Suy niệm Chúa nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm B
“Chúng ta đến nghe nỗi sầu tinh tú”
Những ngôi sao buồn
suốt một chu kỳ,
Những đám tinh vân sắp sửa chia ly,
Và sao rụng biếc đôi tay cầu nguyện
Những đám tinh vân sắp sửa chia ly,
Và sao rụng biếc đôi tay cầu nguyện
(“Đường Vào Tình Sử”, thơ Đinh Hùng)
Mt 28: 16-20
Đường vào tình
sử, nhà thơ nghe nỗi sầu tinh tú. Cất bước ra đi, nhà Đạo tìm thấy niềm vui ở
Tin Mừng. Niềm vui, là niềm tin Đức Chúa có Ba Ngôi, đã mặc khải ở trình thuật.
Trình thuật hôm nay, thánh Mát-thêu
ghi về người dân địa cầu không mang nỗi sầu tinh tú, nhưng rất tin. Tin, Chúa
Ba Ngôi yêu thương kết hợp. Tin, mầu nhiệm huyền bí Chúa Ba Ngôi. Tin, vẫn một
niềm, nhưng không giải thích bằng ngôn ngữ, với loài người.
Thánh Phaolô, bằng vào ánh sáng của
lý trí và lẽ phải, mà con dân địa cầu biết rõ Thiên Chúa là Đấng tạo tinh tú. Vũ
trụ. Cội nguồn. Là, nguyên nhân làm thành vũ trụ. Có một điều, mọi người không
thể hiểu, khi vào bản chất sâu lắng của Thiên Chúa, đã mặc khải cho ta, nơi Tân
Ước.
Không hiểu hết mặc khải, nhưng ta
chấp nhận những khó hiểu ấy, bằng tin-yêu. Tin, như tin vào bản chất của nhiệm
mầu. Tin, như tin vào mặc khải, ta nói được chỉ một Chúa. Đấng thấu biết mọi
chuyện. Đấng, có quyền trên mọi sự. Đấng, thương yêu hết mọi người.
Thánh Tôma A-qui-nô xưa từng bảo:
điều ta nói về Chúa, đều mang tính mâu thuẫn ngay trong tâm. Bởi “Chúa là Sự Thật”, nhưng không là sự
thật ta nắm bắt. “Chúa là Tình Thương”,
nhưng không là “thương tình” ta kinh nghiệm. Từng trải. Vả lại, ta nào có thể
từng trải kinh nghiệm Thương Yêu giữa Ba Ngôi. Cũng chẳng rõ biết sự trong sáng
Chúa vượt quá đầu óc hạn hẹp, của con người.
Bài đọc 1, sách Thứ Luật viết: ta
biết Chúa, không bằng óc não, nhưng bằng kinh nghiệm riêng tư ta có về hoạt
động của Chúa nơi sự sống. Đó, là điều Môsê từng khẳng định: “Có dân nào được nghe tiếng Chúa phán từ đám
lửa như anh em đã nghe biết, mà vẫn sống? Có thần nào lại ra công chọn lấy cho
mình một dân tộc từ dân tộc khác. Dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và
chinh chiến, đã dang cánh mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hồn khiếp đảm, như Đức
Chúa?´(ĐNL 4: 334)
Qua mặc khải, ta được biết: trong
Chúa, có Ba Ngôi vị: Cha, Con và Thánh Linh. Mỗi Ngôi vị san sẻ trọn vẹn bản
thể Đức Chúa. Là, chính Thiên Chúa. Mặc khải rằng, mỗi Ngôi vị đều khác biệt.
Khác, do quan hệ giữa các Ngài: giữa Cha và Con, giữa Con với Cha. Và, tình
Thương Cha-Con, ngay tự bản chất, là Ngôi Thứ ba, Chúa Thánh Thần.
Xác tín ấy, ta chẳng làm được gì để
nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của Tương quan giữa các Ngôi Vị của Thiên Chúa.
Nhưng, tương quan giữa Chúa nói lên một điều, là: khi đã tin, ta sẽ không còn ý
định chỉ tìm giải thích những điều không thể lý giải. Nói cách khác, chẳng thể
minh xác công thức “3=1”, được. Cũng không thể bảo: mỗi Ngôi vị là 3 Ngôi vị,
nhưng chỉ nói: một Thiên Chúa có 3 Ngôi vị. Rõ ràng, khác biệt giữa từ ngữ
“Chúa” và “Ngôi vị”, là ý thế.
Rõ ràng là, ý niệm như thế vượt quá
kinh nghiệm của mọi người. Vượt, óc tưởng tượng của nhân gian. Thế tục. Vượt
như thế, tự khắc giải quyết được
huyền nhiệm. Thế giới của ta, có nhiều sự việc vượt quá sức hiểu biết trọn vẹn.
Vượt, toàn bộ não trạng tưởng tượng, đang nhen nhúm. Đầu thái cực này, là sự
bao la vĩ đại, của vũ trụ. Đầu bên kia, là yếu tố cực vi, như: điện tử, nguyên
tử, rất nơ-trôn.
Trên thực tế, cụm từ “Ngôi vị”, xuất
xứ từ tiếng La-tinh “Persona”, không chỉ có nghĩa “người” phàm, mà còn có vai trò người
nghệ sĩ thủ diễn, trong kịch nghệ. Kịch nghệ cổ La Mã, có thói quen để cho các
nhân vật khi diễn xuất được phép đeo mặt nạ (gọi là persona), nhằm nói lên vai trò mình thủ giữ. Cũng tựa như kịch nghệ
Hồ Quảng/hát bộ bên Trung Quốc, có tục vẽ mặt cho diễn viên để biết nhân vật ấy
là ai.
Tầm nguyên
cụm từ Persona bên tiếng La-tinh, ta
thấy giới tự “per” tức “ngang qua”, và “sona” xuất từ chữ “sonum”
nghĩa là “âm thanh”. Tức, persona (Ngôi
vị)
là người mà qua đó, diễn viên nói cho biết tính chất của nhân vật.
Với kịch nghệ Hy Lạp, tức nguồn gốc mà phần đông người La Mã đã rút tỉa kinh
nghiệm dựng xây nền kịch nghệ của mình, thì “persona”
(ngôi vị) hoặc “mặt nạ” được gọi là “prosopon”
theo nghĩa của cụm từ, là thứ gì
hiện diện ở trước mặt.
Suy tư về Ba
Ngôi Thiên Chúa, cụm từ “Ngôi vị” liên kết với Chúa, được coi như có liên quan
đến truyền thống cổ xưa. Nơi Chúa, có 3 vai trò rõ nét: vai trò của Cha, Con và
Thánh Thần. Có thể nói, ta không đủ khả năng để đi sâu vào thực tại sâu thẳm
của các vai trò này, là bởi không thể tự giúp mình hiểu được điều đó, khi tìm
hiểu tại sao mà mỗi Ngôi vị lại có thể thực hiện vai trò của các Ngài được như
thế.
Cha, là Đấng Tạo Hoá, Đấng Bảo Tồn,
Nguồn Cội sự sống, của muôn loài. Ngài là Đầu Hết và Cuối Hết, của mọi sự.
Con, là
Ngôi Lời, nhờ Ngài và qua Ngài, Bản Chất Thiên Chúa được thông truyền cho ta.
Con đã Nhập thể làm người. Tức, Ngài chấp nhận toàn bộ bản chất con người. Và,
Ngài sống rất sinh động trong ta. Với ta. Ngài là Lời của Thiên Chúa, Đấng tự
thông truyền. Ngài giúp ta hiểu rõ, bằng Lời và bằng các hoạt động của Ngài.
Nhất thứ, là bằng toàn bộ phương cách sống động cũng như Bản vị của Ngài. Nhờ
vào đó, ta hiểu được Thiên Chúa, đậm nét hơn.
Dù thế, ta
vẫn chỉ thấy Chúa “trong làn gương mờ của
mây mù”; bởi, tính Người của Đức Giêsu giới hạn khả năng thực tế rất trọn
vẹn mà Chúa mở ra, cho ta biết. Tình thương của Đức Giêsu tạo cho trí óc của
loài người chúng ta chỉ đạt được giới hạn của hiểu biết. Nhưng, tất cả vẫn là
bóng hình mờ nhạt của Tình Thương, có trong Ba ngôi Đức Chúa, thôi.
Thánh Thần,
là sự hiện diện của Thiên Chúa trong toàn bộ thế giới. Và, trong Hội thánh
Chúa. Nhờ Thánh Thần, mà Hội thánh Chúa được dẫn đi và đưa dắt vào toàn bộ sự
thật. Thánh Thần, như ta biết, là linh hồn của Hội thánh. Nhờ Thánh Thần, Hội
thánh mới thật sự mặc lấy hình hài của Đức Kitô.
Trình thuật
Chúa Về Trời, hôm trước Chúa nói rõ việc uỷ thác Ngài nhận từ Chúa Cha. Đặc
biệt hơn cả, Ngài ra lệnh cho con dân Hội thánh hãy mời gọi toàn muôn dân nước trở
về làm đồ đệ của Ngài, bằng cử chỉ:“Hãy
làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, Con và Thánh Thần.’ (Mt 28: 19). Trọn
vẹn ý nghĩa của thanh tẩy, đi xa hơn nghi thức ta vẫn tưởng, là: dẫn đưa ta vào
với Vương Quốc của Đức Chúa, cách trọn vẹn.
2000 năm
qua, vẫn như thế. Việc ủy thác được ban ra với mọi thành viên của Hội thánh để
mọi người được tháp nhập vào cùng một cộng đoàn bằng việc thanh tẩy, trong
nước. Khi thanh tẩy, lời cam kết về Chúa Ba Ngôi vẫn cho họ biết, về nhiệm mầu
này. Với tân tòng, Cha đã trở thành Nguồn gốc và Cứu cánh của sự sống. Con,
trong Đức Kitô, đã trở nên mẫu mực; và ngang qua Ngài, mục tiêu ấy đã đạt. Và,
Thánh Thần đã trở thành nguồn mạch năng động, mà ngang qua Ngài, ta đến được
với Cha, ngang qua Con, là Đức Chúa của ta.
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment