Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật thứ 33 thường niên năm A 13.11.2011
Bài đọc 1
hôm nay, Sách Cách Ngôn ngợi ca người vợ hiền, là đoạn sách đứng riêng với hai
bài đọc kia, chứa đựng chủ đề nói từ tuần trước, đó là: việc sử dụng thời gian
trước ngày Đức Chúa lại đến.
Việc “ca
ngợi người vợ hiền”, cần được quan tâm một cách cẩn thận. Dù việc ca tụng mang
nhiều đặc thù tôn kính, lời khen ngợi ấy khó mà tránh khỏi tính cách nệ cổ của sách
Cựu Ước, là sách vẫn coi người vợ thuộc quyền sở hữu của chồng mình. Vai trò
người vợ, đã ở thế lâm nguy, cả khi bà ấy nói hay làm bất cứ điều gì. Thời xưa,
các cụ nhấn mạnh nhiều đến tính cần cù cần mẫn. Trong khí đó, lại ít nói đến vẻ
diễm kiều; và thiếu vắng tính tích cực về giới tính theo cách thức mà người đời
sau vẫn đề cao, nơi bí tích hôn phối. Nhiều cộng đoàn giáo xứ, phải tạo thế
quân bình khi đặt đọc bài này ở thế song song với các bài nói về “người chồng
gương mẫu”, phối kết với vợ mình. Có lẽ, hay hơn cả, nên hiểu đoạn sách trên
qua nhãn giới –theo một chừng mực nào đó- có phản tỉnh, và suy tư rộng rãi hơn,
về mối tương quan giới tính, trong bối cảnh niềm tin.
Trình
thuật thánh Matthêu, qui chiếu đến phần hai của loạt truyện dụ ngôn nói về thời
gian đợi chờ, bắt đầu vào tuần tới. Dù đặt dưới bất cứ điều gì xuất từ miệng
của Đức Chúa, dụ ngôn về sử dụng tài năng, như thấy rõ trong Tin Mừng Matthêu
(và, Lc 9: 12-27), rõ
ràng có liên quan đến việc: làm sao để sống cho xứng hợp, trong khi ta đợi chờ
ngày Chúa đến lại. Thế hệ tín hữu Đức Kitô thuở đầu đời của Hội thánh, vẫn mong
ngóng Chúa trở lại rất sớm. Vì thế nên, Tin Mừng thánh Matthêu đã phản ánh mức
độ thời gian trong ngóng đợi đã mòn mỏi và đuợc thay thế bằng sự nghiêm ngặt mà
mỗi kẻ tin sẽ phải tính đến. nghiêm ngặt, trong sử dụng quà tặng ân sủng mà họ
nhận được, từ Đức Chúa.
Dụ ngôn
Chúa kể hôm nay, mang dáng vẻ rất “tư bản” –mặc dù ở đây Chúa không hỗ trợ cho
một hệ thống tài chánh nào hết- như có người tưởng đoán. Ở một số dụ ngôn khác,
(như Lc 16: 1-8) Đức Chúa chỉ muốn cho thấy đường lối giản đơn mà dân chúng
thường hành xử trong cuộc sống hằng ngày. Chúa kể như thế, là để minh hoạ phong
cách mà người người phải hành xử, trong Vương Quốc Nước Trời. Kể về người chủ
phải đi xa, là kể rằng doanh gia nọ không muốn cho tài sản của mình bị ứ đọng,
chẳng gây lời, trong lúc mình trẩy đi xa. Vì thế nên, ông đã uỷ thác việc quản
lý tài sản của mình cho 3 người đầy tớ. Ông chỉ định cho mỗi người một công
việc tuỳ vào sự mẫn cảm, của chính họ. Tức là, mỗi người tôi tớ được trao phó
người thì 5 quan tiền, kẻ hai, kẻ kia lại chỉ một quan tiền, mà thôi. Ở đây
nữa, chỉ một quan thôi cũng đã tượng trưng cho một lượng tiền khá lớn. Ban đầu,
một quan tiền có ý chỉ cân lượng của con người. Về sau, qua quá trình sử dụng,
mới nói đến phẩm chất hoặc kỹ năng bên trong của người nào đó. Tất cả ý nghĩa,
là do từ dụ ngôn này.
Do người
chủ có việc phải đi xa trong một thời gian, nên chỉ sỗ lãi xuất đã nâng cấp
donh thương của hai đầy tớ đầu lên đến 100%, gia tăng dựa trên mức độ tin tưởng
đặt để nơi họ. Thế nên, phần thưởng dành cho hai người được tiếp “đi vào niềm
vui của chủ”, theo tính biểu tượng mà thánh Matthêu từng viết trong các dụ ngôn
đầu, có nghĩa là họ được đón chào để đi vào bàn tiệc với Đấng Mê-sia, nơi Nuớc
Trời.
Thất bại
của người tớ thứ ba, là người chỉ biết đem chôn giấu quan tiền lẻ nơi lòng đất,
mang ý nghĩa: là anh chẳng thiết tha đến những gì mà chủ anh kỳ vọng. Tức là:
kinh doanh với số tiền đã trao phó, ngõ hầu làm lợi. Anh cũng chẳng bận tâm đem
nó bỏ vào ngân hàng, để sinh lợi. Làm như thế, anh tưởng rằng chủ của anh vốn
có tính so đo/hơn thiệt sẽ hãi sợ, hoặc khủng hoảng. Thế nên, anh nghĩ: tốt hơn
cả, là đem trả cho chủ y nguyên lượng tiền, đã giao khoán. Dù anh không tỏ vẻ
gì là tròng tréo, bất lương; nhưng, vẫn kéo theo một phạt vạ, là bởi anh chỉ để
ý đến mối an toàn tư riêng, hơn là tạo nên những gì người chủ của anh, vẫn đòi
hỏi.
Chia sẻ
Lời Chúa qua dụ ngôn, các vị giảng thuyết cũng nên thận trọng đừng áp dụng quá
gắt gao vai trò ngưòi chủ với Đức Chúa. Bởi, thật sự, dụ ngôn chỉ đưa ra loại
hình rất đặc thù về tôn giáo. Đặc thù, mà người thời xưa vẫn mang theo, khi họ
tạo nên hình ảnh rất khiếp sợ, về Thiên Chúa. Khiếp sợ, khi họ chỉ mỗi ưu tư về
chuyện không làm gì sai quấy để Chúa khỏi ra án phạt. Thái độ ấy, làm ta chểnh
mảng quên đi những gì mà Chúa thực sự muốn tín hữu thời buổi hôm nay, những
người đang kinh doanh, hoặc đánh liều trong nhiều việc, đang thực hiện “các
động thái nặng cân hơn về những gì có liên quan đến luật pháp, như: “công lý,
lòng xót thương và tin tưởng” (x. Mt 23: 23). Các quà tặng ân sủng mà Chúa trao
phó cho ta, như quan năng đầu óc, lẫn tứ chi, cần được thực thi một cách sinh
động, nếu không muốn chúng trở nên héo quắt, hao mòn.
Bài đọc 2,
rút từ thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Thessalônikê 5: 1-6, rất ăn khớp với đề
tài nói ở đây, theo nghĩa: các kẻ tin –với cung cách của “người thời nay”- vẫn
phải luôn tỉnh táo suy tư. Phải năng động và cảnh giác, hơn là “ngủ quên”,
trong đêm tối, mới hiểu được điều Chúa muốn nói.
Lm
Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment