VÀI ĐOẠN TIN MỪNG VỀ TÍNH CÁCH HIỆN ĐẠI CỦA NƯỚC
THIÊN CHÚA
Truyện Chúa Yêsu chịu
thanh tẩy
Mt 3: 13-17; Mc 1: 9-11; Lc 3: 21-22; Yn 1: 32-34. Trình
thuật nói lên Giờ khai mạc thời Mêsia: đó là điều cốt yếu. Thanh tẩy của Chúa
Yêsu cắm chặng một giai đoạn thánh sử. Những vấn đề liên hệ khác phải thẩm định
theo hướng đó của trình thuật (như ý thức của Chúa Yêsu về tư cách Mêsia, địa
vị Con Thiên Chúa của Ngài).
Mc 3: 14-15:
Mát-thêu dựa trên một lời của Chúa Yêsu để báo trước một chủ
đề cốt yếu về liên lạc giữa Cựu Ước và Tân Ước: Chúa Yêsu đến để hoàn tất Luật
Môsê:
“Làm trọn”:
Tiếng này đem về liên lạc giữa Cựu Ước và Tân Ước. Một đàng
Chúa Yêsu phải phục tùng Giao ước cũ, tức là mạc khải của Thiên Chúa chấp chứa
trong Cựu Ước; nhưng đàng khác, Chúa Yêsu vượt quá Giao ước cũ vô ngần: vì Cựu
ước là một giai đoạn tạm thời trong cả một nhiệm cục phải tiến dần. Làm trọn tức là bảo tồn và biến đổi, cải
thiện mà vẫn duy trì.
Công chính:
Tiếng này có thể chỉ các giới răn, những ý muốn của Thiên
Chúa. Nhưng trong Mátthêu, công chính
tức là sự trọn lành của Đạo Chúa Kitô. Như thế, tiếng “công chính” ở đây chỉ sự công chính Giao ước cũ, như phác hoạ báo
trước sự công chính của Giao ước mới.
Trời mở ra:
Hình ảnh này được dùng trong trình thuật thiên triệu của
tiên tri Êzêkiel, và đã thành một công thức để tả mạc khải cánh chung. Điều giả
thiết trước khi mở là: trời đất đóng kín với nhau – Thiên Chúa không còn đi lại
gần gũi với dân của Người như xưa. Trời mở như vậy trước tiên là một đặc ân.
Nhưng Mc 1: 10 nói “trời xé ra”,
và hướng độc giả đến lời tiên tri Ys 63: 19.
Ys 63-64 là những đoạn tiên tri nói ra sự ngóng chờ thời cánh chung dưới
hình ảnh một cuộc xuất hành). Như thế, trời mở ra tức là giờ khai mạc thời các
tiên tri tiên báo thì bây giờ đã đến: Giao ước mới bắt đầu dưới quyền lực của
Thần Khí: cho Chúa Yêsu và cho dân của Ngài – Thần khí đáp xuống hình bồ câu.
Muốn hiểu thì phải nhớ rằng “bồ câu” là hình ảnh chỉ Israel
trong văn chương của các rabbi, và Kinh thánh cũng có dùng đến (sách Diệu ca về
thời Chúa Yêsu được hiểu theo nghĩa tượng trưng, những tiếng về người hôn thê
được đem về Israel) – rồi các xuất xứ Kinh thánh như Kn 1: 2 (Thần Khí trên mặt
nước khi tạo dựng trời đất), Tl 32: 11 (hình ảnh chim mẹ lo cho tổ chim non vẽ
ra sự săn sóc của Thiên Chúa trên dân của Người). So sánh hết các ám chỉ đó,
chúng ta hiểu rằng: thời hoạt động của Thần Khí để làm nên tạo thành mới, một dân
của Thiên Chúa, một Israel mới đã khai mạc với Chúa Yêsu, Đấng thanh tẩy trong
Thần Khí (tức là năng lực thánh hoá của Thiên Chúa được thi thố ra trong sứ
mạng cứu chuộc của Chúa Yêsu).
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích giáo án lưu hành nội bộ)
No comments:
Post a Comment