Thật may là ta không đọc và hiểu Kinh thánh, theo
nghĩa đen. Nếu không, ta sẽ coi trình thuật lễ Chúa Thăng Thiên như màn ảo
thuật do phù thuỷ đa ngôn lắm lời, chuyên uống độc dược, có phép thần thông
chữa lành mọi tật bệnh, như bài viết chân phương đơn thuần của nhà Đạo. Và, dẫn
đưa ta về miền cao xa, băng giá.
Dù sao, trình thuật Thăng Thiên đoạn này vẫn là
đoạn văn thêm vào Tin Mừng thánh Mác-cô để nói: Đức Kitô đã về với Cha. Ngài đã
gửi đồ đệ ra đi về với thế giới bên ngoài, ngõ hầu thực hiện tác vụ tông đồ, sẽ
được Ngài bảo vệ khi ta gặp nhiều thử thách vẫn cứ đến. Và cho dẫu trong lịch
sử hơn 2,000 năm có lẻ, ta cũng đã tiếp cận trải qua các tình huống bi ai, đánh
động. Vì thế, cũng nên tưởng nhớ việc Chúa sai phái ta đi rao truyền tình
Thương cứu độ của Ngài.
Ngày nay, 33% dân số thế giới được sai đi như thế
để đến với thế giới con người. Theo thống kê, con số này lên đến 2,1 tỷ người
mang danh nghĩa là tín hữu Đức Kitô. Và, phân nửa số người này là Công Giáo;
tức đồ đệ của Chúa. Của Đạo mình. Đếm số thì như thế, nhưng trên thực tế, các
người anh người chị của chúng ta, khi rao truyền Tình Thương của Chúa, vẫn có
kinh nghiệm về những bách hại, kỳ thị để bảo vệ niềm tin yêu nơi Ngài. Có người
còn bị bức bách, cho đến chết. Chết, cho tình yêu của Chúa. Thứ tình, đòi hy
sinh, gian khổ, hầu truyền đạt sự công minh chính trực cho mỗi người. Mọi
người.
Chúa Thăng Thiên về với Cha, là cơ hội để con dân
Đạo mình biết quay mặt mà nhìn lại, xem mình đã làm gì để hoàn thành sứ mạng
“thiêng liêng”, đã bắt đầu. Sứ mạng ủy thác mọi người đến với thế giới, gian
trần. Tiệc thánh Chúa, vẫn tập trung tưởng nhớ sự kiện đặt ra ở đây, hôm nay,
là: ta có hoan hỉ ra đi đến bất cứ nơi nào mà thực hiện lệnh truyền của Chúa,
hay không? Lệnh truyền ngày Chúa Thăng Thiên về với Cha hứa hẹn với ta điều
này: Tựa như Cha đã vực Chúa trỗi dậy từ cõi chết thế nào, thì Cha, Con và
Thánh Thần cũng sẽ đón ta vào chốn “vĩnh hằng” của Ngài. Đồng thời, ta cũng
được ngồi ở bên phải Chúa, cõi miên trường. Câu truyện mang tính ẩn dụ dưới đây
có lẽ nói lên phần nào xác tín quan trọng này:
Năm 1939, cha con gia đình nọ, đã trở thành hai nhà
sưu tầm nghệ thuật, rất trứ danh. Chẳng bao lâu, thế chiến thứ hai bùng nổ,
người con đăng ký tác chiến theo quân thiện nguyện vùng xa, không còn liên lạc.
Ít năm sau, có tin người con bỏ mình nơi trận địa, sau khi liều thân cứu mạng mọi
đồng đội, trong lâm nạn. Chiến tranh chấm dứt, ngày đồng đội về làng tìm gặp
cha của người đã cứu mình, được biết cụ là nhà sưu tầm nghệ thuật có tiếng,
trong vùng. Gặp cụ, đồng đội của người con thưa: “Dạ thưạ, có lẽ cụ chẳng biết
con là ai, đâu. Con là người bạn có mặt bên cạnh, lúc con trai cụ lìa trần. Hôm
nay, con đến để xác nhận rằng: trong giờ phút nguy nan, anh chẳng hề kêu rên
đau đớn, hoặc tỏ nỗi buồn phiền. Con được biết cụ và anh rất yêu thích nghệ
thuật, nên hôm nay con đến biếu cụ một kỷ vật không to lớn là bao, nhưng tạm
nói lên tấm lòng cảm kích của con với anh ấy. Xin cụ nhận lời, cho.”
Nói rồi, anh trao cho ông cụ bức chân dung người
con trai, vị cứu tinh của anh. Bức tranh không mang tính nghệ thuật. Rất giản
đơn. Chỉ vài nét chấm phá, nhè nhẹ. Nhưng, đã làm ông cụ cảm động, nấc lên
thành tiếng. Và, người bạn nói tiếp:”Đây là tất cả những gì con có thể làm được
cho con của cụ. Anh là người quả cảm, đã hy sinh cứu mạng con.”
Ít lâu sau, ông cụ nhớ con quá, từ trần. Không còn
sưu tầm tranh nghệ thuật nữa. Vào buổi đấu giá hôm sau ngày cụ mất, các nhà đầu
tư nghệ thuật đến từ khắp nơi, trên thế giới. Và, kỷ vật đầu tiên được đem đấu
giá, chính là bức chân dung con trai nhà sưu tầm. Người đấu ra giá vỏn vẹn chỉ
$200… rồi $100… cũng chẳng thấy ai giơ tay, mua đấu. Mọi người tìm đến buổi đấu
hôm nay, chỉ để mua tranh của Rembrandt, mà thôi. Lúc ấy, ở cuối hành lang, có
người dáng dấp quê mùa tỉnh lẻ, lên tiếng: “Tôi sẽ lấy bức chân dung này. Đây
là một bức tranh rất quý, dù không phải của họa sĩ nổi danh. Nhưng tôi chỉ còn
đúng 10 đô, xin cho tôi thiếu chịu được không?” Ban đấu giá hội ý xong, đồng
thuận bán cho người đấu vừa lên tiếng. Về sau, được biết ông là thợ làm vườn
cho cha con nhà sưu tầm. Mang tranh về xem, mới vỡ lẽ bên trong có cài di chúc,
nói: “Ai mua bức chân dung này, sẽ được thừa tự toàn bộ cơ sở, và tài sản nghệ
thuật của chúng tôi, để trong đó.”
Thành ra, nói gì đi nữa, các nhà đầu tư lắm tiền
nhiều của, vẫn không tậu được tài sản quý giá của Cha và Con trong giới “trời
mơ”, nghệ thuật. Chỉ những người có cặp mắt tinh đời mới nhận ra tình yêu ẩn
giấu, bên dưới. Chỉ những người có mắt và biết nhìn, mới hưởng được những gì do
Cha và Con hy sinh, biếu tặng.
Cử hành mừng Chúa Thăng Thiên về
với Cha, ta hãy đón nhận lệnh truyền Chúa trao phó, để rồi sẽ ra đi với tất cả
lòng tự tin, sẵn sàng. Ra đi, để rao truyền tình Cha và Con uỷ thác cho ta, như
gia bảo. Gia bảo, là Vương Quốc Nước Trời, vẫn san sẻ cho hết mỗi người và mọi
người
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment