Thursday, 18 October 2012

Lm Richard Leonard sj: Rao giảng là giảng và rao cho ai?



Tôi có quen vị linh mục nọ. Ông được cha chánh mời đến giảng vào buổi Tiệc Thánh, được cử hành tại giáo xứ thánh Martin de Porres ở Soweto, Nam Phi. Ông là một trong hai người da trắng duy nhất, sống chung với sáu trăm giáo dân bản xứ trong cộng đoàn, ở đây. Ông thuật rằng: khi ông giảng, mọi người ở dưới vừa nghe vừa nhảy múa, còn hát vang, cười thích thú mỗi khi ông kể đôi ba chuyện khôi hài để minh hoạ cho đề tài thần học khô cứng, trong bài giảng. Chia sẻ có đến mười phút, mà cử toạ vẫn cố nài ông cho họ nghe thêm dăm ba phút nữa. Ông nói đó là lần đầu trong cuộc đời linh mục, ông bị chê là giảng giải ngắn quá sức. Ở Soweto, chia sẻ Lời Chúa tối thiểu phải kéo ít nhất là 20 phút.Thật ra, thì sức sống và năng lực của giáo xứ đây, là chuyện thần kỳ. Bài giảng dù có ngắn, nhưng thánh lễ vẫn kéo dài đến hơn hai tiếng. Không ai đi trễ. Chẳng ai vội về sớm, để làm gì.     
Hôm nay, Giáo hội mừng Chúa Nhật Truyền Giáo. Theo truyền thống, đây là ngày để ta suy ngắm về sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Chúa, đến với mọi người. Nhiều năm về trước, mỗi khi nguyện cầu cho ơn gọi Thừa sai, giáo hội ở đây thường lạc quyên hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo ở các vùng sâu, vùng xa trên thế giới. Hy vọng là, bằng vào nỗ lực ấy, người dân ngoài Đạo sẽ hồi huớng quay về cùng Hội thánh. Hẳn ta còn nhớ ở xứ vùng xa xôi thời ấy, chỉ mất 10 xu thôi, ta cũng có thể cho máy bay được ở thêm 1 phút trên bầu trời ngời sáng. Và, chỉ mất một đô thôi, ta cũng có thêm được thuốc thang cho người bệnh, đến cả tuần.
Thiên Chúa có cách thế riêng biệt của Ngài để đáp trả ý/lời nguyện cầu, của mọi người. Ngài đổi ngược cảnh tình thế giới để cho thấy: ngày nay, nơi nào là xứ sở truyền giáo, mới đúng. Ai là người có nhu cầu tâm linh, hơn ai hết. Không có gì để ngờ vực nữa, các nước phát triển nay có trách nhiệm lớn về tiền bạc/tài chánh đối với người anh người chị, ở nước nghèo. Tính bình quân, ta sở hữu đã quá nhiều. Trong khi mỗi ngày, có đến 31,000 người đang chết dần chết mòn vì thiếu ăn, đói khổ. Ở các nước còn đang mở mang, thì nơi đây, lại thấy sức sống của Giáo hội triển nở dồi dào, mạnh mẽ hơn. Nơi đây, đang thấy sản sinh ra nhiều ơn gọi. Và ơn tử đạo. Đến nay, người ta còn thấy quá nhiều quốc gia đã trồi lên như ngọn nến sáng soi niềm tin, cho thế giới. Như Nam Phi chẳng hạn, có đến 80 % dân chúng ở đây, theo Đạo Chúa. Và 60 % dân cư nơi này vẫn hiên ngang cất bước đến nhà thờ, ngày của Chúa.
Với cộng đồng người bản xứ thiếu nghèo đủ mọi thứ, ơn gọi lại cứ phát triển. Và, con số ngôn sứ tại xã hội an bình, công minh, ít bạo động, đang cứ thế dần tăng. Và số lượng các vị quyết sống chết vì đạo, không ngại ngần hy sinh cuộc sống của chính mình, để người người thấy được một xã hội lành mạnh như thế, đang thành hình. Thế hệ trước, mỗi khi nói đến thừa sai rao giảng, ta thường nói theo giọng điệu kẻ cả. Cha chú. Nói, nhưng vẫn theo giọng điệu tập trung mọi sự vào Châu Âu. Để rồi, làm cách nào đó khiến nền văn hoá bản xứ tàn lụi dần, trong quên lãng. Ngày tháng ấy, nay trôi dần vào dĩ vãng. Hội thánh, nay không còn áp đặt hình ảnh một Đức Kitô da trắng nắng hồng khom mình trên các trẻ bé da màu, mà ban phát. Nhưng, người người đều đã nhận ra rằng: Thiên Chúa nay vẫn hiện diện với mọi dân tộc có bản sắc văn hoá sáng chói của một bình minh đầy văn minh. Những gì Hội thánh toàn cầu mang đến cho các Giáo hội sở tại, ngang qua tiền bạc và nhân sự là để phục vụ. Là, cơ hội tốt để ta thực thi những gì mình từng tuyên xưng. Ở đây. Nơi này. Ngày của Chúa.
Nếu ta chẳng quan tâm gì tình trạng đói nghèo trên thế giới, như thế là ta chưa nghe biết gì đến tín thư của Tin Mừng, hết cả. Tín thư ấy, nay là: ta phải cho đi mọi của cải riêng tư của mình. Dù cần thiết để sống còn. Cho đi hết, để tất cả con cái Chúa ở đâu đó, đất miền nghèo đói, có cơ may được học hành. Được giúp đỡ về phúc lợi. Và được săn sóc về y tế. Điều Chúa muốn, là dân con mọi người được sống có phẩm giá. Hiểu như thế, thì Tin Mừng Chúa Nhật Truyền Giáo mới có ý nghĩa sâu sắc. Để đời. Bởi, đã lâu rồi, ta cứ tưởng rằng mình thuộc về Giáo hội Công giáo La Mã tập trung mọi sự dồn về cho Âu Châu. Hoặc trời Tây phây phây, đầy đủ. Bởi thế nên, ta vẫn cứ xử sự theo cung cách của kẻ cả, đối với các Giáo hội sở tại, còn thấp kém. Và từ đó, coi nền văn minh khác mình, như tôi đòi.Ở bên dưới. 
Rõ ràng là, văn hoá rất “Tây” của ta, dù có đủ tính cách tinh vi phức tạp, công bằng và uyển  chuyển, xem ra đang mất đi thần hồn và thần tính, của chính mình. Các nước phát triển, nay đã nhanh chóng trở thành đất miền truyền giáo rất mới, của thế giới. Trong mai ngày, các nuớc chậm phát triển, có lẽ sẽ giúp ta tìm lại được diện mạo của Đức Kitô, trong nền văn hoá của chính mình. Và, một lần nữa như thế, sẽ giúp ta tìm được con đường. Sự thật. Và sự sống. Của Tin Mừng.
Các nước kém cỏi, cho ta thấy rằng, cả vào khi người người có nhu cầu thiết yếu để mưu cầu cho cuộc sống hằng ngày.Sống cho đúng với nhân cách của con người, dù đang ở vào tình cảnh khó khăn, nhưng yêu thương, để đứng vững trong niềm tin yêu, chung thuỷ. Dĩ nhiên là, việc này không đem đến cho ta cú sốc nào cả. Bởi, như Đức Giêsu nói với ta hôm nay, -và đây mới là điều cần thiết-, là: không ai, không có gì, và không nền văn hoá nào được phép thống trị người khác. Không được phép trở thành cơ chế độc đoán, với bất cứ ai. Chí ít là văn hoá khác mình. Điều, làm cho cộng đồng dân con Đạo Chúa trở thành những con người cao cả, là lòng khiêm hạ độ lượng. Độ lượng, trong phục vụ. Khiêm hạ, trong lúc được người khác phục vụ mình, nữa.   

No comments: