Suy niệm Chúa nhật Lễ Thăng Thiên năm B 20.05.2012
“Sự vinh thăng bất ngờ”
Là đem theo nước mắt.
Là danh dự xót xa.
Là danh dự xót xa.
(thơ Nguyễn tất nhiên)
Mc 16: 15-20
Vinh thăng
với nhà thơ, chắc chỉ đem theo những bất ngờ. Đầy nước mắt. Thăng thiên với nhà
Đạo, là vinh thăng Chúa đoàn tụ, về cùng Cha. Về với Cha, là như các thánh xác
nhận ở trình thuật.
Trình thuật
thánh Mác-cô, nay ghi lại một mặc khải, về niềm tin. Là, tin có Chúa vinh thăng
về với Cha Ngài. Về ở đây, không có
nghĩa một nơi chốn, rất không gian. Về với Cha, là về với tương quan Thiên
Chúa, nay vẫn thấy. Về với Cha, là về với cảnh huống thần thiêng, Chúa vẫn ngự.
Là, đoàn tụ với Thiên Chúa, rất vẹn toàn. Sung mãn. Miên trường.
Diễn tả chuyện này, sách Công vụ
viết rõ: “Và, có đám mây quyện lấy
Người.” (Cv 1: 9) Đám mây nói ở đây, là biểu tượng ám chỉ Thiên Chúa, vẫn
thông thường. Đám mây ở đây, mang ý nghĩa: Chúa Cha đón rước Con Một Người, trở
về vị thế Ngài vẫn có, nơi viên miễn. Đây, còn là ý nghĩa của câu nói ghi rõ ở
trình thuật: “Nói xong, Chúa Giêsu được
đưa về trời.” (Mc 16: 19)
Đức Giêsu sống lại, lâu nay mang 3 ý
nghĩa được ghi rõ trong Giao Ước của Đạo mình: trước nhất, là: sau cái chết khổ
nhục trên thập tự, Đức Chúa đi vào cuộc sống mới, rất rõ rệt. “Ngài sẽ không bao giờ chết nữa.” Thứ
đến, Ngài được chúc tụng và nâng cao, ngõ hầu cùng san sẻ vinh quang với Chúa
Cha. Và, việc này dẫn đến kết quả là: Thần Khí của Cha và Con sẽ đổ tràn trên
dân con của Ngài. Để như thế, cộng đoàn dân Chúa lãnh nhận trọng trách tiếp tục
công trình của Chúa, tức: tiếp tục dựng xây Vương quốc Nước Trời, nơi dương
thế.
Sự chết, Phục sinh và sự vinh thăng
của Chúa, cộng với sự kiện Thánh Thần Chúa Hiện Xuống, hợp thành một tổng thể,
được nhận biết rõ ngay vào lúc Chúa từng trải con đường khổ ải kéo dài đến Núi
Sọ. Và, sự kiện tổng thể nhìn theo nhãn quan Tân Ước, đã phản ánh đại lễ của
người Do Thái, kéo dài suốt 7 tuần.
Thành ra, với sự kiện Chúa về Trời
hôm nay, ta lại nhớ đến cuộc “xiển dương” Chúa sẻ san với Cha Ngài, trong vinh
hiển. Đặc biệt hơn, là thời gian 40 ngày được nói đến trong cả hai “quyển” do
cùng thánh sử Luca viết, là sách Công vụ và Tin Mừng, vẫn không tách bạch hai
sự kiện trên bằng con số 40 ngày.
Các bài đọc, nay cho thấy: Đức Giêsu
trao cho đồ đệ Ngài bài sai rao giảng, trước ngày Ngài rời xa các thánh. Khi
rời xa, Ngài giới hạn cho dân con Do Thái, thôi. Nhưng, bài sai Ngài trao ban,
mang tính phổ cập khắp thế gian, chốn nhân trần. Nhận bài sai từ Thầy, các
thánh nay thêm uy lực thực hiện công việc chưa hoàn tất, như đã viết: “Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm
được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy
đến cùng Chúa Cha.” (Ga 14: 12). Và từ đó, các thánh có khả năng truyền rao
Tin Mừng, cho mọi người.
Ngày nay, với phương tiện truyền
thông rộng rãi, con dân Đạo Chúa, cùng với Đức Giáo Hoàng còn có thể rao truyền
Lời Chúa qua vệ tinh, đến với truyền hình hoặc mọi báo/đài trên khắp thế giới.
Và, với nền kỹ thuật tân tiến, biết đâu mai ngày sẽ còn nhiều phương cách giảng
rao Nước trời, thuận tiện hơn. Và khi đó, người người trong ta, sẽ không còn
nại cớ này khác mà chối từ bài sai rộng rãi ấy.
Bài sai Chúa gửi qua trình thuật,
nay có 4 điểm cần lưu tâm:
1. Là con dân Chúa, mọi tín hữu có
bổn phận truyền bá thị kiến sống động bao gồm nơi Tân Ước. Cần nhắc lại, đây
không là trọng trách của riêng ai. Cho dù là giáo sĩ hoặc tu sinh nam nữ.
Nhưng, là trách vụ của tất cả dân con Đạo Chúa, cũng là đồ đệ của Ngài. Trách
vụ, Chúa phú ban. Thế giới xưa, chịu ảnh hưỏng nhiều của một Châu Âu gồm toàn
những vị có quan niệm hạn hẹp. Những người, chuyên kềm giữ giáo dân bằng lòng
yên nghỉ trong tư thế thụ động, rất phụ thuộc. Thế giới đó, nay không còn nữa,
dù Châu Âu có hung hãn một thời.
2. Hội thánh Chúa có vai trò chữa
lành, hết mọi người. Là tín hữu, ta không chỉ quan tâm có “linh hồn” người
trong Đạo. Toàn vẹn tư cách của con người, mà ta cần có kinh nghiệm từng trải
về hiệu quả ơn cứu độ, cả tinh thần, trí óc, cảm xúc, xác thân, lẫn môi trường.
Bản thân Đức Chúa, Ngài từng bỏ giờ ra để chữa lành người tật bệnh. Chữa lành,
là chữa cho lành mạnh cả phần hồn, lẫn thân xác. Quyết, đưa mọi người về với
giao hoà, tránh lỗi phạm. Nghịch chống giao hoà, là lỗi phạm, sẽ tạo ảnh hưởng
thấy rõ trên cảm xúc, cũng như thân xác. Thành thử, không phải chỉ đến toà cáo
giải, trút gánh tội trần hoặc đến bệnh viện để chữa lành, mỗi thân xác, là đã
đủ. Làm thân tín hữu, ta được mời gọi dính dự vào công việc chữa lành.
3. Đức Giêsu hứa gửi Thần Khí Chúa
xuống ban thêm uy lực cho đồ đệ Ngài. Uy lực đây, không là quyền bính chính
trị. Hoặc kinh tế. Cũng chẳng là quyền uy trần thế mang bộ mặt hệ cấp trên dưới
chính quyền. Quyền uy đây, sẻ san cho hết mọi người, đến từ thị kiến sáng rực
mà cuộc sống cần mặc lấy. Là, uy lực đến từ con tim, có trọng trách mang đến
cho mọi người vào thời điểm gặp yếu đuối. Là, hy vọng vào lúc hãi sợ hoặc tuyệt
vọng. Là, quyền uy sức mạnh nằm bên trên tất cả, mang đến cho ta ý nghĩa cuộc
sống, mọi hoàn cảnh.
4. Cộng đoàn dân Chúa không bao giờ
xử thế, cách đơn độc. Bởi, Chúa có hứa: “Thầy
sẽ ở lại với anh em, mọi ngày cho đến ngày thế tận.” Ngài vốn là Đấng
E-ma-nu-en, tức Chúa ở cùng chúng ta. Ngang qua Thần Khí Chúa, Đức Giêsu tiếp
tục hoạt động với/và ngang qua dân con của Ngài. Và vì thế, chúng ta mang trong
người niềm tin tưởng sẽ giáp mặt Ngài nơi diện mạo của mỗi người anh em, trong
chúng ta. Nói cách khác, ta sẽ nhận diện Chúa nơi mỗi người, riêng lẻ. Như Chúa
nói: “Điều gì anh em làm (hoặc chưa từng làm)
cho một trong những người anh em hèn mọn nhất, là anh em đã làm (hoặc chưa từng
làm) cho Thầy.”
Chẳng thế
mà, nơi các người anh người chị ta gặp trên đường đời, tức là ta đã:
-diện kiến giáp mặt với chính Chúa,
là bởi sự tử tế đích thực, hoặc tình thương yêu, độ lượng, lòng xót thương, can
đảm, hoặc ưu tư giùm giúp mọi người khác…
-nhìn thấy người nào đó, có nhu cầu
sờ chạm vào người Chúa, là do bởi sự dữ/ác thần hoặc những hành xử không thích
hợp, tính ghen ghét oán giận, bạo lực hoặc yếu kém, tật bệnh, cô đơn tuyệt
vọng…
Buổi tiệc
thánh lễ Chúa về trời sẽ nhắc nhở cả ta nữa, về sự đổi mới sống lại của riêng
ta, khi bản thân Ngài “sẽ vực dậy thân xác dẫy đầy sự chết của ta,
và làm cho chúng trở nên giống hệt thân mình vinh quang của Ngài”. Cả vào khi “mọi giọt nước mắt sẽ được chùi sạch..”. Cả vào lúc ta vui mừng
diện kiến Chúa, trong tư thế tư riêng, của mỗi người.
No comments:
Post a Comment