Suy niệm
Chúa Nhật Thứ 5 Phục Sinh năm B
“Bước một bước, xa thêm ngàn dặm thẳm”
Núi lam mờ, hay mắt đỏ
tôi hoen,
Vườn nho xanh, vươn mình trong nắng ấm,
Người cúi đầu, câm nín nỗi hờn ghen.
Vườn nho xanh, vươn mình trong nắng ấm,
Người cúi đầu, câm nín nỗi hờn ghen.
(Dẫn từ thơ Vũ Đình Trường)
Ga 15: 1-8
Bước ngàn
dặm, nhà thơ nào lại dám bước. Vào vườn nho, nhà Đạo nay vẫn bước vào. Vào nơi
đó, có nắng ấm, sống cùng Chúa. Vào nơi đây, ta cùng Ngài tiến bước, với bà
con, với anh em như trình thuật đề cập, rất hôm nay.
Trình thuật
hôm nay, thánh Gioan ghi lại câu chuyện về vườn nho, có lá cành liền gắn với
Thân Nho Chúa, để sinh trái. Sinh hoa trái, không chỉ là sinh sôi nảy nở, ngày
của Chúa. Sinh hoa trái, là như ý nghĩa Chúa khẳng định, cho nho cành:“Cành nào gắn liền Thầy, mà không sinh hoa
trái, Ngài chặt đi” (Ga 15: 1)
Những ai có kinh nghiệm trồng giàn
nho hay hoa hồng, đều hiểu rõ quá trình cần cắt tiả, để sinh sôi. Đây là tiến
trình quan trọng, Chúa vẫn dạy: “Cành nào
sinh hoa trái, Người sẽ tỉa sạch để sinh thêm.”
Và lại nữa, Chúa vẫn khuyên: “Anh em đã được sạch, nhờ Lời Thầy nói với anh em. Hãy ở lại trong
Thầy, và Thầy ở lại trong anh em.” (Ga 15: 4). Ở lại, là để đồng hoá với
Thầy, với Chúa. Ở lại, bằng cắt lìa cuộc sống, của riêng ta. Cắt lìa, là từ bỏ
những gì nghịch chống tinh thần Chúa răn dạy.
Cắt tiả,
còn là tiến trình đính kết cuộc sống khổ hạnh. Là, trạng thái thoát rời mọi
khát vọng tự nhiên. Cắt tiả, để gia nhập
mọi sinh hoạt được Chúa bảo ban, đề nghị. Là, chấp nhận bỏ qua một bên, những
vướng bận đớn hèn, vật chất. Là, chỉ đặt nặng những gì đến từ Chúa. Và trong
Chúa thôi.
Bài đọc 2,
diễn tả cũng cùng một điều, nhưng bằng cách khác. Cách đó là: “Ta đừng yêu bằng đầu môi chót lưỡi, nhưng
hãy chân thật, bằng việc làm. Bởi có thế, ta sẽ biết là ta đứng về phía sự
thật. Và, an lòng trước mặt Chúa.” (1Ga 3: 18)
Bài đọc 1,
cũng minh hoạ những điều xưa Chúa nói. Minh hoạ, bằng những kinh nghiệm từng
trải của thánh Phaolô. Kinh nghiệm hồi hướng trở về, ở Đa-mát. Trở về, vì trước
đó, đấng bậc Sao-lô nhiệt thành quyết bách hại dân con nghèo hèn, đi theo Chúa.
Trở về lại, thánh nhân đã trở thành vị tông đồ đầy nhiệt huyết, sống với
Chúa.
Với thánh nhân, tuy đã nhiệt thành hồi hướng, nhưng
Hội thánh lúc ban đầu vẫn còn dè chừng và ái ngại. Ngại rằng, vị môn đệ nhiệt
thành này lại sẽ có hành vi dối gian, trở mặt. Bởi thế nên, khi thánh nhân đặt
chân ghé đến Giê-ru-sa-lem, chẳng ai dám đứng ra làm nhân chứng, để cùng tin cả.
Ai nấy vẫn lo ngại rằng, có thể đây là một mánh lới mới mà thánh nhân dùng nó
để xâm nhập cộng đoàn đang trong trắng. May mắn thay, nhờ có ông Ba-na-ba đứng
ra bảo chứng, kịp đưa thánh nhân đến gặp các tông đồ, và xác nhận; nên, thánh nhân “đã mạnh dạn giảng rao nhân danh Đức Giêsu” tại
các sinh hoạt giảng dạy, ở Giêru-sa-lem.
Mặc dầu
thế, thánh Phao-lô vẫn gặp nhiều khó khăn với các địch thù mới người Hy Lạp.
Với cả đồng Đạo người Do Thái, nói tiếng Hy. Vào lúc ấy, nhiều người vẫn coi
thánh nhân là người từng phản bội lại truyền thống, rất khó tin. Vì vậy, thánh
Phaolô mới phải kinh qua tiến trình cắt tỉa, như dân con Đức Chúa, vẫn lãnh
chịu nhiều khổ ải. “Họ tìm cách giết
ông.” (Cv 9: 29) là câu nói cho thấy tình trạng khốn khổ/cần cắt tỉa, như
thế nào.
“Anh em biết được, liền dẫn ông xuống
Xê-da-ri-a, và tiễn ông lên đường về Tác-sô”. Xem như thế, nhờ có hồi
hướng/cắt tiả, thánh Phao-lô đã biết “yêu
thương/cải hối” không bằng “đầu môi
chót lưỡi”. Nhưng, nơi thánh nhân, đã nẩy sinh nhiều hoa trái, do biết kết
hợp hài hoà với Chúa, và trong Chúa. Cũng từ đó, thánh nhân đã cùng với các
người anh em trong Chúa Kitô, men theo đường cận duyên, mà về với Xê-da-ri-a,
một thị trấn Pelestin dọc bờ Địa Trung Hải.
Cũng từ
đây, Chúa đã mặc khải dấu hiệu là Ngài đang hoạt động cùng với thánh nhân. Ngang
qua mọi người. Cũng nhờ đó, lời Chúa đã thành hiện thực, như thánh nhân viết: “Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, là nhờ
Thần Khí Người ban cho chúng ta”. (1Ga 3: 24)
Còn những ai, vì chọn lựa tư riêng của mình, mà tách
lìa rời khỏi Chúa, cũng sẽ trở nên như nhánh khô bị cắt bỏ khỏi thân cành rất
xanh. Và như thế, sẽ “bị người đời nhặt
lấy, quăng vào lửa để thiêu đốt.” (Ga 15: 6). Tách rời Chúa, không chỉ là
tách lìa, về thể chất. Tách lìa đây, là chia cách khỏi căn tính, lý lịch của
người Kitô hữu. Tách lìa đây, còn là tách ly và rẽ chia, quyết chối bỏ đường
lối Chúa ban. Quyết khước từ đường ngay lối chính cuộc đời mình. Và khước từ cả
cuộc sống thẳng ngay để chọn lựa men theo lối mòn hạn hẹp, đầy chết choc, dối
gian mịt mù.
Nói tóm
lại, đính liền/tháp nhập và ở lại trong Chúa, ta sẽ nhận được lời hứa: “Nếu anh em ở lại trong Thầy, và lời Thầy ở
lại trong anh em, thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được toại nguyện.” (Ga
15: 7). Lời Chúa hứa, không thể coi đó như tấm ngân phiếu để ngỏ, không chữ ký.
Cũng đừng coi đây như một van nài được trúng thưởng. Trúng, như trúng giải
thưởng những lôtô/xổ số, đầy hấp dẫn. Trúng ở đây tức là có trúng, nhưng chẳng
gạt bỏ được tên tuổi kẻ địch thù khỏi bản liệt kê danh sách. Và cũng không gạt
bỏ được mọi chữa lành, cho căn bệnh nan y, cấp tính.
Lời Chúa
hứa, vẫn được dẫn nhập bằng điều kiện tiên quyết, là: cần thiết ở lại trong
Chúa. Cần được Chúa dẫn dắt bằng “lời”. Bằng
những điều Ngài từng phán dạy, bảo ban. Bằng thị kiến, Ngài vẫn dẫn dụ. Bằng,
những điều đã được xác nhận, ở bài đọc 2: “Ta
được dạn dĩ trước mặt Thiên Chúa, và nếu ta xin gì, thì ta lĩnh lấy nơi Ngài vì
ta giữ lệnh truyền của Ngài, và làm những gì đẹp lòng Ngài.” (1Ga 3: 21).
Lệnh truyền
mới, nay đã là: “tin vào Danh của Con
Người, tức Đức Giêsu Kitô”, và “yêu
mến nhau, như Ngài đã truyền lịnh cho ta.” (1Ga 3: 23). Nói được thế, chỉ những ai tiếp
tục thực hiện những gì giúp ta đến gần với Đức Kitô hơn. Đến gần Ngài, để rồi
ta sẽ tháp đặt Thần Khí của Ngài vào niềm tin, nơi ta. Và lời nguyện cầu như thế, chắc chắn sẽ được đền
đáp.
Rõ ràng, là
lời cuối của trình thuật còn viết rõ: “Nơi
điều này Cha Thầy được hiển vinh, là anh em hãy sinh nhiều hoa trái, và trở
thành môn đệ Thầy.” (Ga 15: 8). Ngõ hầu giúp Hội thánh hiểu rõ những điều
nói trên, thánh I-rê-nê cũng từng viết: “Sự
vinh hiển của Thiên Chúa ứ tràn nơi con người sống động, là chúng ta.”
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá phỏng dịch
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment