Chờ 2 ngày không thấy
đăng
SGGP 19.5.2001 dành nguyên trang 3 cho
“Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-2001). Bài của Trần
Văn Lê về “Những tháng phục vụ Bác Hồ ở Bắc Bộ Phủ” có đoạn khá lý thú:
“Sau này có lần Bác viết bài báo ký tên C.B. và bảo chúng tôi gửi cho
báo Nhân Dân. Chờ hai ngày không thấy đăng, Bác cho gọi
điện thoại hỏi. Thì ra đồng chí Hoàng Tùng xem thấy lời văn giản dị, mộc mạc
quá. Thế là bỏ không đăng. Lúc nghe điện thoại hỏi, đồng chí Hoàng Tùng toát mồ
hôi, vội đi kiếm và cho đăng. Còn chúng tôi thì rút ra bài học chớ viết dài,
phô trương từ ngữ…”
Ông TVL cố “rút ra bài học” như thế, chứ câu chuyện chỉ đáng
nhắc nhớ một chuyện-như-đùa ở Huế không lâu sau 1975. Một ông thày trong giờ
dạy Văn hứng thú thế nào không biết đã chỉ ra cho học sinh biết thế nào là bài
thơ ra thơ, một bài thơ hay. Rồi ông viết lên bảng một bài gọi là thơ, nhưng
không ghi tên tác giả và đề nghị các em học sinh phê bình. Các em căn cứ vào
lời thày vừa dạy đua nhau phê bình bài “thơ”, chê không chừa một câu nào. Thày
mới viết lên bảng, dưới bài thơ, tên tác giả: Hồ Chí Minh.
Nghe đâu trò đùa với lửa ấy, ông thày chỉ thoát được tù tội
là nhờ đồng nghiệp bảo là ông bị bệnh thần kinh. Nhưng, “biết ai dại biết ai
khôn.”
Gs Nguyễn Ngọc Lan
(trích Thư Nhà số 4 năm 2001, trang 23)
No comments:
Post a Comment