Tuesday, 8 November 2011

Lm Frank Doyle sj: Đổi mầu thời gian


           
Trình thuật hôm nay, thánh Matthêu viết về công cuộc chuẩn bị cùng trông đợi, ta cần có. Cần có, để ta có thể đón rước Chúa, Vua Tình Yêu. 

Bài đọc 2, hôm nay có đoạn viết: “Ngày Chúa đến như như kẻ trộm vào ban đêm” . Thế nên, càng lơ là chểnh mảng, ta càng thiếu sẵn sàng mà chào đón. Bởi, như thánh Phao-lô từng viết: “Chúng ta không thuộc về đêm và tối tăm. Vậy, ta đừng ngủ mê như kẻ khác, song hãy canh thức và tỉnh táo.” (1Th 5: 6). Vậy, ta sẽ làm gì để tỉnh táo canh thức, chờ ngày Chúa đến, khi còn sớm?

Bài đọc 1, đề nghị ta nên tỉnh táo và cần cù như người vợ hiền, đảm đang bởi:”nàng quý quý giá vượt xa châu ngọc”. Nàng làm việc cật lực, phần lớn là cho gia đình hoặc cho riêng mình, nhưng nàng cũng “rộng tay giùm giúp người nghèo khổ, và ra tay cứu kẻ khốn cùng.” (Cn 31: 19). Nói cách khác, giá trị của người vợ hiền đảm đang, không do nhan sắc diễm kiều, mà là ở tính khôn ngoan, biết những việc  ưu tiên, cần làm trước.

Cũng thế, trích đoạn Tin Mừng hôm nay đặt nặng nơi mục tiêu sinh hoạt, của chúng ta. Nói nôm na, là tài năng ta đặt nặng vào chuyện bạc tiền, vẫn tương đương với bạc ngàn bạc vạn. Vì thế, dụ ngôn mới khuyên ta nên khôn ngoan có thái độ mà xử sự đúng đắn trong thời gian từ lúc Chúa Phục sinh tới ngày Ngài đến lại. Khôn ngoan, là như người đầy tớ nọ biết dùng tiền mà Chủ trao phó để khi trở về, Chủ sẽ tín nhiệm vào tài kinh bang tế thế của mình, mà đề cao.

Khôn ngoan, là như hai người đầy tớ đầu, người nhận năm quan tiền, nhưng đã biết kinh doanh, để tạo lãi. Chứ không như, người cuối hết “chỉ biết đào đất chôn giấu bạc tiền của chủ”, chẳng làm gì.

Theo Bản 70, cụm từ bên tiếng Hy Lạp được dịch ra thành “làm lợi” hay “gây lời”, mang ý nghĩa trong bối cảnh của việc hồi hướng, trở về. Bởi thế nên, điều mà dụ ngôn muốn tỏ bày, là những “điều có lợi”, mà tín hữu Đức Kitô cần nhắm đến. Ở đây, chẳng liên quan gì đến đồng xu, hay bạc tiền gì hết. Sở dĩ người đầy tớ dại khờ kia chỉ biết đào lỗ chôn giấu tiền, là vì anh chỉ nghĩ đến mỗi chính mình. Chẳng dám xả thân đánh liều, vì người khác. Những người, đang còn chờ những lợi lộc do anh cố gắng tạo ra, rồi mang đến. 

“Sau một thời gian dài”, là nói đến khoảng cách thời gian từ ngày Chúa sống lại đến ngày Ngài quang lâm. Đây cũng là thời gian, để nhận biết là Vị Chủ quay về gọi tôi tớ đến mà “giao phó tài sản của ông”. Ông hài lòng với cách giải quyết của hai người tôi tớ đầu, đã gia tăng làm lợi lên gấp đôi. Như thế, cả hai đã tỏ ra biết xử sự cách lương hảo và trung tín, quyết chấp nhận hiểm nguy, chỉ lĩnh nhận một chút ít cho phần mình thôi, nên đã được chủ tín nhiệm trao cho việc lớn. Nhờ đó, cả hai đều được “hưởng sự vui mừng của vị chủ”. Nơi Vương Quốc, của Chúa.

Người tôi tớ thứ ba cũng tiến đến, nhưng ngượng ngùng chỉ đưa lại một nén bạc mà chủ trao, rất hãi sợ. Nên anh nói: “Tôi biết ngài là người hà khắc, không gieo mà gặt, không vãi mà thu. Thì đây, xin ngài nhận lấy của ngài.” (Mt 25: 24). Nghe thấy thế, người chủ tỏ bày nỗi giận dữ. Bởi, nếu là người khôn ngoan, thì người tôi tớ kia lẽ đáng ra phải gửi số bạc mình nhận được nơi ngân hàng nào đó mà sinh lãi. Đằng này, anh chẳng làm  lợi đến một xu. Cũng tựa như trong dụ ngôn nói về nhánh nho không cho trái, đã bị chủ ném vào lửa đỏ, để làm củi.    
                    
Theo ngôn ngữ của trình thuật, thì đại ý đây nói đến tâm trạng của kẻ tin vào Đức Kitô, ở mọi thời. Là kẻ tin, như hai đầy tớ đầu, những sốt sắng đạo đức, luôn đóng góp khá nhiều thứ cho đời sống cộng đoàn dân con Đức Chúa. Họ còn là người đảm nhận trọng trách làm nhân chứng cho Tin Mừng của Chúa với thế gian. Trọng trách này, còn nguy hiểm nhiều hơn việc kinh doanh, và mậu dịch.

Diễn giải Tin Mừng, thần học gia William Barclay đưa ra 4 điểm chính, để suy tư:

1) Thiên Chúa tặng ban cho mỗi người nhiều ân huệ khác nhau
Ta có thói quen thường hay ganh đua hơn thiệt với người khác, nhưng thật thì số lượng và chất lượng của ân huệ không là chuyện quan trọng. Bởi, ta được yêu cầu sử dụng trọn vẹn ân huệ mà chỉ một mình ta nhận lĩnh, là để làm lợi cho cộng đoàn, nói chung. Nếu ai ai cũng làm như thế, thì cộng đoàn ta sẽ trở nên giàu có, và phong phú.

2) Việc ta làm sẽ chẳng bao giờ hoàn thành       
Khi, hai người đầy tớ đầu chứng tỏ là họ đã làm lợi cho chủ, thì khi ấy, họ đâu đã vào ngay chốn nghỉ ngơi, để hưởng lạc. Trái lại, vì sự trung tín của những người này, nên họ lại còn phải nhận thêm nhiều trọng trách, nữa. Như vị chủ đã quyết:“những kẻ đã có, sẽ được cho thêm mà dư dật.”

3) Người bị xử phạt, là những người chẳng làm gì hết, cứ ngồi chơi.
Người nhận chỉ một nén bạc, đâu đã làm mất vốn, ông chủ giao. Chỉ là, anh chẳng chịu lo làm gì về nén bạc ấy mà sinh lợi. Bởi, nếu anh đã có cố gắng và đã thử thời vận và dù thất bại, cũng sẽ nhận sự xót thương và tha thứ. Hình ảnh người chủ như “quan trên cứng cỏi”, là để nhấn mạnh một điều, rằng: người biết chịu khó một chút, sẽ thấy được điều Chúa quan tâm là sự thương yêu, hiểu biết và lòng xót thương của Đức Chúa. Cả đến những người tài năng kém cỏi, cũng vẫn có chút gì để trao tặng người khác, vẫn như thường. 

4) Những ai đã có, còn được cho thêm; phàm những ai không có, cũng sẽ bị lấy đi mấy, Ý tưởng này, thoạt nghe có vẻ như không công bằng, như thể lấy đi của người nghèo mà cho thêm người giàu có thêm dư dả. Nhưng ở đây, Chúa có ý nói: những ai san sẻ quà tăng mà họ nhận lãnh, xem ra thấy mình vẫn liên tục được no đầy. Còn, những ai đành hanh, tị nạnh cứ khư khư bảo vệ và giữ rịt những gì được ban cho, lại còn lo gom góp thêm rồi trốn, cất vào nơi kín đáo vì sợ người khác bên ngoài cướp mất, thì cứ thế sẽ chết dần mòn với của cải mình cất giữ. Như thế, những ai lo gìn giữ cuộc sống của mình, sẽ mất đi. Còn, những ai rộng tay san sẻ những gì mình có cho người khác, sẽ thấy mình giàu có đến mực độ không đo lường được. Đó là luật của Tin Mừng. Đó, còn là luật của sự sống mà phần đông chúng ta, trên thực tế, thấy khó mà tin.

Diễn giải Tin Mừng, có thể nói: đây là một chỉ trích đối với tôn giáo, chuyên khước từ việc đổi mới. Mở mang. Phát triển. Đây là, hiện tượng vẫn thấy, nơi mọi tôn giáo. Kể cả Đạo của ta. Vào thời của Chúa, nhiều người Do Thái đã khư khư giữ rịt lề luật và thói quen lâu nay. Họ đối kháng lại đổi thay. Từ chối lời gọi mời phát triển. Vì, quá tuỳ thuộc vào truyền thống, nên họ quên đi tinh thần nguyên thuỷ của Lề luật và từ đó, chống đối lại Đức Chúa. Chống đối, luôn cả Đấng đã cảnh giác họ về chuyện ấy. 

Với Hội thánh hôm nay, có nhiều người chẳng muốn đổi thay gì hết. Chỉ muốn chui vào lại vỏ sò của thời trước, chỉ ưa làm chuyện cũ, mấy chục năm. Làm như thế, họ đã và đang chôn đi Thần Tính của Đức Chúa trong lớp vỏ bọc, mà họ gọi là tuyền thống. Họ chỉ thích rượu cũ, bình cũ. Nói cho đúng, đây  không là phương cách để sống cho ra sống.

Nói tóm, ta cần để thời gian ra mà suy tư. Suy tư, mọi ngày. Cả ngày hôm nay, nữa. Suy tư, về kỹ năng/quà tặng Chúa phú ban tặng. Suy tư, để hỏi rằng: mình đã sử dụng quà tặng ấy để phục vụ cộng đoàn Hội thánh, chưa? Phục vụ xã hội, nữa? Nếu không thế, thì chỉ đáng vùi quà ấy vào trong cát, mà chôn giấu. Vì, không gây lời. 

Có thể, có người trong chúng ta, sẽ ra đi trong nay mai, gặp Chúa sẽ được Ngài gạn hỏi: “Con đã làm gì với những quà tặng, cùng kỹ năng ta ban cho? Ai là người hưởng được lợi lộc từ quà ấy?” Và, vấn đề là, làm sao ta có câu trả lời cho Ngài đây?

Và rồi Vị Chủ sẽ quay về “vào khoảnh khắc bất chợt như kẻ trộm ghé viếng”. Vì thế nên, ta hãy sẵn sàng. Nếu đã trót chôn giấu thứ ấy, hoặc sử dụng theo cách vị kỷ, thì hãy vội ra đi mà lấy lại và làm lợi cho cộng đoàn Nước Trời, của Đức Chúa.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch

No comments: