Một trong những điều ta thường nghe biết rất nhiều vào thời điểm có
những khủng hoảng, rắc rối trong nhà, ngoài ngõ hoặc trên trường quốc tế, là:
ta vẫn nên cùng nhau “chung lưng co cụm” để hỗ trợ, đùm bọc lẫn nhau. Ta rất tự
hào làm được như thế. Và, nhiều lần, cũng lấy làm ngạc nhiên khi thấy người
người đã nhất quyết gạt qua một bên những bất đồng, dị biệt. Để, chỉ nghĩ đến
chuyện phấn đấu, vượt khó đem lại lợi ích chung, cho mọi nhà.
Và, các kinh nghiệm từng trải về việc chung lưng hợp tác đã tạo được
thành quả lâu dài là: phá bỏ được hàng rào rẽ chia, đố kỵ. Nhưng buồn thay,
cũng có những lúc con người vẫn đắm mình trong thành kiến, rẽ chia. Những nghi
ngờ, phân cách khi cuộc khủng hoảng đã đến hồi chấm dứt.
Chúa nhật Chúa Ba Ngôi là cơ hội
giúp ta cử hành, dù lòng mình đang cơn khủng hoảng hay đã lắng đọng. Cử hành
vào mùa lễ hoặc bên ngoài lễ hội, để mừng kính Cha, Con và Chúa Thánh Thần, để
không làm gì khác ngoài việc các Ngài “chung lưng co cụm mà phù trợ” ngõ hầu
thương yêu và cứu độ chúng ta. Điều ta nhận định tuy có thoáng nhưng rất đúng,
là: ta đặt định một hiểu biết về sự hiệp nhất Chúa Ba Ngôi như trạng huống của
gia đình, làng mạc hoặc đất nước, hiền hoà, vạch rõ Đức Chúa trong Đạo ta, Ngài
là ai. Ngài nhìn sự việc thế nào. Định đoạt làm sao. Và nhìn về đường lối Ngài
hành động giúp thế giới, sống hài hòa.
Khi xưa, các đấng bậc trong giáo hội
có thói quen vẽ lên bức tranh rất thời thượng nhằm diễn tả mầu nhiệm Chúa Ba
Ngôi như 3 nhân vật hiền lành, ngồi chung với nhau nơi bàn tiệc dành cho 4
người. Chiếc ghế thứ tư còn lại ở dưới bức tranh, là để mời đón người ngắm
tranh đến ngồi cùng bàn, tham dự tiệc vui. Bức tranh, các đấng bậc từng vẽ,
mang tính chất nghệ thuật rất cao và ý nghĩa thần học, sâu sắc. Nhưng, vẽ như
thế làm cho người chiêm ngắm dễ hiểu lầm, lẫn lộn.
Được mời tham dự tiệc của lòng mến,
rất Ba Ngôi, không phải chỉ có mình ta hoặc cá nhân người nào, riêng rẽ. Mà là,
toàn thể cộng đồng dân Chúa. Toàn thể nhân loại. Tất cả đều “co cụm đùm bọc
nhau” trong thế giới, rất tình người. Thế giới của những thương yêu, cứu độ.
Chiếc ghế thứ tư bỏ trống, là để dành cho toàn thể nhân loại. Vì, nhà Cha Ta
còn nhiều ghế trống. Nhiều chỗ ở. Chẳng cần dành giựt, ganh đua.
Bằng vào ngôn ngữ thực tế, không thể
một đằng thì phổ biến niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, chỉ một mặt. Còn mặt kia, lại
hành động như muốn kéo dãn đội hình nhân loại thành nhiều mảnh, phân rẽ, dồn về
phía bên kia. Quả là hồ đồ, nếu quan niệm Ba Ngôi Đức Chúa là Cha, Con và Thánh
Thần theo nhãn giới chủng tộc, mù loà và có giới tính, mà chẳng đoái hoài gì
đến người di dân/tị nạn, hoặc những người đang chết dần chết mòn, mỗi ngày, vì
đói khát.
Chẳng thể nào, ta lại cứ thản nhiên
mà làm dấu thánh giá, xướng Danh Ba Ngôi Đức Chúa rất hăng say; để rồi sau đó,
cố tìm cách làm giầu. Làm giầu hơn. Sống an toàn hơn, trong khi phần còn lại
của thế giới vẫn cứ ngày một nghèo đi. Ngày một thiếu thốn. Thiếu hết mọi thứ
nhu yếu, tối thiểu, khả dĩ duy trì phẩm giá con người. Mahatma Ghandi từng nói:
“Tôi thích đọc Tân
Ước và nghe biết ý tưởng về Ngài Kitô lắm chứ! Tôi cũng sẽ chấp nhận để mình
được thanh tẩy, trở thành Kitô hữu, ngày mai thôi, nếu tôi phát hiện ra được
người tín hữu nào của Ngài Kitô biết thực hiện những gì họ chủ trương, giảng
thuyết.”
Lễ Chúa Ba
Ngôi không là ngày để ta bàn về các con tính nhân chia cộng trừ, mang tính thần
học hoặc cố giải thích cho mọi người hiểu được con số 3 có thể qui về, chỉ còn
1. Không! Lễ Chúa Ba Ngôi, là ngày để ta tìm được sức mạnh từ Tiệc thánh, tiệc
của lòng Mến, ngõ hầu cùng nhau ta “co cụm đùm bọc”. Quyết thấy dân con Chúa có
được cơ hội nghe tin vui về Chúa yêu thương ta như Cha, Con và Thần Linh rất
Thánh. Để từ đó, ta có thể kéo ghế mà ngồi vào chiếc ghế thứ tư, để sẵn tại bàn
tiệc mà Chúa đang đợi chờ. Ngài đợi mọi người chúng ta. Phần đông mọi người
chúng ta đều biết rõ tình thương cứu độ của Chúa trước nhất, ngang qua phương
cách mà mọi người đang quan sát, thẩm định và hạch hỏi chúng ta.
Chẳng là
chuyện ngẫu nhiên, khi ta theo truyền thống Giáo Hội mà làm dấu hiệu thập giá
mỗi khi kêu cầu cùng Chúa Ba Ngôi, để làm việc gì. Việc ấy nhắc nhở ta, rằng:
“ta không thể vội lấy tấm bánh ngọt, ăn hết một mình” Mỗi khi tuyên xưng mầu
nhiệm hiệp nhất Chúa Ba Ngôi, ta quyết tâm một lần nữa sẽ lại thề nguyền chết
cho chính mình, để Tình thương Cứu độ của Chúa được thể hiện với tất cả mọi
người. Ở mọi nơi.
Quyết như
thế, tức là: từ nay ta sẽ không chỉ tuyên xưng niềm tin của mình vào 3 Đấng duy
nhất trở nên 1 Đức Chúa của ta, mà thôi. Nhưng, còn để ta sống cuộc sống song
hành với niềm tin ấy. Niềm tin có Cha, Con và Thánh Thần Chúa luôn tỏ bầy tình
yêu thương cứu độ, đối với ta. Với mọi người.
Thành thử,
sống cuộc đời mình, là “chung lưng co cụm” mà đùm bọc nhau nhân danh Cha, Con
và Thánh Thần. Mong rằng mọi người chúng ta sẽ đùm bọc bằng tình thương yêu của
Chúa Ba Ngôi.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment