Phaolô và Công Vụ, một so chiếu
“Chúa phán
với ông:
"Hãy cứ
đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn
để mang danh
Ta đến trước mặt dân ngoại,
các vua chúa
và con cái Israel.
Thật vậy,
chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy
tất cả những
đau khổ người ấy phải chịu,
vì danh
Ta."
(Cv 9; 15-16)
THÁNH
LUCA, TÁC GIẢ SÁCH CÔNG VỤ
Xét
Tin Mừng do thánh Luca viết, xem ra thánh sử đã viết hồi cuối thập niên 80 hoặc
90 sau Công nguyên. Đây là Tin Mừng cuối trong bộ Tin Mừng Nhất Lãm được Hội
thánh chính thức đưa vào Tân Ước (Boismard). Tin Mừng do thánh sử viết, được
viết tại thị trấn Ê-giê, cũng có thể là Philíphê hoặc Antiôkia, Côrinthô,
Êphêsô hay ở đâu đó, nhưng có điều chắc là tư tưởng ghi ở Tin Mừng có xuất xứ
từ nền văn hoá Hy Lạp. Tin Mừng được viết, là viết cho người Hy Lạp nay hồi
hướng trở lại và cho cả người Do thái, là hai dân tộc từng sống trong môi
trường văn hoá rất Hy Lạp. Tin Mừng được viết, còn để viết cho những người trí
thức có khả năng suy tư về văn hoá cơ bản của họ. Văn phong/thể loại của Tin Mừng,
lại thuộc dạng thư Thêôphilô, tức nhóm người tin vào Đức Chúa Duy Nhất của Do
thái, tức: những người chỉ muốn biết về Chúa của mình, thôi. Và, Tin Mừng được
viết, là còn viết cho thế hệ thứ hai; hoặc nói đúng hơn, cho thế hệ thứ ba gồm
các Kitô-hữu chuyên chăm vẫn kỳ vọng vào chuyện ấy. Các vị này, nay quan tâm
nhiều về tháng ngày qua trong quá khứ của họ, tức những kinh nghiệm từng trải,
rất phát triển. Phát triển, là kinh nghiệm các ngài vẫn có về những ngày tháng
sống ở vào trạng huống đặt nặng tính chất Do thái cũng như khung cảnh sống theo
văn hoá Hy Lạp -như thư Rôma từng cho biết. Họ là những người muốn chứng tỏ
niềm tin xuyên suốt, trước sau như một, dù đã trải qua những chuỗi ngày dài
biến thái về một văn hoá đứt đoạn, dồn cục.
Nếu
hỏi rằng: Luca là ai? Ông thuộc trường phái nào? Thật ra, cũng khó mà trả lời
cho chính xác. Tuy nhiên, điều ta có thể quả quyết một cách xác đáng để nói
được rằng: ông không là bạn đồng hành của Phaolô thánh nhân, cũng chẳng là nghệ
sĩ hay nghệ nhân, hoặc thày thuốc chữa bệnh cho nhiều người. Có thể nói một
cách khá chắc, rằng: ông là người Hy Lạp mang cung cách Do thái; hoặc, một
người Do thái chịu nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục Hy Lạp khá vững mạnh. Mức
độ hiểu biết về Kinh thánh ông có được là nhờ vào Bản Bảy Mươi tiếng Hy Lạp.
Thế nên, điều chắc hơn cả để ta có thể quả quyết như thế, là ở vế đầu, tức: ông
là người Hy Lạp học cao hiểu rộng, và có cuộc sống rất Do thái.
Từ
lâu, nhiều người vẫn có quan niệm bảo rằng: tác giả Sách Tin Mừng Luca và Công
vụ nói trên, là bạn đồng hành với Phaolô thánh nhân, một điều không một ai chối
cãi, hoặc phản bác. Trong số các đấng bậc chủ trương như thế, thấy rõ nhất là
thánh Irênê. Nhưng, yêu cầu qui chiếu các thư mục vụ từng dùng các chủ-từ như
“chúng tôi” ở sách Công Vụ và chính Phaolô thánh nhân cũng đã dùng chủ từ này ở
cuối thư Philêmôn, là về thánh Luca đã hành trình với Phaolô. Tuy nhiên, nghiên
cứu kỹ, ta thấy có nhiều điều khác lạ giữa luật Torah và chất Đạo của người
Do-thái. Ở Công vụ, thánh Luca chả bao giờ nhắc nhở đến các thư-từ do thánh
Phaolô viết. Thánh sử cũng không bao giờ gọi thánh Phaolô là tông đồ của Chúa
hết. Các đoạn sách dùng chủ từ “chúng tôi” chỉ là văn phong/thể loại mang tính
hùng biện, mà thôi. Vả lại, sách trên còn cho thấy rất nhiều nhân vật mang tên
Luca chứ không chỉ một thánh sử như ta tưởng…
Khi
viết Tin Mừng, thánh Luca sử dụng khá nhiều nhu-liệu rút từ Phúc Âm thánh Máccô
cũng như sử liệu Qumran và chỉ đính kèm một số tài liệu là đặc trưng của riêng
ông, thôi. Đây, là công trình hai tập: Tin Mừng và Công vụ. Đây, gồm cả truyện
kể về bước đầu và sự việc triển khai công tác của Giêsu Đức Chúa. Và cũng là,
anh-hùng-ca loại thiên-hùng-sử, một thể-loại “báo cáo/tường trình” được sắp xếp
rất thứ tự. Nhưng, nói như thế không có nghĩa bảo rằng: đây là văn bản xác thực
dành để nghiên cứu, mà là một thị kiến rất trùng hợp. Tựa hồ Thiên-Hùng-Sử của
tín hữu Đức Kitô song song với Thiên-Hùng-Ca của Homer và/hoặc Virgil, như vẫn
thấy. Đem so chiếu, ta có thể nói: qua lối viết khá độc đáo, thánh Luca vẫn có
một chút gì đó như của Dante hoặc một thứ Milton, rất Đạo mình.
Xem
thế thì, Sách Công Vụ là công trình tiếp nối Sách Tin Mừng rất độc đáo.
---
SÁCH CÔNG VỤ LÀ “TIỂU
THUYẾT” RẤT CHẤT SỬ
Lâu
nay, ta vẫn thấy nhiều tranh luận về thể-loại văn chương viết trong Công Vụ. Thời
quá khứ, khi đọc sách này nhiều vị vẫn thấy đây là áng văn bất hủ mang tính
sử-liệu gồm các truyện kể có thật, rất thú vị. Mới đây, lại thấy có trường phái
coi Công Vụ là Sách của học giả nọ mang tên Luca nào khác đã hoàn tất hầu đưa
ra quan điểm thần học và ý-thức-hệ nhắm vào nguồn gốc và sự phát triển của Đạo,
thời tiên khởi. Xem ra, tác giả làm công việc ấy qua phong-cách tự-do hầu sử
dụng và sáng tạo các hiện tượng nổi bật. Tựa hồ điều mà dân Pháp vẫn hay nói: “Đó là truyện kể! Và đó là huyền thoại.”
Có
tác giả còn cho rằng thánh Luca từng trụ giữa hai luồng tư tưởng lâu nay gây
ảnh hưởng lớn là cung cách chép sử của người Hy Lạp và La Mã, đồng thời là
phong cách của người Do Thái vẫn muốn tìm hiểu những gì xảy ra trong quá khứ,
về lịch sử. Vế đầu, qui về ảnh hưởng của Hy Lạp và La Mã trên Do thái. Ở đây,
ông đặc biệt quan tâm đến chuyện tầm-nguyên riêng tư, tức nghệ thuật sáng tác
văn chương vốn dĩ kết hợp hài hoà những gì có lợi và thích hợp với nhiều người.
Ông có tự do của người viết những muốn tạo ra một thứ giả-tưởng nào đó vào những
lúc không có tư tưởng nào đến với ông trong đầu. Nhưng ông lại cứ muốn bắt chụp
mọi thứ, chí ít là những thứ có liên quan đến nhân vật chủ chốt, do mình viết.
Vế thứ hai, cho thấy ông muốn bảo vệ thứ tự do tha hồ chọn chủ đề để viết, do tầm
quan trọng của chủ đề và ý-thức-hệ thấy có ở sự việc quyết tạo ra những gì để ta
hiểu là ông muốn đọc lại và dựng lại “lịch sử”.
Bởi
thế nên, Công Vụ là tuyển tập gồm các thư được viết ra cốt để vinh danh/tán
tụng sự cao sang vẫn có ở cộng đoàn tiên khởi. Và, cũng để đảm bảo căn-cước của
các ngài khi cùng một lúc, tỏ bày nguồn gốc các ngài vẫn có trong kế hoạch Chúa
mang đến, được ghi rõ trong Sách Thánh thời đặc trưng, qua đó họ được cài đặt
vào với thế giới người Do thái đã được minh xác. Thánh Luca thể hiện văn
phong/thể-loại mà người Hy Lạp xưa gọi là “Synkrisis”
tức: chủ ý cài đặt song song với sự kiện xảy ra qua sự khác biệt liên tục giữa
Israel và Đức Giêsu, cũng như giữa các tông đồ và thánh Phêrô, Phaolô, vv. Đây
là tấm “thảm thêu” đầy sắc mầu nổi bật cốt minh hoạ cho điều mình muốn nói…
Thánh Luca có hai con mắt: một mắt, thánh sử để vào Sách Tin Mừng do mình viết;
còn mắt kia, thánh nhân lại để vào Bản Bảy Mươi, rất sáng ngời.” (xem P. Bony, Review of D. Marguerat, Les
Actes des Apôtres (1-12), Genève, Labor et Fides, 2007)
Các
nhà chú giải hôm nay đặt mốc thời gian cho sách Công Vụ coi như Sách này được
viết vào đầu thế kỷ thứ 2. Tuy nhiên, tác giả Richard Pervo lại cho rằng: niên
biểu mà Sách được viết phải là năm 115 sau công nguyên như thế mới chính xác và
như thế, cũng đã gần nửa thế kỷ kể từ ngày thánh Phaolô qua đời.
Ở
đây cũng thế, chuyện này chẳng có gì là chắc chắn hết. Thế nhưng, nhiều vị lại cứ
cho rằng: Công Vụ được viết vào niên biểu từ 100 đến 150, sau Công nguyên. Còn,
đối với tác giả Eusêbiô, thì Sách này do chính Justin và Papias viết ra, cũng
rất lâu. Nếu thế, thì Phaolô thánh nhân chẳng bao giờ hiện hữu với thế giới Do
thái, hết. Và có thể là: các vị đều có nhu cầu, vào lúc nào đó, phải khẳng định
một lần nữa về thánh Phaolô, hầu đưa những chuyện viết trong Sách phù hợp với “thánh
truyền” của Đạo bằng cách tạo ảnh-hình rất chính thống để rồi sau đó gán cho
ông là tác giả, hơn là bảo rằng: chuyện của ông chỉ như thế. Điều này còn có
nghĩa, là: các vị vẫn muốn coi Phaolô thánh-nhân như người tông đồ dễ bảo từng được
Nhóm Mười Hai công nhận, để rồi ông sẽ làm chứng cho quyền bính của Nhóm này
ngay lúc đó. Thế nghĩa là: thánh Phaolô vẫn ở vào vị thế “dưới trướng” tức vẫn
ngoan ngoãn sinh hoạt đều đều, bao giờ cũng tuân theo sự điều hành của Nhóm.
Nói tóm lại, các vị làm thế là để biến Phaolô thánh-nhân thành người của Nhóm,
có thế thôi. Và, cũng theo các vị này, thì Sách Công Vụ được viết, là để viết
về những chuyện đại loại như thế.
Thật
ra, thánh Luca không hề có trong tay các thư do Phaolô thánh-nhân viết và cũng
chẳng đặt chúng trước mặt để viết sách Công Vụ. Cũng chẳng có gì làm chắc để ta
có thể đoan quyết rằng: thánh Luca từng thu thập các tài liệu và thư-từ do
Phaolô thánh-nhân tạo ra, ngõ hầu giúp mình viết ra sách Công Vụ. Cũng tựa như các
tiểu thuyết dã sử, trong đó có nhiều chi tiết được nghiên cứu kỹ và khá chính
xác về địa dư, chính trị qua việc khai thác địa danh cũng như tên tuổi từ các
chỗ khác. Cả đến sự kiện lịch sử, xem ra cũng đều như thế.
Điều
quan trọng, là: để ta sử dụng Công Vụ như một nguồn tài liệu thứ yếu chứ không
có gì là chính xác về Phaolô thánh nhân, hết. Tác giả Fitzmeyer lại cũng viết:
thánh Phaolô đã sử dụng “thì” hiện tại để nói về chất liệu được lấy từ sách Công
Vụ cho nó ra vẻ kịch-tính một chút; và, “thì” quá khứ là để các dữ kiện được lấy
từ thư của Phaolô thánh-nhân, là để nhằm mục tiêu diễn bày tính cách lịch sử cho
sách, thế thôi.
Giá
trị của Công Vụ về Phaolô thánh-nhân là giá trị của một công trình nhằm để lại chút
gì cho hậu thế, chứ không phải về một Phaolô đích thực lịch sử. Nói cách khác, các
ngài làm thế là để tiếp tục xây dựng một “hồi ức” về Phaolô thánh-nhân, của thời
tiên khởi. Điều đáng nói ở đây, là những chuyện như thế chỉ mang tính cách “làm
giùm“ cho Phaolô tựa như thói quen mà người Pháp thường làm. Chuyện như thế,
cũng tương tự như chuyện “ơn gọi” sử gia chuyên nghiệp hồi thời cổ. Vào lúc ấy,
đã có nhu cầu khẩn thiết quyết bao gộp hiện tượng “Phaolô” vào với ký ức của
Hội thánh, như một quà tặng rất hiện thực. (Xem Odile Flichy, Conference at
École Biblique, Jerusalem, tháng 5 năm 2007)
--------------
NỘI DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA CÔNG VỤ
Sách
Công Vụ bắt đầu bằng một truyện kể về sự kiện Chúa Về Trời. Trong A.N.E., có sự
thể bảo rằng: những ai trụ được thiên đàng thì sẽ quản trị trái đất và quản cai
cả đến đế quốc ngoài Đạo nữa. Nhưng, Hoàng đế Augustus lại nghĩ khác. Ông suy tính
thế này: do bởi ông đã diện kiến Julius Xêda, nên khi chết, chắc chắn ông sẽ
được cất nhắc về Trời cao. Và như thế, ông sẽ được coi là thần thiêng thánh
hoá, thật cũng đúng thôi. Riêng Titus lại áp dụng cùng một lập trường như thế
cho riêng mình và ông tự định đoạt vị thế của mình nơi “vòm cung” trên cao ấy,
tức hiện diện tại quảng trường La Mã, rất nổi tiếng. Giả như, tín hữu Đạo Chúa
thời tiên khởi lại cứ bảo: Đức Giêsu đã “thăng thiên về Trời”, theo cung cách rất
như thế. Như thế tức như thể các ngài từng thách thức chống đối vua quan lãnh
chúa, ở thời đó. “Thăng Thiên Về Trời”, không là cuộc lữ hành ở không gian hoặc
nơi trung khu thần linh rất thánh nào đó, tách lìa khỏi mặt đất. Mà, là một
khẳng định mang tính chất rất chính trị khá to tát, tức một thách thức chống đối
cả với quyền bính của La Mã nữa.
Công Vụ, một sử liệu
gồm hai phần:
Phần
đầu, từ chương 1 đến chương 12, viết về việc tuyên dương “Đức Giêsu là Chúa”,
rất sớm sủa. Ở đây nữa, Công Vụ lại đã khẳng định: Đức Giêsu là Đấng thay thế
Hoàng đế Xêda, nghĩa là: Xêda chỉ là phàm nhân tục tử, thôi. Đức Giêsu mới là Đức
Chúa Đấng ngự đến với gian trần là để giúp mọi người được gặp Đức-Giêsu-là-Chúa,
chứ không phải để đến với hoàng đế La Mã, vốn dĩ chỉ là phàm nhân. Lời lẽ của
Sách, là để tín hữu tiên khởi nói ra được điều đó, bất chấp mọi hậu quả có thể
có. Phản ứng chống lại tuyên dương này, về phía La Mã, thật ra cũng rất nghiêm
trọng. Và, phản ứng của các lãnh tụ Do thái cũng nghiêm túc không kém. Riêng Bè
Xađuxê lại rất lo cho những chuyện như thế, không vì lý do tôn giáo mà vì nhiều
lý do khác. Riêng Hêrôđê Agríppa, là người lẽ đáng phải làm vua Do thái dưới sự
bảo trợ của quan quyền ở La Mã. Thế nên, ông đã hạ lệnh giết chết thánh Giacôbê
và còn muốn giết cả thánh Phêrô là người mà ông từng ra lệnh tống vào ngục thất.
Nhưng thánh Phêrô cuối cùng rồi cũng thoát chết, rất kịp thời. Kết cục, là:
Hêrôđê Agrippa cũng chết thảm. Rất thê thảm, và cũng không kém những người mà ông
ra lệnh giết chết, như tác giả Josephus lâu nay từng nhấn mạnh. Và, lời đồn đại
ở trên cứ thế lan rộng ra khắp chốn. Lan rộng, cốt để tuyên dương Đức Giêsu
đích thực là Đức Chúa, muôn dân đang ngóng chờ.
Phần
hai sách Công vụ, từ chương 13 đến 28, tác giả viết về cung cách tuyên dương Đức
Giêsu thực sự là Đức Chúa, một cung cách đang lan rộng khắp thế giới. Được thế,
là nhờ có sự tiếp tay của thánh Phaolô. Thật ra thì: thánh Phaolô, cũng gặp
nhiều rắc rối khi sinh hoạt mục vụ ở nhiều nơi. Sở dĩ có chuyện đó, là vì lý do
chính trị nhiều hơn chứ không phải chỉ mỗi tôn giáo. Khi Phaolô thánh-nhân xua trừ
ma quỉ xuất khỏi nữ phụ nọ từng là nô lệ ở Êphêsô, thật sự thì ông đã lấy đi
nguồn lợi tức của những người thuận nghiêng về phía người La Mã. Đằng khác, những
người tạo thần tượng ở Êphêsô lúc bấy giờ đã nổi nóng khi nhận ra sự việc này.
Và, Xêda lúc đó, đáng lẽ phải bộc lộ ý kiến của ông về chuyện này mới đúng,
nhưng ông lại không làm thế. Bởi lẽ đó, nên khi thánh Phaolô nói chuyện trước
chúng dân ở Athens, thì người địa phương nơi đó đã có nhận xét cũng rất
đúng là: ai hợp tác với ông rồi cũng sẽ bị rắc rối, chí ít là khi họ tin việc
Chúa sống lại, rất đúng thật. Bởi thế nên, khi đó đã có nhiều phản ứng không
thuận lợi cho thánh Phaolô. Cũng may là cuối cùng thì, Nêrô đã phải tự vẫn, ngay
vào thời hoàng đế thứ tư trị vì. Và từ đó, rối loạn thực sự xảy đến khắp nơi.
liên tục. Chính vì thế, thánh Phaolô bèn quyết định ra đi về chốn tận cùng của trái
đất, rất La Mã, để chính ông sẽ lại thách thức Xêda. Và, ông cũng đã công khai tuyên
xưng Đức Giêsu là Đức Chúa của muôn dân, ông ngang nhiên làm thế trước mũi bá
quan thiên hạ, mà chẳng ai dám ra tay ngăn cản. Ngăn và cản, theo đúng nghĩa của
cụm từ “akolytos” tiếng Hy Lạp. Và,
đây là ý/từ cuối cùng cũng mang ý nghĩa và bối cảnh lịch sử mà Công Vụ muốn viết.
Cuộc
đời thánh Phaolô, là thứ hành trình “trên đường Emmaus” đi về chốn miền cao
sang, quyền quí nhưng trong đó sự xấu lại đã ở vào tình trạng tồi tệ nhất. Hễ
nơi nào ông đặt chân đến, cũng đều xảy đến nhiều rắc rối đến náo loạn. Ở
Êphêsô, lại cũng xảy ra nhiều cảnh náo loạn đến cùng cực khiến ông bị các ngôn
sứ cảnh giác liên tục. Ông bị đánh đập nhiều lần, ở đền thờ. Rồi còn bị dẫn độ
ra trước quan toà ở Sanhêdrin, nữa. Ở đâu, nơi nào, ông cũng thấy có người lập
mưu hãm hại ông. Ông còn bị đưa ra công nghị trước mặt cả Felix nữa. Bị gông
cùm suốt hai năm trời ròng rã, đến độ ông đã phải nghĩ đến chuyện ra đi về với
Rôma, thôi. Xem ra, địa ngục trần gian thực sự đã đến hồi bùng nổ, tựa núi lửa.
Chừng như, ai cũng nghĩ: Phaolô thánh-nhân rồi ra cũng sẽ bị cảnh chết treo
trên thập giá như Đức Chúa. Nhưng, may cho ông, hành trình trên biển lại là
giải pháp tốt đẹp để ông có thể tiếp tục tiến bước, theo nguyện ước. Tuy nhiên,
biển cả là biểu tượng của mọi hiểm nguy cũng như của ác thần/sự dữ thật khó mà
chế ngự. Ngay như người Do thái lúc trước vẫn cứ tưởng tượng rằng: biển cả là
chốn sóng dồn vùi dập, chuyên đem đến cho con người những là hỗn loạn cả vào
lúc trời đất chưa được tạo dựng. Tựa như Biển Đỏ vào thời loạn ly, và như Giôna
quái đản ở biển xanh như sách Đaniên từng diễn tả; và phong ba bão táp cứ thế
dồn dập ùa vào Biển Hồ Galilê, nhất nhất đều là chứng từ còn nằm im trong đầu
mọi người dân. Cả đến hành trình rong ruổi trên biển cả cũng đã khiến ông bị
đắm tàu rất nhiều lần, chứ nào được chết treo trên thập tự, giống Đức Chúa.
Thành thử, rồi ra cũng sẽ có người hỏi rằng: cuộc lữ hành đường biển có làm ông
bị chết chìm, lần nào không? Hoặc, thuyền gỗ bé nhỏ lại cứ va vào hốc đá, cũng
là những hiện tượng khó đoán. Hoặc, cũng bị đám lính tráng của vua quan lãnh
chúa từng bách hại, cũng không chừng. Bị rắn độc Malta cắn cũng có thể làm ông chết dọc đường, chứ nào được
chết trên thập giá, như Chúa của ông. Không phải thế. Tất cả chỉ là sự thể khả
thi, nhưng không hẳn là như thế. Bởi, ông và các bạn đồng hành đều đã cập bến
rất an toàn, và đã đặt chân lên đất miền La Mã, khá rộn ràng. Và khi đó, Phaolô
thánh-nhân đã có thể đem thông điệp của Đức Chúa để gửi đến những nơi mà đế
quốc phàm trần từng hành xử với dân con nhà Đạo một cách xấu xa tồi tệ bậc
nhất, ngay lúc đó. Và, hành trình được gọi tên “trên đường Emmaus” đã là hành
trình không sao ngăn cản được bước chân tông đồ của Phaolô. Và trong tình huống
như thế, ông đã tới được Rôma, như lòng mong ước. Và, đó cũng là những bước
thăng trầm, đời mục vụ của ông, Phaolô rất thánh-nhân.
Thông
điệp của Đức Chúa mà thánh Phaolô muốn đem đến cho mọi người, là thế này: dù
mọi sự xem ra như thể vũ trụ vạn vật đang nghiêng về phía Xêda đi chăng nữa,
thì anh em cũng đừng ái ngại. Đừng để mất đi niềm tự tin đáng quý, rất khó
kiếm. Và, anh em hãy cố gắng ra khỏi chốn miền đầy phong ba/bão táp để rao
giảng Tin Vui/Tin Mừng của Đức Chúa, theo lòng mong ước mà không ai có thể cản
ngăn. Và, như thế thì: truyện kể về Phaolô thánh-nhân với đầy đủ chi tiết và
qui cách như đã kể về tâm trạng của tác giả sách Công Vụ, tuyệt nhiên không
mang tầm kích quan trọng, hoặc có giá trị lịch sử rất đích thực tựa hồ như
giòng chảy chính của thông điệp mang tính chính trị. Giới đọc sách ở Hy Lạp lúc
ấy, lại cứ thích loại hình kể lể về cuộc lữ hành có cảnh quan đẹp như truyện tiểu
thuyết. Đi vào cụ thể, tưởng cũng nên đọc thêm tác phẩm của Chariton’s mang đầu đề “Chaires and Kallirhoe”, và “Xenophon of Ephesus’ Habrokomas and Anthia”. Ở sách Công Vụ, thánh
Phaolô đã thật sự đặt chân đến vùng xôi đậu tựa như các anh hùng trong truyện
huyền thoại. (Xem L. Alexander, Acts in its ancient literary context: a
classicist looks at the Acts of Apostles, New York, Continuum, 2007.
“Sau lần tỏ
tình đến cao độ kèm theo cơn chấn động mang tính chất rất ghen tuông, Chaereas
thành Syracuse đã đánh vợ là Callirhoe đến chết và ông đã để vợ nằm đó sõng
xoài trên vũng máu tưởng chừng đã chết. Xác của bà tưởng chừng như đã thối rữa,
nhưng may được đám trộm cướp ở nghĩa trang kịp thời phát hiện. Và, bà được
chúng hồi sinh để rồi bị chúng bán cho làm nô lệ, nhiều ngày sau đó. Nhân
chuyến phiêu lưu mạo hiểm cũng khá cực, Chaereas dẫn đoàn quân viễn chinh người
Ai Cập đi khắp chốn cuối cùng cũng chiến thắng đánh bạt dân quân người Ba Tư.
Bất chợt Chaereas gặp Callhirhoe vợ mình trong đám tù nhân/nô lệ lố nhố ấy, ông
bèn đưa bà lên thuyền trở về nhà; và sau đó, cả hai lại đã trở về sống hạnh
phúc lứa đôi, như khi trước.”
Nhiều
cảnh trí được thêm thắt giống hệt truyện tiểu thuyết để rồi truyện kể ấy lại
được đưa vào trình thuật, rất Công Vụ. Nhưng điều đó không có nghĩa bảo rằng:
thánh Luca đã dựng truyện theo cổ tích dân gian rồi cài vào đó một giá trị lịch
sử này khác, như: cảnh vượt ngục, hoặc cảnh con người được vinh danh/coi trọng
như thần thánh, hoặc các trận cuồng phong, bão táp ào ào thổi đến, vv.. từng
được diễn lại ở nhiều đoạn, trong các sách viết cùng thời. Trường hợp dễ thấy,
ta có thể lấy đó làm ví dụ cụ thể để dẫn chứng cho các màn tấu hài trong đó
người Laođixê đã giết bò tót/bò mộng làm của lễ để vinh danh mừng chúc thánh
Phaolô và Barnabas khiến các ngài cứ ngỡ rằng mình đã thực sự trở thành ngẫu
thần Hermes hoặc thần Zeus, từ lúc nào cũng không biết.
(còn
tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea CSsR,
Mai Tá luợc dịch
No comments:
Post a Comment