Nước Trời đã nên hiện tại
Tin Mừng về Nước Trời sẽ đến, tất cả các tiên tri đều hướng
đến các trào lưu đạo đức Israel đều luôn luôn nhắc nhủ. Nên, điều
đó thực không phải là điều mới lạ. Điều mới lạ nơi miệng Chúa Giêsu là lời
tuyên bố: Nước Trời đã có đó!
Lời rao giảng của Chúa Yêsu luôn luôn có tính cách tổng
quát. Chúng ta có thể phân biệt từng khoảng thời gian, để suy xét lần lượt cho
dễ, nhưng không nên đối chọi quá rõ rệt.
Vậy chúng ta tạm phân biệt sự có mặt của Nước Thiên Chúa
trong sinh thời của Chúa Yêsu và thời sau khi Ngài đã lìa bỏ trần gian này.
I. SINH THỜI CHÚA YÊSU – NƠI NHÓM MÓN ĐỒ CỦA NGÀI
Chúa Yêsu biết mình, Ngài là Mêsia, có trách nhiệm mang ơn
cứu thoát toàn dân của Thiên Chúa. Đó là lý thức chi phối tất cả sứ vụ của
Ngài. Nhưng Ngài biết những ý tưởng, những xu hướng của dân: Ngài không thể
tuyên bố Ngài là Mêsia, Đấng Thiên Chúa đã hứa. Làm thế, dân chúng sẽ hiểu lầm
ngay như tham vọng chính trị, phất cờ khởi nghĩa chống quyền ngoại bang Rôma
(một điều chúng ta thấy được rõ ràng trong vụ kiện Chúa Yêsu (Mc 15: 2). Vậy
Chúa Yêsu tỏ mình theo một trình tự tiệm tiến, mà cốt thiết là đào tạo tâm hồn
sao cho người ta đón nhận Ngài cho phải.
Không kéo chú ý đến chính bản thân mình, Chúa Yêu tuyên bố về hiện diện của Nước: coi
những lời quả quyết:
Mc 1: 15; Mt 10: 7; Lc 10: 9-11; Lc 17: 20-21 (một câu nên
chú ý: phải dịch “ở giữa các ông”, không nên dịch “ở trong các ông”: Nước Trời
dĩ nhiên phải đón nhận trong lòng, nhưng không phải là một việc cá nhân mà
thôi, mà là một ân huệ, cho cộng đoàn.)
Nhưng cụ thể hơn, Chúa
Yêsu thấy sự hiện diện của Nước!
-trong việc Satan bị đánh bại (Mt 12-28 trong mạch lạc 12: 22-29)
-trong các phép lạ (Mt 11: 5t, ứng nghiệm những lời tiên tri
Ys 29: 18tt; 35: 5tt; 61:1).
-trong sứ vụ của Yoan Tẩy Giả, tức Êlya mới, tiên tri Malaki
đã báo trước (Mt 11: 7-15; Malaki 3: 1, 23tt)
Đó là những dấu của Thiên Chúa mà người ta đã không biết
nhận ra (Lc 12: 54-56).
Cụ thể ra, thì Nước là nhóm môn đồ sum họp xung quanh Chúa
Yêsu:
-Ngài nói với các môn đồ như thế (Mc 4: 11; Mt13: 16tt; Lc 12: 32)
-với những kẻ chỉ trích Ngài: bằng hình ảnh tiệc cưới (tiệc
của thời Mêsia đã dọn đó: Ma 2: 19). Nhóm đó mở ra cho hết thảy con cái Israel (Chúa Yêsu đã rao giảng công khai),
nhưng hiện lúc bấy giờ dân ngoại chưa được thâu nhận).
Nhóm đó tổ chức quá lỏng lẻo: vì không có ý nghĩa nơi họ:
cái gì cách thức làm nền tảng cho họ chính là Chúa Yêsu. Nhóm 12 hoạt động
chẳng là bao nhiêu . Ngay lòng tin của họ còn kém cỏi (Mc 4: 13.40; 8: 17-21). Họ không hiểu bao nhiêu về sứ
mạng của Thầy, cũng như của họ. Phêrô có khi đại độ, và sáng suốt phần nào bởi
lòng nhiệt thành, vẫn là con ngưòi xác thịt (Mc 8: 32tt), và quyền làm đầu của
ông vẫn bị các bạn công kích (Mc 9: 34; 10: 37)
Xét đến nhóm môn đồ, sự thực hiện của Nước, ta thấy được
Nước đó nhỏ nhoi chừng nào, đó là đàn chiên nhỏ (Lc 12: 32). Chẳng thấm thía là bao so với
những công việc Chúa Yêsu đã làm (có thể hiểu về nhóm này lời Mt 20: 16; 22: 14). Nhưng ví dụ Nuớc Trời lan, lớn
dần cốt thiết là trả lời lại những nhận xét bi quan đó. Tín thư bây giờ nói
trong thầm kín, một ngày kia họ phải rao trên mái nhà (Mt 10: 26t); họ là men
làm dậy cả khối bột (Mt 10: 33); nhóm của các môn đồ sẽ bành
trướng ra như hạt cải (Mc 4: 30-32); ánh sáng của họ không phải để
giấu dưới đấu (Mc 4: 21-22…)
Nước đó, Chúa Yêsu nhìn đến với con mắt sáng suốt không ảo
tưởng: chúng ta đã nói đến ví dụ cỏ lùng trên kia: Trong Nước đó, sự dữ còn
chen lấn với sự lành: lòng tin yếu ớt của các môn đồ - những ganh tị vẫn còn
diễn ra (Mc 9: 33-35; 10: 41-45…), ngay Phêrô vẫn còn nhiều tự phụ (Mc 14:
29-31; Lc 22: 33), Yacôbê và Yoan tính tình còn cứng cỏi (Mc : 38; Lc 9: 54),
rồi ngay giữa môn đồ có cả đứa bội phản (Mc 14: 18-21). Nhưng Chúa Yêsu biết
người ta: mọi người đều xấu (Mt 7: 11), mỗi môn đồ là một người tôi lỗi,
phải khẩn xin ơn tha thứ (Mt 6: 12. 14tt; 18: 23-35…). Tuy thế, Chúa Yêsu không ngã
lòng về những kẻ thuộc về Ngài; Ngài coi họ như những con bịnh mà Ngài là lương
y (Mc 2: 17); Ngài kiên nhẫn trước tính xấu của họ, Ngài không tỉa cỏ
lùng khỏi lúa tốt trước kỳ hạn của Thiên Chúa (Mt 13: 28-30).
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ)
No comments:
Post a Comment