Vừa rồi,
chúng tôi định mua một cặp loa tốt, khả dĩ tạo được làn sóng âm thanh dịu dàng,
dễ nghe. Cân nhắc kỹ, chúng tôi quyết định chọn nhãn hiệu “BOSE” vừa gọn nhẹ,
lại vừa đạt chất lượng cao. Toàn hệ thống âm thanh trung thực chỉ nằm trong
chiếc hộp nhỏ, nhưng có khả năng phát ra những âm thanh tuyệt cú, ngoài sự mong
ước. So với giàn âm thanh hiện có, thì loa của hãng BOSE cho giọng trầm và ấm.
Mạnh mẽ. Trung thực. Với loa tốt, âm nhạc mới thể hiện tính hiện thực cần có,
làm nền cho giọng kim bay bổng, lên xuống thật đúng ý của người biên sọan. Ngày
nay, máy móc tân kỳ tạo cho âm thanh, tần số có được sự thanh tao, trong sáng.
Nhờ vậy, công trình sắc sảo của nhà biên soạn mới được bộc lộ đúng cách. Dễ
nhận.
Sách Công
vụ Tông đồ hôm nay tập trung nhấn mạnh một điểm: quần chúng thời ban sơ, khi
nghe đồ đệ Đức Kitô dẫn giải công việc Chúa làm, ai cũng hiểu biết đầy đủ sự
việc diễn tiến theo ngôn ngữ rất riêng của mình. Nói theo ngôn ngữ thời nay,
đây chính là sự thanh tao, trong sáng cần phải có mỗi khi ta rao giảng Lời
Chúa. Với đồ đệ Chúa thuở ban đầu, ai nào được phú ban cho tài khéo ăn, khéo
nói khả dĩ lôi cuốn người nghe? Nhưng may thay, phần đông cử toạ đều có được
đôi tai rất thính. Nhờ đó, họ biết lắng nghe và mau chóng lãnh hội sự thanh tao
trong sáng, qua mỗi sự việc được dẫn giải. Đề cập đến tài lắng nghe và đón nhận
Lời Chúa thời kỹ thuật thông số hôm nay, nhiều vị vẫn lẫn lộn giữa âm thanh đơn
thuần với âm thanh nổi, giữa sự đồng bộ và đồng cảm. Chấp nhận. Với Hội thánh
thời tiên khởi, ngày Thánh Thần Chúa hiện đến, ngày mà tín hữu Đức Kitô chẳng
thấy khó khăn gì trong việc lắng nghe và đón nhận lời Ngài, hết. Ai cũng hiểu
rằng, có nói cùng một thứ tiếng cũng không quan trọng bằng biết chăm chú nghe
người khác nói. Lắng nghe từng giọng. Chăm chú vào từng động tác của mỗi người.
Hội thánh tiên khởi là một cộng
đoàn phức hợp. Đa dạng. Tựa như hôm nay, mọi người đều được kêu gọi hãy lắng
nghe người khác nói. Ngõ hầu thông hiểu nhau hơn. Cảm thông hơn về nhiều vấn đề.
Về mọi chuyện. Quả là, vào các năm tháng, ngày đầu của thời điểm Thánh Thần
Chúa hiện đến, cộng đoàn kẻ tin đã nhận ra rằng: giữa thánh Phêrô và Phaolô đã
có nhiều tranh cãi. Bất đồng. Bất đồng về các vấn đề của người Do Thái. Của dân
ngoài Đạo. Trở lại. Nhiều vị đã cam đảm nhận đón cái chết nhục để chứng tỏ niềm
tin của mình. Tuy thế, cũng có người phản bội các thánh, vội quay đầu về với
giới cầm quyền. Không còn tin vào lời các ngài nữa. Cùng là tín hữu Đức Kitô,
nhưng có người tự hào cho mình thuộc phe Phaolô hoặc phe Apollô hơn là nghĩ
rằng: dù thuộc cánh nào, phe nào rồi cũng qui về một mối. Cuối cùng, cũng trở
thành đồ đệ của Đức Chúa. Hết lòng. Hết mực.
Mải tranh
cãi, đến nỗi có người cứ nghĩ là ngày tận thế đã gần kề. Rồi, chán nản. Mất
niềm tin. Tuy nhiên, qua nhiều trường hợp trắc trở, âm sắc thâm trầm và ấm cúng
của giòng nhạc hùng tráng vẫn vang rền. Thúc bách. Giọng thâm trầm ấm cúng ấy
nhằm chứng tỏ rằng: Đức Kitô đã sống. Ngài đã vui lòng chấp nhận cái chết nhục.
Và cuối cùng, đã sống lại vinh hiển. Về với Cha. Trong khi đó, thanh âm giọng
kim bổng vút chát chúa của tranh cãi/bất đồng đã át đi thanh-âm trầm-ấm mà Đức
Chúa đã phát đi.
May thay,
hơn bốn thập niên trước, Công Đồng Vatican II đã hồi
phục truyền thống cổ xưa của niềm tin trong Hội thánh bằng nhiều phương cách
khác biệ, đột xuất. Quyết nối kết hoà mình với nền văn hoá địa phương. Mỗi
vùng. Xem như thế, Lời Chúa được gửi đến với mỗi dân tộc. Có văn hoá riêng tư.
Khác biệt. Hài hòa. Hợp tác. Ngày nay, chúng ta đều nhận thức: mỗi khi cất bước
ra đi rao truyền Tin Vui An Bình của Chúa, vị thừa sai giảng thuyết đều cưu
mang, trân quý mọi văn minh, văn hoá khác biệt. Riêng tư. Của đất miền mà các
ngài tạm dung. Và, các ngài vẫn cương quyết sửa đổi lề thói, tác phong “cha cố”
chuyên áp đặt văn hoá cổ xưa của mình lên văn hoá, người bản xứ. Làm như thế,
các ngài không bức bách, cũng chẳng đả phá tinh hoa. Thuần thục. Của sắc dân
bản xứ. Dù tinh hoa ấy đang đi dần vào chốn diệt vong. Trong quá trình thực
hiện quyết tâm này, nhiều nối kết được nảy sinh từ nền văn minh Kitô-giáo và
văn hoá địa phương. Các nối kết, thành tựu ấy đã trở thành niềm tin thấm nhuần
mầu sắc dân tộc. Đây là trạng huống kết tinh, mà Hội thánh tiên khởi đã tạo cho
mình. Rất nghiêm chỉnh. Nhờ vào phong thái tinh tế, Hội thánh đã thực sự sống
và rao truyền niềm tin, được uỷ thác.
Hôm nay,
được Thánh Thần Chúa thánh hoá, chúng ta nhận ra rằng: để xây dựng và củng cố
niềm tin của mình lên những gì người đi trước đã thiết lập. Chúng ta có bổn
phận lắng nghe, và tìm hiểu nền văn minh, văn hoá đương đại của mỗi dân. Đem
niềm tin về với trao đổi. Đối thoại cùng Tin Mừng của Chúa. Chính vì thế, ta có
thể quyết đoán thêm rằng: lòng quả cảm thật ra cũng là quà tặng từ Thánh Thần
Chúa, vào ngày Ngài hiện đến với mọi người. Chúng ta không được phép rút vào
bóng tối. Né tránh thế gian. Coi rẻ loài người. Nhưng, hãy ra đi tham gia đối
thoại với thế giới, nhân trần. Tham gia, trao đổi và để tai trầm lắng đón nhận
nhạc khúc giao hưởng mà Chúa biên soạn. Ở đây. Ngay lúc này. Có lắng nghe như
thế, ta mới nhận ra thanh-âm sắc sảo đang xuất hiện trong cuộc sống thường nhật.
Đôi lúc cũng trộn lẫn với âm-sắc thâm trầm. Ấm cúng. Trải dàn nơi cuộc sống. Sự
chết. Và, sự sống lại vinh hiển của Đức Chúa thân yêu.
Tham dự
Tiệc thánh mừng Thánh Thần Chúa hiện đến hôm nay, cầu mong sao ta có đôi tai thính.
Biết lắng nghe và nhận rõ những gì Thần Khí đang thổi đến với ta. Thần Khí thổi
vào tai ta những âm sắc thâm trầm, đầy thương mến. Cầu mong sao cho ta biết sẵn
sàng cống hiến cả đời mình, để rao truyền Tin Vui An Bình của Chúa với chốn
phồn hoa. Đô hội. Ở nơi ấy, vẫn hiện diện cùng khắp, nền văn minh/văn hoá của
dân gian. Thị trường. Cầu và mong cho ta biết dấn thân, hoà mình với nền văn
hoá đương đại. Hợp tình. Hợp lý. Làm như thế, ta sẽ phải sử dụng đôi tai, nghe
nhiều hơn nói. Nghe nhiều, để có thể đón nhận các thanh-âm trầm-ấm, như gió
thoảng vào hồn. Nghe cho kỹ. Hiểu cho thông. Từ đó, ta sẵn sàng ra đi rao
truyền Vương quốc của Đức Chúa bằng chính cuộc sống của mình. Ra đi để rao
truyền niềm tin vui tươi. Rất thâm trầm. Muốn được thế, hãy để lòng mình trùng
xuống mà đón nhận Lời Chúa. Ấm cúng. Thâm trầm.
Lm Richard Leonard sj -
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment