Những
năm về truớc, mỗi lần mừng
kính lễ này, người Công giáo vẫn có thói quen tập trung nhấn mạnh nhiều đến
sinh họat kiệu rước, có đông người tham dự. Buổi rước luôn được kết thúc bằng
phép lành Mình Thánh. Nhiều người còn nhớ: phép lành lễ ấy luôn bao gồm nhiều
thứ: áo lễ và hào quang Thánh Thể bao giờ cũng chói chang, vàng đồng. Đèn nến
bao giờ cũng tưng bừng rợp tỏa, cộng lời kinh đêm trang trọng, thêm thánh vịnh
hát bằng La-ngữ, rất linh đình. Tất cả hợp lại, tạo cho buổi kiệu rước một bầu
khí kỳ diệu, ít thấy. Chưa kể tính nghệ thuật diễn trình của buổi kiệu rước,
rất thiêng liêng kỳ bí.
Ở thời Trung cổ, người giáo dân ít khi được rước Mình Chúa,
vào lòng. Giáo hội đặt ra các luật hạn chế, nhưng vẫn buộc giáo dân mỗi năm
phải rước Chúa, ít là một lần. Và, ít dịp rước Mình Chúa, giáo dân bèn tổ chức
các buổi chầu kính Thánh Thể, suốt nhiều giờ. Việc chầu kính Mình Thánh Chúa,
từ đó, mang ý nghĩa tạo nên sức mạnh, củng cố lòng người.
Thế kỷ vừa qua, ta được khuyến khích rước Chúa vào lòng,
thường xuyên hơn. Và, nhiều người đã xác tín: Thánh Thể có uy lực kỳ diệu, giúp
người đi Đạo thực hiện những điều từ lâu mình mong đợi. Là người Công giáo, ta
tin Đức Kitô luôn hiện diện với ta qua việc bẻ bánh và nâng chén trong tiệc
rượu Lòng Mến. Đồng thời, ta cũng tin là: Đức Kitô đang hiện diện nơi Sách
Thánh, luôn có mặt với cộng đoàn kẻ tin, và vẫn sống động trong lòng người linh
mục. Tin vào sự hiện diện của Đức Chúa nơi bánh, rượu là sự hiện diện đầy mật
thiết, duy nhất.
Tiệc Thánh Thể nay đã trở nên sinh hoạt thân mật và độc
nhất vô nhị, chẳng phải vì tính thần thông, kỳ bí của nghi lễ. Thân mật và độc
nhất, vì ta chiêm nghiệm điều kỳ diệu Đức Chúa làm cho ta, vì ta. Tiệc Thánh
còn trở nên thân mật và độc nhất, vì các tín hiệu ngoài đời cho thấy Tình yêu
Chúa biến đổi mọi sự, đã kết tụ ta trong niềm tin, vững chãi. Và, khi ta bẻ
bánh và nâng chén tình thương như thế, Đức Kitô kết hợp trở nên thành phần của
ta. Vì thế, ta đi vào sự hiệp thông, mật thiết với Ngài.
Ở thế
kỷ thứ 5, thánh Âu-tinh đã nói: phàm ai thật lòng yêu mến Thánh Thể, thì người
ấy sẽ nên “một” với Đấng mình vừa đón nhận, vào lòng. Việc này rất đúng. Và, có
thể áp dụng cho mỗi người chúng ta, hôm nay. Khi đón nhận bánh thánh trong tay,
Mình Chúa được bẻ ra và chia xẻ với hết mọi người; rượu Thánh được rót đều, và
ta cất lời “Amen”, tức đồng thuận trở nên “một” với Đức Kitô. Điều này có
nghĩa: ta đã được chúc phúc, thân mình ta được bẻ ra cho vỡ, máu rót cho đầy và
đồng lòng chia xẻ tình thương yêu, rất mặn nồng. Xem thế, ta mới thật lòng xẻ
chia bản thân mình với Đức Chúa. Và, Ngài cũng chia xẻ Mình Ngài với ta qua
Thánh Thể. Và, như món quà dưới đất tặng trao cho thế giới đã biến đổi, nhờ Đức
Kitô. Từ đó, thế giới cũng biến đổi một lượt với ta, trong ta.
Quả là,
giữa ân huệ và xảo thuật vẫn có khác biệt, một trời một vực. Khác biệt này rất
quan trọng, và căn bản. Một đằng, xảo thuật chỉ là khéo tay hay làm. Một đằng,
là sức mạnh tình thương nay diễn đạt bằng lòng tin-yêu, hy vọng và sự hăng say
phục vụ. Để chứng minh điều này, linh mục Didier Rimaud kể cho ta nghe, những
người yêu kính Thánh Thể, về sự nối kết giữa Mình Chúa với sự giải thoát. Trước
hết, nối kết khởi đầu bằng cuộc Xuất hành về Đất Hứa, để rồi kết thúc bằng việc
Phục Sinh với Chúa, và tiếp tục diễn tiến trong mọi hoạt động của thế
trần. Linh mục Dòng Tên người Pháp này
đã để lại mấy vần thơ như:
Thật lòng con tưởng nhớ đến Ngài
Tay Cầm
bánh Phục sinh nhè nhẹ thay
Chiếc
Bánh, lòng con vẫn chứa đựng
Chẳng
cay chẳng đắng loài cỏ cây.
Chỉ
bánh không men thứ bình thường
Nhưng
là Bánh đất miền Ngài từng hứa
Giang
rộng đôi cánh, con tự bay.
Một lòng con tưởng nhớ đến Ngài,
Nâng
chén Phục sinh rượu vơi đầy
Rượu
thánh trên tay con cầm chắc
Chẳng
cay chẳng đắng mùa xuân đây
Chẳng
còn bóng tối, mặn những nước
Nay
thành rượu quý đất hẹn say
Con
được hun đúc chung nguồn này.
Hết lòng con tưởng nhớ đến Ngài
Từ miền
lưu lạc trở về đây
Bằng
lòng nay tưởng nhớ Thầy
Ra đi
dấn bước, miền viễn xứ
Rao
truyền tình yêu Ngài giãi bầy
Thánh
Thể Mình Ngài luôn mời gọi
Lương
thực hành trình cứ mang đây.
Vâng.
Các tín hữu thời tiên khởi vẫn gọi “Mình Máu Chúa” là lương thực rất thánh, bổ
dưỡng cho hành trình cuộc sống ta từng trải, suốt năm tháng. Là thức ăn bồi bổ,
Mình Máu Chúa sẽ củng cố những ngày dài trong quãng đời rao truyền tình yêu
thánh mà cộng đoàn ta đang kinh nghiệm.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment