Suy niệm Chúa nhật
thứ 6 Phục Sinh năm B
“Còn bao nhiêu đèn và bao nhiêu nến”
Hãy một lần mang ra
thắp hết
Hãy một lần khôi phục
lại, niềm vui.
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất
Nhiên)
Ga 15: 9-17
Nến đèn còn, nay tập trung ta thắp
hết. Ân tình này, ta khôi phục tỏ niềm vui. Vui Phục Sinh. Vui tình Chúa có tỏ
bày, nay thấy rõ nơi trình thuật.
Trình thuật hôm nay, thánh Gioan lại
đã thêm một chú giải về tình Chúa nói ở Tin Mừng, tuần trước. Tin Mừng tình
Chúa, qua dụ ngôn cây cành nhận nhựa sống từ thân nho, là chính Chúa. Ngang qua
Đức Kitô. Thu nhận nhựa sống, để duy trì tình thương tương quan với Chúa. Với
nhau. Như Ngài nói: “Nếu anh em giữ các giới răn của Thầy, anh em sẽ ở trong
tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các giới răn của Cha Thầy và Thầy ở lại
trong tình thương của Người.” (Ga 15: 10)
Ở đây nữa, Chúa không đả động gì 10
điều răn. Và, nhìn kỹ ta sẽ thấy, giáo lệnh 10 điều được người người tuân giữ
mà chẳng cần ra khỏi tình chân phương, yêu thương. Bởi, có nhiều điều trong 10
giới lệnh, được diễn tả theo cung cách tiêu cực, để khi tuân giữ, ta chỉ cần
kiêng cữ, chớ nên làm. Như: chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ làm điều dâm dục,
vv… Nhưng, Chúa vẫn mong ta làm nhiều hơn nữa, đâu chỉ mỗi việc xa lánh, thôi.
Giới lệnh duy nhất Chúa muốn ta tuân
giữ, là: “Anh em thương yêu nhau, như Thầy yêu thương anh em.”(Ga 15: 12). Điểm
nhấn mạnh ở đây, là: hãy yêu Chúa hết lòng trí, và thương người đồng loại như
chính mình. Gương rõ nét, là Đức Giêsu Kitô. Có điểm cần lưu ý, là: thánh sử
Gioan không nêu Danh Tánh Thiên Chúa,
khi thánh nhân nhắc nhớ lời Chúa bảo ta yêu thương người đồng loại. Bởi, tình
yêu thương người đồng loại, trực chỉ Thiên Chúa, như Ngài nói: “những gì các
ngươi làm cho người hèn mọn nhất của Ta, là các ngươi làm cho Ta.”(Mt 25:
40)
Và thêm một chân lý khác, là: không
thể nói yêu Chúa, trong khi mình chẳng yêu thương gì người đồng loại. Trái lại,
bằng vào tác động rất chân phương yêu thương người đồng loại, là ta đã yêu Chúa
rồi. Và, cũng có nghịch lý khác lại cho rằng: những ai chối từ, không tin Chúa,
sẽ không thể có được tình thương yêu đích thật; hoặc, sẽ chẳng làm sao có thể
chăm lo đùm bọc người anh em mình. Nói cách khác, một khi biết chăm lo đùm bọc
người khác bằng động tác xác thực, thì khó có trường hợp luột mất niềm tin, vào
Đức Chúa.
Bài đọc 2, thánh Gioan lại cũng công
bố một điều rất rõ, cứ thử nghe: “Chúng ta hãy yêu thương nhau”, như được dạy, “vì
tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm, ai ai yêu thương, thì đã được Thiên
Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương, thì không
biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu.” (1Ga 4: 7-8)
Dù, không nói đến mục tiêu và đích
nhắm của yêu thương, đến niềm tin hay tôn giáo khác nhau- nhưng yêu thương vẫn do từ Thiên Chúa. Để tất
cả mọi người được biết Chúa. Lý do? Vì Thiên Chúa LÀ Tình yêu. Bất cứ nơi nào
trên thế gian có tình thương hiện hữu, thì nơi đó Thiên Chúa có mặt. Ngài có
mặt, và được biết đến, bằng nhiều danh tánh. Ở đâu, và bất cứ lúc nào có người
thật sự thương yêu, Thiên Chúa hoạt động, nơi người ấy.
“Không tình nào cao cả hơn tình của
người hy sinh tính mạng, vì bạn hữu”, đây không là lời nói suông. Nhưng, được
Chúa biến thành hiện thực. Bằng nỗi khổ hình và chết nhục, trên thập tự. Và
tình này, Ngài đối xử với người được yêu thương như bạn bè. Từ đó, ta biết
được: ta không là tôi tớ hoặc nô lệ của Chúa. Mà là bạn.
“Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh
em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.” Đây là công bố chính thức. Là thoả
ước, giữa chính Chúa với dân con của người. Và giữa người người, tin vào Chúa.
Bài đọc 1, còn làm sáng tỏ hơn: ai
cũng có đủ tiêu chuẩn để an tâm đón nhận công bố về tình bằng hữu cao cả ấy.
Thánh Phêrô lúc đầu chừng như không muốn đón nhận người ngoài Đạo, tên là
Co-nê-liô, vào làm thành viên của cộng đoàn tiên khởi, cho đến ngày thánh nhân
nhận ra được tình yêu thương của Chúa, và sức mạnh của thần Khí Chúa đã đến với
ông. Đây là khúc ngoặt đưa đến đổi mới trong
cộng đoàn. Bởi trước đó, cộng đoàn Hội thánh chỉ chấp nhận người Do Thái,
thôi.
Thánh Phêrô nói: “Tôi biết rõ, Thiên
Chúa không thiên vị một ai. Hễ ai kính sợ Ngưòi và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc
bất cứ dân tộc nào, cũng được Người tiếp nhận. “(Icv 10: 34). Đây chính là nhận
định quan trọng trong quá trình phát triển cộng đoàn tình thương, mới khởi sự.
Xem như thế, dân con của Chúa không thể giới hạn cho bất cứ nhóm sắc tộc, nào
hết.
Cũng từ đây, mọi người không còn là
tôi tớ của nhau nữa, bởi ta đã được đưa vào “công chuyện”, của Chúa. Như Ngài
nói: “Thầy gọi anh em là bạn, vì mọi điều Thầy nghe nơi Cha Thầy, thì Thầy đã
tỏ cho anh em biết.” Ngài nói thế không có nghĩa, bảo rằng: ta sẽ hiểu hết mọi
điều Chúa mặc khải. Đã từ lâu, dù ta nhận đón và thẩm thấu những gì mình nghe
biết từ Chúa, suốt hai ngàn năm, nhưng
cũng đâu đã hiểu hết. Lại càng chưa thấm về sự thật mỗi người trong ta. Vì
chính ta cũng là quà tặng Chúa gửi đến với những bí nhiệm về Chúa. Có thể nói,
ta càng được chúc phúc, khi ta nhận biết tình Chúa thương ta, ngang qua mặc
khải được Đức Giêsu cho biết.
Cuối cùng, Đức Giêsu cũng nhắc ta
một điều quan trọng, là: ta chịu ơn Ngài. Chứ, Ngài không thiếu nợ gì ta hết.
Có nhiều người cứ nghĩ rằng: Chúa phải biết ơn mình mới đúng, vì mình yêu
thương phục vụ Ngài bằng nhiều cách. Trong khi đó, biết bao người không biết
Ngài, hoặc có biết nhưng rất dửng dưng. Nghĩ như thế, tức mình cũng xử sự không
thua gì Biệt phái đứng nguyện cầu, ở đền thờ. Biệt phái vẫn coi thường người
hèn mọn, tội lỗi. Đây là ý nghĩa của lời Chúa nói: “Không phải anh em chọn
Thầy, nhưng thầy chọn anh em.”(Ga 15: 16)
Tất cả những ta làm vì Chúa, hoặc
cho Chúa, chỉ là một ứng đáp với lời gọi mời yêu thương, Ngài đưa ra. Đó là ý
nghĩa diễn tả trong bài đọc 2, khi thánh sử Gioan viết: “Tình yêu Chúa đối với
ta, được biểu lộ, thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian, để nhờ Con
Một Ngài mà ta được sống.” Và thánh sử
diễn nghĩa: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên
Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con Một đến làm của lễ
đền tội cho ta.”(1Ga 4: 10)
Nhưng, vì lý do nào ta lại được yêu
thương và chọn làm chứng tá cho tình yêu, như thế? “Thầy cắt cử anh em để anh
em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái tồn tại.” Nghe những lời như thế, có
phải rằng ta chỉ cần nằm dài ra thư giãn, thoả mãn với những gì mình biết là:
nay mình được Chúa chọn lựa, vì mục đích nào, cho riêng Ngài?
Mà là, tình yêu Thiên Chúa đổ tràn
trong tâm can, cần được xuyên suốt qua ta, để đến với người anh em đồng loại.
Ngõ hầu, khi ta tiếp xúc với mọi người, bất kỳ vào lúc nào đó, cũng khiến cho
họ suy tư, rút kinh nghiệm. Và, thấy được Chúa trong ta. Bằng không, như Tin
Mừng tuần trước có nói, ta sẽ chỉ là cành nho khô, đồ bỏ, đáng quăng vào lửa
đỏ, mà đốt đi.
“Những gì anh em xin cùng Cha nhân
danh Thầy, thì Người ban cho anh em” điều ta xin, chắc chắn không phải là tấm
ngân phiếu bỏ trống, bất chợt ta muốn có. Nhưng, đích thực phải là tình yêu
thương sâu lắng, ta vẫn muốn. Muốn được kết hợp với Chúa, và với Đức Kitô trong
tình yêu.
Với ao ước sâu lắng như thế, ta sẽ
chỉ thích nguyện xin những gì đem ta về gần với tương quan mật thiết với Đấng
Tác tạo nên ta. Bởi, từ nơi Ngài ta được sinh ra, thì cũng cùng với Ngài, ta
được mời gọi, để kết hợp suốt đời, nơi miên trường. Đó là ý nghĩa của trình
thuật về yêu thương. Đó là ý nghĩa của một sai phái, từ Đức Chúa.
Lm Frank Dooyle sj
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment