Mâm cơm người nghèo
Xã luận
SGGP 17.5.2001- “Kiểm định nghị quyết
Đảng qua mâm cơm người nghèo” nêu cao lời phát biểu của Tbt Nông Đức Mạnh
trong chuyến vào thăm Tp HCM mới đây:
“Có thể kiểm định NQ
Đảng qua mâm cơm người nghèo. Hiện nay mâm cơm chỉ có rau muống, năm sau phải
có thịt trứng và 5 năm nữa (tức hết nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần IX) chất lượng
bữa ăn phải được tính bằng calori. Đó là chưa kể những tiêu chí khác về cuộc
sống”.
Nghe thì
mùi mẫn lắm nhưng cũng chỉ là mị dân có khác gì lời lẽ đao to búa lớn trong Báo
cáo chính trị của BCHTƯ Đảng do Tbt Lê Duẩn đọc tại Đại hội IV:
“Trong 5 năm tới phải
bảo đảm cho mỗi người đều có đủ lương thực, rau đâu, nước chấm, có cá và một
phần thịt, ngoài ra có đường, trứng, trái cây… Cố gắng bảo đảm mặc lành và đủ
ấm; tổ chức tốt việc đi lại; cung cấp cho các gia đình những hàng hoá thông
dụng như soong nồi, bát đĩa, ấm chén, chăn màn, tủ, giường, bàn ghế, dụng cụ
học tập, đồ chơi trẻ em, vv… Đáp ứng từng bước nhu cầu của nhân dân về quạt
điện, đồng hồ, máy thu thanh, máy thu hình, máy khâu…” (Đứng Dậy số 90, tháng Giêng 1977,
t. 45)
Hay có khác
là chỉ khác ở chỗ 25 năm sau khi Tbt Lê Duẩn bảo đảm cho ‘mỗi người’ dân có đủ
lương thực từ rau đậu đến trái cây thì bây giờ Tbt Nông Đức Mạnh lại cứ còn
phải cho nhân dân bắt đầu từ… rau muống!... Như vậy là xác định đã tiến nhanh,
tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội hay là nhìn nhận đất nước nước
cứ phải cùng với chủ nghĩa xã hội lùi nhanh, lùi mạnh, lùi vững chắc?
Bài xã luận
lại còn thêm lời bình loạn:
“Kinh tế Tp HCM tiếp tục phát triển khá mạnh (16,4
% 4 tháng đầu năm 2001). Thu nhập bình quân đầu người/năm đã đạt trên 1.000 USD.
Tp HCM cũng là nơi có sáng kiến đề ra chương trình “Xoá đói giảm nghèo” và đã
thực hiện trong hơn 5 năm qua. Tuy nhiên, hiệu quả chương trình chỉ mới xoá
được đói, chứ giảm được nghèo, khoảng cách giàu nghèo vẫn chưa thu hẹp được.
Chỉ cần ra khỏi nội thành 10, 15 cây số là chứng kiến được cảnh tương phản
này.” SGGP 17.5.2001)
Sau 1975, đã
ít nữa một Vũ Hạnh chế diễu những con số “thu nhập bình quân” của các nước tư
bản, với luận điệu thô thiển: Bình quân tài sản giữa hai người là 1.000.000 USD
cũng có thể là một người có 1.950.000, còn người kia chỉ có 50 USD. Làm như thể
thống kê học chỉ biết tính con số trung bình mà không còn tính tới một chỉ số
khác như chỉ số phân phối hay không biết tới “chuông Galton”,. Bây giờ thì
không biết ông Vũ Hạnh có lại hãnh diện về con số bình quân 1.000 USD trên đây
không? Khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng. Không phải giữa dân nghèo
với những người có bà con “Việt kiều” cho bằng giữa họ với tầng lớp tư sản đỏ.
Gs Nguyễn Ngọc Lan
(trích Thư Nhà số 8, tháng 3/2002, tr. 23)
No comments:
Post a Comment