Lc 15: 11-32: Về người
con cả
Câu 25: Con cả từ
ngoài đồng về: Đáng để ý: nó chí thú công việc lắm. Nhưng tiếng đàn, tiếng
hát vọng đến tai nó. Quái lạ! Một người không biết đến cái vui là gì.
Câu 26: Gọi một tên
đầy tớ: Nói lên tính cách ngờ vực, khó chịu; không thẳng thắn, thân mật với
cha nó. Nó ngang hàng với tôi tớ! Về tâm hồn của nó.
Câu 27: Tên đầy tớ như dò biết chỗ yếu của con cả, nên nhấn
vào những điều có thể đổ thêm dầu vào lửa: nó tả kỹ con bò tơ nẫy, và cho lý do
là em nó vẫn an lành mạnh khoẻ. Nếu em nó là một cái xác chết, chắc là sẽ yên
lòng tống táng, chứ lại an lành mạnh khoẻ. Trong kiểu tả của tên đầy tớ, có ý
muốn nói: ai cũng phải bỡ ngỡ cả trước cử chỉ của người cha.
Câu 28: Hiệu quả của các lời kia: con cả nhất định không
muốn thông phần bữa tiệc gia đình. (Phải để ý đến sự đi quá thực tế nơi chỗ này
của ví dụ: người ta có đủ thì giờ hạ bò, làm tiệc, tìm người hoà nhạc, mà người
ta lại không đi báo cho con cả biết việc ở nhà. Nhưng cũng nên kỳ kèo, có khi
đó là giản lược thôi).
Cha phải ra dỗ con: ông cha phải ra khỏi nhà, để an ủi
phủ dụ con bất mãn. Cho dẫu lưu tại nhà hay hoang đàng, tình thân nghĩa muốn
được lập lại cũng hoàn toàn do tự lòng người cha ông yên được với thái độ của
con. D(ức con cả không bị bỏ rơi, hay thiệt thòi.
Câu 29: Lời đáp của con cả: những tức tối ngấm ngầm đều vung
ra. Nó nhấn đến công lênh của nó. Nó chí thú như một tên nô lệ. Công việc không
chừa cho nó một chút vui chơi nào cả. Nó cho mình là thua thiệt, lép vế đối với
em nó. Nhưng nào nó có nhận là em nó nữa: nó gọi trổng “thằng con ông” như một
người xa lạ “quí tử của ông ấy mà”. Một thằng hư thân mất nết như thế mà lại đi
hạ bò tơ! Các lời con cả đều đúng cả, có lý cả. Và một trật đều sai cả: phát tự
một sinh hoạt không vui sướng, lòng những cay chua, gò ép dưới mặc cảm lép vế:
những người để làm cho mình sợ tội thì phải luôn luôn giáng án hoả ngục trên
người khác.
Câu 31: Lời của ông cha cố gây thiện cảm nơi lòng con. Ông
bắt đầu bằng tiếng con. Con cả khong còn biết nó là con nữa, nó quên cả rồi,
nên đời sống nó chỉ là một chuổi ngày ép gượng không vui gì, luôn luôn nó lập
công. Lời của người cha kêu gọi nó hãy vui sướng. Rồi đáp lại tiếng “con ông”,
cha nó nói “em con”: điều đó nó đâu còn biết đến nữa: nó hết liên đới với mọi
người rồi, chỉ cần biết nó có công hay không thôi.
Lời của người cha: Không trách móc, chỉ cốt là chinh phục:
để nó nhìn nhận và vui sướng, để khử trừ khỏi lòng nó cảm tình bất mãn lép vế
vì thua thiệt, và biết chia vui với gia đình, trong tình huynh đệ.
Trình thuật kết bằng lời về con út: một cuộc cải tử hoàn
sinh, không kết thúc con cả về nhà hay không. Tình trạng thời Chúa Yêsu: chưa
đến lúc hoàn toàn cắt đứt liên lạc với hạng người công chính, chỉ có lời kêu
gọi quyết định thôi: làm cho hay làm nô lệ trong ép gượng, lo lắng ích kỷ vì sợ
thua thiệt lép vế, hay cởi mở đầy tình huynh đệ.
Đã rõ con cả tiêu biểu cho hạng người nào rồi. Và ví dụ là
lời cảnh cáo biệt phái, ký lục chớ có đóng cửa lòng lại trước lời kêu gọi của
Chúa Yêsu, nhưng phải nhận biết làm sao Chúa Yêsu lại xử trí như Ngài xử trí.
Nhưng chính kiểu cư xử của Ngài như thế đã là lý do sâu thẳm cho xung đột giữa
Ngài và hàng lĩnh đạo tôn giáo Israel. Chính Chúa Yêsu trước tình trạng
cũng phải quyết định: hoặc là bất trung với sứ mạng của Ngài để làm vừa lòng
Biệt phái; hoặc là Ngài đành phải lãnh lấy cho mình cuộc xung đột.
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến
nội bộ)
No comments:
Post a Comment