Các Dạng Thể về Học Thuyết Đấng Cứu Thế – Giê-su,
Gio-an, vv …
Lm Kevin O’Shea CSsR
Có một cách diễn giải khác cần được giới thiệu ở đây. Trong thời gian còn lại của ngày hôm
nay, chúng ta sẽ quay trở lại với các sách
phúc âm và xem cách thứ hai này khác
với mỗi quyển phúc âm ra
sao.
Hiện nay có nhiều điều đang diễn ra về cách hiểu thuyết Đấng Cứu Tinh Do-thái
… Đó là sự tương phản giữa quan niệm về một Đấng Cứu Thế toàn thắng khải hoàn và quan niệm về một Đấng Cứu Thế hoàn toàn trút bỏ chính mình, hiến thân bằng lòng chịu chết. Không phải tất cả các giả thuyết này đều có cùng giá
trị, và một số thuyết trong tương lai có thể hoàn toàn bị loại bỏ. Thế nhưng, nói chung
vẫn có một quan niệm rằng sự hiểu biết về một Đấng Cứu Thế hiến mình chịu chết thì có giá
trị quan trọng trong việc diễn giải về Đức Giê-su và
văn bản Tân Ước hơn là nhiều nhà bình luận đã từng đánh giá,
và rằng quan niệm đó tương phản rõ rệt với một Đấng Cứu Thế vinh thắng.
Chất xúc tác cho sự thay đổi quan niệm này đã đến từ những khám phá về các văn kiện cổ xưa không có
trong các quyển sách thánh.
Một trong các
văn kiện đó giờ đây đã trở thành “cũ”,
nhưng việc phát hành và
xác định niên đại của văn kiện đã tốn rất nhiều thời gian. Văn kiện đó xuất xứ từ vùng Qumran.
Một văn kiện khác thì “mới” hơn, vẫn còn đang
trong vòng bàn cãi, và giá trị
của nó đang được đánh giá.
Văn kiện này xuất xứ từ miền Transjordan.
A.
Ánh Sáng Đáng Kể từ Các Cuộn Da Vùng Biển Chết
Ngày nay thì chúng ta có lợi thế nhờ các Cuộn Da này đã được xuất bản toàn phần và đã được xác định thời gian xuất xứ. Ngày nay
chúng ta nhận ra rằng trong các
văn bản này, xét
theo tổng thể của chúng, có
nhiều lần đề cập đến các nhân vật Cứu Thế, đặc biệt là ba người trong số đó, cụ thể là, một tiên tri dòng dõi Môi-sen, một lãnh tụ dòng Đa-vít,
và một
tư
tế
dòng A-a-rông.
Lai lịch của các nhân vật này khác
nhau trong các văn kiện khác nhau
(những văn kiện này có thể được định mốc thời gian thuộc các thời đại khác nhau).
Chẳng hạn như, trong Văn Kiện Damascus (hoặc ít nhất là trong bản di cảo B của văn kiện) , vị
tiên-tri-dòng-Môi-sen được cho là đã đến rồi, đã là vị Thầy Công Chính ở miền Qumran, và
cũng đã qua đời rồi. Tuy nhiên,
trong bản bình luận về Habakkuk (1QpHab), là văn kiện được đánh mốc thuộc về thời đại trễ hơn nhiều so với Văn Kiện Damascus, trong đó lại nói rằng chẳng những vị
tiên-tri-dòng-Đa-vít chưa đến mà vị tư-tế-dòng-A-a-rông
cũng chưa đến. Văn Kiện Damascus được đánh mốc vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên.
Đó là vào khoảng thời gian đoàn
quân La-mã tiến vào
Giê-ru-sa-lem dưới quyền thống tướng Pompey (vào
năm 63 trước Công Nguyên)
và sự đăng quang của Đại Đế Hê-rô-đê (năm
37 trước Công
Nguyên). Vào lúc đó trong dân chúng có một sự khủng hoảng niềm tin, nhưng niềm kỳ vọng vào Đấng Cứu Thế vẫn không lịm tắt. Những kỳ vọng đó đã âm ỉ từ Ma-ca-bê và sẽ còn âm ỉ đến Ma-sa-đa.
Chính trong ánh sáng này mà chúng ta
có thể nhìn ông
Gio-an Tẩy Giả và ông Giê-su
trong một cách nhìn
khác. Họ đã xuất hiện ngay vào sau
thời điểm này. Họ thuộc về cùng một “chi tộc” nới rộng. Chi tộc này quảng bá niềm tin vào một đấng cứu thế sẽ giải thoát dân
Do-thái về mặt tâm linh, xã
hội, cũng như chính trị. Ông Gio-an,
hậu duệ của ông
A-a-rông, thuộc một dòng họ tư tế, được nhiều người cho là vị tư-tế-dòng-A-a-rông,
và quả thật ông đã đặt ra những nghi thức tế lễ quan trọng mới, như nghi thức rửa tội trên sông
Gio-đan. Ông Giê-su, hậu duệ của vua Đa-vít,
ít nhất là về bên ông
Giu-se, được cho là vị Vua Đa-vít
chính thống của người Do-thái hay
Đấng-Cứu-Thế-dòng-Đa-vít.
Ông Giê-su và ông Gio-an cần
phải được xem như một cặp bài trùng chứ không chỉ như hai nhân vật riêng lẻ. [Tôi nghĩ chúng
ta có thể đã phóng đại hơi xa về khoảng cách ngôi
thứ giữa ông Giê-su
và ông Gio-an Tẩy Giả]. Họ là hai Vị Cứu Tinh mà muôn
dân trông đợi. Họ đã cùng nhau
rao giảng về Vương Quốc Thiên Chúa
đang sắp đến. [Chúng ta –
trong ngôn ngữ truyền thống của Ki-tô giáo –
đã quá dành riêng danh hiệu Vị Cứu Tinh và sự loan báo Vương Quốc Thiên Chúa
chỉ cho một mình nhân vật Giê-su]. Đó
là một biến chuyển có tính khải huyền. Vào thời đó không thiếu gì những vị thầy giảng và những nhà chữa bệnh đầy sức lôi cuốn, nhưng sự xuất hiện của hai Vị Cứu Tinh là trọng tâm của niềm mong đợi sâu sắc nhất của dân Do-thái.
Đó là một triều đại cha truyền con nối trong dòng tộc đó.
Cho đến đoạn này tôi chưa nhắc tới ông
Gia-cô-bê, người quan trọng thứ ba trong phối cảnh này. Sau sự kiện Phục Sinh và Hiện Xuống, ông đã
thâu tóm quyền lãnh đạo (do quyền làm anh
trong gia đình) trong sự biến chuyển tiếp sau đó. Ông
được gọi là Gia-cô-bê
Xét Đoán. Không chỉ vì sự thánh thiện của ông. Mà có lẽ còn vì ông được cho là một bản tái hiện của vị Thầy Công Chính
(người giảng dạy Công Lý), và
vì thế cũng là một Vị Cứu Tinh. Có lẽ ông là Vị-Cứu-Tinh-dòng-Môi-sen.
Mà cũng có lẽ, và tôi nghĩ
điều này khả dĩ hơn, bởi vì ông cũng
thuộc dòng dõi
Đa-vít, cho nên ông được cho là một bản khác của Vị-Cứu-Tinh-thuộc-dòng-dõi-Đa-vít,
cũng như ông Giê-su đã
từng là như vậy. [Một số người thắc mắc phải chăng ông
Gia-cô-bê đã di cư đến sống tại
Giê-ru-sa-lem hay gần
Giê-ru-sa-lem, kinh đô của vua Đa-vít,
và đã được đào tạo ở đó trong khoảng thời gian nhân vật Giê-su tại thế.]
Có khả năng ông Phê-rô trong những năm đầu cũng được xem đại loại như một Đấng Cứu Tinh tư tế - và như thế một lần nữa chúng ta lại có một cặp bài trùng,
Gia-cô-bê và Phê-rô, hai Vị
Cứu Tinh …
B.
Gio-an và Giê-su đã đóng những vai trò này như thế nào
Đến giai đoạn trưởng thành của các nhân vật Gio-an và
Giê-su (và Gia-cô-bê), người La-mã đã chiếm đóng Miền Đất Hứa của dân Do-thái.
Người La-mã áp dụng sự thống trị trực tiếp của họ lên miền Giu-đê-a (và
vì thế cũng lên miền
Giê-ru-sa-lem). Các tay sai của
người La-mã – những người thừa kế của vua Hê-rô-đê
– cai quản bốn vùng còn lại. Trong số những người này có những người tự xưng Vương Quyền Đa-vít (chẳng hạn như An-ti-pha). Họ muốn cái danh xưng mà vua
Hê-rô-đê cha họ đã được người La-mã phong
tặng – Vua dân
Giu-đê-a. Những cuộc nổi dậy chống lại người La-mã đã diễn ra trong thời gian tại thế của ông Gio-an
và ông Giê-su (tuy nhiên lúc đó hai ông chưa tới Ga-li-lê). Gio-an và Giê-su không đồng phe với những người đó. Họ thông cảm với các nạn nhân trong
tình huống thời đó, nhưng không bao
giờ dùng bạo lực để đối kháng với những kẻ xâm lược. Ông Gio-an
chỉ lo thực hành các
nghi lễ, còn ông
Giê-su chỉ lo làm các việc chữa bệnh, cho người đói ăn, rao
giảng tin mừng, và quảng bá – như Gio-an đã làm
– một lối sống Luật Tô-ra cách
canh tân. Không ông nào nghĩ rằng
những việc mình làm là
thành lập một tôn giáo mới. Cả hai ông đều nghĩ họ đang khai mở cái vương quốc mà vua
Đa-vít hằng bao lâu
mong ước.
C.
Ngoại
đề:
Mối
liên hệ
gia tộc
Giê-su là ‘con của bà Ma-ri-a’
theo cách gọi của ông Mác-cô,
và là đứa con được nhìn nhận của ông Giu-se.
Ngoài ra trong gia đình còn có bốn người được nêu tên là
anh em của ông Giê-su,
và ít nhất là hai người em gái khác.
Đoạn Mác-cô 6:3
là bằng chứng cho việc này. Họ sống với nhau trong một đại gia đình
đông đúc. Trong gia đình đó còn có ông An-phê (hay Clê-ô-pha). Ông được (một vài tác giả, như J. Tabor) cho
là anh của ông Giu-se,
tuy nhiên điều này hầu như không được chứng minh.
Gia-cô-bê (anh ông Giê-su), Gio-xê, Si-môn và Giu-đa theo quan điểm của một số người thì dường như là các con của ông An-phê.
Lê-vi, còn gọi là Mát-thêu
(người thu thuế) được cho là cũng
đã sống ở đó. Cũng có
thể, thậm chí là điều khả dĩ, là nhiều người trong số những người được gọi là anh em của ông Giê-su
đã lập gia đình, và
vợ con họ cũng đã cùng
sống chung trong
đại gia đình đó.
[Theo tác giả Tabor, có thể ông Gia-cô-bê
lập gia đình với một người chị em hay con
gái của ông
Na-tha-na-en miền Ca-na ở xứ Ga-li-lê, và
đám cưới của họ chính là đám
cưới được tường thuật trong đoạn Gio-an 2 –
tuy nhiên các học giả khác thì
không diễn giải câu chuyện đó như một câu chuyện lịch sử.] Cũng rất có thể là ông Giu-se
và ông Gio-xê đã qua đời khá sớm, và không
đóng vai trò gì trong những sự kiện quan trọng xung quanh
việc xuất hiện của hai ông
Gio-an và Giê-su như hai Vị Cứu Tinh kép.
[Có khả năng bà
Ma-ri-a mẹ ông Giê-su là
hậu duệ của dòng dõi
Lê-vi, và bà Ê-li-sa-bét mẹ
ông Gio-an quả thật có liên hệ huyết tộc với bà Ma-ri-a –
bà Ê-li-sa-bét lập gia đình với ông
Da-ca-ri-a thuộc dòng dõi
A-a-rông. (Cha ông Gio-an là một
thầy tư tế).]
Ông Giê-su mà chúng ta biết đã thành lập một nhóm mười hai người gần gũi với ông. Họ có giá trị biểu trưng, thể hiện sự thống nhất của mười hai chi tộc vào thời điểm Vương Quốc Vua Đa-vít
trị đến. Đó là điều mà một nhà lãnh tụ dòng Đa-vít sẽ làm. Nhưng thành phần của nhóm mười hai có những điểm thật thú vị. Có hai cặp là dân chài
cá (Kê-pha và An-rê, và Gia-cô-bê và Gio-an – hai con trai của ông
Dê-bê-đê). Có hai người hầu như không rõ nguồn gốc –
Phi-líp-phê và Tô-ma, và có ông Giu-đa miền Cơ-ri-giốt (Giu-đa Ít-ca-ri-ốt). Năm người còn lại thì đều là “thành
viên trong gia đình”! Họ là: Gia-cô-bê
anh ông Giê-su (hay con ông An-pha), Si-môn, Giu-đa-ê, Mát-thêu, và
Na-tha-na-en! Ảnh hưởng vượt trội trong nhóm mười hai rõ ràng
là ảnh hưởng của gia tộc. Cosa
nostra!
D.
Cái chết
của
Gio-an Tẩy Giả
Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây, nhưng Gio-an là
do An-pha hành hình. Cái chết
của ông gây chấn động cho ‘quan
niệm về hai đấng cứu thế kép’. Một số người (Kê-pha, và
đa số trong nhóm mười hai, và nhiều người khác, và quả thật đa số những người liên can, nhất là các thành
viên trong gia đình) đã quyết
định vẫn tiếp tục với Vị Cứu Tinh còn lại, tức là ông
Giê-su. Ông Giê-su – có lẽ chỉ một mình ông
Giê-su – đã cảm nhận rằng vương quốc vua Đa-vít sẽ không đến theo cách mà
tất cả họ đã từng tưởng tượng và hy vọng. Nguyên cả ý tưởng về thuyết Đấng Cứu Tinh dường như đã lụi tàn trong
lòng ông. Ông buộc phải ngẫm nghĩ lại về vai trò của chính mình,
và ít nhất là cũng thấy mâu thuẫn trong việc sử dụng những chữ “Đấng Cứu Tinh”. Một số người đặt giả thuyết là ông thậm chí đã giải tán nhóm mười hai, sai họ đi thành những nhóm hai người … và cũng giải tán luôn cả nhóm bảy mươi hai … Ông có
sự xung đột trực tiếp với ông Phê-rô
trong vai trò phát ngôn viên của
cả nhóm, ít nhất theo lời tường thuật của ông Mác-cô,
và bảo cả nhóm là họ bị quỷ Sa-tan ám khi
họ cứ cố gắng tiếp tục đẩy ông vào vai
trò Đấng Cứu Thế. Thuyết Đấng Cứu Thế đó, đối với ông, giờ đây là một ý tưởng chết. Ý tưởng đó thật sự đã chết – trong lòng
ông Giê-su – với cái chết của ông Gio-an Tẩy Giả.
Nguồn: trích từ
Contemporary
Variations in the Study of the Historical Jesus – trang 62-64
Lm
Kevin O’Shea, CSsR
Australian
Catholic University, Strathfield, 27.Aug.2011
Chuyển ngữ: Cecilia Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Úc)
No comments:
Post a Comment