John Calvin, người đầu sáng lập phong trào Thệ Phản, từng chống đối lập
trường của Hội thánh Công giáo chủ trương coi luật lệ của Bí tích như phương
cách cứu chuộc loài người: “Nếu anh biết giữ gìn luật pháp, thì pháp luật sẽ
gìn giữ anh”. Ông có lý để phản bác đường lối rao giảng của một số linh mục,
ngày hôm nay. Ông chủ trương rằng Thiên Chúa định trước mọi việc. Ngài trao ban
niềm tin cho ai thì kẻ ấy được cứu rỗi. Calvin biện luận rằng ai không được
thế, sẽ bị thua. Chính vì thế, thật khó biết rằng ai là người nào. Chuyện này
thật cũng khó.
Tuy thế, chỉ trong vòng vài năm sau đó, cộng đoàn kẻ tin theo ông ở
Genève muốn biết làm thế nào để chắc chắn được rằng mình đi đúng đường. Để được
rỗi. Và, đồ đệ của ông bèn phải giải thích là có hành xử cho đúng, cho phải lẽ
mới hy vọng mình thuộc lớp người được Chúa thương cứu. Hành xử cho phải, tức
không say sưa, vui chơi cờ bạc, đàng điếm. Nhưng, biết làm việc cật lực, tiết
kiệm tiền bạc và nhất mực tuân giữ mười điều giới lệnh, có thế mới được xếp vào
hàng những người được tuyển chọn. Chẳng thế mà, sau khi Calvin qua đời, giới
Thệ Phản đã tuân thủ luật đạo về luân lý rất nghiêm nhặt, thay cho 7 phép Bí
tích, để nắm chắc con đường dẫn về Thiên quốc.
Người thanh niên trong Tin Mừng cũng nắm phần chắc là mình đi đúng
đường, để được rỗi. Anh hiền lành. Là, dân con Do Thái tuân giữ mọi luật. Và,
là người Chúa chỉ nhìn thấy đã chạnh lòng thương. Anh hy vọng luật lệ sẽ cứu
rỗi anh. Bởi thế nên, anh vẫn chọn đường đến thiên đường bằng cách thức đúng
nhất. Đúng thời. Đúng nơi. Nhưng Chúa đâu chối bỏ bất cứ một ai chỉ muốn sống
đàng hoàng. Tử tế. Ngài hiến tặng thanh niên hiền phương cách hay hơn cả, là:
chọn lựa tương quan đến với Chúa. Theo chân Chúa.
Bởi, nếu không quan hệ mật thiết với Ngài, thì lề luật và đạo đức chỉ là
hình thức của bạo quyền. Không nên tin tưởng vào một Thần Linh đầy bạo quyền.
Trái lại, chỉ nên tin Đấng từng đòi hỏi, thử thách mọi người ở những nơi mà người
người dễ bị tổn thương nhất. Với người thanh niên trong truyện, của cải là
chướng ngại lớn ngăn cản anh đến với Chúa. Khi quan hệ với Chúa, của cải tiền
bạc và cuộc sống dễ dãi sẽ bị đặt vào tình thế có nguy cơ. Cần rời bỏ.
Với tín hữu thời tiên khởi, Tin Mừng nhấn mạnh vấn đề nghiêm trọng mà
người người vẫn ưu tư khắc khoải: là: luật theo Chúa, phân chia giàu/nghèo,
cộng đoàn quyết đi theo Ngài. So với tổ tiên, chúng ta cũng đã và đang thuần
hoá tính triệt để của Tin Mừng hôm nay. Thuần hoá, vì thích thú nghĩ rằng luật
lệ sẽ cứu được ta. Trong khi Chúa lại bảo ơn cứu độ chỉ có được nếu ta biết
quan hệ mật thiết với Chúa. Mật thiết, trong hy sinh suốt cuộc đời. Luật lệ chỉ
hữu ích, tồn tại nếu chúng giúp ta đào sâu tương quan với Chúa, rồi từ đó biết
phục vụ người anh em.
Cả luật đạo lẫn luật đời, nếu thực thi cho đúng cách, sẽ đem lại nhiều
vấn nạn cùng thử thách có liên quan đến tính cách đạo đức của luật. Với thế
giới, mà phần lớn tài nguyên phong phú đang nằm trong tay một số người da trắng
trí thức. Khuynh loát. Và, có đạo. Thì, đòi hỏi của Tin Mừng nay sẽ trực chỉ và
thử thách, như từng thử và thách người thanh niên giàu có nọ. Lời của Chúa vẫn còn
đó, rất buồn:” Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho
người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo Tôi.” (Mc 10:
21) Lời Ngài, nay khuyên dạy ta hãy bỏ mọi sự giàu sang phú quý, để lại đó. Mà
theo Ngài. Luật lệ và tiền của, tự thân, vẫn chỉ là những sự vật lưng chừng ở
giữa. Cũng tốt. Cũng xấu. Đủ cả. Nhìn mặt xấu, cả hai khuyến dụ ta vào với kiêu
căng. Quyền lực. Ham hố. Về mặt tốt, chúng nâng đỡ phục vụ việc giải thoát hết
mọi người. Giúp người người giải và thoát thế giới để họ trở thành nơi chốn
phản ánh Vương quốc của nhân cách. Của công lý. Của đồng đều, Chúa vẫn dạy
Quan niệm rằng, mọi sự sẽ thành hiện thực, nếu có Chúa, với Chúa, ta hãy
cầu và mong sao cho Tiệc Thánh hôm nay ta cử hành, sẽ giúp ta ngưng lại, không
còn tìm cách thuần hoá Tin Mừng Chúa dạy ban nữa. Nhưng, ta sẽ để cho Tin Mừng
Lời Chúa dẫn dắt ta đi sâu vào với tương quan mật thiết Chúa. Ngài vẫn đoái
nhìn chúng ta, từng người một. Ngài nhìn, mà chạnh lòng thương. Nhìn và mời ta cùng
mọi người trong chúng ta hãy viết lên luật yêu đương. Viết sâu luật đó trong
tâm can đọng lắng, theo qui cách nào đó để người người sẽ bày tỏ cho nhau công
lý và hoà bình. Ở mọi thời. Mọi nơi. Trong cuộc sống.
Lm
Richard Leonard sj
No comments:
Post a Comment