PHAOLÔ và CÔNG VỤ,
một so chiếu –
Phần 2
Phần
hai sách Công Vụ hầu như chỉ nói về thánh Phaolô, mà thôi. Thánh nhân được coi
là dân con La Mã, nhờ vào bẩm sinh. Dù có thế, nhiều người vẫn nghi ngờ quốc
tịch La Mã của ông, không phải như thế. Sách Công Vụ, có đoạn nói: Phaolô
thánh-nhân từng khiếu kiện đòi Xêda phải đích thân mở phiên toà do chính ông
xét xử vụ việc của thánh nhân, một lần cho rõ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hỏi
rằng: phải chăng mỗi người và tất cả mọi người dân La Mã có quyền được Xêda xét
lại các vụ xử trước đó không? Đã từ lâu, thắc mắc này được giải mã bằng một
khẳng định lại bảo rằng: sự việc ở đây không hẳn là như vậy. Chẳng ai dám kháng
cáo hoặc khiếu kiện kiểu như thế. Có kiện hay cáo cho lắm, thực tế cũng chẳng
có gì xảy ra, tiếp theo sau. Tuy là thế, ở đây có người lại vẫn thắc mắc cứ hỏi
rằng: sự việc liên quan đến chuyện Phaolô thánh-nhân khiếu kiện lên Xêda đòi xử
lại vụ án của mình có là sự thực lịch sử hay không?
Thật
sự mà nói, Phaolô thánh-nhân vẫn tự coi mình là người học được nhiều điều trong
suốt thời gian ông gần gũi đấng bậc Gamaliel ở Giêrusalem. Vả lại, thánh nhân
là người Biệt Phái rất nhiệt thành, điều này ai cũng biết. Nhưng, là diễn giả
thông suốt tiếng Hy Lạp, ông lại có tài ăn nói lưu loát, ứng biến và hùng biện
ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào, với quần chúng. Tài ứng khẩu rất thu hút
của ông, được diễn tả cả bằng tiếng Aram rất cổ, dù ngôn ngữ ấy không là tiếng
mẹ đẻ mà ông từng thành thạo, vẫn là điểm son chỉ riêng Phaolô mới có.
Đi
đến đâu, ông cũng muốn mọi người hiểu là ông dư biết cảnh tượng giới chức có
thẩm quyền đã hành hạ, ức hiếp và ném đá Phó tế Stêphanô cho đến chết. Điều này
có nghĩa là: sự việc xảy ra ở Giêrusalem vào thập niên 30, sau Công nguyên, dù
đó là thời điểm chứng tỏ ông không có mặt ở đó, tại chỗ, nên chẳng có gì cần
phải xét lại.
Vào
lúc ấy, vị Thượng tế ở đây đã truyền cho Phaolô thánh-nhân phải có hành động
chống đối bè rối từng trà trộn ở giữa cộng đoàn tín hữu Do thái sống ở Giuđêa.
Vị Thượng Tế, còn cử người đến tận nơi cốt để loại bỏ cộng đoàn ở Đa mát, hầu
tẩy trừ những người dám cấu kết với nhóm đạo rối, vừa mới nổi. Điều này, xét về
mặt lịch sử, cũng chẳng có gì là chính xác, hết. Bởi khi đó, Đa-mát đã thuộc
quyền cai trị không phải từ Giuđêa, mà là dưới quyền của vua Nabatêa. Một chi
tiết khác nữa, là: ở Giêrusalem khi xưa, vai trò của Thượng tế cũng chẳng khi
nào lại có được quyền bính lớn như thế.
Còn
về thánh Phaolô, thì: trên đường đi Đa-mát, thánh nhân đã trải nghiệm sự kiện
có tầm vóc rất lớn, khả dĩ đã biến đối toàn bộ cuộc sống rất năng động của ông.
Ở
Công Vụ, cảnh tượng xảy đến với thánh-nhân trên đường Đamát xem ra chỉ là phó
bản của truyện kể rút từ Tin Mừng thánh Máccô viết ở Chương 2. Cách riêng, ở
đoạn 3 câu 24-25 trong đó tác giả kể về chuyện đổi đời của Hêliôđôrus. Chuyện
kể nhân vật này bị hai thiên sứ nhà trời đánh cho gục mặt, đến độ nạn nhân bị
tối tăm mặt mũi, toàn thân ông chìm ngập trong bóng tối lặng câm, nhưng sau đó
ông lại cũng được khiêng đi nơi khác, đến mất dạng. Tiếp đó, lại có sự kiện một
nhân vật khác mang tên Onias (còn gọi là Ananias) cũng từng ứng xuất động-tác
hy sinh hết mình để ông được toại nguyện. Kể từ đó, ông quyết định hồi hướng
trở về, ngõ hầu cải tà qui chánh, rất đúng lúc…
Tiếp
đó, là sự kiện Phaolô tân-tòng hành xử một cách năng nổ khiến người Do thái lúc
đó nổi cơn “điên tiết” vì ông dám cả gan luận bàn về lối sống rất mới của Đức
Chúa. Chính vì lý do này, mà ông đã phải lặng lẽ bỏ đi Giêrusalem để mọi chuyện
được êm đẹp. Cũng ở nơi này, thánh nhân được đồng môn Barnaba giới thiệu đến
với tông đồ gần gũi Chúa. Sau sự kiện hồi hướng trở về rộn rã là thế, Phaolô
lại đã thực hiện một số sự việc cụ thể khiến người Do thái một lần nữa, lại
phẫn nộ khiến ông đành bỏ nơi đó mà về với Tarsus, chốn quê nhà bé nhỏ của ông.
Thật ra thì, Phaolô thánh-nhân không bỏ được cái cố tật là đi đến đâu, sống ở
nơi nào ông cũng đều dính dự vào các xung đột đủ mọi loại, rồi còn tranh chấp,
đấu tranh với nhiều người khác, nữa. Thông thường, thánh nhân có thói quen hay
đến chỗ đông người như hội đường Do thái để giảng giải về Đức-Chúa-Sống-Lại
cách hăng say, nhiệt nồng đến độ kéo theo xung đột cả với giới có thẩm quyền ở
hội đường. Rốt cuộc, thánh nhân bị các bậc thủ lãnh ở đó tống giam vào ngục
thất, rồi truyền cho gia nhân dùng roi đánh cho 39 trượng, những 5 lần. Có lần,
thánh nhân bị đám người này tìm đến định ném đá cho đến chết, nhưng cũng may là
chuyện ấy không thành. Hồi còn ở Phillípphê, thánh nhân cũng bị một số quan
chức người Hy Lạp truy lùng rất gắt đến khi bắt gặp đã tống giam ông vào ngục
thất. Cũng may là, lúc ấy mọi người lại cứ nghĩ ông là công dân La Mã rất chánh
hiệu, nên đã công khai xin lỗi, rồi phóng thích ông ngay lập tức, cho xong
chuyện.
Rồi,
Công nghị ở Giêrusalem cũng là biến cố có tầm vóc rất lớn khả dĩ phát triển tài
năng riêng tư của thánh nhân. Tầm vóc, to lớn đến độ nhiều người còn coi đây là
sự kiện nổi cộm khiến ta có thể nối kết sự việc này vào với công cuộc tông-đồ
mục-vụ ông từng thực hiện ở Antiôkia có liên quan đến cộng đoàn tín hữu vốn ao
ước sống theo đường lối Chúa định đặt ra cho mọi người.
Phaolô và Hành trình
Giảng rao,
ở Công Vụ
Ở
Công Vụ, ta hội ra được một số mấu chốt nhằm chứng thực chi tiết năm tháng ngày
giờ khả dĩ giúp ta hiểu rõ thân thế và sự nghiệp của thánh nhân hơn. Chẳng hạn
như, thánh Phaolô từng trải nghiệm thị kiến vĩ đại về Chúa-Sống-Lại xảy đến với
ông dạo năm 39, sau Công nguyên. Theo Công Vụ, thì Phó tế Stêphanô bị hành
quyết vào niên biểu 36, tức thời kỳ Philatô bị rút ra khỏi Giuđêa, nên đã chỉ
định người kế nghiệp, nhưng do bởi vị này chưa đến kịp, nên thánh Phaolô mới bị
làm khó dễ đến như thế. Trong khi đó, Pôlliô là em của Achaia lại được bổ làm
tổng trấn xứ này chỉ trong giai đoạn nhất thời, tức: từ mùa Xuân đến mùa Hạ, là
sẽ có người đến thay thế.
Vào
lúc ấy, thánh Phaolô lại đã thực hiện những 3 hành trình giảng rao chuyên
nghiệp: một, ở đảo Sýp; hành trình kia, ở Tiểu Á; và hành trình cuối, là Hy
Lạp. Ở đây nữa, thánh nhân đã thiết lập một số cộng đoàn thân thương như: Cộng
đoàn Thessalônikê, Phillíphê và Côrinthô. Thánh nhân từng đặt chân đến Athêna
là nơi ông tiếp tục công tác mục vụ, nhưng không thành. Thật ra, thì việc sắp
xếp hành trình theo mốc thời gian trước/sau thành 3 giai đoạn như vừa kể cũng
chỉ mang tính giả định, thôi. Đây, là phương cách sắp xếp khá cổ điển; nghĩa
là: Giáo hội ta cũng đã làm như vậy. Và làm thế, cũng để các đấng bậc được biết
về thánh-nhân, là nhờ vào sách Công Vụ.
Giả
như, có ai đó bất chợt gặp thánh-nhân ở góc phố thuộc xứ miền Êphêsô một ngày
đẹp trời nào đó lại cứ cất tiếng lanh lảnh hỏi thánh-nhân xem ông đã thực hiện
công trình rao giảng Tin Mừng của Đức-Chúa-Sống-Lại như thế nào? Có tuyệt vời
lắm không? Chắc hẳn thánh nhân cũng không tài nào hiểu được ý của người hỏi,
muốn nói lên điều gì? Ý nghĩa ra sao? Bởi, suy cho kỹ, hẳn ai cũng phải công
nhận rằng: chỉ các nhà chú giải Kinh thánh mới là người định ra được cung cách
sắp đặt hành trình diễn tiến ra sao, thôi. Một, là giai đoạn có Công Nghị ở
Giêrusalem, còn giai đoạn kia là do Galliô sắp đặt cho tiện việc ghi chép, chứ
thực ra thánh Phaolô có làm gì cũng đều tuỳ vào niềm hứng khởi và điều kiện cốt
tạo khí thế cho công tác mục-vụ ông thực hiện, thôi.
Bởi
thế nên, nhiều tác giả đã không đồng thuận với nhau về việc định vị năm tháng
ngày giờ cho giai đoạn đầu của hành trình rao giảng do thánh nhân thực hiện.
Đồng thời, một số vị khác còn chọn thời điểm diễn tiến trước ngày được gọi là
“Giai đoạn đầu hành trình giảng rao của Phaolô”, thôi. Lối sắp xếp định vị thời
hoạt động của Phaolô theo kiểu của Galliô, xem ra có phần dễ chịu hơn. Bởi nhờ
đó, nó giúp ta định ra được hành trình ở giai đoạn hai và giai đoạn cuối, rất
chuyên nghiệp.
Để
tô lên một lược đồ mang tính đơn giản, ta có thể tạo nét chấm phá về thân thế
sự nghiệp của thánh nhân, theo Công Vụ, rồi định ra như sau:
Năm
36 sau Công nguyên: Thánh nhân hồi hướng trở về với Đức-Chúa-Phục-Sinh
Năm
46-49 sau Công nguyên: Hành trình thứ nhất tiến hành tại Nam Thổ Nhĩ Kỳ
Năm
52 sau Công nguyên: Hành trình thứ hai đi Tiểu Á và Hy Lạp
: Hành trình thứ ba tập trung tại Hy Lạp và
Tiểu Á
Năm
58 sau Công nguyên: Thánh nhân bị bắt giam ở Giêrusalem
Năm
60 sau Công nguyên: Hành trình Rôma
Năm
61 sau Công nguyên: Được tự do và ông rời nhà trại Rôma (sau đó ông đến các
nước
phương Đông và dự
định đi Tây Ban Nha mà không xong.
Năm
64 sau Công nguyên: Ông qua đời tại Rôma vào thời bạo chúa Nêrô còn tại chức.
Cũng
nên biết, thánh Luca vẫn muốn thánh Phaolô cứ tiếp tục đi, đi mãi để rao giảng
...
Hành Trình ban đầu
Theo
Công vụ chương 13-14, hành trình này khởi từ đảo Sýp và từ miền Đông Nam của Tiểu Á; tại đó có đồng môn Barnaba luôn tháp
tùng thánh-nhân. Trong các thư do mình viết, thánh Phaolô không đề cập đến
chuyện này, thánh nhân cũng chẳng nói gì về chuyện có đồng môn Barnaba đi cùng
với ông.
Theo
Công Vụ, thì trước nhất thánh Phaolô đi Tarsus là do lời mời của đồng môn
Barnaba. Cả hai đấng bậc đều đã ra đi thực hiện công tác mục vụ, trước là ở Salamin,
thuộc đảo Sýp, bởi thánh Barnaba là người xuất thân từ đó. Đi đường biển cũng
không mất nhiều thì giờ cho lắm, bởi khi đó thánh nhân đã mau mắn được “thuận
buồm xuôi gió”, nên cũng lẹ. Đoạn đường này cũng không xa là bao, chỉ cách đó
có 135 dặm tính từ Sêlêukia đến Salamin. Salamin lúc ấy là thủ đô của Hy Lạp,
và thời thánh Phaolô, đây là trung tâm mậu dịch lớn nhất rất thông thương. Đến
thế kỷ thứ 7, nơi này lại là đống gạch vụn cả vào khi người Ả Rập tràn đến phá
sạch. Nay, phần đất này là thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ tuy nó vẫn nằm gọn trong phạm
vi thuộc đảo Sýp.
Chặng
kế tiếp, là lúc thánh nhân đặt chân đến, là Paphô. Nơi đây, có hải cảng lớn
rộng cũng rất tiện, lại nằm dọc theo hướng Tây. Đây là chặng dừng chân có cảnh
trí thiên nhiên, trông mát mắt. Tổng trấn La Mã thời đó là Sergiô Paulô được
thánh Phaolô giúp đỡ ông được hồi hướng trở về với thánh hội ngay sau lúc thánh
nhân chứng minh rằng phù thuỷ Bar-Jesus chỉ là kẻ gian lận mà thôi. Sergiô
Paulô đến từ Antiôkia thuộc Pisiđia, là trung tâm của miền Tiểu Á. Có thể là,
chính ông này cũng đề nghị Phaolô thánh-nhân và đồng môn Barnaba đi đến đó. Tất
cả đều đã ghé bến Perghê, nay là miền duyên hải nằm phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Sau
đó, tất cả mọi người đều đã ra đi ngang qua rặng Taurus đến với Antiôkia thuộc
vùng Pisiđia. Cộng đoàn thuộc hội đường Do thái ở nơi này bao gồm ít nhất 50%
là người ngoài Đạo.
Sau
đó, các ngài lại nhắm hướng quay về phía Đông Nam có đoạn đường dài khoảng 90
dặm để đến xứ miền mang tên Ikônium. Đây là thủ phủ Phrigya, rất cũ xưa. Đồng
thời, một phần thuộc Galát vẫn có đó từ năm 25 truớc Công nguyên. Về sau này,
nó được nối liền vào với Antiôkia ngang qua thủ phủ Sêbasta. Phaolô-thánh nhân
từng đặt chân đến nơi đây, hơn một lần. Thánh-nhân và đồng môn Barnaba sau đó
đi Lystra và Gherbê, nơi đây có con đường gồ ghề lởm chởm nằm giữa hai địa danh
này. Ngày nay, chẳng có di tích nào còn sót lại. Các đấng lại dấn bước ra đi
thêm lần nữa. Cũng từ bến cảng Perghê, các ngài lên thuyền về lại nhà, là nơi
có cứ địa ở Antiôkia thuộc Syria.
Vừa
đến nơi, các ngài đã lại gặp rắc rối vì muốn ghé thăm các tín hữu miền Giuđêa.
Nơi đây, đấng bậc chủ chốt vẫn cứ đòi bạn đạo vừa hồi hướng trở lại, phải cắt
bì. Riêng Phaolô thánh-nhân và đồng môn Barnaba lại không muốn chuyện ấy xảy ra
với con dân mình vừa hồi hướng. Cả đến giáo hội ở Antiôkia cũng không muốn thấy
những chuyện như thế xảy ra với họ. Và, kết cuộc như ta đã biết, Công nghị ở
Giêrusalem đã bàn về chuyện này. Và ở đây, Phaolô thánh-nhân xem ra phải mất
nguyên ngày trời để bàn cãi, cuối cùng mới đạt ý nguyện là có được sự đồng
thuận của đấng bậc có trọng trách, khi đó có thánh Giacôbê và Phêrô, hai nhân
vật chủ chốt ở nơi này. Xem thế thì, toàn bộ xứ Antiôkia đều vui mừng nhất
loạt, về chuyện này.
HÀNH TRÌNH GIAI ĐOẠN 2
Sách
Công vụ, từ đoạn 15: 40 đến 18:22
Hành
trình vào giai đoạn này, đa phần đều xảy ra ở Hy Lạp. Giai đoạn này, thánh
Phaolô không có bạn đồng hành nào đáng kể, để đi theo.
Khi
ấy, thánh-nhân đành khởi hành cùng với Sila bắt đầu giai đoạn 2, xuất phát từ
chốn cũ để về miền đất hoàn toàn mới. Cuối cùng, đoàn cũng đến được Phillíphê,
một thủ phủ thuộc Maxêđônia, chốn miền do thân phụ của Alexander Đại Đế, tức
ngài Phillíphê thiết lập vào năm 360 trước Công nguyên. Người La Mã đã đặt chân
đến nơi này từ năm 168 và đã làm nên con đường gọi là Via Ênhaxia nối liền biển
Adriatic với biển Êgiê. Thủ phủ Phillíphê đã trở thành trung tâm mậu dịch lớn
kể từ đó. Chính ở nơi này, nhiều cựu chiến binh thuộc đạo quân La Mã cũng về
đây để hưu dưỡng. Thành thử, dân số ở đây ngày càng thêm đông nhờ có sự hiện
diện của người La Mã. Những người này đều nói tiếng La tinh nhiều hơn Hy Lạp,
do đó đã biến thủ phủ này thành một thứ thủ đô Rô Ma, rất bé nhỏ.
Khi
ấy, người Do thái tụ tập về đây cũng khá nhiều. Điều đó cũng không có gì là bất
thường cho lắm. Họ gặp nhau vào ngày Sabát, dọc suốt lên bờ sông Gargai. Chính
ở nơi này, Phaolô thánh-nhân đã thâu nhận một số nữ phụ lành thánh, trong đó có
chị Phryđia từng là dân ngoại biết kính sợ Chúa và chị cũng đã thực hiện nhiều
công tác xã hội rất đáng kể.
Tiếp
đó, đoàn lại đi Thessalônikê, thủ phủ chính của Maxêđônia cách đó chừng 100
dặm. Vào năm 42 trước Công nguyên, người La Mã từng tới đây để sinh sống rồi
biến nơi này thành đất miền tự do, cho mọi người. Nơi này, chẳng bao giờ là
thuộc địa của ai hết. Thủ phủ này có đường lối quản trị rất riêng tư, nhưng
không kiểu cách. Và những người sống ở đây có thói quen sùng bái Hoàng đế, rất
bề thế.
Phaolô
thánh-nhân và bạn đạo Sila cũng đã thành công ở nơi này, nhưng không tránh được
rắc rối cứ xảy đến. Các ngài lại phải bỏ nơi đó mà đi Bê-rê-a cách đó chừng 50
dặm về phía Đông Nam. Đây là chân đồi thuộc rặng Ôlympia, nằm chếch bên ngoài
chính đạo, nhưng nó lại là chốn miền quan trọng. Ở đây, Phaolô thánh-nhân gặp
một số người Do thái có đầu óc cởi mở, đầy nghị lực. Thế nhưng, rắc rối là
những rối rắm đến từ Thessalônikê đã theo về, nên các ngài lại phải cất bước ra
đi thêm lần nữa, đến Athêna.
Athêna,
trước tiên là vùng đất trí thức, tức chốn miền văn hoá với các địa danh nổi
tiếng như: Acrôpôlis, Parthênông, Athêna và Pathêô, vv. Phaolô thánh-nhân hân
hạnh gặp được triết gia Êpicuriô và nhóm Khắc kỷ là những người từng mô tả
thánh-nhân như “con vẹt” khi Phaolô nói về Đức Giêsu và sự Sống Lại. Họ đem
Phaolô thánh-nhân đến đồi Arêpagus nhưng thánh-nhân biết tự bảo vệ chính bằng
cách tuyên bố rằng mình là người thờ kính “Thần Vô Danh”, tức: Đấng có tế đàn
đặt ở Athêna nên ông không bị họ kết tội là đã đem đến cho họ một đạo lý mới
mẻ, rất khác lạ. Kế đó, thánh nhân lại chuyển về phía Tây cách đó chừng 50 dặm
để đến trung tâm mậu dịch mang tên: Côrinthô. Thủ phủ Côrinthô được dựng xây từ
năm 1000 trước Công nguyên, nhưng đã bị người La Mã phá hủy gần như toàn bộ vào
năm 146 trước Công nguyên. Một trăm năm sau đó, Julius Xêda lại dựng xây nơi đó
thành thuộc địa đặt dưới quyền cai trị của người La mã. Hồi thập niên ’50 và
’60 sau Công nguyên, đây là nơi trù phú nhất miền Nam Hy Lạp. Đồi Accrôcôrinthô
cao hơn 1900 bộ chọc vút bên trên bán đảo Pêlôpônêsia. Nơi đây có dân số khá
thưa thớt. Họ thường sống ở vùng sâu vùng xa, không thuận tiện, họ lại hay di
chuyển đây đó, nên cũng khó. Nơi đây, có cả ngàn nữ-phụ vừa là nô lệ vừa là gái
điếm, sinh hoạt tại ngôi đền thờ sung kính nữ thần Aphrôđita cũng năng động,
như sinh hoạt ở thành phố ngay bên dưới.
Phaolô
thánh-nhân lưu lại nơi đây chừng 18 tháng. Khi người Do thái không còn muốn
nghe thánh-nhân rao giảng nữa, ông lại cất bước ra đi để về với người ngoại
giáo. Ở đây, có hai nhân vật nổi tiếng là Titô Justô sống ở gần bên hội đường,
và Krispô là trưởng hội đường từng làm những việc lành thánh nay hồi hướng về
với thánh Phaolô. Lúc bấy giờ, người Do thái lại bốc đồng, nổi nóng khi họ thấy
mình đã bị mất đi người một bạn rất tốt và cũng là người trợ tá đắc lực về tài
chánh, nên mới đem Phaolô ra trước toà tổng trấn Galliô cáo buộc là thánh nhân
vi phạm luật Torah của người Do thái. Galliô thấy đó chỉ là tranh chấp giữa
người Do thái với nhau thôi, nên ông đã rửa tay, bãi luận tội. Điều này thực sự
tạo cho Phaolô thánh-nhân và thành viên trong nhóm rơi vào tình huống giống như
Đế quốc La Mã từng đối xử với người Do thái, thời trước đó.
Phaolô
thánh-nhân lưu lại ở đó một ít ngày rồi từ cảng Kenkrêa ở Côrinthô, ông lên
thuyền đi Êphêsô, một hải cảng lớn nằm phía bên kia biển Ê-giê. Đây là thủ phủ
thuộc miền Tiểu Á của người La Mã. Nơi đây, có công trình đẹp đẽ nhất địa cầu
thời bấy giờ, đó là đền thờ nữ thần Artêmi mà người La Mã vẫn gọi bà là Điana,
nữ thần săn bắn và mắn đẻ.
HÀNH TRÌNH GIAI ĐOẠN 3
Vào
cuối giai đoạn 3 của hành trình mục vụ do ông thực hiện, Phaolô thánh-nhân lại
về với Giêrusalem chốn phồn hoa đô hội. Ở đây, ông bị cộng đoàn Do thái buộc
cho cái tội là đã tuyên truyền chống đối luật Torah và chỉ nhằm đem những điều
không mang tính Do thái đưa vào đền thờ dành cho người Do thái. Tội như thế, có
thể dẫn đến hình phạt dễ bị xử tử. Điều này, xem ra không có cơ sở để luận tội.
Và khi ấy, dân quân người La Mã bèn xúm vào can thiệp và bắt giữ Phaolô
thánh-nhân chỉ vì họ vẫn cứ lầm lẫn cho ông là tay “Ai Cập” sừng sỏ từng nổi
loạn đến khiếp sợ. Từ đó, thiên hạ lại cứ bàn ra tán vào về chuyện ra roi đánh
cho Phaolô một trận, nhưng câu chuyện chấm dứt ngay ở đó, bởi họ nghe nói
Phaolô là công dân La Mã chính hiệu, nên cũng khó lòng thực hiện ý đồ họ nghĩ
ra.
Sau
khi được trả tự do, thánh Phaolô lại gặp nhiều rắc rối khác với vị Thượng Tế
tên là Ananias. Lúc ấy, thánh nhân đã biết khôn nên cứ tự coi mình là
người Biệt Phái. Thế nên, nhóm Biệt Phái theo Sanhêdrin mới kéo ông về phe họ
để chống lại bè Xađuxê. Trong nhóm này, có cả Thượng Tế nữa. Lập tức, Phaolô thánh-nhân
đề cập đến vấn đề Sống lại, và phe nhóm hôm ấy bèn chia làm hai. Viên tổng quản
người La Mã thấy vậy bèn ra lệnh nhốt Phaolô vào tù ở Giêrusalem. Khi ấy, cháu
của Phaolô bèn kể lại cho vị tổng trấn này nghe câu chuyện người Do thái lập
mưu ám sát Phaolô thánh nhân trên đường từ trại giam đến toà xử. Thế nên,
Clauđiô Lysias, là quan toà người La Mã đến thay thế bèn ra lệnh chuyển Phaolô
giao cho Xêda thụ lý có quân binh hộ tống rất cẩn thận, hầu đưa ông ra trước
toà Fêlix khi ấy làm trấn thủ miền Giu-đêa, vào niên biểu từ 52-60, sau Công
nguyên. Ở đó, thánh nhân bị ngài Trưởng Tế cầm đầu phe nhóm tố cáo Phaolô có ý
đồ lập bè rối nhằm chủ đích bôi bẩn Đền thánh Giêrusalem vốn rất thanh sạch. Vị
Trưởng Tế yêu cầu tống xuất Phaolô về cho quan quyền người Do thái ở Giêrusalem
để xét xử, nhằm áp đặt và thực thi án tử hình đề ra cho ông. Yêu cầu này bị
khước từ. Và, Phaolô thánh-nhân chỉ bị giữ chân tại nhà, ở Xêdarê một thời gian
thôi. Trong thời gian này, Fêlix và vợ ông là Druscilla lại đã nghe Phaolô diễn
giải nhiều điều – thật ra, thì Fêlix không có đạo và có thể ông cũng hy vọng là
bị can sẽ đút lót cho ông. Thành thử, về mặt luật pháp mọi người đều thấy thật
khó lòng xử trí. Bởi, ai là người sẽ xét xử Phaolô thánh-nhân đây? Và xử như
thế để làm gì?
Và
khi ấy, Festus đã trở thành tổng trấn từ năm 60 và ông được giao cho thụ lý vụ
của Phaolô. Ngay lập tức, lợi dụng tình thế đã đổi thay, vị Thượng Tế lại yêu
cầu đòi xét xử vụ dẫn độ thánh Phaolô; và chừng như lúc ấy cũng có âm mưu đen
tối nhằm sát hại Phaolô trên đường từ Xêdarê về Giêrusalem. Chuyện này cũng lại
bị Festus chối từ. Vị Thượng Tế bèn cùng với phe nhóm của ông đích thân đến
Xêdarê để cáo buộc Phaolô một tội hình sự là dám chống lại luật Torah, chống cả
Đền thờ và Hoàng đế, nữa. Festus bèn đề nghị thánh Phaolô hãy tự nguyện đi
Giêrusalem và biện hộ cho chính mình khi ở trước mặt người Do thái. Lúc đó,
Phaolô thánh-nhân đã chối từ mọi sự viện cớ bảo rằng ông là công dân La Mã nên
phải được xét xử trước toà của Xêda. Điều ông yêu cầu đã thành tựu.
Nhưng,
trước khi Phaolô được dẫn đi Rôma, vua Do thái là Agrippa II và chị của vua là
Bêrênice đã đích thân đến Xêdarê thăm viếng và nghe ông giảng giải. Và, Festus
lại nghĩ rằng Phaolô thánh-nhân đã lên cơn điên, nhưng Agrippa lại mỉa mai nói:
nếu ông mà nghe Phaolô nói thêm nhiều điều nữa, chắc rồi ông cũng sẽ hồi hướng
mà trở về với Đạo của thánh-nhân, thôi.
Mùa
Thu năm 60, Phaolô thánh nhân lên thuyền đi xa, có sự hộ tống của binh đội
người La Mã và thuyền ông lại bị phong ba nổi lên vùi dập suốt hai tuần liền,
ngay gần đảo Crêta để rồi cuối cùng lại mắc cạn, ở Malta. Ở đó, Phaolô
thánh-nhân lại một lần nữa, đã thoát chết vì rắn độc quấn ngang tay.
Ở
Rôma, ông bị giữ tại nhà riêng trong căn hộ do ông thuê mướn, lúc nào cũng có
lính canh suốt ngày đêm. Nhưng, tại nơi này, ông vẫn có thể giảng giải Tin Mừng
của Chúa cho nhiều người và được nhiều vị đến thăm hỏi mà chẳng gặp ngăn trở
nào hết. Câu chuyện như thế kéo dài cũng đến hai năm. Không thấy nói và cũng
chẳng thấy ai ghi chép lại là ông bị xét xử thêm một vụ nào nữa ở Rôma, trong
thời gian này. Khoảng giữa thế kỷ đầu, Eusêbiô lại cứ bảo: Phaolô thánh-nhân đã
bị chém đầu tại Rôma dưới thời Nêrô, tức trước năm 68.
Cuối
sách Công Vụ và đặc biệt là đoạn nói về cuộc tử đạo của Phaolô thánh-nhân,
người đọc được bảo là Patrôclus, người hầu rượu cho Nêrô đã bị rơi từ của sổ
phòng ông đến suýt chết. May có Phaolô ra tay giúp anh ta phục hồi sinh lực.
Khi ấy, Nêrô nghe biết anh ta vẫn còn sống, nên đã có phản ứng tin rằng rồi ra
Đức Chúa sẽ tìm cách lật đổ chính quyền La Mã; chính vì thế, nên ông mới ra
lệnh giết càng nhiều người theo Đạo càng tốt, trong đó có Phaolô nữa. Chuyện
này, cũng nên đặt dấu hỏi về tính cách sử học của lời đồn đại.
Có
điều cần ghi chú là ở nguyện đường Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu ở La Mã, nơi đó
có đến 1601 bức tranh vẽ về thánh Phaolô trên đường đi Đamát, do nghệ nhân
Caravaggio thực hiện. Nêrô lúc đầu cũng được chôn cất tại nơi này. Như thế là
kỳ phùng địch thủ gặp nhau ở một chỗ!!
Trên
đây là truyện kể khá dài giòng về “thánh Phaolô”, rút từ sách Công Vụ. Tuy là
thế, nhưng điều này không có nghĩa đây là chuyện thật về Phaolô thánh nhân.
Một
lần nữa, cũng không cần phải kể dài giòng đủ chi tiết những gì đã xảy đến, mỗi
khi ta nói về Phaolô theo tính cách sử học. Điều này chỉ ăn khớp với thánh
Phaolô theo ý niệm rộng rãi về nguồn gốc của Đạo Chúa ở Giu-đêa đã truyền sang
tận Đế quốc La Mã. Thánh Luca là người thích hợp với vấn đề này hơn cả.
-------------
TRUYỆN
KỂ ĐỂ CHO VUI:
CUỘC
ĐỜI THỰC CỦA THÁNH PHÊRÔ
VÀ
QUAN HỆ GIỮA THÁNH PHAOLÔ VÀ PHÊRÔ
Simôn
Ba-Giôna (tức Simôn con ông Gioan) còn gọi là Kêpha (tức Đá Tảng) đến từ
Bétsaiđa/Caphanaum. Ông là thủ lãnh nhóm dân chài, làm chủ nhân chiếc thuyền
đánh cá, và có thể lại cũng làm chủ căn hộ nào đó, nơi ông sống chung với em
trai mình là Anrê. Ông đã có vợ. Và, mẹ vợ của ông được Đức Giêsu chữa lành.
Sau ngày Chúa Phục Sinh, ông cùng vợ mình lập hành trình rao giảng tin rất vui
mừng về Đức Giêsu Kitô.
Thánh
Phêrô là thành viên –dĩ nhiên là đấng sáng lập- nên cộng đoàn khép kín gồm bạn
bè của Đức Giêsu. Ông là phát-ngôn-nhân của nhóm. Ông đại diện cho nhóm vẫn nói
rằng Đức Giêsu không phải là Gioan Tẩy Giả nay sống lại, cũng không là Êlya, lại
chẳng là bất cứ ngôn sứ già nào khác nay quay về từ cõi chết, nhưng Ngài là
Đấng Mêsia. Đức Giêsu bất đồng ý kiến với Phêrô. Chỉ mỗi thánh Mátthêu là người
từng dùng văn chương Phúc Âm để nói lên rằng Phêrô được đặt tên như thể để
tượng trưng cho viên đá tảng, trên đó Đức Giêsu thiết lập Hội thánh của Ngài,
mà thôi.
Trong
cơn thống khổ, Đức Giêsu đã bị bắt và bị hãm hại cho đến chết, Phêrô là người
từng chối bỏ Thầy mình, rồi lẩn trốn. Có người lại nghĩ: Phêrô là người đầu
tiên phát giác ra Thầy mình đã sống lại, nhưng không chắc.
Trong
Công Vụ, Phêrô thánh-nhân nắm giữ vai trò lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa ở
Giêrusalem. Chính ông là người từng đề nghị cho người thay thế cho vai trò của
Giuđa Iscariốt. Cũng chính ông là người đã nói trước đám đông quần chúng ở
Giêrusalem sau lễ Ngũ Tuần. Và chính ông đã nói thay cho nhóm của mình ở Đền
Thờ và tại Sanhêdrin. Sách Công Vụ còn kể về sự kiện Cornêliô, trong đó đề cập
đến công tác mục vụ của thánh Phêrô từng giảng cho dân ngoại. Thánh Phêrô và
một số người khác chừng như đã tỏ ra khá lúng túng về tài thu hút quần chúng.
Xem ra, thánh nhân từng nghĩ rằng sự hiện diện của Nhóm ở giữa người ngoại giáo
đã miễn cho các ngài không buộc trở thành Do thái trước khi gia nhập về với
Đạo. Sách Công Vụ còn mô tả thánh Phêrô là người từng dấy lên công cuộc mục vụ
cho Samaria đối lại điều Chúa muốn, có đề cập ở Tin Mừng. Thánh nhân đả kích
Simôn Magus về chuyện mua chuộc bằng tiền bạc để được nói trước công chúng và
lôi cuốn mọi người. Chừng như, thánh nhân cũng đi Rôma, ít nhất là để thực hiện
chuyện đeo đuổi Simôn Magus. Xem ra có phần chắc là thánh Phêrô không là sáng
lập viên của cộng đoàn Rôma. Ông cũng bị nhốt tù vào thời Agrippa đệ Nhất,
nghĩa là trong các năm từ 41 đến 44. Có thể, thánh nhân cũng đã đến Rôma vào
thời Claudius trị vì (tức từ năm 41-54). Theo truyền thống phổ biến thời sau
này, thì thánh nhân cũng đã gần gũi thánh Máccô, và đã gặp Philô ở nơi đó.
Thánh Phêrô bị xử chết treo trên thập tự vào thời Nêrô trị vì (tức 54-68).
Các
chi tiết trên đây, tuy là thế vẫn cần phân tách kỹ. Cũng như những điều được
viết trong sách Công Vụ nếu muốn xét về tính sử học ở mọi chuyện, có như thế
mới đáng để ta tin. Thánh Phêrô ở sách Công Vụ không nhất thiết phải giống hệt
một như Phêrô lịch sử.
Hai
thư được gán cho Phêrô là tác giả, đều không do thánh nhân viết. Thư thứ nhất
gọi là của Phêrô thường được định vị vào thời gian quanh niên biểu 100 sau Công
nguyên (về chuyện này cũng có nhiều ý kiến rất khác biệt). Tác giả J. Elliott
lại cứ nghĩ rằng: thư thứ nhất Phêrô chỉ là thư gửi rộng rãi cho các cộng đoàn
kẻ tin không ở thủ phủ nào nhất định, xuyên suốt các thành thị cũng như quận lỵ
ở Tiểu Á. Theo nghĩa đó, ta chỉ có thể nói rằng đây là loại thư rất “Công
giáo”, gửi đến các xứ miền như Pontus, Galát, Cappađokia, Tiểu Á và Bithynia,
vv. Nghĩa là một chu vi rộng đến 129,000 dặm vuông. Ở đây cũng nên nhớ: địa bàn
hoạt động của thánh Phaolô còn lớn hơn nhiều. Lúc đó, là thời điểm có tranh
chấp rất xã hội giữa các vị quyết dấn bước theo chân Chúa và những người gần
cận với các ngài. Riêng ở Bithynia, Pontus và Capađôkia không có chứng cứ sử sách nào xác minh
được sinh hoạt của Phaolô thánh-nhân, ở nơi này. J. Elliott lại sẽ định rõ
tháng ngày cho các thư như thế vào trước niên biểu 70 hoặc 75 sau Công nguyên.
Nhưng thật ra, có thể trễ hơn thế, rất nhiều. Phần lớn câu chuyện nói ở đây là
nói về tình trạng không có nơi ăn chốn ở, trong xã hội cũng như về việc “có chỗ
ở đậu” rất đàng hoàng tử tế, trong nhà Chúa.
Thư
thứ 2 bảo là của thánh Phêrô, có thể đã được viết trước sau năm 125 Công
nguyên. Ở thư thứ hai được gọi là của thánh Phêrô này, người viết xem ra cũng
thấy khó để nói những lời nhẹ nhàng về tương quan hai chiều giữa thánh Phêrô và
Phaolô. Thư này nói về Phaolô bằng từ ngữ rất dễ thương như: “bào huynh Phaolô
thân thương”, cả vào khi thánh nhân bảo: Phaolô là người khó mà hiểu được ông
và ông đã trở thành mối hiểm nguy đối với những người thất học và không ổn định
về mọi chuyện.
----------------
TIẾP NỐI SỨ VỤ TÔNG ĐỒ
“Chuyện
thường tình”, là ta vẫn có danh sách gồm các vị giám mục từng là Đấng chủ quản
rất cả thể (ở Rôma, Antiôkia, Alexandria) kéo xuống tận thời đại của các thánh tông đồ.
Câu
chuyện như thế, đến từ Eusêbiô, người chủ trương phổ biến thư ấy. Eusêbiô sống
vào những năm tháng từ 275-339.
Eusêbiô
tuỳ thuộc Julius Africanus, là người viết lên biên niên sử vào năm 220. Julius
được coi là cha đẻ ra lối viết về biên niên sử của Đạo Chúa. Ông tạo ảnh hưởng
lên các nhà viết về thời sự Hy Lạp, thời bấy giờ. Ông đã đề vào đó niên biểu
khởi đầu là từ năm 5499 trước Công nguyên. Ông là người châu Phi, từng hồi
hướng trở về với Đạo Chúa và xem ra ông từng học trường đạo ở Alexandria.
Julius
cung cấp một danh sách gồm các vị giám mục thành Rôma, Antiôkia và cả ở
Alexandria nữa, tức những tài liệu hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu khả dĩ đi
ngược thời gian về tới các thánh tông đồ. Đây là danh sách được Eusêbiô giữ lại
để làm sổ sách. Danh sách này có giám mục Êvôđiô thành Antiôkia được thánh
Phêrô bổ nhiệm rất sớm sủa, chừng như vào đầu thập niên ’40 thì phải. Lại có
Linô làm giám mục thành Rôma cũng do thánh Phêrô và Phaolô chỉ định. Ngoài ra,
còn có Máccô giám mục thành Alexandria
đương nhiên vẫn nối kết chặt chẽ với Phêrô thánh-nhân. Định vị thời gian theo
đó thánh Phêrô về với Rôma sớm như thế, tức là đã đi ngược lại những gì nói
trong sách Công Vụ. Và, nếu nói Phaolô thánh nhân cũng dính dự vào chuyện chỉ
định các đấng bậc chủ trì thành Rôma đại loại như thế thì xem ra cũng không thể
nói được là đúng, đặc biệt lại quá sớm. Vả lại, cũng không thấy có chuyện sùng
kính thánh Máccô ở Alexandria cho đến thế kỷ thứ tư, mãi sau này.
Về
danh sách các giám mục chủ quản thành La Mã, đứng đầu là thánh Phêrô. Nhưng
chừng như Julius lại cứ nghĩ là thánh nhân đã rời Palestin vào đúng năm hoặc
chung quanh niên biểu thứ 42 sau Công nguyên, khi đó thánh Giacôbê con của
Zêbêđê đã bị giết và cả khi Giacôbê đấng Công chính lại đã trổi lên trở thành
lãnh đạo Giáo hội ở Giêrusalem. Điều này, còn có thể chấp nhận là trùng hợp với
sách Công Vụ.
Julius
lại đã nghĩ là các giáo hội ở Rôma, Antiôkia và Alexandria được sáng lập quanh
thời gian này, tức là vào đầu thập niên ’40 ở thế kỷ đầu, đặc biệt hơn cả là
vào thế vận hội Olympiad từ năm 41-44. Ông cho rằng các giáo hội này là do
thánh Phêrô lập nên hoặc được sáng lập vào nhiệm kỳ Phêrô thánh nhân làm thủ
lãnh các tông đồ của Chúa.
Thánh
Phêrô sau đó, có thể đã rời Palestin đi Antiôkia để thiết lập hội thánh ở nơi
này và đã chỉ định Êvôdius làm giám mục chủ quản tiên khởi, trước mọi người. Sau
đó, Julius lại đưa ra một danh sách gồm sáu giám mục chủ quản giáo hội từ thời
Êvôdius đến năm 180 Công nguyên. Nếu thế thì, con số các vị đảm nhiệm trong
thời gian dài như thế, lại quá ít, nếu ta hiểu được rằng tuổi thọ của các vị
sống vào thời đó, cũng không kéo dài như hôm nay.
Julius
tính toán ngày giờ theo kiểu nhảy cóc định vị thời gian cho các giám mục chủ
quản giáo hội sớm hơn hơn thực tế đã xảy ra như thế. Và sau đó, ông lại định
ngày Ignatiô thành Antiôkia bị giết đúng vào thời Trôhan trị vì. Như thế, cững
không đúng với thực tế gần như chắc chắn là Hadrian chứ không phải vào thời của
Trôhan.
Có
thể là, lúc đó Phêrô thánh-nhân đã đi Rôma để thiết lập hội thánh ở đây và
thánh nhân lựu lại ở nơi này cho đến ngày qua đời vào thời gian chừng 20 năm
sau ngày đó. Thật ra thì, một số truyền thống của người La Mã lại nói rằng cả
hai thánh Phêrô và Phaolô đều được Linô chỉ định làm giám mục chủ quản đầu tiên
thành Rôma. Ít năm sau đó, truyền thống La Mã lại bảo là thánh Phêrô là giám
mục đầu tiên ở thành này.
Thánh
sử Máccô –mà Papias từng gọi ông là nhà chú giải của thánh Phêrô- theo bản ghi
chú của Julius thì thánh sử cũng đi Rôma để rao giảng tại Ai Cập và đặc biệt
hơn cả, là ở Alexandria. Điều này tạo cho giáo hội ở Alexandria một chút tính chất rất Phêrô. Nói thế cũng không có
gì làm chắc cho lắm, bởi không có chứng cứ lịch sử nào dám xác định là thánh
Máccô có mặt ở nơi này, chỉ đến thế kỷ thứ 4, mà thôi.
Xem
ra, ở thời điểm ấy đã có nhu cầu thiết lập các vị đáng tin cậy để kế nghiệp vị
quản cai Giáo hội cả thể từ các thánh tông đồ, đặc biệt hơn cả là từ thánh
Phêrô vị đá tảng của Hội thánh. Ý kiến thông thường, từ Julius cho đến Eusêbiô,
là những người từng dựng nên ảnh hình có động lực tạo được từ một chính kiến
khá thông thoáng. Cả vào khi ta thấy có khó khăn để thiết định năm tháng ngày
giờ theo tính sử học về đấng kế vị thánh cả Phêrô, thì nhu cầu nối kết mang
tính biểu tượng nhất với thánh Phêrô là những chi tiết có từ các tài liệu sớm
sủa ta từng có, mà thôi.
Thư
tịch để đọc thêm:
Jerome
Murphy-O’Connor, Paul – a Critical Life, Oxford University Press, 1996 tr. 26-30;
The Ministry of Women, như đã dẫn, tr.
289-290;
The
Collection, như đã dẫn, tr. 144-146.
__________________
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment