách đến rồi khách đi: như Gió, không ở lại. Phía Đông-Nam vốn là lãnh vực của Pơtao-Angin, lãnh vực của Gió. Tụi trẻ (từ thiếu đến thanh niên nam nữ) chúng cũng như Gió. Chúng không ở yên. Chúng chỉ về nhà để ăn, rồi lại ra đi, đi chơi, đi săn bắt, đi đổi công... Tối chúng chẳng ngủ ở nhà. Chúng ngủ tập trung nơi nhà bạn bè nào đó. Thời xưa, khi còn nhà Rung (quen gọi là Nhà Rông, ngôi Nhà Làng, gần như cái đình làng của người Kinh), chúng ngủ ở nhà Rung, luôn sẵn sàng bảo vệ làng. Và chúng được gọi là Dam-Rung (trai nhà Rung, trai làng, chiến sĩ của làng). Vậy, Pơtao-Angin (Vua Gió) là đại diện cho đàn Con của cộng đồng.

Từ cửa chính là lối đi dẫn thẳng tới cửa trong (Gah Krah): lặp lại đường phân thuỷ. Phía Tây của con đường này trên có dàn nồi niêu, rau cỏ mà phụ nữ sử dụng và kiếm được, dưới là những quả bầu khô đựng Nước và củi mà phụ nữ gùi về. Khung dệt, guồng chỉ, guồng kéo sợi của phụ nữ cũng được gài trên mái phía Tây. Người phụ nữ, khi sinh nở, sẽ sinh dưới đất phía Tây nhà. Sinh xong lên nhà, người phụ nữa sẽ “nằm lửa” (đih apui = sinh đẻ) ở góc nhà phía Tây-Nam. Người vợ khi ăn cơm với chồng luôn luôn ngồi phía Tây. Vậy phía tây, lãnh vực của Pơtao-Ia, của Nước mát và dịu dàng, rõ ràng là lãnh vực của phụ nữ, của người mẹ. Và Pơtao-Ia (Vua Nước) là đại diện người Nữ, người Mẹ của cộng đồng.

Phía Đông dành cho những bếp Lửa, cho cồng chiêng, ghè rượu, gươm đao, cung nỏ... những vật dụng của đàn ông. Phía Đông là lãnh vực của Pơtao-Apui, của Lửa nóng và mạnh mẽ. Rõ ràng Pơtao-Apui là đại diện cho người Nam, người Cha trong cộng đồng.

Tuy ta thấy có Ba nhân vật, gắn liền với Ba yếu tố tự nhiên (Nước-Lửa-Gió), tượng trưng cho Mẹ-Cha-Con trong Một Gia Đình, nên tuy Ba mà vẫn thực sự là Một, không những để tạo nên sự thống nhất trong một dân tộc, mà còn để tạo nên mưa thuận gió hoà, an cư lạc nghiệp, trong quân bình sinh thái trời đất thiên nhiên. Chúng ta chắc hẳn vẫn không hiểu ai đã nghĩ hay đã nhận ra cái cấu trúc Nước-Lửa-Gió áp dụng thống nhất ở tầm cỡ một tộc người đông từ 100 đến 200 ngàn (vào cái thời cơ cấu Pơtao còn vận hành) và áp dụng thống nhất trong căn nhà và gia đình Jarai ??? Ở một tộc người coi như không có gì thống nhất mà lại chỉ thống nhất trong cơ cấu Nước – Lửa – Gió này???

Lm Trần Sĩ Tín


*xem Diễm ly, Luận văn tốt nghiệp 1995-1999, tr.12

Thursday 30 July 2009

CHA GIÀ HÓA

MicrosoftInternetExplorer4

CHA GIÀ HÓA

Lm Vũ Khởi Phụng, DCCT

Cha già Hóa lẩy bẩy từ trong phòng bước ra. Tôi chào: “Chúng con ở thành phố mới lên đây, xin đến chào cây cổ thụ” – “Cây cổ thụ, a ha ha, cây cổ thụ mục rỗng hết rồi, ha ha”. Chị tu hội đứng đó bảo: “Cha con mỗi tuần vẫn đi 17 cây số vào Đại Bình làm lễ cho bà con Thượng” – Tôi nói: “Chúa Nhật nào cũng đi 17 cây số vào rừng vào núi, thế thì cổ thụ chưa mục đâu” – “A ha ha, nhớ ngày xưa chịu chức 5 anh em ở Thanh Hóa, Chúa gọi đi hết rồi, còn lại mỗi một mình, ha ha”. Tôi lại hỏi: “Thế cha già đi theo người Thượng từ bao giờ” – “1958 đấy, Đức Cha Hiền bảo đi lo cho người ta” – “Thế sang năm cha già phải ăn mừng 50 năm sống với bà con Thượng” – “A ha, có tiền đâu mà tiệc tùng” – “Không ạ, không ăn tiệc, cha à. Nhưng bà con về đây, nổi cồng nổi chiêng lên, nấu cơm lam trong ống tre ăn với nhau”.

Anh Tiến, cộng tác viên mấy chục năm của cha, góp ý: “Ngày xưa, nấu cơm trong ống tre là sự thường, bây giờ rừng phá rồi, khó lòng giữ được phong tục cổ đó. Nhưng không sao, mừng cha già, bà con sẵn sàng đi mấy ngày đường vào rừng sâu, có cơm lam ngay” – “A ha ha, ngày xưa vào buôn, ăn ngủ với bà con, vui quá, ha ha. Từ 1975 đến giờ, không vào được nữa, a ha. Nhưng bà con ra đây, ngay bây giờ cũng có một buôn 4 hoặc 5 trăm người xin học đạo, chưa biết tính thế nào, a ha” – Chị tu hội không tin: “Trong sổ rửa tội của cha con, danh sách là mười một ngàn người đấy” – “Ngày trước tôi lo hết, a ha ha. Bây giờ Đức Cha mới phân chia về các xứ đạo, ha ha. Nhưng Đức Cha bảo tôi, a ha ha, gặp người Thượng đâu cứ lo. Tôi hỏi: thế con làm cha phó hay phụ tá, a ha. Đức Cha bảo: chẳng làm cha phó hay phụ gì hết, a ha ha, gặp đâu cứ lo, ha ha”.

Cha già nói chuyện cứ luôn chêm vào những tiếng cười a ha, ô hô, ê hê. Không hẳn là chuyện vui, mà người kể chuyện cứ vui, những tiếng cười a ha, ơ hơ cứ đều đặn xen vào như sóng gợn. Những ngày xa xưa khỏe mạnh lao vào các buôn làng cho đến bây giờ già lụm khụm, tóc bạc, lưng gù, tay chân run rẩy, mọi sự như còn lại một nỗi vui chẳng cần một cớ sự gì, vui cười cứ chảy xuôi như một dòng suối.

87 tuổi mà được như cha là khỏe. Nhất là đối với một người ăn uống kham khổ như cha. Cái tính kham khổ ấy không phải tự nhiên. Một người giúp việc cho cha từ những năm đầu kể lại: từ ngày đi với người dân tộc, cha đâm ra dị ứng với của ngon vật lạ. Đi chợ mua về những thứ gì có vẻ thịnh soạn thì cha tỏ ý không bằng lòng. Cha bảo người ta nghèo khổ thế mà mình ăn sang được à. Từ đó cha thường ăn cơm với muối và cá khô. Vậy mà đến tuổi này còn hoạt động, còn tỉnh táo, còn từng chuỗi cười a ha. Bây giờ thì không thuần muối và cá khô nữa. Cha lập được một tu hội lấy tên “Gia đình Chứng nhân” mười mấy chị người Kinh và người Thượng. Có hai chị lo bữa ăn cho cha, cũng đạm bạc thôi, khoai lang, đậu phụ...

Có một nhà viết sử truyền giáo nói về các vị thừa sai nước ngoài ở Việt Nam mấy thế kỷ trước rằng nhiều vị chỉ vài năm là sức khỏe bị hủy hoại, chết sớm. Trái lại thỉnh thoảng có vị như có duyên thế nào với môi trường truyền giáo, cứ thế sống rất lâu thoải mái. Ngày nay đã tiến bộ hơn nhiều. Chúng ta không mấy lo các nhà truyền giáo miền rừng núi phải chết non. Nhưng nhìn cha Hóa già nua và thanh đạm, lụ khụ mà cứ nói nói cười cười tôi cũng có cảm tưởng cha có duyên với xứ Thượng, với bà con Thượng và nếp sống nghèo khổ của họ.

Cha già nói: “Bà con Thượng người ta đơn sơ lắm, a ha ha, đến với Chúa dễ hơn người Kinh mình, a ha”; một giây sau, cha lại tư lự: “Nhưng bây giờ cũng khác rồi, ở với người Kinh một hồi cũng sinh chứng ra. Bây giờ cũng biết gian dối, mấy cô gái cũng bầu bì tum lum. Không phải ngày xưa không có, nhưng cái thứ ấy không phát triển như bây giờ. Lại còn phá thai nữa chứ. Có một cô phá thai đến mười mấy lần. Bây giờ nằm mơ cứ thấy một lũ trẻ con nó lôi kéo mình ra ngoài đường”. Tôi nói: “Thưa cha già, bây giờ dưới thành phố có những nhóm chuyên khuyên người ta đừng phá thai đấy, có lẽ hôm nào xin lên đây trình diện cha già” – “A ha ha a ha”.

Có một thời xa xưa rừng rú còn như ôm lấy con người, nhà cửa, xóm làng của những người Kinh mới tới đây lập nghiệp. Ngày ấy sáng sớm đi Sài-gòn, qua khỏi trại Tân Bùi một lát, còn nghe vượn hú tưng bừng trên cây. Bây giờ hết rừng rồi, vượn đi xa rồi, hay là chết rồi, chỉ còn vài con nhốt trong cũi. Chim rừng cũng nhốt trong lồng. Ngày ấy ở Sài-gòn lên đây, đến Dầu Giây là đã thấy bà con dân tộc mình trần đen đúa, đeo gù, ngậm tẩu thuốc, bước đi từng hàng lầm lũi, bây giờ các anh các chị cũng quần xanh áo đỏ, phóng xe máy như bay.

Ở điểm nào là tiến bộ ? Và ở điểm nào là thoái bộ ? Có lẽ tất cả những tiềm năng để “tiến” và để “thoái” trong loài người rồi ra lịch sử và xã hội sẽ cho lộ ra hết. Lộ hết mọi điểm sáng và điểm tối, văn minh sự sống và văn minh sự chết. Những bước tiến bị ô nhiễm ra sao, và từ trong cái đục ngầu tội lỗi, con đường nào để khắc phục, để khôi phục...

Mỗi nhà thừa sai, Hội Thánh thừa sai nổi trôi trên cái dòng chảy vô tận đó. Cha Hóa đi hết một chặng 50 năm thì đã thành đại lão rồi. Và đã đưa được 11 ngàn người cùng đi một hướng với mình. Thiết tưởng không có mấy cuộc đời đẹp và trước sau như một đến vậy.

Tiếng xe máy xịch đến trước cửa. Một chị “chứng nhân” đón cha đi làm lễ chiều cho bà con Thượng ở Đại Bình. Đại Bình thì tôi biết. Con đường từ cửa ngõ Bảo Lộc mở xuống Phan Thiết cát nóng cách đây chừng 150 cây. Nhưng đi được chừng 10 cây thì lại đâm ngang vào núi, quanh co ngược dốc xuôi dốc hồi lâu. Khu Nhà Thờ Đại Bình gồm mấy cái nhà dài dài ọp ẹp không ra thứ tự hàng lối nào cả. Cái sự linh tinh đó có lý do của nó. Ngày trước bà con ở đây, Kinh và Thượng, có nhu cầu sinh hoạt đạo, nhưng không có phép xây dựng. Tức nước vỡ bờ. Túng thì làm liều. Một đêm nào đó bỗng mọc lên một cái lán gạch giữa bãi hoang, tường gạch mỏng dính với một mái tôn. Cha xứ trẻ tuổi của Đại Bình vừa dẫn tôi đi xem “lán trại” vừa cười: “Ba năm đầu cứ chịu phạt suốt”. Tại vì cứ ít lâu lại mọc lên một cái lán như thế. Nhưng hết ba năm chịu phạt thì đã chứng minh được rằng ở đây quả có một cộng đoàn đang cần đất sinh hoạt. Thế là Giáo Xứ Đại Bình được công nhận. Nhà Thờ tạm dựng lên, cũng chỉ ván gỗ lợp tôn thôi, nhưng còn rộng rãi hơn mấy cái lán ngang ngang dọc dọc. Bà con còn khoe rằng ca đoàn Thượng hát lễ chiều cho cha Hóa là ca đoàn hát hay nhất vùng. Đang chuẩn bị xây Nhà Thờ đẹp đẽ thì cha xứ được Chúa gọi về. Mọi sự lại dang dở. Nay cha xứ trẻ mới về, vẫn còn đang chuẩn bị, lên kế hoạch.

Cha xứ chỉ tay về mái tôn dài ở một góc xa xa: “Nhiều người đến đây cứ tưởng đó là chỗ nuôi heo, nuôi bò gì, nhưng là lớp học giáo lý đấy”. Chết thật. Chính tôi cũng tưởng thế. Tại vì tường xây chỉ đến ngang thắt lưng. Lại gần thấy bên trong có một dẫy bàn ghế gỗ mốc meo. Chị “chứng nhân” đứng đó cười xòa: “Nhưng xin bảo đảm với các bác, sang năm các bác đến đây sẽ có trường lớp khang trang”. Tôi hỏi: “Thế các chị dạy giáo lý thì phải biết tiếng K’ Ho chứ” – “Vâng, chúng con đi thăm viếng bà con trong các buôn, và phải nói nhiều với các em chứ” – “Nói được như cha già Hóa không ? – “Oái, đời thuở nào chúng con mới nói được như cha già. Cha già cầm bất cứ giấy tờ sách vở gì tiếng Việt trong tay cũng cứ dịch băng băng tiếng dân tộc”.

Cũng chị “chứng nhân” này đưa xe honda đến đón cha già đi làm lễ. Chị này người nhỏ nhắn, nhưng mặc áo gió nai nịt gọn ghẽ, lại đội thêm chiếc mũ bảo hiểm to, trông cứ như người ngoài hành tinh. Chị giải thích rằng từ đây tới Đại Bình có mấy khúc quanh đường núi hay xảy ra tai nạn, luật buộc phải đội mũ bảo hiểm – “Thế mũ bảo hiểm của cha già đâu ?” – “Luật chỉ bắt người ngồi trước đội mũ bảo hiểm thôi. Cha già không đội đâu”.

Cha già khoác chiếc áo thâm chùng lòa xòa từ trong phòng đi ra, cái lưng gù cộm lên, đầu bạc đội mũ nỉ chúi ra phía trước, bước đi lắc lư. Suốt đời làm việc cho người Thượng cứ đi hết chỗ này đến chỗ khác. Ngay cả cái trạm dừng chân cuối đời này cũng phải đổi di đổi lại chứ có đơn giản đâu. “Nhà Thờ này ngày trước ở bên quốc lộ cơ. Về sau đổi chỗ, a ha, mới đến chỗ này đấy chứ. Chỗ Nhà Thờ cũ bây giờ là cơ sở dâu tằm tơ, a ha ha”.

Xe chở cha già Hóa lăn bánh. Cha còn đang cười a ha một chuyện gì đó. Tôi nhìn theo dáng cha ngồi nghiêng nghiêng lưng bám chặt lấy yên xe.

Trên đường về thành phố, tôi cứ nghĩ về cái vui gì đó ở nơi cụ già, khiến cho lúc nào cũng bật ra tiếng cười a ha, ơ hơ. Rồi tôi chợt nhớ ra một phiên khúc ngày xưa một cha Dòng dạy tôi. Cha này bây giờ cũng già rồi. Đó là một bài hát của Pháp, nhưng giai điệu lại ngũ cung, lâu rồi tôi cũng chẳng biết tác giả là ai, nhưng có câu hát về niềm vui của những người đã cho đi tất cả, đã tận hiến tất cả:

“Frémissante source au creux du sable épais,
Joie de ceux qui ont tout donné
Répands quand nos coeurs auront pu l’oublier,
La Fraicheur des jeunes années”

( Suối trôi róc rách giữa lòng cát dầy,
Niềm vui của những ai đã cho đi tất cả,
Hãy tràn lan, khi nào lòng ta có quên lãng
Hãy tràn lan sự tươi mát của những năm trẻ trung )

Tôi đánh bạo phỏng dịch:

“Nước trong róc rách
Lòng suối cát dầy
Cho ai tận hiến
Nguồn vui dâng đầy
Mai sau tấm trí dạn dầy,
Lãng quên quên lãng vui này trinh trong,
Thì xin suối mát tinh nhuần
Gội ta về chốn vô ngần ngày xanh”.

Có ai dịch hộ tôi ra tiếng K’ho để tôi tặng cha già Hoá

Lm VŨ KHỞI PHỤNG DCCT

Tuesday 28 July 2009

PHÉP LẠ “BÌNH AN HÓA NHIỀU” CHO TAM TÒA,

PHÉP LẠ “BÌNH AN HÓA NHIỀU” CHO TAM TÒA, CHO CẢ HỘI THÁNH VIỆT NAM
Lm Lê Quang Uy, DCCT
Quý độc giả thân mến,

Trong những ngày này, Giáo Xứ Tam Tòa nổi lên thành một nỗi đau chung của Hội Thánh Việt Nam. Tôi ngồi an toàn tận trong Sàigòn để chuẩn bị bài giảng cho Chúa Nhật sắp tới, đọc đi đọc lại bài Tin Mừng Gioan ( Ga 6, 1 – 15 ), nhắm mắt lại, lạ quá, hình ảnh hiện lên ngay trong tâm tưởng của tôi chính là cảnh bà con Giáo Dân Tam Tòa cùng các cha Giáo Phận Vinh đang dâng Thánh Lễ ngay bên hè phố.

Ồ, có một tương quan liên đới tuyệt vời: ngày xưa, đám đông dân chúng tuôn đến với Chúa Giêsu phía bên kia biển hồ Galilê, nơi có một bãi cỏ xanh mênh mông để ngồi nghe giảng, để đặt các bệnh nhân nằm đó xin Chúa Giêsu chữa lành, và để đến chiều thì nhận khẩu phần thức ăn mà dùng bữa no nê, thì bây giờ, thế kỷ 21, đám đông dân chúng cũng đang vây quanh Chúa Giêsu hàng ngàn người ở ngay bên vệ đường, giữa một khu phố, cũng để nghe giảng, cũng để được chữa lành và cũng để được nuôi cho ăn dư đầy.

Trộm nghĩ, năm chiếc bánh và hai con cá ngày xưa đã được Chúa Giêsu hóa thành một lượng thức ăn khổng lồ nuôi được hàng chục ngàn người ăn no, lại còn dư thừa ê hề nữa. Nhưng ắt hẳn, hôm sau, rồi những ngày sau đó, rồi cả cuộc đời của họ về sau vẫn lại tiếp tục đói chứ đâu mà ăn một lần cứ no mãi đến chết. Phép lạ tài tình quá, dễ thương quá, nhưng sao thấy tạm bợ mong manh ! Vậy phải hiểu làm sao đây ?

Các nhà chú giải Thánh Kinh bảo là phép lạ Chúa Giêsu cho bánh và cá hóa nhiều hôm ấy là tiên trưng cho Bí Tích Thánh Thể trong Thánh Lễ của Hội Thánh sau này. Thánh Thể sẽ là thức ăn thức uống thiêng liêng từ Chúa Giêsu, ai tin nhận và được diễm phúc ăn và uống lấy Thánh Thể rồi thì sẽ không còn bao giờ phải đói và khát nữa. Vậy thì cũng có thể nói: ngày nay mỗi khi một Thánh Lễ được cử hành ở đâu đó, trong một ngôi Thánh Đường nguy nga hay lệp xệp lụi đụi bên vệ đường hè phố, thì một lần nữa Chúa Giêsu lại làm phép lạ nuôi ăn cho Dân Thánh lầm than khốn khổ của Ngài.

Vì thế, rõ ràng và chắc chắn Thánh Lễ bây giờ không phải là một cuộc tập họp phô trương theo kiểu phong trào để làm… công tác Xóa Đói Giảm Nghèo ! Chuyện Xóa Đói Giảm Nghèo là chuyện của Nhà Nước, đã thu thuế của dân thì buộc phải lo cho dân ( thực tế cho thấy chẳng lo được bao nhiêu, mà hình như càng lo thì lại càng… thêm đói tăng nghèo cho dân đen ).
Cái đói nghèo hôm nay trên quê hương Việt Nam chính là cái đói nghèo Bình An. Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhà ở, thiếu thuốc men, thiếu việc làm hay thiếu học hành đã là nỗi khổ cực kinh khủng, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với cái thiếu Bình An. Bình An ở đây hiểu là sự an ninh, an toàn trong đời sống xã hội, nhưng còn phải hiểu là niềm an nhiên, an bình sâu xa trong tâm hồn, trong phẩm giá làm người tự do.

Trong câu chuyện Tin Mừng ngày xưa có nhắc đến những Tông Đồ như Philípphê, Anrê và chắc là còn nhiều ông nhiều bà khác nữa vẫn thường đi theo Chúa Giêsu trên bước đường giảng đạo, lại cũng phải kể luôn em bé dễ thương đã góp năm chiếc bánh và hai con cá. Thì ngày nay, Chúa Giêsu vẫn gọi và bảo các Tông Đồ người Việt của Ngài như Đức Cha, như các cha trong Giáo Phận Vinh cũng hãy lo liệu sao cho Dân Thánh của Ngài tại Giáo Xứ Tam Tòa được ăn no Bình An, cho dẫu có phải chịu cái nắng chang chang như thiêu như đốt, ngồi lệt bệt trên hè phố lề đường.

Hôm thứ hai 20 tháng 7 vừa qua, người dân Tam Tòa đã bị Công An đánh cho tan tác, đổ cả máu, xập cả nhà tạm, bị bắt giam, bị dọa nạt ép cung. Nhưng tôi đọc thấy nghe thấy rằng họ đã vượt qua được cơn sợ hãi hốt hoảng rồi, họ đang tìm lại được Bình An, mà không phải là thứ bình an theo kiểu người đời hay nói, ở đây Bình An là của chính Chúa Giêsu trao cho, Bình An viết hoa, Bình An mang tên Giêsu hẳn hoi.

Chú bé vị thành niên tên Tiến trả lời điện thoại của cha Khải từ Thái Hà, Hà Nội, gọi vào như thế này: “Thưa cha, họ đánh quá, con đã bị ma quỷ cám dỗ, nên con đã phạm tội làm chứng dối !” Thì ra chiếc bánh và con cá ngày nay mà chú bé Tiến đem trao cho Chúa Giêsu lại chính là lòng ăn năn sám hối, là sự tỉnh ngộ sau cơn hoảng sợ. Mà chắc không chỉ có chú bé Tiến ấy, mà nhiều người lớn khác hôm ấy cũng đã hoặc sẽ bị bạo quyền đe dọa o ép đến nỗi phải chối, phải nói sai sự thật, phải làm chứng dối. Và sau đó nhờ tiếng lương tâm bản thân một tín hữu, nhờ sự hiệp thông của cả Giáo Phận Vinh, của bà con tín hữu gần xa các nơi, họ sẽ hoán cải và họ sẽ được Chúa Giêsu tha thứ. Những chiếc bánh, những con cá như thế mới thật đáng quý. Chúa Giêsu sẽ tận dụng tất cả những thứ yếu đuối sợ sệt ấy để làm nên phép lạ Bình An hóa nhiều.

Vâng, Chúa Nhật này, chính bản thân tôi sẽ dâng Thánh Lễ ở trong Sàigòn này cho hàng ngàn Người Xa Quê, tôi sẽ xin được nhận lấy những chiếc bánh “yếu đuối” và những con cá “sợ sệt” ấy để làm của lễ dâng lên Chúa Cha, rồi Chúa Thánh Thần sẽ thánh hóa, và từ tay Chúa Giêsu sẽ bẻ ra trao cho muôn người.

Anh chị em Giáo Dân Giáo Xứ Tam Tòa chưa bao giờ tôi được gặp mặt mà đã thấy gần gũi thương mến, tất cả anh chị em sẽ hiện diện, sẽ đóng góp phần của mình cho phép lạ của Chúa Giêsu được thành sự, và Bình An sẽ hóa nhiều, nuôi cho anh chị em tín hữu chúng tôi trong Nam, ngoài Bắc, cho cả anh chị em miền Trung, cho cả Giáo Xứ Tam Tòa được ăn no. No Bình An Giêsu ngay giữa những bách hại tàn bạo nhất.

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT,
thứ năm 23.7.2009

Friday 24 July 2009

Đời sau

Giuse Nguyễn Quý Bân

Một ý nghĩ đen ngòm cản tôi:«Viết làm gì chuyện này, ai đọc? Sẽ bị chê là quê, cổ!» Thực thế, ngay trong Giáo Hội Công Giáo, mấy chục năm gần đây các cha sở trong các bài giảng đều tránh né đề cập đến vấn đề này. Hồi tôi còn nhỏ thì đã từng «bị» nghe về hỏa ngục, thiên đàng thì không. Hậu quả là lớn lên trong tiềm thức tôi, chỉ có những hình ảnh về hỏa ngục, như quỷ đen có đuôi, lửa thiêu đốt các linh hồn. Chẳng phải như vậy là sai, nhưng không có những hình ảnh tươi sáng, được gieo xuống tâm hồn thơ trẻ, thì lớn lên, nhất là khi cuộc sống trở nên đầy "bấn loạn" (stress) thì làm sao có khả năng «mơ» thiên đàng. Mà nếu mất đi khả năng mơ thiên đàng, thì cuộc sống này khó lòng mà hạnh phúc thật, dẫu có no nê trong những thỏa mãn do những thụ hường bất tận đem lại. Thật vậy khi người ta say mê "xây dựng cuộc đời", làm ăn, làm giầu, khuếch trương gia sản, hay mê ly bàn chuyện ăn, mặc, giải trí... thì vẫn có một câu hỏi trong thâm tâm, âm ỉ, mà người ta cố đè nén, bịt miệng: "cuộc đời này đi về đâu?" Câu trả lời dễ lắm, nhưng người ta vẫn chỉ áp dụng cho người khác, kiểu như là tuyệt nhiên không can dự đến bản thân mình.Câu trả lời đó là: "cuộc đời này trước sau gì cũng chấm dứt bằng cái chết".

Nếu như đã "giải quyết" được vấn đề cái chết, nghĩa là một mặt chấp nhận mình sẽ chết, không chút nghi nan,mặt khác không tin chết là hết, ngược lại được hiểu biết, cảm nghiệm, tin thiên đàng thì cuộc sống làm ăn, sáng tác, giải trí, thụ hưởng… trở nên đậm đà, có ý nghĩa, không còn là một cuộc chạy trốn cái chết. Dẫu như có ai, thực sự đứng đắn, thực sự chín mùi, nói với tôi: "chết là hết" mà người đó lại hăng say giúp đời thì tôi không tin người đó nói thật. Vì làm sao cho rằng cuộc đời mình có ý nghĩa, nếu chủ trương rằng những cố gắng xây dựng cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội rốt cuộc chỉ là như những bong bóng bể tan, biến mất trước làn gió nhẹ của cái chết.

Khi còn trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy nhựa sống, con người tưởng mình sinh ra cõi đòi này để sống bất tận. Nhưng khi yếu đau nặng, khi đã trải qua một phen thập tử nhất sinh hay khi già cả , người ta khó lòng mà không nghĩ đến cái chết. Ở những xã hội quá đề cao phồn thịnh kinh tế theo kiểu mạnh ai nấy làm giầu, người ta có xu hướng khinh chê người già cả gần đất xa trời, cho rằng cuộc đời họ không còn ý nghĩa. Nhưng nếu cuộc đời những người già cà, tàng tật, xấu xí không có ý nghĩa thì chẳng có cuộc đời nào có ý nghĩa hết, kể cả của những người giầu sang, giỏi giang, khoẻ mạnh. Văn hào Léon Tolstoï, lúc đã đến được chóp đỉnh của " hạnh phúc đời này ", có vợ đẹp con khôn, có tài sản thẳng cánh cò bay, có danh vọng, có bạn bè, thì đã đặt vấn đề cách trung thực, ông viết:

"Câu hỏi tôi đặt ra thật giản dị, nó nằm trong tâm khảm của bất cứ ai thuộc loài người, từ đứa bé hết sức ngây thơ đến cụ già hết sức khôn ngoan, câu hỏi mà nếu không đặt ra thì không thể sống được... câu hỏi mà tôi đã nhìn ra nó trong tôi. Câu hỏi đó như thế này: những gì tôi đang làm ngày hôm nay, những gì tôi sẽ làm ngày mai, sẽ đem lại thành quả gì? Trọn vẹn cuộc đời tôi sẽ đem lại thành quả gì? Câu hỏi có thể được đặt ra một cách khác như sau: để làm gì, đời tôi? Để làm gì, những khát vọng của tôi? Để làm gì, những hoạt động của tôi? Một cách khác nữa để đặt câu hỏi: cuộc đời tôi có còn ý nghĩa gì không trước cái chết trước sau gì cũng đến gặt hái tôi đi?"

Sau đó ông đi lục lọi trong các khoa học để tìm giải đáp, để rốt cuộc đi đến kết luận là khoa học cho thấy không thể có giải đáp nếu không nối kết hạn hữu với vô hạn hữu, tạm gửi với vĩnh cửu. Ông viết như sau:

"Tôi hiểu được rằng người ta không thể tìm tòi trong những kiến thức lý luận giải đáp cho câu hỏi của tôi, và rằng câu trả lời của kiến thức lý luận lại cho thấy rõ giải đáp thực sự chỉ có thể tìm thấy khi người ta chấp nhận đặt câu hỏi một cách khác, bằng cách đem vào những suy luận một vấn đề (mới) đó là liên hệ giữa hữu hạn và vô hạn. Tôi cũng hiểu được rằng những giải đáp của lòng tin, xem ra thì rất phi lý và lạ hoắc lại đem lại một cái lợi lộc là trong mọi vấn đề chúng đều đem vào liên hệ giữa hữu hạn và vô hạn, bởi vì nếu không chấp nhận liên hệ này thì chẳng bao giờ có giải đáp (cho bất cứ chuyện gì)".

Gần đây tôi đọc được một cuốn sách về đời sau đã giúp tôi được chữa lành khỏi cái bệnh mù tịt về thiên đường. Quả tình đó là một cái bệnh tâm linh, âm ỉ, không lộ ra, nên người ta coi là nhẹ, không quan trọng, nhưng trong thực tế nó khiến «giữ đạo» trong sợ hãi, chỉ nhắm sao «không bị xuống hỏa ngục», còn thiên đàng thì không dám nghĩ tới, vì không biết nó ra làm sao và coi bộ khó quá, khó quá mà được lên thiên đàng!

Cuốn sách* mà tôi vừa đề cập đến (có "nihil obstat" và "imprimatur" đàng hoàng), cho ta hiểu thiên đàng hay hoả ngục không phải là chuyện thưởng phạt theo kiểu người khác quyết định cho mình, nhưng là một sự lựa chọn của mỗi người, do chính người đó định đoạt, trước sự mòi mọc của Thiên Chúa. Bất cứ ai trong giờ hấp hối đều được Thiên Chúa Tình Yêu mời vào cuộc sống trong gia đình Ngài và cũng được ma quỷ mời vào thế giới của chúng. Ai có tâm hồn mở rộng, thích yêu thương thì không do dự gì mấy và lựa chọn thiên đàng, nơi họ tiếp tục và yêu mến hơn nữa vô cùng, ai quen ích kỷ, nghen nghét thì dĩ nhiên dễ bị ma quỷ thuyết phục mà đi theo chúng để có một định mệnh trong kiêu căng, vị kỷ.

Đó là một sự lựa chọn sáng suốt, theo nghĩa là sau khi sự lựa chọn đã trở thành dứt khoát thì mãi mãi không có ai hối tiếc sự lựa chọn đó. Ngay đến người đã lựa chọn hoả ngục cũng đời đời lập đi lập lại:" ta có lý từ khước Thiên Chúa!" và đó chính là "hoả ngục" của họ, một sự cô đơn khủng khiếp vì họ đã lựa chọn đóng khép con tim, con người mình lại như trong một cái hầm bằng bê-tông cốt sắt, thật xa mặt trời, cảnh đẹp... Ngược lại, những người đã chọn tình yêu thì không phải là đời đời quỳ chầu Thiên Chúa như một thứ lính hầu, họ hoàn toàn tự do, chu du khắp vũ trụ… vì họ ở trong Chúa và Chúa ở trong họ, cái tự do trong tình yêu của họ người trần không thể tưởng tượng được. Bao lâu người qua đời chưa dứt khoát lựa chọn thì họ vẫn trong cơn hấp hối (của linh hồn) có thể kéo dài trong ngày tháng năm.

Một điểm khác làm tôi vui là theo tác giả, sau khi chết rồi, người đã từ trần không phải là một thứ "hồn" nhẹ như không khí, ngược lại họ thấy được, nghe được, giữ lại mọi kỷ niệm của đời trần nay đã được đổi mới, được chiếu soi trong ánh sáng của vĩnh cửu.

*http://eschatologie.free.fr/
Nouméa, Lễ Chúa lên Trời 2007
Nguyễn Quý Bân

Monday 20 July 2009

Người chăn chiên tốt lành

Người chăn chiên tốt lành
[ Ga 10,11-18]

Gs Nguyễn Ngọc Lan
Mục tử, người chăn chiên, là một hình ảnh quen thuộc đối với dân Do Thái cũng như các dân tộc lân cận. Tổ tiên họ vốn là dân du mục. Từ khi định cư, họ vẫn còn chăn nuôi nhiều. Các vị thần được thiên hạ coi như những đấng chăn dắt dân. Mục tử cũng là một tước hiệu vương đế. Đặc biệt dân Do Thái có thể hoàn toàn tin cậy vào Thiên Chúa của mình vì Ngài là Đấng Chăn Chiên tốt lành và trung tín : Ngài tập họp và chăn dắt, yêu thương và chăm sóc tận tình, bênh đỡ họ trước mọi thứ mục tử ác ôn.

a. Thánh vịnh 23 “Yavê chăn dắt tôi”, chẳng qua là lời tuyên tín đáp lại lời Thiên Chúa xác quyết với dân của Ngài qua tiên tri Êzêkiel ( 34,11-16) :

“Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng. Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng tán loạn và ngày mây đen mù tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng, và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israel, nơi các dòng suối, nơi các chốn ở quê nhà. Ta sẽ chăn nuôi chúng trên bãi cõ tốt (…). Chiên thất lạc Ta sẽ tìm kiếm. Tản mác, Ta sẽ lùa về. Xây xát, Ta sẽ băng bó. Bịnh hoạn Ta sẽ bổ sức…”

Không phải đợi đến trong Tân Ước, ngay từ trong Cựu Ước như qua Êzêkiel 34, Yôna chương cuối, Thánh vịnh 23, Thiên Chúa đã tỏ mình là Thiên Chúa nhân lành, là Đấng Chăn Chiên tốt lành.

Một mặt Thiên Chúa, Đấng Chăn Chiên tốt lành đã không ngừng vạch tội bọn mục tử ác ôn, “những kẻ chỉ chăn nuôi lấy mình”, vừa lợi dụng, vừa bỏ mặc đàn chiên, “thống trị bằng bạo lực, bằng bạo ngược”. Ngài cảnh báo : “Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng. Ta sẽ không để chúng chăn chiên nữa (…). Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mồm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa” (Ed 34,1-10). Mặt khác, Ngài hứa : “trên chúng, Ta sẽ cho chỗi dậy một mục tử duy nhất : Đavít, tôi tớ của Ta. Chính Ngài sẽ chăn dắt chúng… Ta sẽ kết giao ước bình an với chúng… Và Ta, Yavê, Thiên Chúa của chúng, Ta ở với chúng” (Ed 34,20-31).

b. Tất cả chương 10 Tin Mừng Theo Thánh Yoan về Chúa chiên lành như phụ họa cho Êdêkiel 34, đây đó còn chung cả từ ngữ nữa. Cũng lên án những kẻ đánh cắp, sát hại, hủy diệt đàn chiên, quân đầu trộm đuôi cướp “không ngang qua cửa mà vào đàn chiên nhưng đến từ chỗ nào khác” (Ga 10, 1 và 10). Hay những kẻ chỉ biết làm thuê, thương tiền không thương chiên cho nên “vừa thấy sói đến là bỏ chiên mà chạy trốn” (Ga 10,12). Cũng là triển vọng đàn chiên được cứu, được tập họp lại, được chăn dắt (Ga 10, 9 và 16). Nhưng triển vọng này bây giờ được gắn liền và thành tựu dứt khoát với chính Chúa Yêsu : “Người chăn chiên tốt chính là Ta”. Chúa Yêsu gồm tóm nơi mình sứ mạng của Đavít và cả công việc của Thiên Chúa nữa.

Theo Êzêkiel, Yavê sẽ dẫn dắt đàn chiên, tìm chỗ cho chiên ăn, dẫn về ràn lại những chiên lạc đường, cứu khỏi thú dữ, tra tay cứu thoát. Tất cả các công việc đó bây giờ được quy tụ về dung mạo người chăn chiên tốt lành là Chúa Yêsu. Sự thật còn vượt xa hình bóng : sự sống Chúa Yêsu ban cho đoàn chiên “một cách dồi dào” (Ga 10,10) lại là “sự sống đời đời”.

Chẳng những thế Chúa Yêsu là “người chăn chiên tốt thí mạng sống mình vì chiên”, “vì đàn chiên”, “thí mạng sống”, “tự thí mạng sống”, “vì chiên”, “vì đàn chiên”. Việc thí mạng sống này được quả quyết đi quả quyết lại đến năm lần trong một đoạn văn ngắn (11, 15, 17, 18) vì như là “căn cước” của Chúa Yêsu. Chính vì lẽ này mà Cha yêu mến Ngài. Và cũng bởi thí ban chình mình mà Ngài ban sự sống đời đời cho đàn chiên. “Giờ” của Ngài, thương khó chết sống lại là Chúa Yêsu tự nguyện đi đến cái chết khi không vì thấy sói mà chạy, trái lại đối đầu với giới lãnh đạo Do Thái. Nhưng “có quyền thí mạng sống”, Ngài “cũng có quyền lấy lại”. Chết cũng là sống lại, cứu sống đàn chiên, tập hợp đàn chiên (Ga 12,32), ban cho đàn chiên “sự sống đời đời” để chiên của Ngài theo Ngài thì “không bao giờ bị diệt vong, không ai giựt khỏi tay Ngài được” (Ga 10,28).

Có thể nói cùng với sứ vụ loan báo Tin Mừng, Hội Thánh không có sứ vụ nào khác ngoài sứ vụ mục tử, mục vụ. Bắt đầu từ sứ vụ của Phêrô. Theo Matthêu, đáp lại tuyên tín của Phêrô, Chúa Yêsu giao cho Phêrô sứ mệnh làm đá nền trong kiến trúc Hội Thánh (Mt 16,18). Theo Yoan, đáp lại lời “tỏ tình” ba lần của Phêrô, Chúa Yêsu giao cho Phêrô trách nhiêm chăn chiên trong đời sống Hội Thánh (Ga 21, 15-17)). Sứ vụ và trách nhiệm chăn chiên của Phêrô và các đấng kế vị là sứ vụ đặc biệt đối với toàn thể Hội Thánh. Nhưng dưới sự chăn dắt chung ấy, các giám mục, linh mục với ấn tín truyền chức, thậm chí từng tín hữu, với ấn tín rửa tội đều có phần sứ vụ và trách nhiệm mục tử. Giám mục linh mục chăn dắt đoàn chiên trong giáo phận, họ đạo đã đành mà cha mẹ cũng là “mục tử” trong gia đình mình, thầy giáo, cô giáo cũng là “mục tử” trong lớp học trong trường mình dạy. v.v… không một tín hưu nào, cho dầu có vị trí khiêm nhường, nhỏ bé đến đâu trong cuộc sống, mà không được Chúa giao cho trách nhiệm chăn dắt một ai đó trong đoàn chiên hay đưa một ai đó vào hoặc về lại đàn chiên của Ngài. Nói cách khác không ai trong Hội Thánh có thể hay có quyền trả lời như Cain về A-bel : “Tôi không biết tôi có phải là người canh giữ em tôi ư ?” (St 4, 9) khi được Chúa hỏi về một ai đó liên hệ : “Em ngươi đâu “”. Và Chúa không đợi khi chúng ta sát hại nhau rồi mới hỏi. Vì vô tình lãnh đạm với nhau, “không biết” đến nhau đã là tội lỗi rồi. Người giàu trong Lc 16,19-31 có đụng chạm, xúc phạm gì đến Lazarô đâu? Nhưng tội của hắn chính là ở chỗ bầy chó hoang còn biết tới sự có mặt của người ăn mày chứ hắn thì không (Francoise Dolto, nhà phân tâm học chuyên về tâm lý thiếu nhi, về cuối đời bà đã có thể quả quyết : “Điều trái ngược với tình thương chưa hẳn là thù ghét mà là lãnh đạm”).

Mục vụ là sứ mệnh của Hội Thánh, và mỗi tín hữu đều có phần của mình trong sứ mệnh ấy : vừa được chăn dắt, vừa có trách nhiệm chăn dắt.

Nhưng chăn dắt thế nào, phải thế nào trong Hội Thánh? Chúa Yêsu đã quan tâm nhiều đến tính chất và cách thức chăn dắt này. Hơn ai hết, Ngài thấu rõ tính chất tai ác của quyền lực thương tình. Vượt thắng chước cám dỗ quyền lực từ Sa-tan trong sa mạc trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Ngài đã trở thành nạn nhân của quyền lực và chết trên thập giá.

Theo Tin Mừng Nhất Lãm, Ngài kêu gọi những ai theo Ngài mà cầm đầu thì không ăn trên ngồi trốc, bắt kẻ thuộc quyền phải “phục quyền trên đầu họ” như thói đời, nhưng trái lại “hãy hầu hạ”, “hãy làm tôi tớ” anh em mình (Mt 20,24-28; Mc10,41-45; Lc 22,25-27). Còn ở đây, trong Tin Mừng theo Thánh Yoan, chăn chiên không phải là từ ngoài không qua cửa mà vào ràn chiên quấy phá như quân trộm cướp đã đành, cũng không phải chăn thuê giữ mướn như kẻ làm công đã đành, nhưng một cách tích cực, là chăn dắt với Chúa Chiên Lành, như Chúa Chiên Lành và chăn dắt đàn chiên của Chúa.

a. Trong Mùa Phục Sinh hơn bao giờ hết, Hội Thánh ý thức rằng “Chúa Chiên Lành” là hôm qua mà cũng là hôm nay, ngày mai. Đức Kitô, chính Đức Kitô hiện vẫn là và đang là người chăn chiên tốt lành. Trong hiện tại và mãi mãi Chúa Kitô vẫn còn đó, có đó để quả quyết : “Người chăn chiên tốt chính là Ta” (Ga 10,14). “Chủ chăn” vẫn chỉ có một. độc nhất vô nhị, không ai thay thế được, là chính Chúa Kitô, không thể là ai khác.

Ngay cả Đức Giáo Chủ chỉ “kế vị” Phêrô chứ không “kế vị” Chúa Kitô được (Ngài có một danh hiệu là : “Đại diện”, “Phụ tá” Đức Kitô, “Vicaire du Christ”). Làm mục tử trong Hội Thánh ở bất cứ cương vị nào vẫn chỉ là thay mặt hơn là thay thế Chúa Kitô mà chăn chiên, chia sẻ công việc chăn chiên của chính Chúa Kitô, phụ giúp Chúa Kitô người chăn chiên tốt lành. Làm mục tử là chăn dắt với Chú Kitô, “phụ một tay” cho Chúa Kitô.

Hơn nữa chính mục tử vẫn là chiên của Chúa Kitô. Chỉ dẫn chăn dắt đúng đắn được là khi chính mình được Chúa Kitô hướng dẫn. Thánh vịnh 23 “Yavê chăn dắt tôi”, vẫn là lời tuyên tín chung của Hội Thánh, của Đức Giáo Chủ, các giám mục, linh mục cũng như của từng bề trên tu viện, giám đốc chủng viện, cha linh hướng, của từng người cha, người mẹ, từng thầy cô giáo, từng người anh người chị vv… Thậm chí càng có trách nhiệm mục tử cao trong Hội Thánh lại càng cần được Chúa Kitô dẫn dắt. Càng là chủ chăn trong Hội Thánh càng phải là chiên ngoan của Chúa Kitô. Chăn dắt mà không theo Chúa Kitô thì chỉ là tiếm quyền, lạm quyền nếu không phải là đã nộp chiên cho sói.

b. “Chăn chiên” còn là chăn chiên của Chúa, không phải của mình hay của ai khác. Chẳng những thế, quan hệ giữa Chúa và chiên thông qua các mục tử trong Hội Thánh lời giảng dạy và các bí tích là cần thiết nhưng không phải là tất cả. Chúa giao chiên của mình cho các mục tử nhưng không hề giao khoán. Chúa vẫn giữ quan hệ trực tiếp với từng con chiên của Ngài. “Người chăn chiên tốt lành chính là Ta ! Ta biết chiên của Ta và chiên của Ta biết Ta” và biết la “như Cha biết Ta và Ta biết Cha Ta” (Ga 10,14-15). Chiên nghe tiếng Chúa và Chúa “ gọi tên từng con và dẫn đi” (Ga 10,3). Có nghe tiếng Chúa, được biết Chúa, chiên mới theo Chúa (Ga 10,27) và theo các mục tử của Chúa.

Do đó mỗi mục tử trong Hội Thánh chăn dắt đàn chiên Chúa chẳng qua là giúp cho chiên nghe tiếng Chúa, không phải tiếng mình, trở về với Chúa, không phải trở về với mình và đi theo Chúa, không phải đi theo mình. Chỉ có một lời giảng dạy đích thực trong Hội Thánh là lời giảng dạy truyền đạt lời Chúa để chiên nghe được, nghe rõ hơn, đầy đủ hơn tiếng người chủ chăn tốt lành là Đức Kitô. Các bí tích đều không nhằm hiệu quả cuối cùng nào khác ngoài việc gắn bó, kết hợp chiên với Chúa, để chiên thuộc về Chúa hơn.

Được Chúa biết, có quan hệ trực tiếp với Chúa Kitô nhờ bởi Thần Khí của Ngài, chính vì thế mà có sự “tự do của con cái Chúa”. Chiên của Chúa vâng phục mà không lệ thuộc, đi theo các mục tử trong Hội Thánh với lòng Tin-Cậy-Mến chứ không do bởi sợ hãi (1Ga 4,17.18), đầu luôn có thể ngẩng lên nhìn thẳng về phía người chăn chiên tốt lành là Chúa Kitô chú không phải cứ lui cui dán mắt vào đuôi nhau. Đàn chiên của Chùa là “đoàn lũ những kẻ tin chỉ có một tấm lòng, một linh hồn” (Cv 4,32) nhưng không phải một bầy cừu.

c. Thế gian khong thể nào hiểu nổi tính chất như thế của sự chăn dắt trong Hội Thánh. Họ chỉ quen với quyền đời mà không hiểu “quyền đạo” thuộc về một phạm trù khác hẳn. Vua quan nào cũng tưởng mình ở chót vót trên chín bậc cửu trùng, không có ai nào khác trên họ, thần dân hoàn toàn thuộc về họ. Cho nên : “thủ lĩnh các dân tộc thì làm Chúa trên họ” (Mt 20,25). Làm Chúa thì không có Chúa và để thay thế Chúa. Và dưới họ chỉ còn là một bầy cừu.

“Nơi các ngươi thì không như thế” (Mt 20,26). Với chút ý thức đức tin người tín hữu phải thấy “làm lớn” trong Hội Thánh là chuyện không béo bở gì, là chuyện vạn bất đắc dĩ lạy Chúa xin buông tha cho ! còn hơn cả xưa kia ơn kêu gọi ngôn sứ đối với Yêrêmia (Gr 1,6) hay Yôna (1,3). Đã phải nhận trách nhiệm mục tử rồi thì trước mắt là đường lối của “Con Người không đến để được hầu hạ, nhưng hầu hạ và thí mạng sống mình…” (Mt 20,28). Và đeo theo cũng là chước cám dỗ đến từ Sa-tan như Chúa Yêsu đã phải gặp trong sa mạc và thật ra là suốt đời Ngài : dân chúng tôn vương, môn đồ tranh cãi nhau về ngôi thứ, theo đuổi mộng “vương quyền cho Israel” mãi cho đến trước khi Ngài “đi khuất mắt họ” lên trời (Cv 1,6 và 9). Chước cám dỗ quyền lực : thay vì “không như thế” thì lại cũng y “như thế” hoặc gần “như thế”, làm chú trên đàn chiên của Chúa, coi đàn chiên chỉ như một bầy cừu vv… Chúa Yêsu đã vượt thắng được cơn cám dỗ và đã chấp nhận trở thành nạn nhân của “quyền lực” như thế. Nhưng Ngài lại không hề bảo đảm là suốt dòng lịch sử Hội Thánh những ai được Ngài chia sẻ trách nhiệm mục tử sẽ không sa chước cám dỗ và chiên của Ngài không là nạn nhân ít hay nhiều như Ngài.

“Người chăn chiên tốt chính là Ta”. Dáng dấp vị mục tử với con chiên vác trên vai đã là những nét vẽ Chúa Yêsu đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh. Mỗi tín hữu vừa với một tư cách mục tử nào đó, vừa với tư cách con chiên vẫn có thể nhìn lên “Người chăn chiên tốt lành”. Với tư cách là mục tử để không khỏi giật mình, để giận mình nếu mình đã “như thế”, như “thủ lĩnh các dân tộc”, và để giữ mình mà “không như thế”. Với tư cách con chiên (ai cũng là con chiên của Chúa) để vững lòng tin cậy dầu sao đi nữa, mình được Chúa biết, Chúa gọi đích danh mình, mình “có phải qua ghềnh ưu tối (…) đã có Chúa ở với mình” (Tv 23), mình đã được phúc nghe tiếng Chúa và theo Chúa thì cũng được Chúa ban cho sự sống đời đời, không bao giờ sẽ bị diệt vong, không ai giật mình khỏi tay Chúa được (Ga 10,27-28)

CHỦ NHẬT HỒNG GIỮA MÙA TÍM
Nguyễn Ngọc Lan

Wednesday 15 July 2009

CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ THẦN THÁNH

Trần Ngọc Báu
LỜI NÓI ĐẦU :
Đó đây, thỉnh thoảng, khi gặp chuyện tréo cẳng ngỗng, có người nói, tôi nói, bạn nói: «Ừ, người mà! Con người đâu phải là thần thánh!» Tôi biết chắc, trong vài trường hợp đặc biệt, không ít người đồng ý với câu nói đầu môi ấy. Tuy nhiên, trong đời sống hôm nay và trong suốt lịch sử nhân loại, người ta vẫn tỏ ra rất ái ngại, ngượng ngùng phải chấp nhận câu nhận xét thông thường trên. Đối với nhiều người, có khi nó trở nên chói tai gai mắt, khinh miệt, sỉ nhục nữa là khác.
Hôm nay, tôi xin phép lạm bàn về vấn đề khó khăn và tế nhị này, một vấn đề thoạt tiên trông có vẻ hiển nhiên, nhưng lại nhức nhối đối với người lớn và khó nghe với người đạo hạnh. Riêng với người công giáo, có đúng là người con Chúa cũng phải làm người như mọi người, hay nhất thiết phải làm thần thánh? Để giúp làm sáng tỏ vấn đề, tôi sẽ bàn đến những chuyện được mọi người biết và gọi thẳng thừng con mèo là con mèo, mỗi khi cần.
MỘT PHONG TRÀO THỜI THƯỢNG: TÔ HỒNG NHŨ HOA
Ta thử lấy một trường hợp có thật, cho dù có vẻ «thô tục», để làm đề tài phân tích và trao đổi cho dễ. Số là vào đầu tháng 8 năm nay, tờ báo Tiếp Thị Việt Nam (do tờ Người Việt ghi lại) cho thấy các bà các cô Sàigòn bây giờ cũng biết rỉ tai nhau về một dịch vụ làm đẹp “thời thượng”: tô hồng nhũ hoa! Báo này kể rằng khi biết chồng mình gần đây đã “lập thiếp” (có «bồ nhí») ở bên ngoài, chị K.L. (Quận Tân Bình) không ghen tuông “ồn ào” như những “nhi nữ thường tình” khác. Chị tâm niệm: muốn “bách chiến bách thắng” thì phải “tri kỷ tri bỉ” (biết mình biết người). Thế là những ngày cuối tuần, khi chồng còn đang giao du bên ngoài thì chị đến các thẩm mỹ viện để làm một cuộc cách mạng “chỉnh đốn” nhan sắc, trong đó có việc “tô son” cho “điểm nhấn” của đôi gò bồng đảo. Chị muốn nhắn khéo chồng chị về sự “lo lắng thầm lặng” của mình trước nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Còn cô Mai H., một nhân viên tiếp thị, chỉ đơn giản muốn “nó” tươi tắn thêm một chút để thấy... tự tin hơn trước người chồng sắp cưới. Vì cô nghe nói không ít các ông chồng còn dựa vào màu sắc của “nó” để đánh giá... thời con gái của người vợ. Thì ra, chuyện làm hồng núm vú tưởng chừng chỉ có bên Tàu, nay bỗng nhiên phát triển “rầm rộ” tại các mỹ viện, đặc biệt ở Sài Gòn. Theo tờ báo Tiếp Thị Việt Nam, có thể với một số người, đó là điều kém tế nhị hoặc chẳng ích gì. Nhưng, với những ai có nguy cơ bị thất sủng trong quan hệ vợ chồng, chuyện “nó”... không được hồng hào cũng là một vấn đề thực sự đáng lưu tâm. Các ông chồng đâu phải là thần thánh, họ cũng là người như ai mà!
CÁC ÔNG CHỒNG CŨNG LÀ NGƯỜI NHƯ AI, NHƯNG…
Trước cung cách các bà đối xử với đức ông chồng mình, hay với đàn ông con trai, như nói trên, ta có thể thấy ít ra có 3 cách định mức về «phẩm giá làm người» rất khác nhau. Thứ nhất, người đạo đức thì rất lấy làm buồn cho cái thời «toàn cầu hóa» đưa đẩy một số người phụ nữ VN ngày nay đua đòi ăn diện, đánh mất những đức tính nền nếp cổ truyền của người con gái Việt Nam. Thật vậy, tục ngữ ta có câu : «tốt gỗ hơn tốt nước sơn», «đẹp nết hơn đẹp người». Hơn nữa, «cái nết đánh chết cái đẹp» nữa là khác! Các nhà mô phạm ấy nghĩ rằng các bà này «no cơm dửng mỡ», đú đa đú đởn làm đẹp, để rồi chính cái đẹp đĩ thõa ấy cũng chẳng làm cho người phụ nữ ra cái thể thống gì hơn. Theo họ, các bà quá lố lăng khi chỉ nghĩ đến việc dùng tấm thân ngọc ngà của họ làm cái mồi để quyến rũ đàn ông con trai. Theo họ, cái phận đàn bà là phải giữ cốt cách của người con gái có «công dung ngôn hạnh». Chồng có bị bùa mê lú lẩn, đi lang chạ đây đó, rồi thì trước sau gì cũng sẽ trở về với người vợ đức hạnh của mình. Bởi vì, theo họ, dù là ông hay bà, làm người trước tiên phải là người đức hạnh và biết yêu quí đức hạnh. Cứ gì phải làm dáng, sửa sắc đẹp, tô hồng nhũ hoa, thì mới thu hút được đức ông chồng!
Cách đánh giá thứ hai là của hạng người được xem là kinh nghiệm già dặn, sành sõi ở đời. Hạng người này nói thẳng thừng rằng không có người đàn ông nào là không mê nhan sắc, như tục ngữ có câu: «hoa đâu, bướm đấy» , «của chua ai thấy chẳng thèm». Do đó, họ cho rằng người phụ nữ có quyền làm cho tấm thân mình nên đẹp, hấp dẫn, để thu hút đức ông chồng và cầm chân ông khỏi đi lang chạ. Vâng, người đàn bà cũng là người như ai, đâu phải là thần thánh! Không lẽ mỗi lần có chuyện, bà cứ lồng lộn xắn quần xắn váy lên chửi cha «cái con đĩ ngựa nào đó dám chim chồng ba, liệu hồn có ngày bà tạt ác-xít vô mặt cho biết chừng»! Chẳng lẽ tối tối bà cứ lại toe toét hăm he, bâm dầm, đay nghiến, chửi rủa đức ông chồng cho hàng xóm biết tay bà, rằng «cái con đĩ ngựa ấy là cái thớ gì mà ông ăn dầm nằm dề, chết mê chết mệt với nó chớ; này, có giỏi thì xách đồ tới ở với nó luôn đi, đừng vác cái mặt u mê đần độn lú lẩn ấy về cái nhà này nữa!». Quả vậy, theo những kẻ sành đời nói đây, ghen tuông ồn ào kiểu này bị coi là hạ cấp, chẳng lợi lộc gì, cũng chẳng giải quyết được gì, trái lại, còn có thể làm tan nát hạnh phúc gia đình. Thượng sách là các bà cứ nhởn nhơ làm đẹp cho nghiêng nước nghiêng thành, cho bạn bè hàng xóm lé mắt lộn tròng hết đi, và rồi ngang nhiên khôi phục lại địa vị làm vợ của mình. Theo họ, đó là hạng đàn bà siêu đẳng, sành điệu, thức thời, bảo đảm được hạnh phúc gia đình, mà còn được tiếng là cao sang, rộng lượng, bao dung đối với đức ông chồng của mình nữa. Đúng vậy, chồng bà cũng là người như ai thôi, đạo hạnh cũng có mà bê tha cũng là chuyện thường tình!
Thứ ba, những người tin vào đặc tính siêu việt của con người thì cho rằng cái thứ đàn bà chỉ biết chú trọng đến những quyến rũ của xác thịt thì không bao giờ giúp chồng con sống cho ra nguời có lý tuởng, và giúp cho gia đình có được hạnh phúc thanh cao, siêu thoát, sung mãn về tinh thần được. Bởi bao nhiêu tiền bạc và thì giờ của họ đều dành cho những thú vui thấp hèn, những cái đẹp chóng qua, và cứ thế mà lao hút vào cái vòng lẩn quẩn của kiếp người trầm luân không lối thoát. Chính cái xu huớng đề cao những quyến rũ xác thịt của các bà ấy sẽ đưa đẩy đức ông chồng của họ trước sau gì rồi cũng lại đi tìm những lạc thú mới, những cảm giác lạ, những «bồ nhí» có tấm thân nõn nà hấp dẫn hơn hẳn các bà. Thay vì chạy chữa căn bệnh tận gốc, các bà ấy chỉ xoa xoa bóp bóp ở ngoài da thôi. Những người chủ trương nói trên cho rằng mỗi người sinh ra không phải để hưởng lạc thú, mà để thực hiện một sứ mệnh cao cả của mình trên đời này. Thực vậy, theo họ, con người có sứ mệnh thánh thiên là giúp mình và kẻ khác xây dựng một xã hội loài người đáng sống xứng với phẩm giá làm người cao cả của mình, để rồi sau khi qua khỏi đời tạm này thì sẽ được hưởng phúc lạc ở đời sau. Vì thế, họ đánh giá các bà đua nhau sửa sắc đẹp và tô hồng núm vú là hạng người chưa biết sống cho ra nguời… Dĩ nhiên, theo họ, đàn ông con trai hẳn nhiên cũng là người như ai, chớ đâu phải là cái thứ súc vật như các bà tưởng!
CON NGƯỜI LÀ MỘT CON VẬT CÓ KHẢ NĂNG TỰ TẠO
Như ta thấy đấy, đối với một trường hợp cụ thể như việc «tô hồng nhũ hoa» của các bà, mỗi người có thể nhìn theo quan điểm của mình và ít ra đã có đến 3 cách đánh giá rất khác nhau. Theo người này, làm người là phải có tâm hồn siêu việt; theo người kia, làm người là phải đạo đức. Còn theo người nọ, làm người là phải biết sống với thực tế của đời người: «ăn theo thuở, ở theo thì», «một trăm con lợn cũng chung một lòng» thôi.
Có điều là tất cả những phản ứng ấy đều có đặt cơ sở trên quan niệm về «phẩm giá làm người» của họ. Thực ra, tuy không nói ra, ai cũng nhìn nhận đời sống con người rất gần với đời sống con vật. Cũng sinh ra, bệnh tật, già yếu và chết đi như mọi con vật. Như vậy, suy cho cùng, con người cũng gần bằng con vật; có hơn chăng là hơn về cái «phẩm cách» làm người, tuy cách thẩm định có khác nhau. Dù sao, ngay trên bình diện «phẩm cách», cái trớ trêu là có khi con người còn tồi tệ hơn cả con thú nữa. Chẳng hạn, khi muốn mạt sát ai, thì người ta sẵn sàng hạ người đó xuống hàng súc vật : «Cái đồ chó đẻ, đĩ ngựa!». Và khi cần cạnh tranh với tình địch của mình, người ta không ngần ngại dùng đến bạo lực, như tạt ác-xít vào mặt, vào thân người ấy để họ phải thân bại danh liệt suốt đời. Nhìn qua nhìn lại, trong suốt lịch sử nhân loại, người ta thấy, nơi con người, cái qui luật mạnh được yếu thua, ăn miếng trả miếng, dùng đòn vũ phu hiểm độc để hại nhau, hay dùng khủng bố, chiến tranh để tiêu diệt nhau còn ác độc gấp triệu lần cầm thú. Trong trường hợp ấy, con người tự hạ mình xuống dưới hàng cầm thú, và tệ hơn nữa là dưới hàng ác thú vậy.
Đến đây, ta có thể quả quyết một cách chắn chắn rằng độc nhất chỉ có con người mới là con vật biết đặt vấn đề «phẩm giá». Mà cái gọi là «phẩm giá» ấy hoàn toàn tùy thuộc vào chính con người. Nói cách khác, chính con người có tự do xây dựng hay hủy hoại phẩm giá đời mình. Đó là cái phẩm giá mà mình tự tạo ra cho mình, chớ không vay mượn, chấp vá từ ngoài. Chẳng hạn, người lực sĩ chỉ có giá khi tự mình cố công tập luyện để thành đạt một kỷ lục thể thao nào đó. Bằng nếu vay mượn một sức lực bên ngoài, như uống một liều thuốc cường kích («doping»), để lập công, thì cái công ấy coi như không có vậy. Chính vì vậy, cái điều quan trọng trên hết, đó không phải là cái bực thang «phẩm giá» cao thấp con người tự đề ra cho mình hoặc được ai đó trao ban, mà chính là cái quyết tâm sử dụng sự tự do định đoạt đời mình để tự tay xây dựng cho mình một đời sống có phẩm giá, vượt lên trên những định luật thiên nhiên có sẵn trong thân phận mình. Khả năng tự tạo này nằm trong bản tính đặc thù của con người, mà không một con vật nào khác có được!…
Trở lại trường hợp «tô hồng nhũ hoa» ở trên, ta thấy quan niệm con người ta «phải biết sống với thực tế đời người» không sai, nhưng khiếm diện. Thực vậy, các bà làm cho người ta có cảm giác rằng sắc đẹp của các bà là lá bùa hộ mạng duy nhất, và son phấn là liều thuốc cường kích có hiệu nghiệm tuyệt đối trên đức ông chồng! Thực ra, không ai cấm các bà làm đẹp, nhưng nhan sắc chỉ là một trong những yếu tố làm người. Có quyết tâm làm chủ và xây dựng đời mình, các bà sẽ không cần phải đi vay mượn đâu cả, nhưng tự mình khai thác những yếu tố tự tại nơi mình thuộc lãnh vực tình cảm, hiểu biết, đạo đức hay tâm linh vô cùng phong phú, mà các bà không biết hay không muốn biết để dùng đương đầu với các thử thách sáng tạo đời mình. Cũng vậy, các nhà chủ trương lấy đạo đức và tâm linh làm trọng, thì thật là quá đẹp; nhưng làm như quên rằng những yếu tố cao trọng ấy, nếu không được chứng nghiệm trong cuộc sống hiện thực của bản thân, thì cũng chỉ là những thứ trang sức hoa hòe, mồ mả tô vôi, tiếng trống tiếng kèn inh ỏi thôi… Họ sẵn sàng chê các bà làm đẹp, nhưng có biết rằng kẻ khác cũng chê họ sống trên mây, hay làm con đà điểu chui đầu xuống cát, hoặc ngoan cố bám víu vào một số giá trị đã lỗi thời?
Tóm lại, «phẩm giá làm người» không là một cái gì bẫm sinh, cố định, hay tự nhiên thành, như có người lầm tưởng. Quả thế, con người sinh ra tất nhiên là người và có quyền làm người như ai, nhưng chưa có gì bảo đảm con người ấy có «phẩm giá làm người»! Cái phẩm giá này cũng chưa hẵn tùy thuộc ở cấp bực hơn kém có sẵn trong xã hội, xét về mặt quyền lực, danh vọng, tiền bạc, tài trí, đạo đức, sang hèn, tốt xấu, v.v., bởi những cái có sẵn ấy vẫn có thể là những thứ vay mượn, như tấm áo nhà tu khoác vào thân, hay như một thứ thuốc cường kích rẻ tiền. Như vậy, «phẩm giá làm người» cốt yếu ở tại cái khả năng sáng tạo chính mình, khả năng tự tạo cho mình một chỗ đứng làm người trong thiên hạ từ cái thân phận long đong của mình. Chỗ đứng ấy là của mình, mang sắc thái riêng của mình, chớ không «đứng chung» một «chỗ đứng» với người khác (điều này không thể xảy ra, theo luật vật lý) hoặc mượn sắc thái của người khác làm của mình.
THỰC RA, CÓ THÂN THÌ KHỔ, CÓ KHỔ MỚI NÊN THÂN
Đến đây, ta thử trở về kho tàng văn học dân gian để tìm hiểu xem ông bà ta xưa nay nghĩ gì về con người và phẩm giá làm người. Được biết, tục ngữ ca dao Việt Nam nhận xét dài dài trên rất nhiều lãnh vực cụ thể rằng con người rất đa dạng, rất khác nhau về tính khí, như nói «bá nhân bá tính» (trăm người, trăm tánh). Còn khi nhận xét về cái «gốc» của con người, hay nói cách khác là cái «thân phận làm người», thì dân gian chỉ thấy đơn thuần có một, và xác nhận một cách rất hồn nhiên, mộc mạc, không mặc cảm hay úp mở, nghe rất dễ thương:
Làm người có miệng có môi,
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cuời.
Theo kinh nghiệm ngàn đời của dân gian, cái thân phận làm người ấy rất «long đong» và tùy thuộc rất nhiều yếu tố, có khi cố định có khi bất định:
Đói rụng râu, sầu rụng tóc.
Người có lúc vinh lúc nhục,
Nước có lúc đục lúc trong.
Thế thì, theo quan niệm dân gian, cái gì thực sự làm cho con người nên người và có phẩm giá, nếu chẳng phải là cái việc chấp nhận thân phận làm người «long đong» như mọi người, và từ đó mà cố công kiên trì xây dựng lên mãi cái «thân» mỏng giòn của mình. Tục ngữ có câu :
Có thân thì khổ,
Có khổ mới nên thân.
Từ khi dám đứng thẳng trên hai chân mình, dám nhìn thẳng và chấp nhận cái «thân phận làm người» ba chìm bảy nổi của mình và chịu lận đận lao đao làm cho nó «nên thân», con người ta mới thật sự có quyền ngửng mặt lên trong trời đất với cuộc sống do mình làm ra cùng với những con người khác có cùng thân phận như mình. Từ đó, người ta mới có thể thông cảm sâu xa thắm thía cái thân phận của bà con láng giềng, đồng hương, đồng bào, đồng loại cũng là những người «đồng hội đồng thuyền» với mình, như mình. Tự nhiên, người ta dễ hiểu và chấp nhận câu phương châm:
Thương người như thể thương thân.
Quả vậy, cái gọi là «người ta» không phải là kẻ nào xa lạ với ta, mà chính là kẻ có cùng một thân phận làm người đầu đen máu đỏ như ta, giống ta, và cũng phấn đấu để làm người như ta. Như thế, theo ông bà ta, thương người không nhất thiết là một hành động cao cả, vĩ đại, vượt quá tầm sức con người, mà thực ra là một hành động đầy «tính người», đầy «nhân đạo», vì rốt cuộc thương người cũng giống như thể thương thân thôi. «Máu chảy ruột mềm», đó chính là «lòng nhân», một tấm lòng xem ra rất có giá đối với người dân Việt. Cái «lòng nhân» này mới đáng giá hơn tất cả những phẩm giá làm người nào khác, vì nó là kết quả của một quá trình đấu tranh gian khổ để làm người…cùng với mọi người.
CON NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC TẠO DỰNG LÀ THẦN THÁNH
Đến đây, ta thử xét xem Đạo Chúa dạy gì về con người và về phẩm giá làm người. Theo cách nhìn của người tín hữu kitô-giáo, thân phận con người xem ra rất là bi thảm, còn bi thảm hơn rất nhiều so với cách nhìn dân gian của người Việt Nam. Thực vậy, trước mặt Chúa, con người sinh ra là cát bụi, đốn hèn, tội lỗi, và phải chịu án phạt đời đời nếu không biết sám hối, trở lại thần phục Chúa, và được Chúa tha thứ và đón nhận lại trong tình thương bao la của Người. Số là, theo niềm tin kitô-giáo, vào thuở tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã tạo dựng con người từ cát bụi «theo hình ảnh Chúa», chớ không hề tạo dựng một vị thần thánh nào ở vào chỗ con người. Trái lại, nguyên tổ loài người đã không muốn làm người mà lại muốn làm thần thánh, ngang bằng với Chúa, nên tự đầy đọa trong thân phận phản nghịch, nô lệ tội lỗi của mình, và tất nhiên đã đánh mất cùng một lúc cái địa vị nguyên thủy làm người và làm con Chúa, để rồi trở về với thân phận cát bụi. --Từ cái thuở ban đầu nổi loạn ấy, xu hướng muốn làm thần thánh vẫn cứ ấm ức đeo đuổi và ám ảnh con người.--Nhưng phúc thay, về phía Thiên Chúa, Người không bỏ rơi con người trong thân phận tôi đòi, mà đã đi bước trước, tự hạ mình đến làm hòa lại với con người ngỗ nghịch, bằng cách sai chính Con Một Chúa xuống thế làm người, «sinh ra bởi một người nữ » (Gal 4,4)[1], «mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế» (Pl 2,7). Thực vậy, để cho con người dễ cảm nhận được lòng mình, Thiên Chúa tỏ lộ tình thương của Người một cách cụ thể đối với con người, trong một «thân phận làm người» có xác thân và chịu mọi điều kiện thử thách của người có xác thân, để có thể xót thương, cảm thông, chia sẻ với mọi thân phận gian truân của con người tội lỗi, đồng hóa một cách thiết thân với loài người tội lỗi, và vì đó phải bị xử chết nhục nhã trên thập giá bởi bàn tay độc ác của chính kẻ Người thương yêu và muốn cải hóa. Qua nếp sống trần thế của Con Một Chúa là Chúa Giêsu Kitô, con người có thể thấy được, hiểu được, tin và cảm nhận được «lòng nhân» của Thiên Chúa, và được mời gọi dùng chính «lòng nhân» mình có để đền đáp lại. Ngôn ngữ nhà đạo gọi việc Thiên Chúa đến làm người để cải hóa lòng người cứng cỏi là một «Ơn Cứu Độ» đối với nhân loại, đặc biệt với những ai cảm nhận, tin theo và đền đáp lại.
Có điều đáng chú ý là chính Thiên Chúa đã không dùng quyền phép vạn năng của Người để áp lực con người phải cải hóa, hay biến hóa con người thành con Chúa. Người đã không làm điều đó từ trời cao. Con Chúa giáng thế cũng không phải để làm điều đó. Quả vậy, Con Chúa giáng thế làm người không phải để dùng quyền năng của Người lôi kéo con người ra khỏi «thân phận làm người» của mình. Chính Chúa Cha cũng không dùng quyền năng để vực Chúa Giêsu ra khỏi thân phận làm người, khi mà Người chịu đói tả tơi trong 40 ngày ăn chay trong sa mạc chẳng hạn, hay chịu kinh hãi đến toát mồi hôi máu trong Vườn Cây Dầu đang khi run rẩy van xin Chúa Cha nếu được thì cất chén đắng khổ nạn này đi, hoặc đau khổ đến mức kêu lên thảm thiết «Lạy Cha, nhân sao Cha bỏ con» trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.
Trái lại, Chúa tôn trọng con người đến mức để cho con người tự giác ngộ và tự tạo lấy cuộc sống mới bắt đầu từ việc chấp nhận thân phận làm người của mình và vui lòng «vác thánh giá» như Chúa Giêsu và theo gương xả thân vì lòng yêu thương như Chúa. Đúng vậy, «có thân thì khổ, có khổ mới nên thân.» Chính vì người tín hữu vẫn phải làm người như mọi người và vẫn phải tự mình xây dựng đời mình trong quá trình «thương người như thể thương thân» , thì mới đáng gọi là đồ đệ của Chúa Giêsu, kẻ đã chấp nhận làm người và cùng chia sẻ mọi khổ hạnh với người đói khổ, bệnh tật, tội lỗi, v.v.
LÀ NGƯỜI, CON NGƯỜI MỚI ĐƯỢC MỜI GỌI «NÊN THÁNH»
Dù sao, Đạo Chúa còn đi xa hơn cái mức «thương người như thể thương thân» . Bởi có một Niềm hy vọng lớn lao mà Đạo Chúa đem lại cho con người là, từ nay, với Lòng Tin Yêu nơi Chúa Giêsu, con người tin chắc được chia sẻ cùng một thân phận với Con Chúa, là được quyền làm con cái của một Cha Chung trên trời, bất chấp con người đó là kẻ sang người hèn, kẻ đạo đức người tội lỗi, kẻ cao siêu người hạ cấp, kẻ nam người nữ, kẻ da trắng người da màu. Tuy nhiên, để được thật sự làm người con Chúa, Chúa Giêsu đòi buộc mọi người phải nỗ lực tự mình xây dựng cái «phẩm giá làm người» của mình theo tiêu chuẩn Chúa đề ra là «yêu người như mình vậy». Yêu mọi người như mình, như Chúa đã làm, để có thể nguyện cầu Thiên Chúa như Người dạy là «Lạy Cha chúng con ở trên trời».
Thực vậy, cần phải nhớ nằm lòng là Con Chúa làm người không phải để hóa phép biến con người thành «thần thánh», nhưng để tha thiết mời gọi con người «nên thánh ». «Nên thánh » như chính Chúa giêsu đã dạy: «Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.» (Mt 5,48). Sự «hoàn thiện» mà Chúa Giêsu nói đây chủ yếu có nghĩa là có lòng nhân từ thương yêu đối với mọi người, như mới dạy trước đó rằng: Anh em hãy yêu thương hết mọi người, kể cả kẻ thù mình, thì «như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.» (Mt 5,45). Như thế, theo quan niệm kitô-giáo, lòng yêu người («lòng nhân») được nâng lên thành một điều kiện tiên quyết để con người được thật sự trở nên người con Chúa, hay nói cách khác được «nên thánh».
Trở lại với quan niệm dân gian của người dân Việt, ta thấy người ta có lập bàn thờ trong nhà để thờ kính ông bà tổ tiên, và có lập bàn thờ trong đình làng để thờ kính đấng thánh sáng lập thôn làng. Việc thờ kính này nhằm tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo, hơn là nhằm tôn sùng các bậc tiền bối như là một đấng siêu quần, thần thánh. Cũng vậy, trong dân gian có nói đến những vị anh hùng, nhưng không coi họ là xuất chúng đến mức thành thần thánh như chuyện thần thoại về Thánh Gióng . Tựu trung, người anh hùng, theo quan niệm dân gian, cũng là người và là người biết chấp nhận những truân chuyên ở đời để giữ trọn nhân nghĩa:
Gừng già, gừng rụi, gừng cay;
Anh hùng càng cực càng đầy nghĩa nhân.
Còn trong kitô-giáo, có những vị được chính thức nhìn nhận là thánh nhân sau khi chết, cốt là để dùng làm gương sống đạo cho người sau noi theo. Ở Việt Nam cũng có 117 vị được phong thánh tử vì đạo. Nói như vậy, trong Giáo Hội Công Giáo không chỉ có chừng đó thánh nhân mà thôi. Theo lòng tin của người tín hữu, mọi kẻ chết trong ơn nghĩa Chúa đều được Chúa đón nhận vào Nước Trời, tức là thành thánh. Thánh Phaolô cũng từng gọi những tín hữu còn sống (người chính thức lãnh nhận quyền làm con cái Chúa bằng phép Rửa) là những thánh nhân. Như vậy, xin nói cho rõ, «thánh nhân» trong kitô-giáo có nghĩa là người đã «nên thánh», hoặc đang đi trên đường «nên thánh», theo tiêu chuẩn đặt ra bởi Chúa Giêsu nói trên, chớ không phải là người đã trở nên «thần thánh».
ƠN PHÙ TRỢ CỦA CHÚA KHÔNG PHẢI LÀ BÙA PHÉP
Khi các vị thừa sai ngoại quốc đến truyền đạo tại Việt Nam, các vua chúa ta lúc bấy giờ cứ tưởng rằng các Ngài đem bùa phép đến dụ dỗ, quyến rũ, mê hoặc con dân đi theo tà đạo của người Tây Dương, làm hư đi con người lương thiện và làm hạ phẩm giá làm người của con dân. Rồi cứ thế mà vua quan nhà ta cấm đạo, bắt đạo. Hằng ngàn, hằng chục ngàn, hằng trăm ngàn người có đạo đã bị kỳ thị, cấm cách, bách hại. Trong tình thế ấy, cái gì làm cho những người tín hữu lúc bấy giờ vẫn một lòng trung thành với đạo? Theo đạo để được no ấm, bao che, an ninh, huởng nhiều lợi lộc này khác chăng? Không, trái lại là khác, suốt mấy thế kỷ, từng từng lớp lớp người theo đạo… để rồi chịu mọi nỗi gian khổ không bút nào tả xiết. Họ chấp nhận «có thân thì khổ, có khổ mới nên thân», và họ sẵn sàng chịu khổ «vác thánh giá» như Chúa, theo Chúa. Họ chịu khổ được vì họ tin ở Chúa Trời, chính là Ông Trời cao xa mà dân gian đã có truyền thống tin tưởng từ lâu đời rồi, nay họ mới được biết là rất gần gũi và có «lòng nhân» đối với loài người. Như vậy, ông bà ta tin Chúa không phải là do bùa phép, mà là do ơn phù trợ của Chúa đến hỗ trợ lòng tin có sẵn ấy.
Có chắc là ơn phù trợ của Chúa không phải là bùa phép có sức cải hóa con người? Thế thì tại sao lúc nào trong đạo người ta cũng nghe nói đến chữ «phép»: «làm phép», «phép rửa», «phép giải», «phép giao», «phép thánh», y như có cái gì như bùa phép vậy? Thực ra, «làm phép» là một «danh từ nhà đạo» có nghĩa là làm một dấu chỉ bề ngoài để ám chỉ một ơn sủng nhận được bên trong con người. Chẳng hạn như «phép hôn phối» được làm cho thành tựu, khi người nam và người nữ ra trước bàn thờ Chúa và có sự chứng giám của cộng đồng tín hữu (hay giáo hội) để thề thốt thật lòng muốn dấn thân kết nghĩa với nhau trọn đời và xin sự chúc lành của Chúa. Như vậy là, khi đôi nam nữ làm cử chỉ bề ngoài ấy, thì chắc chắn có được ơn phù trợ của Chúa trong tâm hồn của đôi tân hôn.
Tựu trung, «phép» này không có gì là bùa phép giống như thể cầu trời cầu phật úm ba la biến hai người nam nữ bỗng dưng thành vợ thành chồng, bất chấp họ có muốn hay không. Trái lại, chính vì hai người này có công khai tuyên bố muốn thành vợ chồng trước mặt Giáo Hội mà Chúa mới chấp nhận và ban phúc lành trên họ. Nếu hai người này không có ý muốn dấn thân cam kết thành vợ thành chồng, chắc chắn «phép hôn phối» nếu có làm thì cũng coi như không có, nghĩa là không thể nào thành tựu. Các «phép bí tích» khác cũng đều có một ý nghĩa và điều kiện phải có sự tự do tham dự của con người thì mới thành tựu. Hơn nữa, cho dù «phép hôn phối» đã thành, thì không có gì bảo đảm là đôi vợ chồng sẽ sống đời với nhau, nếu họ không tiếp tục dấn thân thực hiện những điều họ cam kết.
Bởi vì ơn phù trợ của Chúa không phải là một cái gì từ bên ngoài ghép vào, như một thứ thuốc cường kích có sức áp đặt sự thay đổi nơi con người, nhưng là một sự hiện diện thân thương trong lòng người như một sinh lực mới, mà không thay đổi gì bản tính con người và nhất là vẫn không ảnh hưởng quyết định vào sự tự do định đoạt của con người. Bằng chứng là người tín hữu kitô-giáo (giáo sĩ, tu sĩ, cũng như giáo dân) chịu hằng hà «phép bí tích» mà vẫn còn là người với thân phận làm người mỏng giòn, yếu kém, long đong như mọi người, và vẫn có thể vi phạm (hay tái phạm) nhiều điều bất nhân, thất đức như ai, kể cả khi đã nỗ lực phấn đấu để tránh vấp phạm những điều ấy. Nên nhớ, một đàng là họ có muốn «nên thánh» hay không; và đàng khác, dù họ có muốn đi nữa, họ vẫn còn là người yếu đuối như mọi người phàm. Bởi thế, chỉ có Chúa mới có thẩm quyền xét đoán và bắt tội thôi. Nếu lúc còn hiện diện bằng xác thân nơi trần thế, Chúa Giêsu Kitô không loại bỏ những người thâu thuế, những kẻ tội lỗi ra khỏi vòng giao du thân mật và lòng yêu thương của Người, thì chuyện gì người tín hữu kitô ngày nay lên án những kẻ vấp phạm chung quanh mình chớ. Hóa ra họ muốn những con nhà có đạo phải sống giả dối với mình, với người anh em và với Chúa hay sao? Tục ngữ VN có câu: «Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối».
Cái đáng buồn là nhiều người có đạo vẫn vỗ ngực tuyên xưng rằng Chúa đã làm người, đang khi, ngược lại, chính họ lại muốn làm thần thánh, hoặc muốn khoác cho được cái áo thần thánh vào người! Và, vì thế, khi sợ bẽ mặt về trách nhiệm của mình, người ta cứ lôi Chúa ra làm «bia đỡ đạn» cho mình. Chẳng hạn, ăn thì tôi được vinh quang, còn thua thì rằng Chúa muốn như vậy; con hư, thì bảo là Chúa gởi thánh giá; làm ăn thất bại, thì nói Chúa chưa cho mình làm giàu; thi rớt, thì cho rằng Chúa không nhận lời cầu xin; nhắm mắt làm liều, bảo rằng đã có Chúa lo liệu! Cái não trạng này cho thấy nhiều người tín hữu kitô-giáo có xu hướng hoặc sống ươn hèn và ỷ lại vào quyền lực thần thánh của Chúa, hoặc coi thường thân phận làm người mỏng giòn của mình để rồi không dùng những biện pháp thích ứng để hướng dẫn đời mình.

DƯ LUẬN HAY NÓI ĐẾN NHỮNG VẤP PHẠM CỦA GIÁO SĨ
Trong thời gian gần đây, tôi mang nhiều cái tang trong lòng, do những tin buồn nhận được gần nhà cũng như từ khắp nơi đến, thúc đẩy tôi viết bài này. Cái đáng buồn là có người lợi dụng thị hiếu «ham biết» của người ta để loan tin về những vấp phạm của giáo sĩ. Điều này cho thấy lâu nay người ta có xu hướng coi giáo sĩ là bậc «thần thánh». Tại Mỹ và nhiều nước khác chẳng hạn, tới tấp có tin nhiều linh mục đó đây có lạm dụng tính dục với trẻ con nơi xứ đạo của mình, mà các Tòa Giám Mục trước đó đã cố tình bưng bít để tránh gây xì-căng-đan bất lợi cho Giáo Hội. Rồi mới đây, có tin các chủng sinh một giáo phận công giáo bên Áo đã có truy cập những hình ảnh con nít khiêu dâm cũng như vi phạm về chuyện đồng tính luyến ái. Nói ngay, trong lịch sử Giáo Hội, không thiếu gì những trường hợp vấp phạm động trời hay thầm kín trong số hàng giáo phẩm, tu sĩ hay giáo dân. Chính giáo dân mới là những người vi phạm nhiều nhất những điều cấm đoán và gấp bội lần hàng giáo phẩm và tu sĩ, mà dư luận gần như không hề nói đến họ với tư cách là giáo dân.
Tuy nhiên, trong cái đáng buồn này có cái may là giúp ta xét lại xu hướng thần thánh hóa trong Giáo Hội. Mới đây, trên trang nhất báo La Liberté của Thụy Sĩ, số ra ngày thứ sáu 17/09/2004, có chạy hàng tít lớn : «Luật giữ kín miệng là một gánh nặng đối với các bà bị các linh mục lạm dụng». Báo này thuật lại một cuộc điều tra (trong vòng 6 tháng trên 15 nạn nhân tự động thổ lộ nơi phòng khám bệnh) của bà bác sĩ sản phụ M-M Zufferey-Sudan làm việc tại Lausanne cho biết nhiều em gái bị các linh mục lạm dụng tính dục mà không ai hay biết, do các em giữ câm nín hoàn toàn cho đến khi lớn tuổi mà vẫn chưa nói ra. Vì mặc cảm tội lỗi. Và vì sợ người ta khó tin kẻ lạm dụng lại là người thuộc hàng giáo phẩm, kẻ hay được coi là bậc «thần thánh». Được hỏi, Đức Giám mục Genoud tỏ ra rất lo lắng về tình trạng này và mong muốn các bà các cô đã bị lạm dụng phải lên tiếng và thưa kiện nơi pháp đình. Theo tôi, đó là biện pháp tối thiểu để giải tỏa những bức chế tâm thần, trả lại sự công bình cho người bị lạm dụng, và cũng là dịp để tín hữu chia sẻ những đau buồn với giáo sĩ khi được biết họ cũng chịu thử thách làm người và làm con Chúa như mọi người.
Quả vậy, theo sự điều tra nói trên, có thể có một lý do tiềm ẩn giải thích tình trạng câm nín xót xa này là các em gái dễ bị bấn loạn trước sự thật phũ phàng, ngược lại với hình ảnh người linh mục là «hiện thân của Chúa» (bậc thần thánh). Theo bà Zufferey-Sudan, trong giới công giáo càng mộ đạo và khép kín (tức có xu hướng thần thánh hóa các linh mục), tình trạng câm nín càng nặng nề cho kẻ bị lạm dụng và càng có thể gây ra những triệu chứng «tự vệ ngược chiều», như bỏ đạo, xa lánh các linh mục, mất lòng tin nơi Chúa, ghét những kẻ sùng đạo trong chỗ thân quyến, nhất là người mẹ đẻ của họ là kẻ khó lòng chấp nhận sự thật phũ phàng ấy. Một số người này cần phải trải qua một cuộc điều trị tâm thần.
Được hỏi, Đức Giám Mục Genoud cho rằng các bà ấy bỏ đạo là chuyện bình thường và dễ hiểu thôi. Ngài không hề thần thánh hóa giáo dân, cũng không thần thánh hóa giáo sĩ. Ngài tuyên bố không hề muốn bao che các linh mục lạm dụng tính dục, nếu Ngài biết rõ. Theo Ngài, một linh mục lạm dụng tính dục với con nít phải được coi là một trường hợp bệnh hoạn, cần được chữa trị. Ngài nhận xét, trước kia, người ta không hề tìm đến bác sĩ tâm thần, trừ ra là người có bệnh nặng, vì coi đó là một điều sỉ nhục nếu phải khám loại bệnh này. Bây giờ, Đức Giám Mục cho biết, ngay từ đầu, không có người chủng sinh nào mà không đến bác sĩ tâm thần, để kiểm tra tư cách làm người, mức độ lành mạnh về tâm thần và quân bình về tâm lý của họ. Nếu gặp trường hợp «đèn đỏ» thì chủng viện không nhận họ vào; nếu là «đèn cam», thì phải chữa chạy thường xuyên hơn; bằng nếu là «đèn xanh» thì cũng phải tái kiểm tra theo định kỳ. Đã 3 năm rồi, Đức Giám Mục xác nhận, không có một chủng sinh nào chịu chức linh mục mà không có một bản kiểm tra tốt về tư cách làm người. Thực vậy, con người không phải là thần thánh, nên cần phải dùng những biện pháp thích ứng để giúp nhau sống cho ra người. Đặc biệt đối với chủng sinh là người chuẩn bị nhận tác vụ linh mục trong tương lai, người ta càng phải chú trọng hơn nữa về tình trạng tâm-sinh-lý của họ để ngăn chặn những rủi ro về sau. Bởi thực ra, trong những rủi ro xảy ra đã được biết, rất nhiều trường hợp là do bệnh hoạn tâm thần mà ra.
Riêng trường hợp những kytô-hữu Việt Nam (giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân) sống tha hương nơi đất khách quê người, cần phải chú trọng hơn nữa về sức khỏe tâm thần của mình. Thực ra, không có gì xấu hổ khi phải nhìn nhận là mình bị khủng hoảng tâm thần, bị trầm cảm, do những chấn thương lúc va chạm văn hóa với người địa phương. Chẳng hạn, trên xe buýt vào giờ cao điểm, nhiều người gốc Việt phải gồng mình chịu trận trước việc các bà các cô dí cả thớt lưng trần trụi hay cả gang bụng chành bành hở hang vào cái lỗ mũi ngột ngạt của mình. Đi đường thường thấy nhột nhạt trước cảnh trai gái nhan nhản ôm nhau hôn chùn chụt, mê mẩn. Vào xí nghiệp, thì cứ y như là lúc nào mình cũng bị bắt nạt chỉ vì ít nói. Đối với Giáo Hội Thụy Sĩ, việc quản lý giáo xứ hay địa phận y như lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện tài chánh, hội họp, bàn cãi, báo cáo liên miên. Thực vậy, có thực hiện nhiều điều tốt lành trong giáo xứ, mà nếu không viết ra trên giấy trắng mực đen trong một tờ tường trình, thì người ta cũng coi như không có. Sống rất đạo đức theo cung cách của người mình, mà cứ bị người ta hiểu lầm hoài! Người ta hiểu lầm mình cũng có, mà mình cũng có hiểu lầm người ta nữa! Theo một hai bản thống kê trước đây, tại hầu hết các nước Âu Châu, có hơn 40 phần trăm người tị nạn VN bị khủng hoảng tâm thần, trong số đó có không ít người mắc bệnh tâm thần, từ trung bình đến trầm trọng.

Tóm lại, khi gặp những chuyện buồn như những vấp phạm hay bệnh hoạn nói trên, tôi mong người mình không bị xì-căng-đan vô ích, vì những chuyện ấy lẽ ra không đáng coi là nhục nhã, quái gở. Vâng, có đạo đức tốt, rồi cũng có thể có ngày bị bệnh này bệnh nọ, con người già cỗi đi, tâm thần mòn mõi, có khi mất tự chủ và làm những chuyện xằng bậy, rồi cũng có thể sợ bị thiên hạ cười chê. Người mà, con người đâu có phải là thần thánh! Mà có là người thì mới «nên thánh» được, chớ nếu đã là thần thánh rồi thì nói làm gì! Giáo Hội Công Giáo lâu nay vẫn nói như thánh Gioan Bosco: «Muốn trở thành thánh nhân, trước hết phải thành nhân.» Văn hào Pascal nói : Ai muốn làm thần thánh sẽ làm thú vật!
Trần Ngọc Báu
Fribourg, Switzerland 2004


[1] Bộ Tân Ước năm 1994 dịch câu này của thánh Phaolô là: «sinh ra làm con một người đàn bà».

Sunday 12 July 2009

Không một Tôma nào

Cứ mỗi mùa lễ Phục Sinh chúng ta lại phải nhớ tới cái ông Tôma. Như cơ thể cứ phải biết là còn có mẩu ruột thừa, không biết để làm gì mà vẫn có đó, có danh xưng hẳn hoi và có khi làm nhức nhối cho tất cả. Vừa mừng Chúa sống lại Chủ Nhật trước, qua Chủ Nhật sau là đã phải thấy Tôma đi đâu biệt tăm trong những ngày sôi nổi nhất, rồi xuất hiện giờ chót để đặt lại vấn đề như từ đầu và làm phiền mọi người.
Nổi bật quá trong đoạn Tin Mừng Ga 20,19-31 được Hội Thánh công bố Chủ nhật II Phục Sinh, Tôma vẫn chỉ dễ nổi tiếng là “kẻ cứng tin”. Đại diên cho một thứ chủ nghĩa thực chứng (positivisme) ngay cả 19 thế kỷ trước khi chủ nghĩa này ra đời : “Nếu nơi tay Ngài tôi không thấy các dấu đinh, và tra tay tôi vào các lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin”. Kỹ quá. Câu nói đó đáng làm mẫu mực cho cả Auguste Comte.
Tôma là kẻ cứng tin cũng như Phêrô anh chối Thầy. Gán nhãn hiệu thật gọn cho cả các vị thánh âu cũng là chuyện thuận tiện. Chỉ còn thiếu đường dán vào lưng mỗi vị một con số như các cầu thủ bóng đá. Phêrô anh chối Thầy, cầu cho chúng tôi. Thánh số 9 cầu may cho chúng tôi.
Thật oan cho Tôma. Thiên hạ chỉ mau quên. Không dễ tin, “cứng lòng tin” đâu phải là độc quyền của Tôma. Không một ai trong số những người thân cận Đức Yêsu ngoại trừ Đức Mẹ, Maria là “kẻ đã tin” (Lc 1,45) tự thuở nào – không một ai đã dễ tin hơn Tôma, đã không “cứng tin” như Tôma. Kể cả quý bà quý cô. Họ đem hương liệu đến xức xác Ngài. Họ chỉ đi tìm kẻ chết, không hề đi đón Người Sống. Thấy mồ trống thì cho dầu có được người thanh niên nào ngồi ở đó trấn an và cho biết : “Ngài đã sống lại, chớ có kinh hoàng”, họ đâu có tin. “Họ ra khỏi mồ mà chạy trốn, vì họ run rẩy và sợ ngất người ra” (Mc 16,1-8). Khá lắm thì cũng chỉ được như Maria Magđala : đi tìm một xác chết bị đánh cắp mà thôi, đến nỗi khi “trông thấy Đức Yêsu đứng đó” mà vẫn cứ tưởng là người làm vườn (Ga 20,11-18)
Nói gì đến hai môn đệ trên đường Emmau. Họ đã nghe nói chuyện mồ trống, thiên thần hiện ra báo tin, nhưng “trí lòng chậm tin”, họ cứ vác mãi theo trên đường một “bộ mặt ảo não”. Gặp Đức Yêsu, đi cả buổi bên cạnh Ngài, nghe Ngài diễn giải đầu đuôi gốc ngọn toàn bộ Kinh Thánh họ vẫn không nhận ra Chúa. Phải đợi Chúa mở mắt tâm hồn như đã mở mắt cho Maria Magđala lần này bằng cử chỉ bẻ bánh như lần nọ bằng tiếng gọi “Maria” ! họ mới “nhận biết Ngài” (Lc 24, 13-35). Cũng như Maria Magđala, họ không dễ tin khi không thấy tận mắt, mà thấy tận mắt rồi lại chưa đủ để tin. Chủ nghĩa thực chứng có khi là điều kiện cần, không bao giờ là điều kiện đủ để tin Chúa sống lại.
Tất cả các tông đồ khác cũng vậy thôi. Nghe một bà như Maria Magđala nói là đã thấy Ngài, họ không tin. Nghe hai đấng nam nhi đi Emmau về báo tin cho biết họ cũng không tin. Phải đợi “sau cùng Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa”, họ mới mở mắt ra được. Và nếu Đấng Sống lại chỉ kê nhẹ Tôma là “đừng ở như kẻ cứng tin” (Ga 20,27) thì rõ ràng Ngài đã không nhẹ nhàng với các tông đồ khác : “Ngài quở mắng sự cứng tin, lòng chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ được thấy Ngài đã sống lại” (Mc 16,9-14).
Rốt cuộc, nếu chỉ là chuyện “cứng tin” thì Tôma không đáng được chú ý tới làm gì, chỉ tôi nghiệp. Nhưng chính sự kiện tất cả mọi người thân cận Chúa Yêsu đều chậm tin hay cứng tin, chính sự kiện này lại rất ý nghĩa:
1. Tiên và mọi sự, TIN LÀ TIN CHÚA SỐNG LẠI (1Cr 15,1-8, xem lại tt. 194-195).
2. Các kẻ tin đầu tiên đã không hề là loại người mù quáng, dễ tin, “tin đại”. Họ vừa không dễ mường tượng, mong chờ Chúa Sống lại, vừa không dễ đón nhận Tin Mừng Chúa sống lại.
3. Họ đều đã cần (hay đòi) thấy tận mắt mới tin. Nhưng thấy tận mắt vẫn chưa đủ để nhận ra Chúa, tin Ngài đã sống lại. Còn phải được Chúa mở mắt lòng tin, họ mới tin được Chúa sống lại. Chúa nói : “Phúc cho những ai không thấy mà tin” không phải là để khuyến khích sự nhắm mắt tin đại, nhưng là để nhấn mạnh về ơn mở mắt lòng tin. Vì xét cho cùng, mọi kẻ tin, thấy hay không thấy, sáng mắt hay không sáng mắt mà tin, thì đều đã được sáng lòng, được phúc sáng lòng, đều có phúc.
Tôma “cứng tin” không phải là chuyện mới mẻ và đáng chú ý. Nhưng chính vì Tôma chỉ là anh cầm đèn đỏ trong vụ chậm tin và cứng tin, chuyện Tôma lại là chuyện tuyệt vời.
Bất kỳ kẻ cứng tin nào, cho dầu là ở giờ thứ 25, cho dẫu là kẻ cuối cùng thì vẫn là có một không hai đối với Đấng Sống Lại và cũng được Ngài chiếu cố. Không có vấn đề đa số thắng thiểu số ở đây. Chúa không vì 99% đã tin mà bắt 1% còn lại phải tự động tin theo. Cũng không phải vì 99% đã tin mà coi như không đáng kẻ, “coi như pha”, “cho qua luôn” 1% hay một anh Tôma nào đó còn sót lại.
Không một đa số nào, cho dẫu là 99% là điều kiện đủ để rút ra từ ruột gan chúng ta kêu lên : “Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi” (Ga 20,28). Chúa Kitô có thể trách chúng ta chậm tin, cứng tin, thậm chí “lòng chai dạ đá”. Nhưng Ngài vẫn quý trọng đòi hỏi thâm sâu của mỗi chúng ta là được đích thân, chính mình, gặp gỡ Ngài, cách này hay cách khác, chứ không phải chỉ qua trung gian, đại diện.
Không một Tôma nào là không đáng kể. Thiên Chúa không hề giỏi kế toán và con người không bao giờ chỉ là số lượng đối với Ngài. Chỉ một “Noe đã được nghĩa trước mắt Yavê” là đã đủ cho Lòng thương xót của Ngài bỏ ý định “xóa sạch loài người khỏi mặt đất” (St 6,7-8). Abraham đã có thể thoải mái tự ý đề nghị con số 50 người lành rồi vút dần xuống chỉ còn 10 người lành thôi, mà vẫn cứ được Yavê thỏa thuận sẽ không hủy diệt Sôđôm vì mười người ấy. Chỉ tiếc là Abraham không bạo phổi hơn để rút xuống… chỉ một người lành. Chay ra khỏi Sôđôm, Lot ngỏ ý muốn “thoát thân” vào một thành gần bên, thì chỉ một mình Lot đã đủ để Yavê “nể nang” mà “không vùi đi thành đó”, thậm chí còn hứa “không thể làm gì trước khi (Lot) đến đó” (St 18,22-32; 19,17-26). Tôma có là kẻ còn sót lại, kẻ cuối cùng của thiểu số nhỏ nhoi cuối cùng, người thứ 1001 của giờ thứ 25 thì Đấng Sống Lại vẫn muốn dành phần cho Tôma, gặp gỡ Tôma trước khi có thể “ra đi” mà hết phải bận tâm.
Nói cho ngay, có bao giờ mà Chúa Kitô hết phải bận tâm được. Vì đâu đó, đây đó trên cõi đời này vẫn còn có một kẻ cứng tin cuối cùng, một Tôma, nhiều Tôma. Vẫn còn đâu đó trong lòng dạ chúng ta, đây đó trong cuộc sống chúng ta một góc, một phần ngờ vực, hoảng sợ, chưa tin, cứng tin sót lại. Không ai bằng Thánh Phaolô dư biết điều đó và làm chứng cho điều đó. Chúa đã “đi về trời” (Cv 1,11) từ hồi nào rồi, nhưng “cuối hết, Ngài cũng đã hiện ra cho tôi nữa, đứa con ranh” (1Cr 15,8). Tôma chỉ sau mươi tông đồ, còn Phaolô là sau cả “hơn năm trăm anh em” (1Cr 15,6). Người thứ 501 vẫn được Chúa Sống lại chiếu cố như là kẻ độc nhất vô nhị và chiếu cố một cách độc nhất vô nhị.
Và Chúa Sống lại đã ra đi mà cứ vẫn còn đó, “ở với (chúng ta) mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Để chiếu cố. Sẽ không bao giờ Ngài hết phải chiếu cố đến những Tôma cuối cùng, đến những Saulô còn sót lại. Ngài cứ còn phải chịu hiền, bận tâm vì họ cho đến ngày cuối cùng. Để chiếu cố bằng một “cú” ngoạn mục như trên đường đi Đama hay vào một lúc nào đó trong cuộc đời một Augustinô, một Phanxicô Assisi, một Pascal, một Anphonsô Ligori, một Claudel, một Charles de Foucauld vv…
Hay thông thường hơn, chiếu cố bằng những cái nháy mắt, những “dấu chỉ” kín đáo hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng có thật không kém và không kém ý nghĩa “mặc khải”. Những cái nháy mắt, những “dấu chỉ” của Chúa vẫn xuất hiện đây đó trong cuộc đời mỗi con người.
Có như vậy mới là “gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình”, sống đức tin và làm chứng cho lòng tin. Tin, “tiên vàn mọi sự” là TIN CHÚA SỐNG LẠI. Tin đích thực, “không thấy mà tin” nhưng cũng không phải nhắm mắt mà tin, không phải tin “ăn theo”, không phải tin bằng lòng tin tầm gửi. Tin đích thực vì đích thân được “gặp gỡ Đức Kitô” một cách nào đó. Và nói về lòng tin, nói về Chúa Sống lại, loan báo Tin Mừng cho đúng đắn và đích thực vẫn là LÀM CHỨNG.

Saturday 11 July 2009

THẦY MARCEL VĂN Tu sĩ DCCT Việt Nam (15/3/1928 – 10/7/1959)


Đôi dòng tiểu sử: Marcel Văn tên thật là Nguyễn Tân Văn. Sinh ngày 15 tháng 3 năm 1928, tại Ngăm Giáo, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngăm Giáo là một làng nhỏ nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Rửa tội ngày 16 tháng 3 năm 1928. Tên thánh: Gioakim. Ngày 22 tháng 6 năm 1944, Văn nhận thư báo được vào dòng của cha Letourneau. Ngày 15 tháng 7 rời gia đình. Ngày 17 tháng 10 năm 1944 gia nhập lớp Dự tu với tên dòng là Marcel. Nhận áo dòng ngày 8 tháng 9 năm 1945. Khấn dòng ngày 8 tháng 9 năm 1946 (cùng ngày khấn với thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu 8/9/1890). Ngày 7 tháng 2 năm 1950 vào Saigon, Tháng 3 năm 1952 lên phục vụ tại Đà Lạt, Ngày 14 tháng 9 năm 1954, Văn trở về phục vụ tại Nhà Hà Nội (Hiệp định chia đôi đất nước 11/7/1954), Ngày 7 tháng 5 năm 1955 Văn bị bắt ngoài đường phố Hà Nội, bị tra hỏi, bắt giam, tra tấn,… Rời trại giam Hỏa Lò, Văn bị đưa đi trại giam Mõ chén cách Hà Nội hơn 50 cây số. Tháng 8 năm 1957, Văn bị đưa đi giam ở Yên Bình, cách Hà Nội 150 cây số về hướng Tây Bắc. Rất nhiều ngày bị đánh đập, giam trong xà lim, bỏ đói, tra tấn khủng khiếp. Tháng 6 năm 1959, Văn kiệt sức, bị lao phổi nặng, Lúc 10 giờ ngày 10 tháng 7 năm 1959, Văn về với Chúa trong an bình.
Cuộc đời của một con người
Văn là con thứ ba trong một gia đình đạo hạnh, hai người trước là một trai và một gái. Văn còn có thêm một người em gái, tên là Anna Tế, nay là nữ tu dòng Nữ Chúa Cứu Thế tại Montreal, Canada.
Ngay từ bé, Văn đã tỏ rõ hai đặc tính, một là biết vận dụng lý trí một cách cương quyết, hai là có trí nhớ các chi tiết một cách lạ lùng.
1935 - 1940: Mang ý tưởng dâng mình cho Chúa và được gia đình ủng hộ (như chúng ta thường thấy trong các gia đình Công giáo miền Bắc), khi vừa rời tuổi thơ, Văn được gởi đến sống trong một nhà xứ (Hữu Bằng) với ý hướng học tập La ngữ và các môn học khác chuẩn bị để vào chủng viện. Nhưng mọi sự đã không xảy ra như mong muốn. Tình trạng bê bối trong nhiều lãnh vực, cách riêng trong mối quan hệ nam nữ, buông tuồng trong cách sống chung và bè phái trong tập thể gây ra tình trạng bất công trong tập thể những thanh thiếu niên sống trong nhà xứ, cùng với sự thờ ơ và nhẫn tâm của cha xứ đã đẩy Văn vào ngõ cụt. Văn đã phải chịu đựng hoàn cảnh này rất lâu, nhiều toan tính nhưng đều không thể thực hiện được.
1940: Bản tính cương quyết và thẳng thắn đã đánh bật Văn ra khỏi tập thể nhà xứ. Đúng vào lúc đó, gia đình Văn suy sụp vì làm ăn thất bại, cha Văn lâm vào nghiện ngập. Theo lề thói bình thường của một vùng quê toàn tòng, gia đình Văn đã không chấp nhận sự trở về của Văn. Từ đó, Văn trở thành cậu bé không nhà không cửa, lang thang đầu đường xó chợ và nếm đủ mọi vị đắng cay cuộc đời. Đây là giai đoạn bi thảm nhất của Văn trong thời niên thiếu, sau này, thập giá sẽ còn cắm ngập vào đời Văn một cách sâu đậm hơn nữa. Tuy nhiên, chúng ta thấy rõ bàn tay Chúa dẫn đưa những ai đặt lòng trông cậy nơi Chúa, Chúa chẳng bỏ rơi bao giờ. Văn đã đi qua những khổ đau nhất của cuộc đời, nhưng bàn tay Chúa vẫn đỡ nâng Văn. Sau này Văn ý thức điều đó hơn ai hết.
1941 – 1942: Được gia đình đón nhận lại trong ý hướng trở lại nhà xứ Hữu Bằng, một lần nữa, Văn trở về địa ngục trần gian. Lần này, Văn khôn khéo hơn để có thể đi hết quãng đường niên thiếu. Hết sức khôn khéo và kiên trì, Văn lần lượt vượt qua sự đố kỵ và bè phái. Văn khép mình vào một sự chịu đựng liên lỉ để cố gắng đi đến đích, tránh va chạm và luôn chịu sự thua thiệt. Mãn thời kỳ niên thiếu, Văn được gia nhập Chủng viện Lạng Sơn. Nhưng chỉ được 6 tháng, Chủng viện phải đóng cửa vì chiến tranh và vì thiếu nguồn lương thực tiếp tế. Có những người bạn của Văn thời đó hiện nay còn sống như cha già Khấn đang nghỉ hưu ở Cali, Hoa Kỳ. Bóng thập giá không bao giờ khuất trên đường Văn đi.
Trong khoảng thời gian này, Văn làm quen được với chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, mối tình thân thiết giữa Văn và Têrêsa rất sâu đậm. Qua nhật ký Văn để lại cho biết, Văn đã từng trò chuyện thân mật với Têrêsa. Mọi băn khoăn Văn đều tâm sự với chị và nghe được những lời khuyên bảo khôn ngoan từ chị thánh. Chị Têrêsa trở thành người linh hướng vững chắc cho Văn, chị trở thành người chị mến yêu của Văn. Chính chị thánh Têrêsa đã hướng dẫn Văn trên con đường dâng mình cho Chúa, đặc biệt trong việc tìm đến với Dòng Chúa Cứu Thế trong ơn gọi trợ sĩ (tu sĩ không chức linh mục). Khi Văn bày tỏ ý muốn làm người trợ sĩ trong Dòng, cha bề trên lấy làm ngạc nhiên về một cuộc chọn lựa dứt khoát không do dự của Văn. Ngài biết đâu Văn đã có vị linh hướng khôn ngoan tuyệt vời của Thiên Chúa.
1944 – 1954: Văn tìm đến với Dòng Chúa Cứu Thế và dấn thân trong Dòng Thánh. Lần lượt phục vụ tại Saigon rồi lên Đalat. Sau ngày đất nước chia đôi, ngược dòng người chạy trốn cộng sản vào Nam, Văn được bề trên sai trở lại Hà Nội, cùng với Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, thầy Clemente Đạt giữ đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà. Khi trở về Hà Nội để sống trong chế độ Cộng sản, trong nhật ký Văn để lại, với ý nghĩ riêng, Văn rất ngán ngẩm phải về lại Hà Nội khi đoàn người lũ lượt bỏ đi. Văn cũng rất ái ngại chế độ với chủ trương vô thần, nhưng vì đức vâng lời, Văn đã cầu nguyện và Văn tự nhủ: “Tôi đến Hà Nội để ít nhất có một người yêu Chúa ở giữa những người cộng sản”.
Đức vâng lời và lòng thánh thiện đã giúp Văn tiếp tục khám phá ra ơn gọi của mình, nhận biết thánh ý Chúa trong hoàn cảnh riêng tư của mình. Văn đã biết và can đảm, quảng đại thi hành. Văn muốn trở thành muối, Văn muốn trở nên men. Văn đã sống tận cùng thân phận làm muối và men của mình.
Qua nhật ký của Văn, người ta nhận ra Văn đã đến một giai đoạn vắng bóng chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Thì ra, khi Văn đã đạt tới đỉnh cao của sự kết hiệp với Chúa Giêsu, người linh hướng khôn ngoan tuyệt vời đã âm thầm rút lui. Không còn đọc được những cuộc trao đổi với Têrêsa nữa mà chỉ còn là những trao đổi thân tình với Chúa Giêsu. Từ giai đoạn này, Văn đã nói chuyện với Chúa Giêsu như nói với một người bạn, một người anh, một người cha dấu yêu của mình, Văn ngoan ngoãn khép mình trong lời dạy bảo của Chúa, ngọt ngào, êm đềm, nhưng cũng không ít đắng cay. Chúa vẫn luôn dành thập giá cho người Chúa yêu mến.
Ở Hà Nội, Văn trung thành với những công việc hàng ngày do cha Bề trên giao phó. Cảnh hỗn loạn và những lời lộng ngôn làm Văn rất đau khổ, nhưng bây giờ Văn đã học được cách sống thân mật với Chúa. Văn đã biết chăm bón cho đời mình chờ ngày nở hoa trên thập giá. Một hôm, Văn có việc phải đi sửa chiếc xe Mobylette, Văn bị bắt ngay sau một cuộc đối thoại tại chỗ Văn sửa xe. Người ta nói một điều sai về chế độ ở Saigon, Văn thấy không đúng nên lên tiếng bảo vệ sự thật. Thái độ thẳng thắn và trung thực đã đưa Văn vào lao lý.
Trong các trại tù, cho dù vô cùng khổ cực, Văn vẫn một lòng trung thành với Chúa, trung thực với chính mình và hết lòng yêu thương Hội Thánh. Các lá thư của Văn gởi ra bằng nhiều cách đã cho chúng ta nhiều tin tức quí báu. Người ta chỉ muốn Văn nhận tội làm gián điệp để kết án Văn, nhưng Văn không nhận vì đó là sai sự thật. Người ta lại muốn Văn nhận làm báo cáo viên cho họ để theo dõi cha Bề trên, nhưng vẫn Văn cương quyết không nhận. Người ta còn chiêu dụ Văn gia nhập nhóm “công giáo yêu nước” để chống lại Giáo Hội, đời nào Văn nhận làm điều đó. Văn đã phải trả giá rất đắt cho những lập trường của mình.
Cả cuộc đời Văn đã làm chứng cho tình yêu, một tình yêu duy nhất, trọn vẹn và dâng hiến. Tình yêu duy nhất này chỉ dành cho Thiên Chúa và Hội Thánh của Người.
Hai ý tưởng từ cuộc đời Văn đáng làm cho chúng ta suy nghĩ : - Có một người yêu Chúa ở giữa những người cộng sản. - Lên tiếng và bảo vệ sự thật.
Viết ngày 4 tháng 5 năm 2009 (năm kỷ niệm 50 năm ngày Văn qua đời: 10/7/1959).
Lm. Vĩnh Sang, dcctvn