Chúa Yêsu dạy về Lề
Luật thế nào? (tiếp theo)
Vượt quá Lề Luật
2. Điều răn thứ nhất
Chúa Yêsu tiếp tục đạo lý của các tiên tri. Từ những thời
xưa, các tiên tri đã cho thấy rằng những đòi hỏi của Thiên Chúa vướt quá việc
thi hành dùng chữ một bộ luật xã hội, bên ngoài. Amos đã kêu gọi Israel thực hành công bằng (Mica cũng
thế), bác ái (Amos). Ysaya nói lên lòng tin, Yêrêmya kêu gọi trở lại tự trong
lòng. Chúa Yêsu dùng lại các lời sấm đó: Ys 29: 13; Mc 7: 6t; Hs 6: 6; Mt 9: 13; 12: 7. Mt 23: 23 nói lên những yêu sách chung của
các tiên tri.
Nhưng đạo lý của Chúa Yêsu lại mới mẻ, vì đối với Ngài,
Thiên Chúa và đồng loại có một ý nghĩa đặc biệt. Lời Ngài nói về điều răn thứ nhất
tuy dùng những xuất xứ của Cựu Ước (Tl 6: 4t; Lv 19: 18), cũng rất có ý nghĩa đặc biệt (Mc 12: 28-31).
Lòng Mến Thiên Chúa: Tất cả Tin Mừng định nghiã lòng mến
đó, đối chiếu với những sự phiền toái tỉ mỉ về lễ bái và luân lý theo tinh thần
vụ vào Lề luật của người đồng thời. Thay cho tâm địa nô lệ làm tôi chủ nhân,
căn cứ vào lịnh truyền và trả công cho tôi tớ thì Chúa Yêsu nói đến sự vâng
phục của con cái, bao hàm những đòi hỏi sâu xa gấp bội, và không bao giờ thoả
mãn được, bởi những đòi hỏi đó là đòi hỏi thuộc lòng mến yêu chứ không về quyền
lợi.
Chúa Yêsu cho thấy những yêu sách cụ thể của lòng mến Thiên
Chúa thế nào?
-Trong lời cầu nguyện? (“Kinh Lạy Cha” trong đời Ngài và tín
thư của Ngài: những đoạn này thêm gì cho ý nghĩa của lời cầu nguyện đó: Mt 5:
23t; 9: 10-13; 12: 1-8, 9-13). Cầu nguyện theo hướng đó.
-Trong việc thi hành ý Thiên Chúa? (hãy coi những xuất xứ về
tội Chúa Yêsu gặp thấy trong thời Ngài, và những điều nói về trách nhiệm riêng
của người có tội)
Lòng yêu người. Tin Mừng Nhất Lãm giữ lại nhiều lời
của Chúa về lòng thương người hơn: vì điều này sát ngay những nhu cầu cụ thể
của các giáo hội. Có thể lấy các khúc Mt 5: 21-26,38-42,43-48 để lường ra sự đi
quá Lề luật là gì: không phủ nhận bình diện luật pháp, Chúa Yêsu đã đem những đòi
hỏi cuối cùng của Thiên Chúa: nhưng một cách lạ lùng. Ngài không tuyên bố luật
chung, mà là nói lên vột vài nố điển hình cho một thái độ bên trong; Ngài không
tuyên lên một luật, nhưng vạch ra một tinh thần: cái lòng của người ta thế nào.
Người đồng loại mà Luật Cựu Ước (Lc 19: 18) nói đến, Ngài đã áp dụng cho người
Samari (Lc 10: 29-37), cho địch thù, cho dân ngoại. Và Ngài đến với những “kẻ
nhỏ”, và nơi những kẻ ấy, người ta phải nhận ra chính mình Ngài (Mt 25: 31-46).
-Lấy hành vi của Chúa Yêsu mà cắt nghĩa các lời đó của Ngài!
-Lòng yêu mến của Chúa Yêsu có loại hẳn sự nghiêm thẳng
trừng trị không? đói với kẻ chống đối (Mt 23…), đối với môn đồ (Mc 8: 17-21,33).
-Làm sao hai giới răn mến Thiên Chúa và yêu người ta hợp một
(Mc 12: 28-31) làm cho mỗi giới răn đó có một ý nghĩa và mỗt mãnh lực
mới? Có thể thấy nguy hại nếu phân tách hai giới răn đó không? Ta có kinh
nghiệm về những nguy hại có thể xảy ra không?
-Lòng thương yêu có loại bỏ hẳn những đòi hỏi của quyền lợi
không?
-Ta có gặp những giải thích không xác đáng về điểm này
không?
-Thử cầu nguyện trên những lời như Mt 5: 21-26, 38-48.
Tình phu phụ. Lời Chúa Yêsu về lòng thương yêu gồm
cả vấn đề phu phụ. Ngài bỏ ly dị (Mc 10: 2-12; Mt 5: 31t), Chúa Yêsu tuyên bố
tính cách vĩnh viễn của ái tình đó; Ngài muốn đem tình yêu vợ chồng lên quá
những dục vọng, tình cảm, để biến thành một sự hợp nhất toàn diện. Ngài vạch ra
nguồn gốc của tội ô uế (Mt 5: 27-28; Mc 7: 21-22) ở nơi lòng người ta; và như
thế Chúa Yêsu cho thấy luật sâu thẳm của tình yêu vợ chồng: không phải ở những
nơi cấm đoán bên ngoài, nhưng là ở nơi những đòi hỏi chiều sâu của tình yêu
hiến mình cho nhau: tự do, kính trọng, đại độ…
Nhưng muốn hiểu cho tỏ, thì cần phải nhận biết ý tưởng của Chúa Yêsu cả về hôn
nhân lẫn về trinh khiết. Về đức trinh khiết, Nhất Lãm không trưng nhiều lời của
Chúa Yêsu. Nhưng Chúa Yêsu đã sống như thế trướdc, và chính đời sống của Ngài
làm cho độc nhất giữ trong Nhất Lãm (Mt 19: 10-12) được có tầm quan trọng thế nào
(trinh khiết là một ơn huệ, và là một quyết định tự do “vì Nước Trời”). Trong
hoàn cảnh lịch sử thời đó, lời ấy có đầy đủ ý nghĩa. Thời ấy, tại những nơi
hoang vu, người Do thái cũng có những vị khổ tu giữ mình độc thân, để tránh sự
“ô uế” theo nghi tiết mà hôn nhân đem lại (Lc 15); sự trong sạch như vậy có
tính cách vật chất, và kiêng kị. Đó không phải là sự trong sạch Chúa Yêsu muốn
nói đến. D(ối với người đồng thời, Chúa Yêsu không có tư cách một nhà khổ tu
(Mt 11: 18t); Ngài không chú trọng đến những luật về sự trong sạch theo nghi
tiết (Mc 7: 14-23), Ngài coi hôn nhân là trọng. Nói đến trinh khiết, Ngài
không từ khước hôn nhân như điều ô uế; sự trinh khiết có giá trị là “vì Nước
Trời” mà quyết định. Như vậy trinh khiết dựa trên một lòng yêu mến.
Ít điều để suy nghĩ. Hôn nhân và trinh khiết là hai ơn
của Thiên Chúa (1C 7: 7). Cũng như mọi ơn kêu gọi, sự tế nhận ơn huệ đó phải
làm trong sinh hoãt cụ thể, và đòi phải đại độ tìm kiếm. Đó không phải là cảnh
huống người ta đi vào một lần là xong: mỗi ơn kêu gọi đều có những sự khó khăn,
mối nguy, và lệch lạc riêng; mỗi đàng có những đòi hỏi riêng mà người ta phải
thành thực lĩnh nhận.
-Nên lấy lời Tin Mừng mà suy nghĩ về chính mình.
-Ơn kêu gọi riêng của ta có đóng kín ta lại với ơn kêu gọi
của kẻ khác không? Ơn kêu gọi của ta có trông hưởng những hậu quả tốt lành do
ơn kêu gọi của kẻ khác không?
Đại khái ý tưởng của Chúa Yêsu về Lề luật là thế. Ngài duy
trì giá trị, vì khkuôn khổ xã hội cần thiết cho sinh hoạt người ta; Ngài nhận
ra ở đó có thánh ý Thiên Chúa. Ngài cũng nhận ra Lề luật có những khiếm khuyết
do bởi những tập tục cổ truyền lại; sự bất cập của bất cứ luật lệ xã hội nào,
vì nó chỉ biết đến những việc bên ngoài, và áp dụng đồng đều cho mọi người.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment