Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm A
“Chia
tay chẳng biết phương nào tìm quê”
Có nghĩa gì đâu một chữ “về”
Nếu không ngàn dặm ngược sơn khê
Nếu không ngược cả mươi năm ấy
Về tận kinh đô của Ước thề.”
Có nghĩa gì đâu một chữ “về”
Nếu không ngàn dặm ngược sơn khê
Nếu không ngược cả mươi năm ấy
Về tận kinh đô của Ước thề.”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Mt 25: 1-13
Kinh
đô của ước thề, nay là kinh thành Ngài đã hứa. Chúa hứa, sẽ lại về ngày quang
lâm ấy. Ngày mà muôn muôn người đợi chờ, vẫn hôm nay.
Có
thể nói, ngay từ buổi đầu đời, Hội thánh vẫn đợi chờ ngày Chúa
tái lâm, lần chung cuộc. Chuyện này,
các thánh vẫn hy vọng sẽ được gặp trong đời mình. Có vị, lại nghĩ ngày ấy sẽ
chỉ xảy đến, khi ta sẵn sàng. Sẵn sàng và chuẩn bị, vẫn là điều Chúa nhắn nhủ,
ở trình thuật.
Trình
thuật Chúa kể hôm nay, có những ảnh hình bóng bảy về Nước Thiên Chúa, mà người
Do Thái ở Palestin, rất nghe quen. Những ảnh hình tiệc cưới ở thôn làng bé nhỏ.
Có những tập tục thân thương, thường dễ nhớ. Tập tục đơn giản của những cô phù
dâu, luôn ngong ngóng không biết giờ nào chú rể tới, mà tiếp rước.
Ảnh
hình về hôn lễ, là truyền thống người quê muốn diễn tả quan hệ giữa Đức Chúa
với dân Ngài. Tương quan – hình ảnh, là ý niệm Chúa dẫn đến mỗi khi đề cập.
Như, khi được hỏi: sao môn đồ Ngài không như đệ tử Gio-an Tiền Hô, không chịu
kiêng cữ, Chúa đáp ngay: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại than khóc, khi chú rể
còn ở với họ sao?” (Mt 9: 15). Và, mới đây, Chúa cũng kể về tiệc cưới con ông
chủ. Như thế, sinh hoạt chung quanh tiệc cưới hỏi, đã đi vào lòng người dân quê
ở Do Thái.
Người
trinh nữ ở đây, tượng trưng cho đồ đệ của Chúa, luôn mong chờ ngày Ngài đến.
Dựa trên những gì xảy đến mãi về sau, 5 người trong đó rất khôn, số còn lại ra
như khờ dại. Khôn ngoan Chúa nói ở đây, là có được những bước thận trọng, để
làm những gì cần làm, hầu giáp mặt Thầy
mình.
Vấn
đề là, chú rể chờ mãi vẫn chưa đến. Lúc đầu, mọi người cứ nghĩ Chúa Quang Lâm
lần nhì, vẫn chưa xảy đến. Bởi thế nên, cả người khôn lẫn kẻ dại, vẫn cứ “thiếp
đi, rồi ngủ cả”. Bởi thế nên, vấn đề không phải là hoàn toàn tỉnh thức vào mọi
lúc, nhưng luôn sẵn sàng khi thời tới, mà đáp ứng.
Kịp
đến khi, có tiếng hô to: “Chú rể kia rồi, ra mà đón!” (Mt 25: 6), mới thật ngạc
nhiên. Quả thật, Thiên Chúa của ta, là Đức Chúa tạo ngạc nhiên. Ta không thể
nào biết trước: Ngài đến vào lúc nào và theo cách thế nào. Với một số người, đó
là lời loan báo sau bao ngày mỏi mòn, chờ đợi. Với người khác thì lời loan báo trên
tạo ngạc nhiên cũng như cảnh giác.
Với
những người biết chuẩn bị chai dầu - luôn hành thiện, thì tiếng hô kia là thông
tin nhằm lấp đầy tâm hồn họ bằng niềm vui, đem đến báo trước. Những người, được
thánh Phao-lô diễn tả, như: “với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối
lợi…tôi không biết phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước
của tôi là ra đi để được ở với Đức Ki-tô, điều này tốt hơn bội phần.” (Pl 1: 23)
Với
người lãng phí, tiêu hoang nguyên vật liệu, thì thông tin về việc Chúa sẽ quang
lâm, chỉ làm cho họ thêm kinh hãi. Sầu buồn. Đọc dụ ngôn, có lẽ có người cho
rằng: các cô phù dâu khôn ngoan, là người ích kỷ, vì họ khước từ không phụ giúp
những người thiếu chuẩn bị, gặp nghịch cảnh. Nhưng, dụ ngôn Chúa kể, là những
sinh hoạt rút từ cuộc sống, rất thông thường, hằng ngày. Và, Chúa chỉ tập trung
vào chuyện sẵn sàng chờ đón. Các chi tiết khác, không là thành phần của vấn đề
Chúa đặt ra.
Điểm
chính yếu mà câu truyện dụ ngôn muốn nhấn mạnh, là thái độ sẵn sàng gặp Đức
Chúa. Đây, chỉ là thứ gì đó cuối cùng thuộc về trách nhiệm của mỗi người chúng
ta, thôi. Không ai có thể nói tiếng “Xin vâng!” với Chúa, thay cho mình. Khi
các cô phù dâu ra đi tìm mua dầu ở cửa hàng, tức là tự mình để mất thời gian.
Rất phung phí. Rất dại khờ. Trong khi đó, các cô khôn ngoan luôn ở tư thế “sẵn
sàng”, nên được vào tham dự tiệc.
Điều
này chứng tỏ: tất cả mọi người đều được mời đến dự, nhưng không phải là tất đều
được vào trong để dự. Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít, là như
thế. Điều này, càng không thể do có bất công, kỳ thị từ phía chàng rể. Nhưng
đích thực, là do có sự chậm trễ trong phong thái đáp ứng với lời mời.
“Cửa
đóng lại”, có nghĩa: việc đến với Chúa, không là chuyện máy móc tự động, khi ta
đã chịu thanh tẩy. Không là, quà tặng nhưng không. Và, đây cũng là lời cảnh
báo, trong bài đọc.
“Thưa
Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi với!” và, lời đáp trả: “Tôi bảo thật. Tôi chẳng
biết các cô là ai”, nói lên trạng thái “khi tỉnh giấc, thì đã muộn” của những
người không ở tư thế “đề cao cảnh giác”. Biết sẵn sàng là sẵn sàng gặp gỡ Chúa.
Sẵn sàng đón nhận Lời Chúa. Rất trọn vẹn. Đón nhận, để rồi đưa Lời Chúa vào với
cuộc sống. Rất thực tế.
Bài
đọc 1, nói lên tâm tình chiêm ngưỡng Đức Khôn ngoan, sáng chói. Không tàn tạ.
“Ai, từ sớm đã tìm Đức Khôn Ngoan, thì không nhọc nhằn vất vả. Sẽ thấy Đức Khôn
ngoan ngồi ngay trước cửa”. Người khôn, là người không cần chờ đến tương lai,
mới hành động. Nhưng, quyết chí đưa Lời Chúa vào cuộc sống ngay ngày hôm nay.
Nhiều người vẫn dành ưu tiên cho việc kiếm ăn, kiếm tiền, hơn kiếm tìm Chúa,
hơn sống Lời Chúa. Có lẽ, những người này không khác các cô phù dâu dại khờ, ở
đây.
Người
thực khôn, biết xây dựng cuộc sống mình theo đường hướng Chúa, Đấng là Sự Thật
và là Sự Sống, đã chỉ dẫn. Xây dựng cuộc sống, ở đây. Ngay bây giờ. Người như
thế, đã hiểu biết và thực thi áp dụng chỉ chương trình nào khả dĩ đảm bảo mọi
hoan lạc, hạnh phúc. Ngay lập tức. Còn lại, chỉ tuỳ thuộc vào tương lai mai
ngày.
Người
khôn ngoan, là người sống dưới thị kiến, ánh sáng của Đức Kitô. Người như thế,
vẫn gặp gỡ Ngài trong đời thường. Ở mọi nơi. Nơi dân tình, họ vẫn gặp. Nơi biến
cố, xảy ra cùng khắp. Ở cảnh tình cuộc sống, của chính mình. Với những người
như thế, Giê-su Đức Chúa sẽ không là ai xa lạ, ngạc nhiên. Vì khi nghe được
tiếng hô to: “Chú rể tới rồi, ra mà đón!”, thì đã sẵn sàng, ra gặp mặt. Vì họ
đã quen gặp gỡ ngài rồi.
Gặp
gỡ Ngài, không là chuyện may rủi, đánh bạc hoặc chỉ lo xưng thú mọi lỗi vào giờ
phút cuối, trên giường bệnh lúc chờ chết. Tuy nhiên rất nhiều người đâu có chết
trên giường mình. Vấn đề là, ta hoạch định thế nào cho giờ phút gặp gỡ Ngài trong
mỗi ngày, và mọi ngày trong đời mình. Và thiết tưởng, không có phương cách nào
hay hơn để chuẩn bị cho lời mời gọi cuối cùng theo hai cách sau. Trước hết, là
đưa Lời Chúa vào trong đầu của ta và mọi người. Thứ đến là học hỏi cách thức bỏ
thì giờ trong ngày và mỗi ngày để gần gũi Chúa. Để ta nói được rằng: “Lúc nào
Chúa cũng ở bên tôi!”.
Để
thực hiện điều ấy, có hai câu kinh ngắn ngủi, khả dĩ giúp mọi người nguyện cầu
vào mọi lúc. Trong mọi ngày. Đó là: “Lạy Chúa, con xin dâng Chúa mỗi hơi thở,
hành vi, ngôn ngữ, và ý định của con để theo ý Chúa, phục vụ Chúa, mọi ngày
suốt đời con.” Và,“Lạy Chúa, xin giúp con tìm kiếm và gặp Chúa, để con biết đáp
ứng mọi điều Chúa khuyên dạy, trong mỗi kinh nghiệm con từng trải, trong một
ngày, suốt đời con.”
Nếu
các lời kinh trên đây, tạo nên lớp lụa là, vải vóc cho cuộc sống mỗi ngày của
mình, thì hãy để cho “chàng rể” đến bất cứ lúc nào, vị ấy muốn. Vì ta luôn sẵn
sàng. Và, thay vì gõ cửa của Ngài, ta sẽ thấy Ngài đến gõ cửa đời mình, và Ngài
sẽ nói: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ
vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.”
(Kh 3: 20).
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment