Những đòi hỏi của Nước
Trời
Vấn đề thứ ba của quan niệm về Nước Trời là những đòi hỏi.
Nước Trời phải là sáng kiến hoàn toàn tự do của Thiên Chúa.
Nhưng Thiên Chúa đối xử với người ta như những con người tự do, tự mình ứng
đáp, tự dấn mình vào. Muốn thấy những đòi hỏi đó thế nào, thì nên dựa trên điều
đã sẵn có trong dân Israel: Israel từ xưa đến nay cũng đã biết đến một
loại đòi hỏi của Giao ước với Thiên Chúa. Chúng ta có thể coi xem thái độ của
Chúa Yêsu đối với Lề Luật thế nào: làm thế có phần tiện lợi: Chúng ta được biết
Chúa Yêsu duy trì làm sao những yêu sách của Lề luật, và cũng đã vượt quá thế
nào.
Giá trị của Lề luật
Chúa Yêsu có phải là địch thủ của Lề luật không? Phải tế
nhận sự kiện:
Chúa Yêsu đã giữ Luật
Do thái.
Mc 11: 15-17: Chúa Yêsu đòi phải kính trọng Đền thờ
Mc 14: 12-16: Môn đồ biết Ngài có lệ cử hành lễ Vượt Qua
Mc 6: 41; 8: 6; 14: 22; Lc 24: 30: Chúa Yêsu theo lệ Do
thái mà chúc tụng Thiên Chúa trước các bữa ăn.
Mc 6: 56: Áo choàng của Ngài cũng có tua áo chiếu theo Lề
Luật (Tl 22: 12; Ds 15: 38)
Mc 1: 44; Lc 17: 14: Chúa Yêsu sai những người phung hủi
Ngài chữa lành đến cùng các tư tế để họ chứng nghiệm.
Cv 10: 11 cho thấy các môn đồ của Ngài còn
giữ những luật về trong sạch nghi tiết mãi về sau.
Chúa Yêsu dạy về Lề
luật thế nào?
Mc 7: 9-12: Chúa Yêsu giảng dạy theo thập giới về luật thảo
hiếu với cha mẹ.
Mt 23: 16-22: Chúa Yêsu cắt nghĩa về lời thề phải giữ làm
sao.
Mc 10: 19: người thanh niên giàu có hỏi Chúa Yêsu về đàng
đến sự sống, Chúa Yêsu trưng ra lời của Thập giới (X 20: 12-16).
Mc 7: 10; 10: 6-9; 12: 26, 29-31: khi tranh luận với các luật
sĩ, Chúa Yêsu dùng lời Ngũ thư, lời “Tora”, như Lời của Thiên Chúa.
Mt 5: 17-18: Luật đó không qua đi.
Như vậy ta thấy được rằng Luật Israel đã có trong lịch sử, hình thức và
nguồn phát xuất thuộc nhân loại, thế mà một trật Chúa Yêsu cũng coi như Luật
của Thiên Chúa.
Nên suy nghĩ về ý nghĩa của Luật theo Chúa Yêsu:
-Luật, đối với Ngài, có một giá trị nhân loại và xã hội.
Người ta có thể là một con người mà lại không sống trong xã hội ư? Hay làm sao
có thể là một xã hội mà lại dung túng giết người, ngoại tình, bất công? Ý tưởng
của Chúa Yêsu về điều này thế nào? (coi Mc 12: 17, và nhớ đến vai trò của vị
Mêsia như Ngài hiểu).
-Luật lệ có phải chỉ là một tổ chức hợp lý về sinh hoạt của
người ta thôi không, trước mặt Chúa Yêsu? Tính cách Lời Thiên Chúa của Lề luật
đối với Ngài có nghĩa gì? Có thể so sánh luật các nước thời nay với Lề luật Cựu
ước trong dân Israel không?
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng
huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment