Friday 29 March 2019

Gm John Spong : (Bài 12) Đồng tính luyến ái là thành phần sự sống chứ không phải tai ương


Chương 5
Đồng tính luyến ái là thành-phần sự sống
chứ không phải tai-ương.
(Bài 12)


Tác-giả Dõner từng thực-hiện một số xét nghiệm để xem các giả thuyết do ông đưa ra, nó như thế nào. Chuột đực bị tước bỏ mất hoạt-chất kích-thích trong giai-đoạn có gì khác-biệt về giới-tính vốn sản-sinh trong óc/não? Như đã đoán trước, tiến-trình này tạo một số hành-xử đồng-tính luyến-ái nơi chuột đực, nay trưởng-thành.

Vốn phấn-kích với kết-quả thâu-lượm được lúc ban đầu, tác-giả Dõner tiến thêm bước nữa với lý-luận bảo rằng: giả như chuột đực sở-hữu não-bộ thần-kinh của chuột cái bằng cách chích vào người chúng các hoóc-môn “khơi dậy lòng dục”, hẳn từ não-bộ thần-kinh của chúng cũng thấy sản-sinh một loạt các hoóc-môn có khả-năng gây rụng trứng gọi là “hóc-môn hoàng-thể-hóa”.

Nhằm đáp-ứng dấu-hiệu có mặt ở buồng trứng chưa hiện-hữu vào lúc chưa bắt đầu  thực-hiện xét-nghiệm, kết quả tiên-đoán lại xảy ra một cách khá cụ thể. Sau đó, tác-giả Dõner lại thực-hiện cùng một xét-nghiệm như thế, trên bản-thể đồng tính luyến ái ở nam-nhân.

Não-bộ thần-kinh của nam-nhân đồng-tính-luyến-ái, khi xét nghiệm, đã đáp-ứng việc chích vào cơ thể của người này lượng hoạt-chất estrogen thấy xuất-hiện hóc-môn được hoàng-thể-hóa. Trong khi đó, các não-bộ của nam-nhân có giới-tính khác-biệt có kiểm soát, lại không phản-ứng gì hết. Người thực-hiện xét-nghiệm tin rằng: việc này chứng-tỏ là não-bộ thần-kinh của nam-nhân đồng-tính luyến-ái quả đã bị nữ-hóa trước khi chào đời và hoạt-chất đồng tính ấy được định-vị theo thể-lý do hoạt-chất sinh-hóa tạo nên (*9).

Nếu quả đúng như thế, thì khám phá này đã tạo bước vững-chãi tiến về phía trước chứng-minh được nguồn-gốc và ý-nghĩa đích-thực của hiện-tượng đồng-tính luyến-ái. Nhưng rủi thay, tác-giả Dõner cố tránh tình-trạng rõ ràng là thiên-vị, đã kéo theo nhiều kết-luận mà nghiên-cứu của ông không thể giải-thích được, nên vì thế đã mau chóng đưa ông đến tình trạng xung-đột với y-khoa Đức.

Tác giả Dõner coi đồng-tính luyến-ái như thứ gì đó được thanh-lọc khỏi cuộc sống con người bằng cách chặn đứng nó trước khi thành-hình. Thành thử, ông diễn-tả các kết-luận do chính ông đưa ra theo nghĩa đen và tìm cách tạo cách ngăn chặn ngay ở tử-cung các sự việc có chiều-hướng đồng-tính luyến-ái ở con người.

Nghĩ thế rồi, ông còn đi xa hơn những gì do chính ông đề xuất để hỗ-trợ. Nhưng, các nhà phê-bình đã phản-ứng chống lại tiến-trình này, nên mới tìm cách gạt bỏ các khám-phá do ông đạt.

Tuy nhiên, các khám-phá nói ở đây, nếu không mang tính kết-tụ thành-tựu, thì cũng đáng kể là ở chỗ nó đã khích-lệ rất nhiều người. Bởi thế nên, khi áp-đặt thành-tựu do mình đạt được, tác-giả Dõner đã trượt ngã trên lớp băng mỏng dòn, dễ bể.

Ông tìm cách đưa ra nhiều kết-luận tiến xa hơn tầm nhìn phát-xuất từ dữ-liệu do ông đề ra. Chính ông cũng không nhận ra rằng đồng-tính luyến-ái có thể vừa là khuynh-hướng bình thường vừa có giá-trị với việc phát-triển nhân-tính con người.

Muốn hiểu duyên do/cớ sự của nó, đâu phải chỉ đề ra cung-cách này khác hầu ngăn chặn không cho nó xuất-hiện là xong đâu. Nhưng, có cái gì đó còn tốt hơn đã rớt lại ở tiến-trình biến-hóa vốn cưu-mang ta khỏi các tế-bào đơn-độc, hầu nhận ra được chính mình trong quá-trình trải dài cả trăm triệu năm.

Sử-dụng dữ-liệu không đúng cách, thật không là điều phải lẽ. Thành thử, khám phá của tác-giả Dõner phải được cứu xét một cách nghiêm-túc mới xứng-hợp.

Câu chuyện về đám trẻ ở Cộng Hòa Đôminíc do Jo Durden-Smith và Diane de Simone thu thập, cũng tạo thêm khẳng-định vững-vàng về giả thuyết cho rằng não-bộ thần-kinh con người đã định sẵn “giới tính” một cách không thể dứt bỏ vào lúc ta sinh ra cũng như sau thời-gian đó.

Và, kinh-nghiệm con người tạo được sau khi sinh, không thể thảo-chương  óc/não thêm lần nữa theo chiều-hướng có giới-tính đã đổi. Chuyện này xem ra hơi khác thường, nên tôi sẽ để các tác-giả được quyền phát-biểu nó ra bên ngoài.

Thập niên 1970, vốn thoát khỏi tầm nhìn của quần chúng, đám con cháu của Amaranta Ternera đã bị phát-hiện. Và từ đó, nhiều tranh cãi trong giới khoa-học cũng đã khởi đầu.

Amaranta Ternera –(chúng tôi buộc phải đổi tên chị cũng như các chi-tiết về thân-thuộc của chị là vì chị yêu cầu như thế)- sinh ra cách nay 130 năm tại vùng Tây Nam Cộng Hòa Đôminíc. Với Amaranta, như chúng tôi được biết, thì chẳng có gì sai trái hết. Xem ra chị vẫn có cuộc sống bình thường, và đơn-giản.

Thế nhưng, khi trước đã có một vài trái khuấy về mầm “genes” còn sót lại nơi chị lúc còn trẻ. Và, cũng có đôi điều không tốt đẹp xảy ra với một số con cháu của chị. Bảy thế-hệ tiếp theo sau, mầm gene của Amanta được định-vị trong 23 gia-đình sống ở 3 thôn làng khác nhau.

Và, có đến 38 nhân-mạng khác nhau thuộc các gia đình này đều thừa-hưởng những sự lạ do Amranta truyền xuống cho họ thật rất rõ. 38 người này, khi sinh ra đã có ngoại-hình là bé gái. Chúng lớn lên như trẻ gái, và đến tuổi dậy thì, chúng lại trở-thành con trai.

Lấy thí dụ 10 người con của Gerineldo và Pilar Babilona. 4 đứa trong số này đã trải qua tiến trình thay đổi giống. Đứa lớn nhất là Prudencio sinh ra rõ ràng đã có âm-hộ và có hình thù cơ-thể của bé gái, hệt như đứa em vừa trai vừa gái kế tiếp theo có tên là Mathilda.

Bé Prudencio nhập Đạo với tên tục là Prudencia. Và, Pilar nói tiếp: bé em đây lớn lên gần gũi bên gút áo tạp-dề của mẹ, cứ sống xa vời mọi bé trai khác trong làng và còn giúp mẹ đủ mọi công việc.

Thế rồi, có cái gì đó hơi là lạ xảy đến nơi cơ thể của bé. Giọng nói của bé trở nên  trầm dần và sâu lắng. Vào độ lên 12, “mòng đóc” của bé cứ lớn dần rồi trở thành “dương-vật” với hai hòn dái thòng kín bên trong bìu thành mép “âm hộ”. Bỗng, hắn ta trở thành nam-nhân giống đực. Bố Gerineldo từng bảo: “Hắn tự thay quần áo mặc lấy một mình khiến hàng xóm thấy cũng quen dần với lối ăn mặc lạ kỳ ấy”.

Bỗng chốc, hắn phải lòng một đứa con gái ngay lập tức. Hiện giờ, Prudencio đã ở vào độ tuổi hơn ba mươi. Giống hệt người em Mathilda, nay gọi là Matêô, bé trở thành nam-nhân có cơ bắp rắn chắc không chê vào đâu được. Về tình dục, y ta có khả-năng không hề bị liệt-dương, hằng ngày vẫn ăn ở với vợ tại Hoa Kỳ.  

Với tác giả Julianne Imperato-McGinley ở đại-học Cornell, thì giống như 17 đứa bé trong số tổng cộng 18 đứa, thì tất cả các em đều được dưỡng-dục rõ ràng hệt như với con gái; và xem ra Prudencio không thấy khó khăn nào để chỉnh sửa cho phù hợp với giống đực, tức: có khuynh hướng tình dục nghiêng về nam-giới và sống đúng vai trò của nam-nhân.

Chính điều này đã khiến cho Prudencio và các trẻ người Đôminích trở nên quan-trọng. Chúng không thấy khó khăn gì để điều-chỉnh thành giống đực, và có khuynh hướng dục tình như mọi nam-nhi nào khác và đóng vai trò của nam-giới.

Prudencio và các đứa khác nói chung đều có mầm giống nam-nhân, nhưng những điều chúng thừa-hưởng từ Amaranta, nói chung, lại không dửng dưng với chất testosterone mà chỉ bất-lực có mỗi một chuyện là không tài nào làm chúng biến-hóa qua hóc-môn của đứa khác, tức là chất “dihydrotestosterone, một hoạt-chất có trọng trách về việc này nơi bào thai phái nam, để rồi sẽ tạo thành bộ-phận sinh-dục giống đực.         

Chính điều này đã khiến Prudencio và các trẻ em người Đominích trở thành quan-trọng. Các em này không có vấn đề nào để điều-chỉnh qua thành giống đực, có chiều hướng dục-tình với phái nam và có đủ vai trò của nam-giới.Prudencio và mọi người đều là nam-giới hiểu theo di-truyền.

Tuy nhiên, điều mà các em này thừa hưởng được từ Amaranta, đó không là tính vô-cảm nói chung đối với chất “testosterone”, mà là sự bất-lực biến-hóa nó trên hóc-môn của trẻ khác, tức danh-từ khoa-học gọi đó là “dihydrotestoterone”, tức: hoạt-chất chịu trách-nhiệm trong bụng dạ giống đực, hầu tạo hình hài thành bộ-phận sinh-dục nam phái.

Vốn thiếu hẳn điều này, nên các trẻ em người Đôminíc khi sinh ra trông giống như con gái vì thế nên mới được dưỡng-dục theo kiểu con gái. Đến tuổi dậy thì, mặc dù thế, cơ thể của các em đều tràn đầy hương-sắc mới mẻ toàn hóc-môn nam-giới khiến chúng rất nhạy-cảm.

Các cơ-phận nam-phái của chúng, có thể nói là lâu nay đợi chờ ở phía cánh cuối cùng rồi cũng tự mình triển nở, thôi. Và thiên-nhiên lãnh việc hoàn-tất mọi chuyện mà trước đó chúng đã làm hư hao, vá víu.

Dù sao đi nữa, đám con trẻ này đã không bị suy sụp tâm-lý theo điều mà khôn ngoan theo qui ước từng tiên-đoán là chúng sẽ phải như thế. Đây là điều cốt yếu, bởi nó phải có nghĩa như một trong ba điều; đó là: hoặc đám trẻ đã thực sự được nuôi dưỡng như con trai ngay từ ban đầu. Hoặc, chúng được dưỡng-dục ít ra với một mớ lẫn lộn về giới tính của chúng; và trong trường-hợp như thế mọi người sẽ kỳ vọng là chúng bị rắc rối về phái-tính như người lớn vẫn bị.

Hoặc, chúng sinh ra đã có sẵn não-bộ thần kinh phái nam ở đó trước ngày sinh ngay trong cơ thể “phái nữ” của chúng, một não bộ đã trượt lướt cách thoải mái vào lối diễn tả của nam giới khi cơ-thể chúng thay đổi vào lúc dậy thì.

Theo lối lý-luận này, thì thiên-nhiên bằng vào cách hành-xử có giới tính là thứ quan trọng giống như chất dinh dưỡng.  Quả thật, học hỏi có lẽ cũng có đôi chút tác-dụng trong việc này.

Về phần cha mẹ, như chúng tôi từng nói  -và Julianne Imperato-McGinley có mặt trong đó-  từng nhấn mạnh là đám con trẻ người Đôminíc được nuôi dưỡng đồng loạt cách mơ hồ theo kiểu của con gái. Điều này có nghĩa là: giả-thuyết thứ ba  -từng bảo: não bộ của chúng có nam-tính trước khi sinh là do hóc môn chính nam-tính “testosterone bị lấy đi một cách rất nghiêm-túc (* 10)


Những điều nêu trên, qua tính cá-thể hoặc tập thể, đã hỗ trợ nhận-định mang tính khoa-học vốn bảo rằng: khuynh-hướng dục-tình, có thể là chuyện não-bộ thần-kinh đã có hướng dục-tình này cả vào lúc trước khi sinh và như thế, chuyện đồng-tính luyến-ái là dữ-kiện được ban phát cách nào đó khá đáng kể đưa vào khí-tính của con người; và điều này không thay đổi từ khi con người được tạo dựng. Với thiên nhiên, điều đó không thuộc về di-truyền, nên không thể “phát-sinh” từ giòng-tộc được.  

Duy nhất chỉ một lý do khiến nó tồn-tại, là hỏi rằng: điều đó có chứng-minh được hoạt-động sai sót của thiên-nhiên trong tiến-trình tiến-hoá không, hoặc thay vào đó, nó chỉ là biến chuyển thông thường nhằm phục vụ mục-đích nào đó trong tiến-trình tiến-hóa mà ta chưa nhận ra, thôi.

Tuy nhiên, bất cứ tiến-trình nào của thiên-nhiên vốn xảy ra một lần trên mười khiến ta khó có thể gọi đó là trục-trặc được. Thiên-nhiên quả là chính-xác, tôi tin như thế, để ta có thể thừa-nhận nó như lỗi lầm. Ta bị lôi kéo đi vào nhận định mà bảo rằng: những gì lâu nay mình thấy như chuyện đức-hạnh, trên thực tế, chỉ là vấn-đề bản-thể-học mà thôi. Đồng-tính luyến-ái, là sự việc mình trở nên chính mình, chính con người mình.

Đi vào địa hạt di-truyền-học, ta còn khám phá ra một số đề tài nghiên-cứu được thêm vào hầu giúp ta hiểu thế nào là dục-tính. Quả, có đến 23 cặp nhiễm-sắc-thể trong hạt-nhân của tế-bào con người, trong đó có duy-nhất là cặp nhiễm-sắc-thể về tính dục. Phụ nữ có hai nhiễm-sắc-thể tính-dục X; nam-giới là bộ nhiễm-sắc thể XY đơn lẻ.

Thế nên, giới-tính được định-vị vào lúc cưu mang do nam-nhân tạo ra thoạt vào lúc tinh-trùng X hoặc Y kết hợp với nhiễm-sắc-thể X ở buồng trứng. Nhiễm-sắc-thể Y có trọng-trách phát-triển các tinh-hoàn trong tuần thứ bảy ở thời-kỳ thai-nghén.   

Khi thành hình, các tế bào ở tinh-hoàn Sertoli tiết ra một hoạt-chất khả dĩ ngăn chặn việc phát-triển hệ-thông sinh-sản của giống cái. Thành thử, cấu-trúc sinh-lý làm nền sự sống con người được hướng về việc sản-sinh ra nữ-giới. Nhiễm sắc thể Y là thứ sản sinh ra tinh-dịch tạo án-ngữ can thiệp vào tiến-trình này như thế cho phép nam-nhân nào có bộ-phận sinh-dục bên ngoài được tái sinh thay cho nữ-giới bằng bộ-phận sinh-dục bên trong. (*11)

Mọi biến-đổi theo hình-thái sản-sinh cách thường tình như thế nay  xảy đến. Và, cứ một trường-hợp sinh sản trong số năm ngàn trường-hợp sinh, chẳng hạn, thì mỗi cá-thể sinh ra chỉ có duy nhất một nhiễm-sắc-thể dục-tính có một nhiễm-sắc-thể X mà thôi. Người ấy chắc chắn là nữ, nhưng người nữ này lại không có buồng trứng gì hết. Có một trường hợp biến-đổi khác gặp ở triệu-chứng Klinfelter trong đó lập-luận rằng: con người có đến 3 nhiễm-sắc-thể là: XXY.

Thành ra, nam-nhân nào mất khả-năng sinh-sản có thể triển-khai vài đặc-trưng của nữ-giới; đôi khi, trong quá-khứ, những người như thế đã sống như gánh xiệc. Biến-đổi XXY không nhất-thiết mang đặc-trưng nam-tính mất khả năng sinh-sản, nhưng những người được định-hình theo kiểu này lại theo hướng có đặc-trưng hay gây hấn cách công-khai mà theo một số nhà nghiên cứu thì những người có hành-xử siêu hung-bạo đôi khi phản-chống xã-hội.


Sai lầm của thiên-nhiên có thể trở nên bi-thảm cho con người, nhưng không phải mọi người nói chung, bởi lẽ nhiều khiếm khuyết trong thể-loại dục-tình lạ thiếu mất khả năng sinh sản nữa.

Lâu nay, tôi kiểm điểm lại xem kết luận mình đưa ra cũng sở hữu nhiều xác suất may nhờ có sự giúp đỡ của Ts Robert Lahita, phó Giáo sư ngành y đóng trụ tại Đại học Cornell New York City.

Tiến sĩ Lahita lâu nay được nhiều người ưa thích trong vấn đề này qua chủ trương định-vị xem tại sao một số bệnh/tật, như chứng ban đỏ hình dĩa, ảnh hưởng trước tiên lên phụ nữa trong khi các triệu-chứng khó đọc hoặc viết và chứng tự-kỷ, trước nhất ảnh-hưởng lên nam-giới.

Tiến sĩ này cũng giống nhiều khoa-học-gia khác lâu nay vẫn yên-chí rằng các chức sắc trong Giáo-hội là những người cầm cân nảy mực về mọi sự, có những tuyên-bố dựa trên cơ ngơi lý luận không được cộng-đồng khoa-học-gia hỗ trợ. Riêng tôi, vẫn thông cảm và sẻ sản với lập trường của ông. Bởi, ngu dốt một cách lành thánh vẫn đích-thực là ngu và dốt.

Bởi, mọi bằng-chứng đều kéo theo kết-luận bảo rằng: người đồng-tính không chọn khuynh-hướng dục-tình cho mình, lại không thể thay-đổi nó và như thế đã tạo phản-ứng thông-thường nhưng ít ỏi về cung-cách dục-tình của con người.

Rõ ràng là, thành-kiến từ những người có tâm trạng theo hướng dục-tình với người khác phái vẫn kình-chống người đồng-tính nên mới phải chọn đồng-hành  với những gì là mà-thuật, làm thân nô-lệ và có niềm tin ngu-muội cũng như thể-chế áp-bức bị ta bỏ rơi.     

Một số người lại sợ rằng: chấp-chận lập-trường này, có nghĩa là việc xét-đoán tiêu-biểu phải ngưng đọng ra khỏi mọi hình-thức xử-sự theo cách đồng-tính. Lại nữa, đây cũng là hình-thức biểu lộ thành-kiến rất phi lý. Tất cả mọi xử-sự theo hướng dục-tình với người khác phái đều không được chuẩn-thuận, bởi lẽ tất cả chúng ta đều khẳng-định sự tốt đẹp của dục-tình khác phái. Bất cứ hành-xử dục-tình đều mang tính hủy-hoại, bóc lột, có tà-tâm hoặc bừa-bãi; vì thế nên, đó chính là sự dữ/ác-thần không cần phân-định xem người can-dự là đàn ông hay đàn bà.

Bất cứ khi nào thấy một trong các điều kiện này hiện-hữu, cũng cần nói lên lời kết án đạo đức. Khó khăn xảy đến khi xã-hội con người đánh gia1du5c-tình khác phái tự nó đã tốt đẹp và đồng tính luyến-ái tự nó là chuyện xấu xa.

Tính chuyên-chế về đạo-đức dẫn đến kết quả là lối chữa trị thiên về đạo-đức/chức năng cho dục-tình khác phái: các khác-biệt giữa việc ban tặng sự sống và hành-xử hủy-hoại sự sống sẽ hiện diện với người theo hướng dục-tính khác phái, trong khi đó thì bất cứ và tất cả mọi kiểu hành-xử mang tính dục tình xuất hiện từ một định hướng dục-tình đều bị lên án như một tội phạm.

Lập-trường luân-lý/đạo đức như thế sẽ khiến các người đông tính nam/nữ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc tìm cách chối bỏ hoặc đè nén nó. Quả thật, đa số các vị trong hội-đồng nhà thờ lại đưa ra đề-nghị bảo rằng: trên thực tế, đó chỉ là chọn lựa đạo-đức mở ra cho người có hướng chiều dục-tình thôi.    

Có lẽ ta cũng nên nhớ rằng: phần đông con số những người có dục-tình khác phái đều can dự vào những chuyện như: lang chạ, điếm đàng, hiếp dâm, xách nhiễu trẻ em, loạn luân và mọi hình-thức coi như ác-dâm và thông-dâm thôi. Càng về sau, do chối-từ không chấp-nhận bất cứ hành-xử đồng-tính nào như chuyện bình thường, xã-hội đơn-âm ngày nay sẽ lèo lái rất nhiều người đồng-tính nam/nữ vào lề-lối rất hành-xử mà thế giới ngay thẳng lo sợ cũng như lên án.

                                                                                   (còn tiếp)



Gm John Shelby Spong biên-soạn
Mai Tá lược dịch.   

  





              


  




Tuesday 26 March 2019

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT : LÒNG NHÂN HẬU CỦA THIÊN CHÚA



Trước khi tìm hiểu về dụ ngôn “Người cha nhân hậu” mà chúng ta vừa đọc, xin phép đặt vấn đề với các bạn: nếu trong gia đình các bạn có hai người con mà cách sống của chúng giống hệt như hai người con trong dụ ngôn thì quý phụ huynh sẽ yêu thích người con nào hơn? Nói chung, chúng ta có lẽ sẽ yêu anh con cả hơn, bỏi vì ít nhất anh đã không làm cho các bậc cha mẹ phải buồn phiền và lo lắng.
 
Còn đối với cậu con thứ, thì chúng ta hơi khó chấp nhận việc làm của cậu; cho dù đó là việc mà chỉ có ai đủ can đảm và liều lĩnh mới dám chọn lựa hướng đi này. Và nếu như vậy, thì xem ra chỉ vì sự an bình của bản thân mà đôi khi chúng ta dễ dàng hơn trong việc chấp nhận và yêu thương những người con chỉ biết vâng lời, và không làm điều gì trái ý chúng ta; một kiểu vâng lời tối mặt, một dạng con cái khi gặp khó khăn sẽ chạy trốn vì chưa bao giờ tự mình đối diện với khó khăn hay thử thách. Còn những người con muốn có một cuộc sống tự lập thì thường có khuynh hướng làm trái ý của cha mẹ thì lẽ dĩ nhiên sẽ được quý phụ huynh thương yêu ít hơn!

Trong dụ ngôn hôm nay, người con thứ muốn tìm kiếm một lối sống trưởng thành, tự lập và không muốn mãi là người con chỉ biết ăn bám vào cha mẹ. Anh đến gặp cha và thưa rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.” Anh không tham lam, chỉ xin những gì mà anh được hưởng theo qui định mà thôi. Có một số người cho rằng qua lời yêu cầu chia gia tài này anh mong muốn cho người cha mau chết. Thật ra, không ai biết anh có ý nghĩ đó hay không? Phải chăng đó là kiểu gán ghép điều mình nghĩ cho người khác. Chúng ta chỉ biết là lời thỉnh nguyện của anh ẩn chứa ý nghĩ là anh muốn được tự do để tự mình sắp xếp cuộc sống cho chính mình. 

Tuy được sự chấp thuận của cha, nhưng cậu con thứ vẫn chưa đi ngay, ít ngày sau đó anh mới lên đường. Anh dùng mấy ngày vắn vỏi này để gom góp sản nghiệp thuộc phần mình và có lẽ cũng xem xét lại các dự án một cách cẩn thận và chu đáo hơn. Và sau khi đã ổn định mọi sự, anh từ giã quê cha đất tổ và khởi sự lên đường. Như vậy, cuộc ra đi của anh đã được tính toán cẩn thận và có chuẩn bị chứ không phải là một cuộc đi hoang như chúng ta thường hay nói.

Trên đường tìm kiếm một lối sống cho riêng mình anh vẫn mang theo của cải đã được cha anh chia cho. Tuy cô đơn trên hành trình tìm kiếm, nhưng một cách nào đó những gì mà anh có hiện giờ vẫn là của người cha ban cho, chứ anh tự mình chưa làm ra được điều gì! Nhưng, ngay lúc này anh lại không nhận ra điều đó. Bởi vì, lòng tham vọng để thỏa mãn “cái tôi” đã làm mờ mắt anh và từ đó mối tương quan gia tộc, sợi dây liên kết tình cha con nay bị gián đoạn và không được anh quí trọng.

Hậu quả của việc tìm kiếm để thỏa mãn những ước mơ như: có một cuộc sống tự do, sung túc mà không cần lệ thuộc vào sự chăm sóc của cha đã dẫn anh đi vào ngõ cụt của dòng đời. Vì không còn có cha bên cạnh, nên anh đã tiêu pha một cách phung phí hết tài sản của cha đã trao cho; anh không còn kềm chế được hành vi của mình nữa, thả lỏng dây cương và trôi dạt vào những bến bờ vô định. Anh đã mất tất cả. Thậm chí, ngay cả môi trường mà anh đang sống cũng chống lại anh. Nạn đói trong vùng càng làm cho anh thêm túng quẫn. Thậm chí, anh ước mơ có công việc của một hạ nhân là chăn nuôi heo để có thể ăn thức vật của heo ăn mà cũng không ai thèm mướn. 

Mọi cánh cửa dường như khép lại. Và chính trong hoàn cảnh khốn cùng như thế anh bắt đầu hồi tâm và tìm cho mình một lối thoát. Quá trình này được khởi đầu bằng việc nhìn lại chính mình - ta có thể coi giai đoạn này như là thời gian ‘vào sa mạc’ của anh. “Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ - He came to himself.” 

Nhìn lại chính mình không phải để trách móc hay than thân trách phận, nhưng là đặt mình trong tương quan với cha và ôn lại các kỷ niệm khi còn ở với cha; anh nhớ lại rằng ngay những kẻ ăn người ở trong nhà cũng có được một cuộc sống cơm dư gạo thừa, còn anh thì lại chết đói. Mái nhà xưa đã không đủ ấm cúng để giữ chân anh, thì giờ đây lại là mục đích mà anh hướng đến. 

Nếu trước đây ‘cái tôi’ đã làm anh mù quáng và sống trong mơ mộng và chỉ nghĩ đến tham vọng của bản thân, thì giờ đây nhờ việc anh đặt mình trong tương quan với các thành viên khác trong gia đình của anh đã giúp anh thay đổi. Sự thay đổi này được diễn tả không chỉ trong tư tưởng mà còn ở việc làm của anh nữa.

Anh khám phá rằng chính lúc anh để mất tất cả, mất luôn quyền thừa tự lại là lúc anh cảm nhận được diễm phúc làm con, một người con không còn gì để mất nữa. Việc nhận ra sự thật này là điều căn bản giúp anh có được một chọn lựa chính đáng, đó là chọn sự sống hầu thoát khỏi cái chết. Anh cũng biết rằng quyền được làm con mà anh có thể sẽ được phục hồi không phải do các nhân đức của anh, nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào lòng thương xót và sự định liệu của cha anh.

 Chúng ta thường được nghe nói là người con thứ có cuộc sống hoang đàng. Thật sự mà nói, tôi không dám sử dụng cụm từ “hoang đàng” để diễn tả hành vi của cậu. Việc cậu chọn lựa và thực hiện dự án nói lên tính tự nhiên của con người là tìm kiếm cho chính mình một lối sống tự do và rồi sẵn sàng chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Người con thứ không muốn bị trói buộc bởi các luật lệ của tiền nhân và cũng chẳng muốn thụ động trong các tương quan, dù là tương quan gia tộc. 

Qua ngòi bút của Thánh Luca, chúng ta thấy anh con thứ đã thành công trong việc này: Anh đã mất tất cả, trở thành một kẻ nghèo cùng cực, không còn gì để mất; và vào chính lúc anh không còn gì để mất thì anh lại tìm thấy hướng đi lên. Khởi đầu của hướng đi này là sự cảm nhận: anh cảm nhận được bản chất đích thực trong thân phận làm người, đó chính là anh không thể sống một mình, nhưng là sống trong tương quan với người khác, những người trong gia đình, đặc biệt là cha anh. 

Anh đã nhìn cha bằng cái nhìn khác, không giống như lúc còn ở nhà. Anh không còn trẻ con mà đã lớn khôn, trưởng thành và biết suy nghĩ về hoàn cảnh của cha. Từ đó anh thông cảm với cha trong các nỗi đau khổ khi phải xa anh. Từ sự cảm thông này anh đã hòa nhập vào con tim và lối suy nghĩ của cha.

Với những tâm tình này, anh con thứ đã dọn cho mình một lối về. Vì thế, chúng ta ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh người cha vội vã ra đón mừng anh, còn anh thì không! Anh không hề ngạc nhiên khi  thấy cha vui mừng chạy ra đón mừng anh, vì đó cũng là niềm vui của chính anh. Qua sự biến đổi này, Thánh Luca đã gọi anh là ‘người con trưởng thành’, trong khi đó thì người con cả vẫn chỉ là ‘trẻ con’. 

Tôi cảm phục lòng can đảm kiếm tìm một lối sống của người con thứ. Anh đã thành thật và sống trọn vẹn với các suy tư của anh. Và khi đã mất tất cả thì anh lại tìm thấy điều quí giá nhất, đó là mối tương quan đích thật của tình cha con. Hành trình nào lại không có những va chạm, đổ vỡ! Cuộc sống nào chẳng có thử thách! Con người nào lại chẳng có tội! ... Có lẽ các điều đó không quan trọng. Điều thiết yếu là chúng ta có đủ can đảm và dùng mọi cố gắng để tìm kiếm một lối thoát trong sự đổ vỡ đó hay không? Cứ can đảm tìm kiếm và thực hiện các dự tính của mình. Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta nhìn thấy ánh sáng của Ngài vẫn đang chiếu soi trên các buớc chân của chúng ta. 

Còn người cha thì sao?
Trong phần đầu của dụ ngôn, hành động của người cha được trình bày dường như là quá thụ động và dễ dãi. Thoáng nhìn, chúng ta có thể nghĩ rằng ông ta thuộc tuýp người cưng chiều con cái. Nhưng cũng có thể là ông yêu thương và tôn trọng các con. Có tình yêu nào mà không pha một chút mù quáng và điên dại; con tim của các kẻ đang yêu thì vẫn thiếu bóng dáng của lý trí; nhưng nếu yêu mà để cho lý trí lấn át thì tình yêu đó cũng khô cằn? 

Có lẽ, chúng ta vẫn không hiểu rõ ràng được hành động của ông trong phần đầu câu chuyện. Nhưng theo tôi nghĩ thì ông thuộc loại người giầu tình cảm, luôn rung động trước những nhu cầu của kẻ khác. Ông giáo dục con cái bằng cách chấp nhận các sáng kiến của họ, và luôn chờ đợi và chấp nhận các sai lầm của chúng bằng tấm lòng nhân hậu và khoan dung để qua đó có thể giúp cho con cái cảm nhận được tình thương của ông và cũng là cơ hội giúp cho con cái được trưởng thành hơn qua các kinh nghiệm đau thương mà chúng đã trải qua. 

Với tâm tình ấy, từ ngày con ông bỏ đi, ông hằng mong cậu trở về. Ông đau khổ đêm ngày mỗi khi tưởng nhớ đến cậu. Chính vì thế, khi cậu còn ở đàng xa - hình dáng của cậu lúc này có lẽ khác trước: gầy còm vì thiếu ăn, tiều tụy vì lo lắng; thế mà ông vẫn nhận ra con của mình. Niềm đau buồn thương nhớ nay biến thành niềm hạnh phúc. Điều này được diễn tả bằng các chi tiết vô cùng sống động mà ít người cha nào có thể thực hiện được. Ông chạy ra, ôm chầm lấy con, hôn lấy hôn để. Thái độ của ông được xem như là một ngoại lệ, không phù hợp với tập tục của người phương Đông thời bấy giờ. 

Tuy nhiên, qua việc xử sự như thế, người cha đã biểu lộ một cách mãnh liệt tình thương mà ông hằng ôm ấp đối với con ông. Qua ánh mắt, cả hai đều cảm nhận được những đau khổ chồng chất, và những thay đổi trong cuộc sống từ ngày hai cha con họ xa nhau. Hơn nữa, thái độ của ông - chạy, ôm cổ, hôn lấy hôn để - còn diễn tả tâm tình của một người mẹ.

Tình thương và sự vui mừng đã đạt đến cao điểm khi ông cắt đứt dự định thú tội của người con thứ khi cậu muốn được đối xử như người tôi tớ trong nhà mà thôi. Ông không cho cậu có cơ hội nói lên điều đó. Bởi vì, dù quá khứ của cậu có xấu xa đến đâu chăng nữa, nhưng bây giờ, trong giây phút này, trước mặt ông, trong lòng ông cậu vẫn là con trong nhà; mà đã làm con thì không bao giờ được coi như kẻ làm công, ông không cho phép cậu tự hạ mình xuống hàng tôi đòi, vì như thế tức là xúc phạm đến tình cha con. Con muôn đời vẫn là con yêu quí của cha. 

Hãy quên đi quá khứ của mình mà mặc lấy con người mới. Quyền thừa kế và vinh dự cũng được trao lại cho con. Con đừng để các mặc cảm tội lỗi dầy vò cuộc sống mà hãy vui với niềm vui của cha. Hai cha con đã thông chia cùng một tâm tình khi họ xa nhau, tình trạng này được gọi là ‘tâm linh tương thông’. Đã như vậy, thì giờ đây cha con chúng mình hãy bước vào để dự tiệc vui, tiệc đoàn tụ nói lên sự hiệp nhất và yêu thương của gia đình mình. Bởi vì, theo cha, từ ngày con rời nhà ra đi thì trong gia đình của chúng mình có một khoảng trống mà không ai có thể bù đắp được, ngoại trừ con. Giờ đây, con đã tìm về sự sống với gia đình. Vậy chúng ta phải hân hoan và ăn mừng chứ. 

Tiệc vui đã được dọn sẵn.
Đến phiên ông con cả?
Người con cả lúc này đang ở ngoài đồng, lo việc cho Cha. Khi về gần đến nhà, anh chẳng thèm bước vào để hỏi cha xem chuyện gì đã xẩy ra mà nhà này lại vui như thế. Anh còn thua cả người giúp việc nữa, bởi vì tuy là kẻ tôi đòi, nhưng họ cũng nhận được niềm vui của ông chủ khi nghe ông báo rằng: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe.” Điều này, có nghĩa là phần chúng tôi đây, cho dù phận làm tôi, nhưng cũng được thông phần vào sự vui mừng với ông chủ qua việc chuẩn bị tiệc vui này cho thật chu đáo. 

Mọi người đều vui. Người con cả đã được báo tin vui. Nhưng phản ứng của anh thì khác. Anh nổi giận, không tiếp nhận tin vui; trái lại còn biểu lộ sự bất mãn bằng cách tiếp tục đứng lỳ bên ngoài. 

Người cha bước ra năn nỉ mà người anh cả vẫn không nhận ra được nỗi lòng của cha. Trái lại, còn kể lể công lao, phân bì, ghen tương, lên án và đặt điều nói xấu cậu em qua lời hờn dỗi sau đây: Cha coi, con hầu hạ cha suốt cuộc đời, chưa bao giờ có ý định hay phản kháng lại ý cha, thế mà đã bao giơ cha cho con đuợc tổ chức tiệc mừng với bạn bè chưa. Rõ khổ, người cha bị anh loại bỏ trắng trợn; vị trí của mấy ông bạn còn trọng hơn cha. Rồi anh tiếp tục: còn thằng con của cha; nghĩa là cha vẫn nhận nó làm con và hình như nó không còn là em con nữa; vì kể từ ngày nó rời bỏ căn nhà này ra đi thì con không màng đến việc nó sống hay chết nữa. 

Đến nay, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm; nay trở về thì cha lại giết bê béo ăn mừng. Không biết ông anh cả lấy chi tiết này ở đâu mà dám tăng thêm tội cho em mình là phung phí tài sản với các cô gái như thế hay là cậu cả nhà mình lại gán cho cậu em điều mà cậu cả hằng mơ uớc! 

Cậu cả muốn nghĩ sao cũng được, vấn đề ở đây là việc ông cha mời cậu cả cùng chung chia niềm vui gia đình với ông; vì dù thế nào cậu vẫn là một thành viên trong gia đình này.

Công việc hầu hạ và không dám trái lịnh cha của người con cả là một điều tốt. Nhưng các việc anh làm lại không đem lại ích lợi gì cho anh vì anh làm trong tư thế của kẻ làm công. Anh làm để mong được thưởng và chia sẻ phần thưởng đó với bạn bè, chứ không phải với cha anh. Anh tuy sống trong nhà, nhưng thật ra con tim và lối sống của anh đã không thuộc về gia đình nữa, anh đã thoát ly và đi xa hơn người em. Anh đã đánh mất tình cha con, và tình anh em cũng không còn. 

Vì thế, khi nghe người cha nhắc đến cậu con thứ, anh liền lên tiếng xác nhận ngay ‘đó là thằng con của cha, có nghĩa là nó là con cha mà không phải là em con.’ Tuy ở chung một nhà, thế mà có bao giờ anh đã nhận ra sự đau khổ của cha khi mất cậu em. Riêng cậu cả thì kể từ ngày em cậu ra đi thì cậu cả đã coi như em mình đã chết. 

Người con cả trong trình thuật là thế đó. Dường như dòng máu của người anh cả vẫn còn luân chuyển trong dòng máu của chúng ta, nên lối hành sử của chúng ta vẫn là như thế!

Tóm lại, cao điểm và trọng tâm của dụ ngôn vẫn là thái độ sống và lối xử sự của người cha. Ông là hình ảnh tuyệt diệu của lòng nhân ái, tình yêu thương của Thiên Chúa. Ông yêu thương và tôn trọng các con theo cá tính khác biệt của mỗi người con. Ông hiểu và thông cảm các tính tốt cũng như tật xấu của mỗi người con. Chúng được ông yêu thương bằng nhau. Đối với ông, cuộc sống của họ thật đáng quí trọng. 

Vì thế, một lần nữa, ông bước ra để xác nhận với người con cả, mang quyền thừa tự rằng “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha (tiền tài, vinh dự, niềm vui, nỗi buồn... cuộc sống của cha) đều là của con.” 

Cuối cùng, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn là điều tuyệt hảo nhất mà chúng ta cần dựa vào. Tình yêu này chúng ta đã không xin mà có, vì thế hãy hân hoan đón nhận và san sẻ cho nhau nhưng đừng đòi đáp trả nhé. 


Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT