Lễ Kitô Vua Năm A 20.11.2011
“Giữa hư vô xây dựng bởi
trăng sao”
Xa lắm rồi, xa lắm, hãi dường bao!...
Ai tới đó chẳng mê man thần trí,
Tòa châu báu kết bằng hương kỳ dị
Của tình yêu rung động lớp hào quang.
Ai tới đó chẳng mê man thần trí,
Tòa châu báu kết bằng hương kỳ dị
Của tình yêu rung động lớp hào quang.
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 25: 31-46
Hư
vô ấy, là trăng sao xây dựng, giữa giòng đời? Là, trần gian chốn vắng, rất hãi
hùng. Xa vắng, hãi hùng toà châu báu, vẫn kết bằng hương hoa dị kỳ. Của tình
yêu rung động, ra đón Chúa.
Chúa
xuân - Vua Vũ Trụ hôm nay ta mừng kính, là chính Đức Kitô, Đấng đã ra đi rao
giảng chốn “hư vô” xô bồ khắp đất miền, ở Do Thái. Từ, Galilê, Samari cho chí
vùng Giu-đêa, Giêrusalem ấy, nơi nào Ngài cũng đến. Chốn nào, Ngài cũng khuyên
dạy. Chữa lành. Ủi an. Giải thoát. Ngài là Đức Chúa. Là Vua Cha, luôn hiện diện
hữu hình, nơi ta sống.
Các
bài đọc hôm nay, đưa ra hai ảnh hình tương phản về Đức Kitô. Bài đọc 2, bằng
vào thư chung gửi giáo đoàn Côrinthô, thánh Phao-lô trưng diễn hình ảnh về Đức
Kitô, là Vua. Và, là Chúa. Thánh Phao-lô nói: “Nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì nhờ một người mà kẻ chết
được sống lại” (1Cr 15:
21). Và, Đức Kitô được trưng dẫn, như
Đấng có toàn quyền trên mọi quyền. Bởi, cuối cùng thì quyền lực của thế gian
cũng phải lui bước, “phải quy về thần
phục Đấng vẫn bắt muôn loài phải quy phục Người.” (1Cr 15: 26).
Và, “Đức Kitô nắm vương quyền cho đến khi
Thiên Chúa đặt mọi địch thù dưới chân Ngài” (1Cr 15: 25).
Trong
khi hai bài đọc 1 và 2 đưa ra ảnh hình khác biệt, về Đức Giêsu, con Thiên Chúa.
Qua việc Ngài chấp nhận thân phận làm người. Bài đọc 1 nói đến hình ảnh Đức
Giê-su là Đấng Chăn Chiên Hiền Lành. Nơi ảnh hình này, chiên con được đưa lên
đồi cao, xứ Palestin. Ở nơi đó, cỏ rất non xanh mượt mà. Ở nơi đó, chiên con
trộn lẫn chan hoà với đàn chiên, của kẻ khác. Ở nơi đó, Chủ Chăn đã bỏ giờ ra
để chăm sóc cho chiên mình. Đem chiên về cùng một ràn chiên.
Ở
đây, Đức Giê-su xác nhận Ngài là Chúa Chiên Hiền, như: “Chính Ta sẽ chăm sóc
chiên của Ta và thân hành kiểm điểm.” Và, “Ta
sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen đến mịt mù.”
(Êz 34: 12). Và, nếu chiên con có đi lạc, Ngài sẽ đích thân tìm: “Ta sẽ đáp cứu chiên của Ta. Chúng sẽ không
là mồi cho kẻ cướp” (Êz 35: 22). Chính từ đoạn sách này, Đức Kitô rút ra
ảnh hình gọi Ngài là Chủ Chăn Hiền Lành. Về sau, Ngài có nói: Ngài sẽ bỏ 99
chiên ngoan hiền ở lại, để đi tìm mỗi chiên con lạc loài, sa ngã.
Ở đời
thường, có lúc chiên con bị đối xử không đồng đều. Như lời tiên tri: “Chiên nào béo mạnh, Ta diệt đi. Ta sẽ theo
lẽ chính trực mà chăn dắt chúng.” (Êz 34: 16). Nghe điều này, hẳn nhiều
người sẽ nghĩ là: Chúa thiên vị. Thật ra, Ngài chỉ làm thế với những người tìm
cách bóc lột kẻ nghèo hèn, hiếp đáp người cô thế. Chính trực của Chúa, không
dựa trên sự công minh đạo đức, mà thôi. Nhưng, trên san sẻ đồng đều. Trên sự
kiện, mọi người đều có thể tiếp cận nguồn phúc lợi đã dành sẵn. Ngõ hầu giúp
mình sống đúng phẩm chất. Sống, tự trọng. Chỉ thế thôi.
Đó,
chính là bối cảnh Tin Mừng hôm nay. Tin Mừng, đưa ra cảnh trí của phán quyết
chung cuộc. Ngày thế tận. Bối cảnh hôm nay, không nên hiểu theo nghĩa đen, từng
chữ. Nhưng, chỉ nên nhìn vào ý nghĩa nằm ở hậu trường. Tức, nên coi đó như ảnh
hình về một trực diện với Chúa, xảy đến trong cuộc sống hằng ngày.
Nếu
hỏi rằng: có chăng giá trị nào đó nơi sự khác biệt thường thấy giữa phán quyết
riêng tư và thông thường, không? Thì, ảnh hình nói hôm nay về việc Con Người hiện
đến, giữa mây trời bao phủ, có thần linh thiên sứ quây quần, là hình ảnh ám chỉ
sự cao cả và trong sáng của Đức Chúa. Tuyệt nhiên không có ý mô tả kinh nghiệm
thực tế, ta sẽ gặp. Trong mai ngày.
Theo
ảnh hình diễn tả, có hai loại người đến với phán quyết chung cuộc, như “chiên
con” và “dê đàn”. Tức, người nhân hiền và các lão trự. Và, vấn đề là: làm sao
tách bạch được người nhân hiền với lão trự? Ở đây, cả hai loại người ấy đều
sửng sốt, trước các chuẩn mực, Chúa đưa ra.
Trước
tiên, Ngài nói với chiên con: “Nào những
kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi, ngay
từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các
ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;Ta trần truồng, các
ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi
đến hỏi han." (Mt 25: 34-36)
Nghe
như thế, chiên con đều sững sờ. Vì, có bao giờ họ trông đợi chuyện tương tự, để
được thấy, đâu. Vì sững sờ, nên họ chẳng nhớ rằng mình đã từng làm, như thế. Có
điều chắc, là chẳng ai nhớ được rằng mình đã làm như thế, với Chúa. Bởi thế
nên, họ nói:“Có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có
bao giờ thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao
giờ chúng con thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? (Mt 25: 39).
Sững
sờ hơn, câu đáp của Chúa lại là câu mà chẳng người nào muốn:“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm
như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm
cho chính Ta vậy.”(Mt 25: 40) Thế rồi, quay về phía dê đàn, Ngài lên án
những kẻ đã không làm điều mà Ngài liệt kê. Tức, không nhận ra Ngài, nơi người
anh người chị trong cộng đồng nhân loại.
Ở
đây, cần ghi chú đôi điều như sau:
-Những
gì Chúa nói đến ở trình thuật, chẳng điều nào mang bản chất tôn giáo,
lẫn
niềm tin.
-Chúa
chẳng đả động gì đến các giới lệnh. Giới lệnh nào từng được tuân giữ. Điều nào
không.
-Điều
mọi người bị lên án, không những ở nơi: vô luân, đã làm điều phản Đạo; mà còn là,
chẳng làm gì hết.
-Và,
những điều ta làm (hoặc đã không làm) CHO Chúa, đều không phải VÌ Chúa. Nói
cách khác, Chúa vẫn thực sự hiện diện nơi mỗi người ta từng gặp. Tôi không chỉ
tốt bụng với người này người kia (tức, người mà có thể tôi không lưu tâm nhiều
cho lắm) chỉ để được tiếng là: đã làm “việc thiện”. Để rồi, Chúa thưởng công
cho mình. Và, để cộng thêm vào tài khoản có ghi “việc thiện ta làm”. Không thể
dùng con người, vào mục đích dù là việc thiêng liêng, tốt lành.
Tựu
chung, điều Chúa muốn nói, là: nếu muốn được kể là mình thuộc thành
phần “chiên con”, thì khi
đó ta phải trở thành người biết yêu thương thực sự. Và, chẳng cần biết, ta đáp
ứng thế nào với tình yêu đó. Đây là cách Chúa yêu ta. Bởi, thật tình mà nói,
nếu ta chỉ làm tròn bổn phận đạo đức, tôn giáo, chu toàn mọi lễ lạy này khác
thôi, vẫn chưa đủ. Bởi, không thể nói:”tôi chỉ cần làm người Công giáo ngoan
hiền đạo hạnh, là đủ đâu”. Trên thực tế, người người vẫn trông đợi ta dấn bước
ra đi, hầu đến với mọi người, bằng phương cách thích hợp. Dấn bước ra đi, để tỏ
bày tình thương. Ra đi, để đến với những người đói ăn, thiếu mặc. Với, người
dưng khác họ, nghèo hèn. Người ốm đau. Cô thế. Những người, còn sống mãi ở chốn
lao tù, hờn căm. Người bệnh. Nan y.
Nghiện ngập. Khủng bố. Điếm đàng. Chính họ, mới là người có nhu cầu khẩn thiết,
trong cuộc sống.
Chính
họ, là những người mà Vị Vua Nhân Hiền vẫn gọi mời ta đến phục vụ.
Và, phương cách mà Vị Vua
Hiền muốn ta đến phục vụ, là: lấp đầy nơi ta, tâm tư và trạng thái biết chăm
nom, đùm bọc. Biết đỡ đần. Giùm giúp. Biết xót thương các người anh người chị,
ở mọi nơi. Chí ít, là những người còn xa Chúa. Những người chưa được ban tặng,
đầy ân sủng. Nói chung, những người nghèo đói. Thấp hèn về mọi mặt. Cả thể xác,
lẫn tinh thần.
Ảnh
hình về phán quyết chung cuộc ở trình thuật, không phải để ta hãi sợ và, rẩy run. Nhưng đó chỉ là một thách thức.
Thách thức không chỉ cho mai ngày, nhưng chính là ngày hôm nay. Cách tốt nhất,
để đảm bảo là ta thuộc phía chiên lành, là: ngay từ bây giờ, ta hãy trở nên
người biết yêu thương. Biết,chăm sóc. Đùm bọc. Biết chấp nhận và dung thứ người
khác.
Lm
Frank Doyle sj
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment