THÁI ĐỘ CỦA CHÚA YÊSU ĐỐI VỚI DÂN
NGOẠI:
Họ sẽ vào
Nước (Mt 8: 11; Mc 13: 10; 14: 9). Nhưng Chúa Yêsu lại không
đi rao giảng cho dân ngoại (Mc 7: 24); Ngài từ chối nữa một cách minh
bạch (Mt 15: 24; 10: 5-6). Thái độ đó có tính cách nghịch lý. Nhưng đó lại
là điều đã có trong các lời tiên tri Ys 40: 55. Trước tác có tính cách khoáng
đạt mở rộng hơn các sách khác Cựu Ước. Tiên tri báo trước dân ngoại sẽ được cứu
rỗi; nhưng ơn cứu rỗi đó lại xuất hiện tại Sion, và thiên hạ phải kéo nhau đến
đó mà lãnh chịu lấy, Chúa Yêsu vẫn dành quyền ưu tiên cho Israel, như thể một
thuyền trưởng nam. Ngài chỉ rao giảng tại Phalệtin; nhưng các tông đồ sau Ngài
mới đem Tin Mừng cho muôn dân. Phải ngang qua chết và sống lại, Chúa Yêsu mới
lột bỏ những hạn chế thuộc về con người trong xác thịt mà Ngài đã đành lãnh
nhận lấy tất cả mọi điều kiện.
Về tương
lai của công việc Ngài, Chúa Yêsu có một ý hướng sáng suốt và chắc chắn. Ngài
báo trước rõ rệt sứ mạng của các tông đồ, việc truyền giáo dân ngoại. Nhưng
Ngài không ban cho họ những lời chỉ giáo cặn kẽ: không nói gì về Lề Luật, không
chỉ định khu vực hoạt động, không ra hạn định lúc nào. Sách Công vụ các tông đồ
cho ta thấy các tông đồ sẽ phải lãnh lấy đầy đủ trách nhiệm của họ: dưới sự
thúc bách của hoàn cảnh, nhưng trong ơn soi sáng và dẫn dắt của Thánh Thần: vụ
Stêphanô (Cv 6: 8; 8: 4), thiên triệu của thánh Phaolô (9: 1-30), truyện
Cornêliô (Cv 19: 1; 11: 18), và nguyên tắc sẽ hoàn toàn công nhận tại Công đồng
Giêrusalem (Cv 15). Đó là cách dẫn dắt của Thiên Chúa: không tiên báo từng chi
tiết, không chỉ dạy từng điều, nhưng Thiên Chúa dùng biến cố thời gian mà bắt
những kẻ đương cuộc quyết định, nhưng ngoài ánh sáng của Người dun dủi lòng
người ta; Thiên Chúa kêu gọi sáng kiến của người ta, luôn luôn đặt họ trước sự
hiện diện để họ đảm đương lấy trách nhiệm. Đó là một gương lạ lùng về sự dè dặt
kính trọng sự tự do của những ai Người kêu gọi vào công việc của Người.
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR
(tài liệu
giảng dạy phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment