Thursday 28 February 2019

Trở thành sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế đồng thời làm Giám mục



Mới đây, tôi được mời bày tỏ cảm nghĩ của một người vừa là sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế vừa là Giám mục. Thì nay, tôi xin mao muội diễn đạt như sau:

Trước hết, tôi muốn đưa ra vài nhận xét về việc làm Giám mục gây ảnh hưởng thế nào trong quan-hệ với cộng đoàn Dòng.

Chỉ ít tháng, sau khi tôi được phong làm Giám mục, thì một trong các người anh em cùng Dòng với tôi có hỏi là: tôi thấy thế nào về sự chuyển thể từ việc sống với cộng-đoàn chuyển sang sống một mình qua vai trò của Giám mục? Có phải là, tôi có cảm giác như bị cất khỏi cộng đoàn mình đang sống không? Tôi trả lời: lâu nay tôi vẫn về thăm cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế rất nhiều lần để mừng kính các lễ hội của Dòng và tôi thấy mình vẫn như đang sống cùng một nhà với anh em.

Tuy nhiên, nắm chắc một điều là: tôi vẫn có cảm giác tách rời do tôi không còn tham-dự các buổi nghị sự của Dòng và không còn dự-phần vào các buổi thảo-luận hàng ngày cũng như không có quyết định nào về mọi công việc của Dòng thánh nữa.

Nói chung, có thể bảo: tôi vẫn thấy mình là sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế hệt như trước, nhưng lại không có trách-vụ riêng biệt nào trong Dòng hết. Người anh em khi ấy bèn bảo: “là sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế mà lại không có nghĩa vụ nào đặc biệt hết”, điều này xem ra giống đa số anh em khác trong Dòng thôi!”

Gần đây nhất, tôi có suy nghĩ về mối tương-quan của tôi với cộng đoàn Dòng. Hình ảnh đến trong đầu tôi là: ảnh hình của ông nội/ông ngoại với các cháu. Tôi thấy mình giống như ông nội hoặc ông ngoại đối với nhà Dòng. Tôi vẫn thương mến nhà Dòng. Tôi vẫn thích tham-gia các hội-nghị của gia đình Dòng, nhưng tôi lại không có trách-vụ trực-tiếp nào để lo cho Dòng hết.

Maurie, anh ruột của tôi có 9 đứa cháu nội/cháu ngoại. Anh là ông nội/ông ngoại công-tâm hết mình. Anh vẫn bỏ thì giờ ra với các cháu, nội cũng như ngoại, nhưng Anh vẫn nhận ra là mình không có trách-nhiệm tiên-quyết nào với các cháu hết. Việc này tùy ba mẹ chúng mà thôi. Anh chỉ biết vui chơi đùa giỡn với tư cách là ông nội hoặc ông ngoại của chúng, thôi.

Tôi có cùng một cảm giác hệt như Anh nhưng đối với anh em cùng Dòng của tôi.  Các Bề trên hiện nay ở trong Dòng là những người có trách-nhiệm trực-tiếp với Dòng. Tôi rất vui được làm ông nội/ông ngoại dễ thương dễ mến, đồng thời vẫn có thể khuyến-khích anh em cùng Dòng sống trong cộng-đoàn với chức-năng tông-đồ của các vị ấy.

Thành thử, đây là cảm giác của một Giám mục đang gây ảnh-hưởng lên tương-quan với cộng đoàn Dòng của tôi.

Còn hỏi rằng: làm sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế có ảnh hưởng gì lên vai trò Giám mục của tôi không? Thì, tôi tin rằng với tư-cách là sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế, việc này đang ảnh-hưởng lên thừa-tác-vụ Giám mục của tôi lắm chứ.

Hiến-chế Dòng Chúa Cứu Thế có đoạn nói lên hình-ảnh của sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế lý-tưởng. Đây là lý tưởng mà tôi từng thấm-nhuần suốt 46 năm làm sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế. Hiến Chế 20 mô tả vai trò thừa-sai lý-tưởng của Dòng bằng những câu, như sau:           

“Vững mạnh trong niềm tin, bùng cháy trong bác ái, có lòng sốt sắng như đang nằm trên lửa, khiêm tốn trong lòng và bền đỗ trong nguyện cầu, sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế sống như tông-đồ. Và là môn-đệ trung-thực của thánh An-Phong-sô dấn bước theo chân Chúa Cứu Thế với tấm lòng tràn đầy niềm vui; từ bỏ chính mình và luôn sẵn sàng đảm-nhiệm những gì được yêu cầu, các sĩ tử nay san sẻ mầu-nhiệm Đức Kitô và rao-truyền điều đó bằng tính-chất mộc-mạc của cuộc sống lẫn ngôn-từ hầu đem ơn cứu chuộc đến với mọi dân nước.”

Đây là định-nghĩa diễn-tả vai trò của thừa-sai Dòng Chúa Cứu Thế. Tôi coi đây như định-nghĩa của vai-trò một Giám mục thừa-sai Dòng Chúa Cứu Thế nữa.

Định nghĩa này, có nhiều yếu-tố khả dĩ áp-dụng cho mọi Giám-mục. “Vững mạnh trong niềm tin, vui mừng trong hy-vọng, bừng cháy trong bác ái, có lòng sốt sắng như đang nằm trên lửa, khiêm-tốn trong lòng và bền-đỗ trong nguyện cầu, các Giám mục của ta đang rao truyền Tin Mừng của Đức Kitô, theo cách hệt như thế.”   

Cùng một lúc, nhiều yếu-tố khác lại cũng vang-vọng cách đặc biệt với phương-án của sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế khi thực-thi trách-vụ thừa-sai tông-đồ của mình. Tôi qui về thánh An-phong-sô coi ngài là mẫu gương của tôi. Nhưng qui về việc sẵn sàng từ bỏ chính mình và thực hiện những gì được yêu cầu –đây chính là yếu-tố mà thánh An-phong-sô muốn nhấn mạnh với những vị muốn trở-thành sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế.

Qui về việc san sẻ Tin Mừng một cách đơn-giản của cuộc sống và ngôn-từ, tức: tìm cách sống đơn sơ ăn nói giản-dị- là điểm trọng-yếu khác cũng được thánh An-phong-sô lưu-tâm nhấn mạnh. Cuối cùng là: qui về “ơn cứu chuộc tràn đầy”, câu này còn là thành-phần trong phương-châm của Dòng như: “Ơn Cứu Chuộc nơi Ngài chan chứa”.

Đoạn trích Hiến Chế của Dòng tóm gọn rất nhiều công cuộc thừa-sai tôi đang thực-hiện qua vai-trò sĩ tử của Dòng thánh. Tôi đọc đây, nhiều điều tóm gọn nhiều hơn sứ-vụ thừa-sai với tư-cách của một Giám mục Dòng Chúa Cứu Thế. Bằng nghĩa này, sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế tạo sắc màu đặc-biệt cho cung-cách khiến tôi trở-thành Giám mục.

Điểm cuối tôi muốn nêu lên đây, là: với tư-cách Giám mục Dòng Chúa Cứu Thế lâu nay vẫn giúp ích tôi rất nhiều điều theo nghĩa thực-dụng trong việc sắp xếp công-cuộc hợp-tác giữa Giáo-phận Ballarat với các sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế. Mới đây, chúng tôi vừa nhận thêm 4 sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế về với Giáo-phận Ballarat. Các em vừa thụ-phong linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.

Kế hoạch đặt ra là: các em mỗi người sẽ bỏ ra 12 tháng sắp tới, hoạt-động tại Giáo-phận Ballarat như thành-phần của việc dẫn-nhập vào với thừa-tác-vụ linh-mục của các em. Tôi coi đây như một niềm chúc phúc cho Giáo phận của chúng tôi, đặc biệt cho 4 giáo-xứ mà các em đến phục-vụ.

Tôi tin rằng đây là một chúc phúc cho các sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế coi các thành viên trẻ trung của Dòng sẽ phát-triển kỹ-năng của các em với sự trợ giúp của các linh-mục và giáo-dân trong các giáo-xứ nói trên. Tôi tin rằng, với tư-cách là sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế, tôi có thể tạo điều kiện thuận-lợi cho công-cuộc hợp-tác giữa Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo-phận.

Tóm lại, việc tôi trở thành Giám-mục đã thay đổi tương-quan giữa tôi với cộng-đoàn Dòng, nhưng tôi cảm thấy mình vẫn là sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế. Việc tôi còn là sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế đang tạo ảnh-hưởng lên cung-cách làm việc của một Giám mục. Tôi cầu mong sao việc tôi trở-thành Giám mục thừa-sai Dòng Chúa Cứu Thế cách thực-thụ, sẽ mang đến cho mọi người đầy tràn ơn cứu chuộc.

Giám mục Paul Bird, DCCT                   



            

Thursday 21 February 2019

Lm Giuse Mai Văn Thịnh DCCT : KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC


KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC
_______________________
Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
Bài Tin Mừng hôm nay là phần tiếp nối với các mối phúc của Đức Giê-su trong bài giảng ở trên đồng bằng. Đối tượng trước tiên mà Thánh Lu-ca muốn gửi đến là các môn đệ, những người theo chân Chúa trên hành trình rao giảng, sau đó là cộng đoàn của Thánh sử và cho cả chúng ta ngày nay. Giả như các mối phúc của Đức Giê-su mà chúng ta đã nghe vào Chúa nhật tuần trước chưa đánh động hay chạm đến cách xử sự trong cuộc sống của người môn đệ, thì hôm nay, qua những huớng dẫn cụ thể trong bài Tin Mừng Chúa nhật tuần này sẽ đẩy chúng ta đi đến một lựa chọn, không dựa trên lý thuyết nhưng bằng hành động của chúng ta đối với nhau và đặc biệt đối với ai đã có những hành vi làm tổn thương chúng ta. 
Làm thế nào để chấp nhận những lời giảng dậy của Đức Giê-su và biến nó thành những hành động cụ thể trong cuộc sống? Như chúng ta còn nhớ, đời sống của các tín hữu của những cộng đoàn sơ khai bị bầm dập dưới ách thống trị của Đế Quốc Rô-ma. Của cải, danh tiếng và sinh mạng của họ hoàn toàn tuỳ thuộc vào những người linh đô hộ. Họ bị khước từ, bắt bớ, giam cầm và rất nhiều người trong nhóm họ đã trải qua một cuộc sống rất cơ cực, nghèo đói, bị ngược đãi thậm chí còn bị giết chết. 
Vẫn biết là trong số họ có một vài phe nhóm nổi dậy chống lại chính quyền, nhưng đại đa số quần chúng, những người dân vô tội, chân yêú tay mềm vẫn là con mồi cho bọn cầm quyền và những người thuộc về guồng máy cai trị. Ngay cả sinh mạng còn chưa giữ được phương chi nói đến chuyện đoạt áo choàng, vả má phải hay những hành vi khác của quân thống trị đã gây các thương tích và làm cho nhân phẩm họ bị nhục mạ. 
Với một bối cảnh như thế, những lời giảng dậy cuả Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” không nhằm cổ võ cho sự tồn tại và phát triển của sự ác. Người cũng không khuyên họ và chúng ta chấp nhận hoàn cảnh với tinh thần bất bạo động. Người đứng ngoài những đấu tranh về chính trị hay đòi hỏi quyền lợi cho dân.
Thật ra, khi Đức Giêsu đưa ra yêu cầu “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em,” và các việc làm cụ thể để diễn tả lòng yêu thương kẻ thù của chúng ta như; ai vả má phải thì đưa cho họ má trái, ai đoạt áo chòang thì cho luôn họ áo trong, ai xin thì hãy cho và v.vv.. là lúc Người mời gọi chúng ta đi vào phần sâu thẳm, trọng tâm của Tin Mừng. Chỉ có sức mạnh của Tin Mừng mới có thể lấp đầy khoảng trống giữa kẻ thù và chúng ta. Và, nếu chúng ta không chấp nhận và áp dụng lời dậy bảo của Đức Giê-su thì chúng ta chưa xứng đáng là môn đệ của Thầy. Nói khác đi, môt khi không thể hiện lòng yêu thương kẻ thù thì chúng ta chưa là môn đệ của Chúa.
Tình yêu, lòng thương xót dành cho kẻ thù không giống như cách diễn tả tình cảm giữa những người thân trong gia đình, tình bạn, tình hàng xóm láng giềng của những người cùng chia sẻ hoạn nạn với nhau, hay là kiểu ‘phải lòng nhau –falling in love’ của những ai đã từng yêu. Nhưng yêu thương kẻ thù ở đây không chỉ là cách diễn tả tình cảm mà còn là sự cho đi chính bản thân trong cách hành xử ngược lại với cách cư xử mà họ đã làm cho chúng ta bị tổn thương. Điều quan trọng là mọi việc cần được diễn tả bằng hành động chứ không chỉ bằng kiểu nói xuông.
Thật ra, đây không phải là điều dễ làm. Nhưng khi hành xử được như thế là lúc chúng ta noi gương Đức Giê-su, Đấng suốt cuộc đời luôn tìm cách tha thứ và làm ơn cho những kẻ hại Người. Người đã để cho tên đầy tớ tát vào má Người, chịu những roi vọt và mão gai đâm vào mình; Người đã để cho người ta lột tất cả, từ áo ngoaì lẫn áo trong, và sau cùng giang tay trên Thập Giá như một tội nhân. Thê mà, trong giây phút sau cùng đó, Người đã không lên án, nhưng đã cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho những  kẻ haị Người. Nếu ta muốn bắt chước Đức Giêsu, thì việc chọn sống những tâm tình và thái độ của Người là luôn biết tha thứ - nhất là kẻ thù, thiết tưởng là điều vô cùng quan trọng trong sứ mạng của người môn đệ!
Là chứng nhân của Đức Kitô, ta tin rằng Người đang sống trong ta. Chúng ta là hình ảnh sống động của Người. Và một khi chúng ta không có tấm lòng bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những ai đã làm tổn thương mình là lúc chúng ta làm mờ hình ảnh của Thiên Chúa nơi bản thân. Như vậy, với con tim nhậy cảm, lòng trí sáng suốt, ánh mắt tinh tuyền rọi chiếu hào quang và lời nói đầy thông cảm và yêu thương của chúng ta là sức mạnh và uy quyền của Đức Chúa, Đấng đang thưc hiện các điều đó trong ta. Và qua đó, chúng ta minh chứng cho thế gian ngày hôm nay biết việc mà Đức Giê-su đã làm khi xưa. 
Đức Giê-su đã nói gì, làm gì? Người đã sống và trải qua những khó khăn trong cuộc sống, bị loại bỏ, bị liệt vào phường ác nhân, bị ruồng bỏ và trơ trụi một mình trên Thập giá. Tất cả những gì Người làm, tất cả những gì Người nói đều qui về một mối là chứng tỏ cho nhân loại thấy lòng thương xót và hay tha thứ của Thiên Chúa dành cho tất cả, không loại trừ một ai, bao gồm cả những ai thù ghét Người. Bổn phận của chúng ta, những người con của Cha trên trời, là hãy làm cho thế gian đầy hận thù và ghen ghét này nhận ra quyền năng của Đấng đã và đang ban ơn cho tất cả mọi người, kể cả quân vô ơn và phường gian ác, đang hiện diện và hoạt đông trong bản thân mình. 
Tóm lại, ai trong chúng ta có thể thực hiện được những điều Chúa nói trong bài Tin Mừng hôm nay! Chỉ có quyền năng và sức mạnh của Chúa mới giúp chúng ta đạt được nguyện ước này. Vì thế, trong giây phút này, Thầy đang nói với chúng ta là những kẻ nghe Lời Người. Còn chúng ta thì sao? Hãy để tâm hồn mình lắng xuống mà chăm chú nghe Lời Người mà thay đổi lối sống. Đây chính là các nguyên tắc và cách sống của người môn đệ của Đức Ki-tô, chúng ta “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 

Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa.
Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 
Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 
Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 
Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 

Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 
Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.

Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả.

Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 
Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán.
Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án.
Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 
Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại.
Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” (Lk 6: 27-38)

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT

Friday 8 February 2019

Gm John Shelby Spong Bài 11: Đồng tính luyến ái không là tai ương


Chương 5
Đồng tính luyến ái là một phần của sự sống
chứ không phải tai-ương.

Động từ “Là” lâu nay được coi như tự-vựng chính xuất-hiện ở ngôn-ngữ suốt mọi thời. Nay, ta sử-dụng tự-vựng này để mô-tả những điều cốt-thiết trong bài.

Giả như tôi bị gãy chân, tôi sẽ không bảo: “Tôi là cái chân gãy”. Nhưng, nếu chân tôi bị cắt bỏ vì lý do nào đó, hẳn tôi sẽ nói: “Tôi bị cụt chân”. Việc cắt bỏ ống chân cụt của tôi đã khiến ngôn-ngữ phải định-vị lại con người tôi. Lại nữa, có thể tôi cũng nói: “Tôi mắc bệnh đậu mùa” là để nói về lớp vảy màu đỏ xuất-hiện ở ngoài da; hoặc tôi lại nói thêm: “Tôi bị ung-thư”, là để cắt nghĩa cơn đau thể xác đang hành-hạ bản thân tôi.

Động-từ “Là” được sử-dụng một cách khá rộng khi ta khẳng-định: “Tôi là người có chiều cao cũng khá”; hoặc: “Tôi là người có đôi mắt rất nai tơ”; hoặc: “Tôi đây đường đường là đấng nam nhi đầy chí khí”; hoặc: “Tôi là nữ-phụ trời Tây đầy sắc-thái”. Ngôn-từ đại loại như thế, được sử-dụng trong nhiều trường-hợp cốt để diễn-tả đặc-trưng thiết-yếu ở cuộc sống mà tôi không kiểm soát được; hoặc có lúc tôi lại bảo: đó là phần chính-yếu nơi con người khiến tôi không thể nói về mình mà lại không bộc-lộ điều ấy ra bên ngoài.

Ngôn-ngữ loài người thường biểu-tỏ nhiều điều hơn ta tưởng, nhất thứ là khi ta nói những câu như: “Tôi là người đồng tính luyến ái”, hoặc: “Tôi đây, đích-thực là gà mái ghẹ”, hoặc: “Tôi là nữ-phụ có tính-khí giống nam-nhi!” Thế nên, ta mới khẳng-định rằng: đồng-tính luyến ái, là thành-phần thiết-yếu của những hơn 10% dân-số Hoa kỳ, mới là điều lạ.

Theo thống-kê, điều này có nghĩa là: trên khắp nước Mỹ, nam-nhân lẫn nữ-phụ đồng-tính luyến-ái có cùng xu-hướng tình-dục với hơn 28 triệu dân số. Nói thế, còn có nghĩa bảo rằng: khi ta thấy một trăm người tụ-tập ở nhà thờ nào đó trên nước Mỹ, thì xác-suất toán-học lại cũng cho biết: 10 trong số các vị ấy là nam-nhân đồng-tính luyến-ái hoặc nữ-phụ có cùng xu-hướng dục tình.

Điều đó có ý bảo rằng: không ai trong chúng ta để ra nguyên ngày giao-du thân mật với 10 người mà không được bảo: trong mười người đó, có một người là đồng-tính luyến-ái. Điều này, lại có nghĩa: bất cứ gia-đình nào sống trên đời được gọi là đông-đúc, tức: có số nhân-khẩu lên đến trên/dưới mười người, thì điều này hẳn có ý bảo rằng: chắc chắn một trong những người như thế phải là nam-nhân đồng-tính luyến-ái hoặc nữ-phụ cùng xu-hướng dục tình.

Nam-nhân đồng-tính luyến-ái hoặc nữ-giới cùng xu-hướng dục tình sống cạnh bên ta, đụng chạm vào cuộc sống của ta, tức: có nhiều điểm tương-đồng nói lên cùng một hiện-trạng, tức: thông thường, ta hay tiếp-nhận lòng thương trìu mến và/hoặc tình bằng-hữu phục-vụ ta một cách tuyệt diệu qua mọi hình-thức, cả vào cách nghe ta nói năng, cười đùa cùng các hình-thức khác, như: khôi-hài, diễu cợt, nói bóng gió/xỏ xiên cách nào đó về tình-trạng “đồng-tính luyến-ái”, ở đời thường.  

Thời xưa, người đồng-tính luyến-ái sống âm-thầm trong bóng tối, hoặc ẩn mình hòa-trộn trong xã-hội mà đa số quần-chúng chẳng người nào biết đến người nào. Ngày nay, nam-nhân và/hoặc nữ-phụ đồng-tính đã ra khỏi vỏ sò khép kín, tức: tự mình định-dạng đòi hỏi công-lý cách minh-nhiên, thuần thành ngõ hầu mọi người công-nhận và đón tiếp họ một cách quang-minh chính-đại.

Người đồng-tính luyến-ái, đại-diện cho hình-thái ‘thêm vào’ tình-trạng dục-tình đang ngày càng phát-triền. Đối xử với những người như thế, ta không thể tránh được cảnh-tượng văn-hóa thường tình vẫn chống đối cả nam-nhân lẫn nữ-phụ đồng-tính luyến ái hoặc quên bẵng đi hiện-tượng “đồng tính” đang ở sát bên ta.

Thời trước, đồng-tính luyến-ái được coi là thứ tâm-bệnh thực-thụ, tức: căn bệnh trầm-kha ở nhiều người. Đồng-tính luyến-ái, xưa nay vẫn được coi là ‘tật/bệnh’ đích-thật kể từ khi có cái-gọi-là ‘Bản Tường-Trình Kinsey’ xuất-hiện vào năm 1948 và 1953 (*1). Vấn nạn mà Bản Tường Trình nêu ra, cứ mãi phát-triển kịp đến khi Hội-đồng Quản-trị Phân-Tâm Hoa-Kỳ chính-thức loại bỏ nó khỏi Cẩm-Nang Chẩn-Đoán Rối-Loạn-Tâm-Thần, vào lần xuất bản thứ nhì năm 1973. Và, tập Cẩm Nang Chẩn-đoán này, đã giải-mã quyết-định ấy một cách rõ-rệt khi quả-quyết:

Vấn-đề chủ-chốt khi ta xem xét vụ việc Đồng Tính Luyến Ái, có coi đó là ‘Rối-loạn tâm-thần’ hay không, chuyện chính-yếu vẫn để bảo rằng: xưa nay, những gì khiến người người định-vị như ‘rối-loạn tâm-thần’, lại có tỷ-lệ đáng kể về đồng-tính ở mặt ngoài. Các vị cũng hài lòng khi xu-hướng dục-tình ở những người như thế, không mang dấu hiệu gì đáng ta để bận-tâm về căn bệnh.

Có thể, nó cũng hoạt-động theo tính xã-hội hoặc chuyên-nghiệp, nhưng không gây hại chút nào hết. Giả như ta áp-dụng tiêu-chuẩn buồn/khổ hoặc tật/bệnh để xem xét, thì “đồng-tính luyến ái” tự nó không là rối-loạn thần-kinh bao giờ hết.

Giả như mọi người đều sử-dụng tiêu-chuẩn ‘vô-vụ-lợi’ khi xem xét những chuyện tương-tự, thì quả cũng không rõ là “đồng-tính” có được coi như vụ việc ‘vô-vụ-lợi’ trong các nền văn-hóa lớn/nhỏ không? (*2)

Ngành nghiên-cứu nhân-chủng-học cũng công-nhận kết-quả thứ hai nói ở trên. Bởi, lâu nay ta thấy xã hội thời đầu vẫn chấp-nhận hiện-trạng dục-tính nghiêng về phía nam-nhân, không coi đó như hành-động đồi-trụy cần loại bỏ. Trái lại, xã-hội thời trước vẫn coi đây là chúc lành đặc-trưng do thần-linh ban phát.

Bởi, thông thường thì: nam-nhân đồng-tính vẫn chấp-nhận vai-trò pháp-sư hay đấng lành thánh. Đôi lúc, các vị lại coi đây như giới-tính thứ ba xuất-hiện ở bộ-tộc nào đó vốn cho phép những người sống trong bộ-tộc được ăn vận theo kiểu phụ-nữ hầu chủ-sự các buổi  cầu kinh tế tự hoặc các hoạt-động bên ngoài mặt ngả về phía phụ-nữ (*3).

Trong khi đó, có một số nghiên-cứu nhân-chủng-học lại cho thấy: nữ-phụ đồng-tính luyến-ái không sáng-giá như nam-nhân. Là thành-phần xã-hội trong tư-thế luôn bị đặt làm đề-tài cho các cuộc nghiên-cứu chuyên chú-trọng vào nữ-phụ đồng-tính luyến-ái thời trước bó buộc các vị phải ngang qua thủ-tục cúng-bái về tình dục một cách đều-đặn ở bộ-tộc, như tục giao-phối rồi sản-sinh, chẳng hạn.

Ngày nay, đây là động-thái khó tách-bạch, rạch ròi; bởi lẽ, các vị sống vào thời bộ-tộc vẫn cứ coi việc giao-du tình dục như sinh-hoạt bản-năng đặc-biệt, ở xã-hội. Nhiều vị, còn có định-kiến thâm sâu, khép kín do nam-nhân kiểm-soát, không-chế.

Xã-hội, nay hoàn toàn loại bỏ khái-niệm cho rằng: tình-dục là mớ bòng bong khá rắc rối thuộc ngành tâm-bệnh-học từng bén rễ sâu từ luận-thuyết của vị sáng-lập ngành phân-tâm-học, là: Sigmund Freud cứ cho đó là sai lầm lớn, nếu các hoạt-động bình-thường bị bóp méo, vặn vẹo kể từ lúc trẻ em lên 4 cho đến lúc bé em tròn 9 tuổi (*4).

Có vị, lại rập theo nguồn hứng vốn xuất phát từ vị sáng-lập ngành phân-tâm-học, đã bàn nhiều về các bổ-sung tâm-linh hoặc các ảnh-hưởng do từ người lớn (phần đông là cha mẹ) chuyên đặt nặng sự việc nam-nhân hoặc nữ-phụ đồng-tính luyến ái đã trưởng-thành. Luận-điểm này, quả thật nghiệt-ngã. Bởi, nó dồn hết mọi tội đổ lên đầu bậc cha mẹ mà bảo: chính các cụ từng tạo nên những thứ mà người thời xưa coi đó như mực-độ phát-triển của não bộ thần-kinh. Thế nên, nó tạo nên thứ mặc cảm tội lỗi nơi nhiều người và cũng bác bỏ những gì tiêu biểu cho quan-hệ giữa những người con đồng-tính luyến-ái và cha mẹ bình thường của họ.

Dù sao thì, luận-thuyết y-học nói ở đây, lại đề-cao tình-dục như thứ tật/bệnh không thể chữa được. Thế nên, đã có lúc con người hy-vọng sẽ chỉnh sửa hoặc chữa trị nó mãi về sau.

Ngành phân-tâm-học cùng lối chữa-trị bằng nỗi niềm tin-yêu/nguyện cầu ở tôn-giáo vốn là lối chữa-trị được đề-bạt xuyên suốt, do bởi họ dựa vào mẫu mực hành-xử không thích-đáng hoặc vào quyết-định tìm hiểu cho kỹ rồi định-liệu. Cuối cùng, có một số đổi thay mà nhiều người coi đó như thứ thay-đổi tận gốc.

Tuy nhiên, nhiều nghiên-cứu/khảo-sát trong các ngành/nghề khác nhau lại không đề-cập đến lối chữa-trị nào tựa hồ như thế. Thay vào đó, nó lại làm băng-hoại ý-tưởng cho rằng: đồng-tính luyến-ái là thứ tật/bệnh về tâm-thần, mà thôi. Một số các nhà nghiên-cứu khác lại tin tưởng rằng: không có bằng-chứng nào được đưa ra, hầu chứng-tỏ một cách bài bản các luận-thuyết coi đó như tật/bệnh.

Nếu đây là trường-hợp ta gặp hôm nay, thì các đấng bậc vị vọng trong ngành y-khoa không còn lý-lẽ nào để gọi hiện-tượng ‘đồng tính’ là tật/bệnh nữa. Với các giáo-hội khác nhau, chừng như ta vẫn thấy các vị ở cấp cao lại cứ đề ra nhiều giải-quyết dựa vào y-học nhưng lại thiếu tin tưởng. Nhiều giáo-phái đã thất-bại trong việc hiện-thực cách vô tri/vô giác hoặc mải đối đầu/xử-sự như các lãnh-tụ nhà đạo vẫn cứ lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng về gốc-nguồn đặc-trưng tư riêng của các ngài.

Nhiều vị, lại xét đoán các vụ/việc đồng-tính như một thứ lầm lạc do kẻ sa đọa, trụy lạc, đầy tội lỗi cố tình chọn lối sống lạc-loài đến là thế. Nhiều vị sống cuộc sống đầy dục-tình với người khác giới-tính có lẽ không tưởng-tượng ra cảnh người đồng tính lại có thể ăn nằm xác thịt tạo sảng khoái, thích thú. Có vị lại bảo: nội cứ nghĩ đến chuyện người đồng tính ăn nằm với nhau đã thấy ghê tởm, ‘lợm giọng’ rồi.

Thành viên nhóm/hội có xu-hướng hoặc chủ-trương đặt nặng chuyện dục-tình đồng tính lại biện-luận bảo rằng: các hành-xử của họ là chuyện tự-nhiên như cây cỏ, thôi. Giả như thứ gì đó, đối với họ, không mang tính bình thường, hẳn chuyện đó ắt phải là việc suy đồi, lệch lạc. Mọi khác-biệt trong lập-trường/quan-điểm hẳn sẽ đưa đến kết-luận cho rằng: do bởi hành-xử đồng tính mang ý nghĩa ‘bất thường’, nên nó phản lại trật tự của tạo hóa.

Đằng sau nhận-định này, là những giải-thích mang tính ‘rập khuôn’ ở tình-huống nam-nhân hoặc nữ-phụ phản-ánh quá cứng ngắc về phái tính, khiến nó vượt khỏi xã-hội lâu nay do nam-giới chủ-trì. Giới tính “tự-nhiên” đặt nền-tảng trên những gì mang tính bổ-sung cho bộ-phận sinh-dục nam/nữ. Thế nhưng, vấn-đề cấp bách cần đặt ra là hỏi rằng: bộ-phận sinh-dục của con người quan-trọng đến mức độ nào so với khát-vọng dục-tình?

Tác-giả Rosemary Ruether đã biện-luận rằng: nam-nhân lẫn nữ-phụ sở-hữu đồng đều cấu-trúc thể-lý cần-thiết cho việc giao-du tình-cảm (*5) . Thế nhưng, lề thói suy-tư của con người lại chịu ảnh hưởng từ các giá trị nam-tính cho thấy rằng tương-quan nam-nữ chỉ được tưởng-tượng theo chiều hướng quyền lực nằm về phía nào, nam hay nữ có quân bình đồng đều hoặc có trên có dưới, bên nam hay nữ ở trên hay không mà thôi. Tính-chất nhẫn nhục chịu đựng của người nữ ở thế nằm dưới nam-nhân khi giao-hợp đã trở thành mô-hình tiêu biểu đồng nghĩa với tự-nhiên.

Trong chiều hướng này, hoạt-động giao-hợp giữa người khác phái được định-nghĩa là lối diễn-tả tình thương độc-nhất có giá-trị mà thôi. Hệ-quả của lối giả-định này đề ra cho thấy nam-nhân là giới tính có khả năng đặc-biệt về thứ trực-giác thụ-động, tức giác-quan thứ sáu nếu muốn gọi là như thế tưởng cũng không sai.

Nay, mọi người chúng ta đang xa rời lề lối có não-trạng như thế rồi. Tư-cách con người không trồi-hiện khỏi vai-trò giới-tính đã hoạch-định nhưng là ra khỏi khả-năng lắng nghe, cảm giác thấy được, suy nghĩ và có liên-hệ với nhau. Không quan-năng nào nói ở đây lại đòi-hỏi các bộ-phận sinh-dục phải có bất cứ hình-thù hoặc miêu-tả tương-tự. Là người, nam hoặc nữ đều có chức-năng sinh-lý cần-thiết để nói năng và lắng nghe; để mến-thương và được thương-mến.             

Ts Ruether xác-nhận rằng: khi con người nối kết ‘các cơ-phận con người mình ngang qua tương-quan với người khác theo nhiều cách’ (*6). Chẳng có gì là phản tự-nhiên khi nói về tình thương-yêu san sẻ, cả với thứ tình-tự giữa hai thành-phần cùng một phái-tính giả như kinh-nghiệm gọi cả hai bên đi vào tình-trạng đầy-tràn của bản-chất người. Có khi nào một truyền-thông tôn-giáo từng trải dài thực-hiện việc cắt bì và thể-chế-hóa cuộc sống độc-thân lại làm mất đi bất cứ tập-tục nào trên căn-bản tính-khí trái tự-nhiên không?         

Các nghiên-cứu thời nay, đã lật tẩy cho thấy nhiều sự-kiện mới từng tạo xác-tín sôi động  nói lên rằng: đồng-tính luyến-ái, thay vì là bệnh-hoạn, tội lỗi, lầm lạc hoặc hành-động phản tự-nhiên lại chính là hình-thức lành mạnh, hợp với thiên-nhiên chuyên khẳng-định tính dục của nhân-loại với một số người. Nói một cách tương đối, công cuộc nghiên-cứu như thế khi tìm-hiểu tuổi ấu thơ đã chứng-tỏ khả-năng đối đầu và thách-đố nỗi hãi sợ về dục-tình và các thành-kiến cực-đoan trải dài nhiều thế-kỷ về trước. Chỉ chừng vài thập-niên mới đây thôi, con người chúng ta đã bắt đầu hiểu được những chuyện như thế coi như cấu-trúc và chức-năng của não-bộ thần-kinh, đó là không nói gì về tầm quan-yếu của nhiễm-sắc-thể. Các phát-hiện trong lãnh-vực như thế lâu nay tạo hệ-quả lên nhận-thức của con người qua hành-xử.

Đặc biệt hơn, công-cuộc nghiên cứu nói đây vẫn không ngừng hỗ-trợ một khẳng định chuyên bảo rằng: chiều-hướng dục-tình không là vấn-đề chọn-lựa có liên-quan đến bất cứ ảnh-hưởng nào từ môi-trường. Đó, cũng không là kết quả từ sự việc người mẹ cưu-mang quá mức chịu đựng hoặc của người cha thiếu cả nam-tính hoặc vắng nhà hoặc của đối-tượng dục-tình đầy cuốn hút.

Nhiều nhà nghiên-cứu lại cũng khám phá ra rằng: một số sự kiện hóa sinh trong lúc cưu mang thai cũng có thể khẳng-định chiều-hướng dục-tình nơi người lớn và một khi đã định-vị rồi, sẽ không còn thay đổi nữa. Dù các dữ-kiện mới vừa được phát-hiện đã và đang xuất hiện từng ngày, khiến một số vị đang hoạt-động trong lĩnh-vực nghiên-cứu não bộ thần kinh kỳ vọng đảo ngược kết-luận trên.

Dù rằng nhiều thế-kỷ trước, mọi người đều tin tưởng chuyện trái-nghịch lại, từ từ xuất trong đầu ta ý-niệm bảo rằng nơi chốn định-vi khát-vọng dục-tình là nằm ở trong đầu, chứ không ở bộ-phận sinh-dục. Nói một cách thẳng thắn ra thì điều này có nghĩa bảo rằng não bộ thần kinh là cơ-phận sinh-dục khởi đầu của toàn cơ thể.

Xu-hướng dục-tình của con người và những gì khiến chàng và nàng thấy hứng chí về tình-dục là các hoạt-động nơi não bộ của người đó. Hiểu được điều mới vừa khám-phá ấy trong địa hạt tình-dục phải khởi sự bằng cái nhìn và những khám-phá tân-kỳ về chức-năng thể-lý và vai-trò của nó khi học hỏi về cơ thể con người.

Ở thế giới loài vật, lằn ranh vạch thẳng giữa trống/mái lại không cứng ngắc như nhiều nhà nghiên-cứu vai trò của dục-tình muốn ta tin tưởng. Năm 1985 Giáo hội Luther ở Hoa Kỳ có viết lên bản tường-trình về dục-tình nơi con người cũng trích dẫn một số bản văn nghiên-cứu sinh lý đã khiến người đọc ngỡ ngàng trước những khảo sát như bên dưới:

Với loài cá có hình-thái khác nhau, đặc-biệt là loài sống ở biển san-hô, người ta thấy một số các loài cá đã thay đổi cả giới tính để đảm bảo cho việc sinh sôi nảy nở. Giả như các con cá trống bất chợt bị các con cá mái đá chết, thì cá mái này phải hành-xử như cá trống, rồi trở thành loài cá trống sống mãi như thế đến mức-độ sản xuất cả tinh-trùng như loài cá trống thực-thụ. Với chuột lang cũng thế, toàn-bộ danh tánh hành-xử tính dục của loài này xảy đến lúc chuột lang cái trưởng-thành xuất-hiện trước mắt chuộc đực để chuột đực có thể giao cấu và sinh sản. Kinh nghiệm này thay đổi hoàn toàn khi chuột lang cái có thai lại tiết ra kích-thích-tố hoặc ngăn không kích-thích việc sản-sinh. Thoạt khi cá đạt giai đoạn trưởng-thành, cá trống bèn leo lên mình cá mái mà giao-thoa. Trong khi đó, với loài chuột, thì chính con cái của chuột lại xuất-hiện rồi nhoai lên trên lưng chuột đực, mà hành sự. Ngoài trường-hợp này ra, không thấy có hành-xử nào trái tự nhiên hết (*7).
                
Các dữ-kiện này chừng như chứng-tỏ cho thấy xu-hướng tính-dục và hành-xử nổi lên từ khuynh-hướng ngả mình về phía nào đi nữa đều được giải-thích theo nghĩa tâm-sinh-lý.

Kết-luận này được xác chứng mạnh mẽ hơn nhờ các thử-nghiệm trên loài khỉ nâu ở Ấn Độ. Các xét nghiệm nói đây, chứng-tỏ rằng khi kích-thích-tố bị chặn đứng không để cho thai nhi xâm nhập tử-cung, nó tạo nên thứ hành-xử theo kiểu nam-tính rồi truyền xuống đám con cháu trai điều mà truyền thống có thói quen liên-kết với đám khỉ cái.

Dù các xét nghiệm tỏ cho thấy không một dấu hiệu nào về kích-thích-tố bất thường được phát-hiện sau khi sinh, cũng chẳng cần chỉnh sửa kích-thích-tố xảy ra sau đó khiến loài khỉ phải thay đổi hành-xử cho thích hợp với giống đực của loài này. Các xét-nghiệm nói đây đưa ra xác-chứng bảo rằng tiến-trình thay-đổi các đặc-trưng của hóa-chất đã tạo nên bản-chất phản-ứng giới-tính có thể thay đổi nơi não bộ trong thời kỳ thụ thai.

Hoặc nói rõ hơn, thì: ‘việc não bộ định-đoạt giới tính” xảy ra ở thời kỳ trước khi sinh nở qua đó chẳng phải thai-nhi cũng chẳng phải bậc cha mẹ có khả-năng kiểm-soát thứ gì hết.           

Kết-luận này còn được bổ-sung thêm nhờ có xét nghiệm của tác giả Gunter Dõrner, Giám đốc viện Nghiên-cứu Xét-nghiệm tại Đại học Humboldt ở Đông Berlin nên đã khẳng-định như thế.  Thoạt khi nhóm khoa-học-gia chuyên-biệt khởi sự hiểu ra rằng chính ra thì các kích-thích-tố vùng gò dưới đồi não, tức: gò đế nằm bên dưới đồi não hệ thần kinh là cái kiểm soát sản lượng kích-thích-tố, tác giả Dõrner đã phát-hiện nơi đồi não của giống chuột mà theo ông đó là sự khác biệt của trung-tâm định-đoạt giới-tính đực hay cái.    

Các xét nghiệm của tác-giả đây bộc lộ cho thấy là: giả như chuột bọ đây không có đủ số học-môn giới tính trong lúc phát-triển thì chuyện giới-tính được tạo-dựng theo cách khác hẳn, khiến tạo nên nơi đám chuột đực các hành-xử giới tính của đám chuột cái và ngược lại.

Rút tỉa từ các dữ kiện này, tác-giả Dõrner biện-luận rằng việc định-đoạt hướng tính-dục nơi thai-nhi con người cũng là kết-quả của tiến-trình tạo kích-thích-tố hóa-sinh vốn dĩ từng xảy ra trong bụng/dạ. Tác giả bèn định-vị rằng giới tính nam/nữ nơi loài vật là do số-liệu đạt trên não bộ tùy vào số lượng kích-thích-tố học môn và/hoặc sinh-dục đã và đang thay đổi. Số lượng tương đối về kích-thích-tồ có được trong các thời kỳ quan-trọng khi phát-triển ở bộ não sẽ định hình giới tính của trẻ bé bằng việc cháu mang giới tính nam-nhân hay nữ-giới, thông thường nhưng không phải lúc nào cũng thế, vẫn thích-ứng với giới tính phát-sinh của thai nhi.

Tác-giả biện luận thêm rằng: điều có thật không chỉ với loài người mà thôi, nhưng cả ở loài khỉ, chuộc, con bọ hoặc chim chóc và trên thực-tế sẽ diễn ra ở khắp nơi trong thiên-nhiên. Còn lại, duy chỉ mỗi sự-kiện là: với loài có vú ở cấp-độ có giới-tính cao hơn được phát-hiện cách sơ sơ cùng một tỷ-lệ như gặp ở loài, là homo sapiens. (*8)

                                                                                    (còn tiếp)

ĐGm John Shelby Spong biên soạn
Mai Tá lược dịch