Friday 31 August 2018

Gm John S Spong: Bài 6 Kinh thánh gom gộp nhiều sự kiện (tiếp theo)


Chương 2
Kinh thánh yêu cầu
gom gộp nhiều sự kiện
(Bài 6)

Điểm son nơi tác-giả nói ở đây, là chuyện ông cho người đọc thấy được đường nét méo mó/trẹo trọ nơi cốt truyện Giôna, ở Cựu Ước. Và, do bởi truyện kể được đọc lớn tiếng trước đám đông quần chúng, khiến người nghe phải cười khẩy vào lập-trường cứng-ngắc, đầy thành-kiến của các ông.

Người nghe, lại cũng kháo láo với nhau về cốt truyện lạ kỳ và động-thái khôi-hài của ông Giôna trước đám đông quần chúng. Và, ngang qua cung cách quay ngược giòng, động-thái này còn giúp người nghe nhận ra tính “dị hợm” của ông Giôna là điều lạ kỳ của những người như các ông.

Niềm tin có giới-hạn của ông Giôna, lại sự tin-tưởng khá ư hẹp-hòi của các ông ấy. Và, cả đến đường lối phê-phán của ông ta cũng có thể áp-dụng vào chính các ông ở đây. Ông Giôna cầm gương soi, mới thấy là các ông đã nhìn sâu vào tận mắt của chính mình. Cứ từ từ, rồi ai nấy cũng nhận-thức được tình yêu Thiên-Chúa không giới-hạn. Và, vòng tay ôm của Ngài sẽ không bị hạn-chế bởi những cái khoác tay của các ông bao giờ. Huệ-lộc từ Chúa sẽ không bị đóng khung hoặc hạn-chế bởi thành-kiến cũng như các định-nghĩa do các ông đây tạo nên.

Bài học ông Giôna rút từ Kinh thánh, lại cũng kêu gọi ta không chỉ sám-hối và tuân-phục thôi, nhưng còn nhận-biết nhiều điều khác nữa. Thành-kiến, đã dựng nên bức tường thành vây-phủ mọi người qua cảm-giác an-toàn do Chúa trao ban sự sống cố-định ở một chỗ, nhờ đó ta biết đường tăng-trưởng với những người cởi mở hoặc bén nhạy.

Những người như thế, có khả-năng phản-ánh tính bao gộp vô hạn-định của Chúa và lời Ngài mời gọi không cố ý ngăn chặn/gạn lọc như Tin Mừng Mátthêu từng viết lên lời Đức Kitô mời gọi mọi người, như Kinh Sách từng ghi chép:

“Tất cả hãy đến với tôi.” (Mt 11: 28)    

Lời mời gọi bao gộp mọi chuyện, là di-sản của Hội-thánh chủ-trương người được mời có quan-tâm những chuyện như thế hay không. Mọi ủy-thác thánh-thiêng, là phần nảy sinh còn rất sớm từ truyền-thống Kitô-giáo như Tin Mừng Mátthêu vẫn cứ bảo:

Các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân,
Thanh tẩy chúng, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần,
dạy họ tuân giữ mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi.
(Mt 28: 19)

Và thánh Phaolô lại cũng thêm:

“Không gì có thể tách rời chúng ta
khỏi lòng mến của Thiên Chúa
trong Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.
(Rôma 8: 39)

Cũng có thể, cụm-từ Không gì” đây mang ý-nghĩa là: chẳng có gì hết”, tức: không khác-biệt về niềm tin, không ganh đua về giá-trị, không mang nặng động-thái hoặc hành-vi dục-tình, cũng chẳng gốc nguồn sắc-tộc hoặc chủng-loại nào cả. Không gì cả và cũng chẳng có gì hết. Tự-vựng đây, mang nặng phẩm-chất tuyệt-đối vốn đòi ta gom gộp lại. Ngay Phaolô thánh nhân cũng ghi-nhận điều tương-tự trong thư gửi giáo-đoàn Côrinthô, như sau:

“Trong Đức Kitô,
mi người cũng sẽ được tác-sinh.”
(1 Cor 15: 22)

Chắc chắn, tự-vựng “mọi người” nói ở đây đã định-vị tất cả mọi người, không loại trừ ai.  Ngang qua nhiều thế kỷ, Giáo hội phải tự mình phấn-đấu kêu gọi mọi người hãy gìn giữ sự gom gộp này, cho nguyên vẹn.

Đoạn đầu lịch-sử Đạo, các vị mới hồi-hướng trở về với cộng-đoàn nhà Đạo, nhưng vẫn không được nghênh-tiếp cho đúng cách. Con đường dẫn đến Đức Kitô khiến mọi người cứ tưởng là đường độc-đạo dẫn mọi người đi vào lề-luật của Do-thái-giáo. Chính ông Phêrô là quán-quân theo nguyên-tác này. Ông Phaolô thì khác. Ông từng thách thức Phêrô thánh-nhân dựa vào danh tánh Đức Kitô và sự khích-bác giữa hai vị thánh này cũng mãnh liệt không ít.

Sự khích-bác vang rền này, lại được tác-giả thư Galát và sách Công vụ ghi chép hầu tỏ cho thấy: ông Phaolô đã toàn thắng. Và, Giáo-hội lại cũng ra khỏi cung lòng Do-thái-giáo đi vào với đế quốc La Mã, ngang qua diện-tích rộng rãi, đa-dạng gom gộp trong một chuyển-động đi vào một phổ biến, rất trải dài. Người Phương Tây khi ấy, coi đó là chuyện quan-trọng khi nhận ra rằng: người đầu tiên cảm thấy vết hằn in nơi thành-kiến của Giáo-hội còn xuất hiện nơi bậc tiên tổ của chúng ta, tức: các vị vẫn được coi là “Dân ngoại”.

Các ngài không là đối tượng duy-nhất của thành-kiến. Giáo hội, trải dài qua lịch sử ngàn năm, từng nhận ra một Đức Chúa vốn khước từ/buông bỏ những gì Giáo hội từng bỏ và từng buông. Trong hầu hết ví-dụ, chính sự ngu-dốt là mồi ngon nuôi dưỡng thành-kiến hết mực. Những gì Giáo hội không am-tường, đều bị buông bỏ. Nhiều thế-kỷ trôi qua, vậy mà phụ nữ vẫn không được coi là thành-viên Giáo-hội mà chỉ là “nhân vật phụ-thuộc” thôi. 

Những người có nguồn gốc sắc-tộc và tình-trạng kinh-tế khác-biệt đã khiến họ bị coi là “người ngoại quốc” tức ngoài cuộc, bị đày ải xuống hành lang Giáo hội nên chỉ được phép phục-vụ qua vài trò phụ-thuộc, mà thôi. Tại miền Nam Carolina, vào năm tháng đầu của thế kỷ thứ hai mươi, các nhà lãnh-đạo Giáo hội Êpiscopal đã từng hăng say và miệt mài tranh-luận xem người da màu có tính “người” đủ để được tấn-phong ủy-thác làm phó giám-mục phục-vụ những chuyện mang “tính sắc màu” không. (*3)                   

Mọi người thuộc đủ loại sắc-tộc đều là nạn-nhân của Giáo hội có thành-kiến, cố-chấp. Các vị ở lề trái từng bị các vị lãnh-đạo Giáo hội gọi là “con cháu sự ác”. Những người tự-tử đều bị chối-từ không được phép chôn cất bên trong tường thành của nhà thờ. Bệnh tâm thần lại khiến con người khác biệt nhau và vì thế, mới hãi sợ và bị buông bỏ.

Người ly-dị nay tái-giá cũng không được đón tiếp bước vào bàn thánh các nhà thờ do bởi họ đã không tuân giữ lời thề khi kết hôn đều bị coi như đã mắc lỗi/tội gần như khó tha thứ. Từng biến-cố tiếp theo biến cố, mỗi vấn-đề theo sau các vấn đề, ngang qua lịch sử Giáo hội, động-thái của ông Giôna lâu nay vẫn là thái-độ của Giáo-hội.
_________________________________________________________
(*1) Từ nay, các chữ viết tắt B.C.E., C.E. và  A.D. được hiểu là trước Công nguyên
(*2) X. các sách EzraNêmêhia ở Kinh thánh Do-thái-giáo.
(*3) X. The Journal of the Diocese of South Carolina, Episcopal Church, 1915-1930)

Tình yêu của Chúa vẫn được hiểu và duy trì do bởi những người nói về Chúa cho thế-giới của những người cũng cho đi và duy trì tình yêu của họ.

Trong những lần quét dọn lịch sử, các rào cản duy trì sự loại trừ/bỏ rơi lâu nay vẫn bị thách-thức phải gỡ bỏ ngày này qua tháng nọ vì sự hiểu biết tình yêu của Chúa sâu sắc hơn bao giờ hết, một tình yêu mạnh đủ để có thể thách-thức những thành-kiến hằn in nơi Kinh Sách. Bên ngoài mức độ sảng khoái của đời sống nhân-loại, vẫn luôn có một thứ Ninivê  mời gọi mọi người chúng ta bỏ qua mọi hãi sợ mà mở lòng ra với nhân-loại có mặt nơi những người ta từ khước.

Ninivê hôm nay, vẫn thu hút mọi người trong cuộc sống của những ai không xứng-hợp với loại định nghĩa hạn-hẹp của Giáo hội về đạo-đức tính-dục. Những người như thế, nay đã lộ-diện nơi thể-chế đạo-giáo bằng các đáp-trả tương-tự như ông Giôna từng đối-chất với người dân Ninivê.

Tôi luôn tin tưởng rằng: Đức Chúa đang mời gọi Giáo hội hôm nay hãy đi đến với những người như thế, nam cũng như nữ, để rồi Ngài có thể mặc-khải cho Giáo hội của Ngài thấy được những gì Thiên Chúa từng tỏ dấu cho ông Giôna hiểu. Ngài vẫn luôn như thể bảo rằng: tình yêu và sự chuẩn thuận của Chúa không khi nào bị tắc-nghẽn do bởi các hạn-chế xuất từ tình yêu và sự ưng-thuận của con người.


                                                                                                            (còn tiếp)

Gm John Shelby Spong biên-soạn
Mai Tá lược dịch.          
  



HÃY CHỌN: LỀ LUẬT HAY THẦN KHÍ?
________________________________________________________________
Lm Giuse Mai Văn Thịnh DCCT 

Anh chị em thân mến,
Thái độ của Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay khiến chúng ta có thể hiểu lầm và cho rằng Người không có thiện cảm với luật lệ của người Do Thái và luôn tìm cách đả phá các tập tục của tiền nhân. Dựa vào lối suy nghĩ đó, chúng ta có thể tách Người ra khỏi truyền thống và nền văn hoá đã ăn sâu vào máu huyết và con người của Đức Giêsu.

Đây là một vấn đề khá tế nhị. Bởi vì, chúng ta phải công nhận rằng Đức Giêsu là người Do Thái. Tôn giáo, văn hóa, phong tục, tập quán và lề thói Do Thái đã ảnh hưởng trong cuộc sống của Người. Người không đến để phá hủy lề luật nhưng kiện toàn nó. Lề luật nào có tội gì! Đó là những thánh chỉ, những lời chỉ dẫn giúp ta sống thánh thiện. Và những ai đem ra thực hành trong đời sống thì được gọi là những người khôn ngoan.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên phân biệt những khoản luật mà người Do Thái gọi là Torah và những qui định đuợc bổ sung sau này. Torah là những khoản luật mà dân Do Thái đã coi như những ngọn đuốc soi đuờng. Họ tin rằng, qua tổ phụ Mai-sen, Thiên Chúa đã yêu thuơng trao cho họ những khoản luật đó và ai tuân giữ thì được coi như là những con người tuân giữ giao uớc của Thiên Chúa.  

Còn các qui định được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được coi như là các tập tục của tiền nhân. Đây là những kiểu mẫu phải theo hơn là luật lệ. Trong một thời gian dài, dân Do Thái bằng lòng với những qui định này. Họ áp dụng chúng vào đời sống vì thấy chúng thích hợp. Người ta xếp chúng vào loại truyền khẩu và được gọi là “truyền thống của tiền nhân”. 

Sự hình thành mang tính pha trộn giữa các khoản luật (Torah) và các qui định được thêm vào sau này có thể ví như sự phát triển của một tổ chức. Đầu tiên chỉ là một vài người tâm đầu ý hợp họp lại với nhau. Tuy không ghi lại, nhưng giữa họ đã có một khoản luật bất thành văn mà tất cả mọi người đều đồng ý và tuần thủ. Theo thời gian, tổ chức đó lớn mạnh. Có nhiều nguời xin gia nhập. Con số tăng dần và lúc đó họ cần có những khoản luật để duy trì trật tự và bảo quản các lề thói sinh hoạt trong nhóm. 

Sự phát triển của tổ chức càng ngày càng mạnh mẽ, đương nhiên sẽ nẩy sinh ra các mâu thuẫn, đụng chạm giữa người này với người kia, thành viên này với thành viên khác. Để giải quyết những đụng chạm, mâu thuẫn này, họ cần có sự hoà giải, dần dần biến thành các qui định. Từ qui định này đến khế uớc khác, họ suy nghĩ thêm những chuyện có thể xẩy ra, rồi để ngăn ngừa họ lại lập thêm các qui định khác. Cứ thế, số qui định đuợc thêm vào cho thích hợp với hoàn cảnh của từng giai đoạn. Đôi khi có những qui định sẽ không phù hợp cho các thế hệ tiếp nối hay đi ngược lại với ý định ban đầu.

            Chúng ta nên nhớ rằng, các truyền thống này đuợc bảo tồn và nắm giữ bởi nhóm Pha-ri-siêu, mà chúng ta hay gọi họ là bè biệt phái. Trong các sách Tin Mừng, chúng ta hay gặp các trường hợp diễn tả thái độ gay gắt của Đức Giêsu dành cho họ nên từ đó chúng ta cũng không mấy có thiện cảm với nhóm này. 

Chúng ta đừng quá khắt khe với nhóm này. Thật ra, họ là những con người rất nhiệt thành, thường xuyên tìm kiếm các phương thế để giúp cho dân chúng sống thánh thiện, sống theo đúng tiêu chuẩn của một sắc dân mà họ hãnh diện là dân riêng của Thiên Chúa.

            Ý định thì tốt, nhưng họ lại áp dụng một cách quá chi tiết và cực đoan.
Từ niềm hãnh diện là dân riêng của Thiên Chúa. Lẽ ra họ nên mở lòng ra để đón nhận cái hay cái tốt của các nhóm khác. Trái lại, họ coi tất cả các sắc dân khác là dân ngoại, dân ô uế; và một khi đụng chạm vào những người đó thì họ bị lây nhiễm và cần đuợc tẩy rửa khỏi sự ô uế được sinh ra qua việc tiếp xúc này. 

Họ chú ý và tập trung vào mọi hình thức bên ngoài mà quên đi việc thay đổi cần đuợc xuất phát từ bên trong của tâm hồn. Đó chính là trung tâm của mọi mối dây liên hệ giữa Thiên Chúa và con người, giữa người với người. 

Thay vì làm cho các hình thức đạo đức được phổ biến sâu rộng trong quần chúng bằng lối sống chân thật, họ lại dòm ngó và dùng những khoản luật của tiền nhân để bắt bẻ các nhóm khác như trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe hôm nay.

Anh chị em thân mến,
Vào thời Chúa Giêsu, dân Do Thái tuân giữ những lề luật truyền khẩu này cũng tỉ mỉ và thành tín chẳng khác nào bản luật của Thiên Chúa. Ý tưởng của việc tuân giữ này quả thực cao đẹp, bởi nó nhằm mục đích làm cho các giá trị tôn giáo đi sâu vào trong các lối cư xử của cuộc sống. Nhưng trong tiến trình áp dụng, họ lại quá chú trọng đến những nghi thức bên ngoài và sinh ra kiêu hãnh về các việc làm đó. Từ đó ý nghĩa tôn giáo về các việc làm đó bị mất dần đi. Họ cho rằng việc thực hành và tuân giữ những qui định này thì được kể là đạo đức, là hành vi của những người biết phụng sự Chúa. Họ đã quên rằng sự thánh thiện phải được xuất phát từ Thiên Chúa chứ không lệ thuộc các việc làm của chúng ta.

            Một cách cụ thể, chúng ta xem qua tập tục rửa tay trước khi dùng bữa được đề cập trong bài Tin Mừng hôm nay. Trước tiên, đó là các khoản luật dành cho hàng ngũ tư tế. Mọi tư tế đều phải rửa tay trước khi bước vào nơi cực thánh trong đền thờ. Mục đích của việc làm này này là tẩy rửa đi tất cả những gì là ô uế về mặt tôn giáo để các tư tế xứng đáng cử hành nghi lễ thờ phượng Chúa hơn. Dần dần, dân chúng cũng bắt chước các tư tế rửa tay trước khi cầu nguyện. Và bằng những suy nghĩ tương tự như thế, họ cũng rửa tay trước khi dùng bữa nữa.

Khi Đức Giêsu chỉ trích một số người thuộc nhóm Pharisêu về điểm vụ hình thức này, Người đã dựa vào truyền thống của các ngôn sứ bằng cách nhắc lại điều cảnh báo mà ngôn sứ Isaia đã công bố: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.”

Đối với Đức Giêsu tất cả mọi sự đều phải đuợc xuất phát từ tấm lòng, từ trái tim bằng không tất cả chỉ là các hình thức đạo đức không có chiều sâu, thậm chí có thể coi là hình thức của những người đạo đức giả. Theo Người, mọi sự thay đổi phải đuợc bắt nguồn từ trong tâm hồn thì mới có hiệu quả lâu dài. Tương tự như thế, các việc làm đuợc gọi là thánh thiện đều không lệ thuộc vào các hành vi bên ngoài, nhưng phải xuất phát từ tâm hồn con người.

Như vậy, ở đậy, Đức Giêsu đã giúp chúng ta có một cái nhìn khác về sự thánh thiện. Chỉ có Thiên Chúa duy nhất là Đấng Thánh, và không một tạo vật nào đuợc gọi là thánh nếu không có quan hệ với Ngài. Con người chỉ đuợc nên thánh qua việc tiếp xúc, tương giao, gặp gỡ và nối kết với Thiên Chúa. Chỉ có trong Ngài và với Ngài, con người mới đạt đến sự thánh thiện mà thôi.

Anh chị em thân mến,
Nhìn vào cuộc sống của Đức Giêsu chúng ta nhận thấy Người chính là mẫu mực của mối tương giao, nối kết mật thiết của Cha và Con. Một sự hiệp nhất nên một. Cha ở trong Con và Con ở trong Cha. Vì thế, bản chất thánh thiện nơi con người Đức Giêsu phát sinh từ Thiên Chúa, không lệ thuộc vào nghi thức bên ngoài như những người Pharisêu lầm tưởng. Do đó, Đức Giêsu không bao giờ bị ô uế khi đụng chạm vào những người, mà lề luật đã xếp họ vào lớp người ‘ô uế, tội lỗi’. Trái lại, họ lại được thay đổi từ sự thánh thiện cuả Thiên Chúa thoát ra từ con người của Đức Giêsu. 

Qua việc tiếp xúc này, nhân phẩm họ đuợc phục hồi và con người họ được tái tạo nên một con người mới trong Chúa. Sự thánh thiện của con người không hệ luỵ bởi việc làm của chúng ta cho bằng đó là việc nối dài bản chất thánh của Thiên Chúa nơi mình, qua Đức Giêsu.

Vì vậy, trong phần kết luận của trình thuật hôm nay, Đức Giê-su nhấn mạnh đến việc làm của trái tim. Sự thánh thiện của con người phát xuất từ trái tim của người đó, chứ không lệ thuộc vào những lề thói hay cách cư xử rất hình thức bên ngoài của họ. Trái tim là nơi để con người có thể tiếp xúc một cách sâu thẳm với Thiên Chúa. Đó chính là cung lòng để Thiên Chúa ngự trị. 

Đừng đánh giá nhau qua dáng vẻ bên ngoài nhưng hãy trao cho nhau tấm lòng, ban cho nhau quả tim yêu thương, nhân hậu và biết rung động trước các nhu cầu của nhau. Muốn đạt được điều này, tất cả chúng ta cần xây dựng và duy trì mối tương giao với Đức Giêsu mỗi ngày mỗi bền chặt và gắn bó hơn. Bởi vì, chỉ ở trong trái tim yêu thương của Đức Giêsu chúng ta mới tìm ra mẫu mực cho mọi tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Chính tại nơi đó sẽ phát sinh ra những hành động được phát xuất bởi Tình Yêu, như Lời Chúa đã phán: “Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.” 

Amen!
Lm Giuse Mai Văn Thịnh DCCT