Sáng hôm ấy một ngày đẹp trời, 3 linh mục Dòng Phan Xi Cô, Đa Minh và Dòng
Tên, kéo nhau xuống nơi chơi gôn, để giải khuây. Nhưng, thay vì được khuây
khỏa, thì các vị lại chuốc lấy bực bõ, u sầu. Rất bực, vì nhóm bạn cùng chơi
gôn hôm nay sao quá chậm lụt, chưa từng thấy. Banh gôn nhẹ, đánh tung tóe. Cờ
cắm vội, chẳng buồn chạy lên. Kịp đến hố banh thứ 18 đủ điểm rồi, nhóm bạn thi
đấu cũng chẳng buồn thúc giục các linh mục Dòng cứ thẳng tiến, đánh banh tiếp.
Không dằn được cơn tiếc nuối, cả 3 linh mục định vượt lên phía trước, nói lời
phải chăng với bọn người chơi chậm, để mất ăn. Hỏi ra mới biết, nhóm bạn hôm ấy
toàn những người khiếm thị, làm sao chơi được hợp ý.
Ân hận vì quá nóng lòng, vị linh mục
dòng Phan Xi Cô định bụng hối lỗi bằng một động tác sẽ dâng các ý lễ cầu cho
các bạn khiếm thị kia nhận phép mầu, để họ thấy được bầu trời trong xanh, quay
trở lại. Riêng, có linh mục Dòng Đa Minh lại tuyên bố với đồng nghiệp, là: ông sẽ
tìm cho ra vị bác sĩ nổi danh trên tỉnh, để chữa mắt cho nhóm bạn chơi gôn
thiếu may mắn ấy. Còn, vị linh mục Dòng Tên lại chỉ biết phân bua: sao không để
mấy ông ấy chơi gôn vào buổi tối, tiện hơn không?
Với người Palestin đầu đời, mắc
nhuốm đau thương tật nguyền không chỉ là vấn đề tài chánh, pháp lý khiến họ cam
chịu một thời. Nhưng, còn bị xã hội ruồng rẫy hắt hủi, không được phép ở lại
sống chung với cộng đoàn. Với dân thường thời Chúa sống. Kẻ nhuốm mắc đau thương tật
nguyền còn bị coi như chịu hình phạt nặng nề Chúa gửi đến, do lỗi lầm mình sai
phạm. Đi xa hơn, có người lại quan niệm rằng: tai ương, tật nguyền chắc chắn
bắt nguồn từ bàn tay cứng rắn Cha truy tầm, không thể thốt.
Thời ấy, người phong cùi, khiếm thị,
tật nguyền, hoặc xuất huyết rong kinh, đều bị xếp vào hạng thứ dân. Nghèo hèn.
Mạt rệp. Chuyên bị người đời khinh rẻ. Không được chung sống với ai khác, vì sợ
lây lan. Ngày nay cũng thế, dù ngành truyền thông đã phát triển, nhưng nhiều
tín hữu Đạo Chúa vẫn quan niệm rất cổ, cho rằng: Chúa trừng phạt đám người “đồng
tính luyến ái”, nên mới để tràn lan những bệnh hiểm nghèo, Sida, cúm heo cúm gà
này khác. Qua tiếp cận với người mắc chứng thương đau/tật nguyền, Đức Giê-su đã
chấp nhận bước vào đời trần thế, chuốc lấy thương đau, của mọi người.
Trình thuật thánh Máccô hôm nay, rõ
ràng là tay ăn xin tên BaTiMê thuộc giới thứ dân nghèo hèn, mạt rệp. Trình
thuật kể rằng, y ta cứ mải lẽo đẽo theo sau môn đồ, và hành xử giống hệt giới
cùng đinh, mạt rệp. Trong câu Chúa hỏi, Ngài đã nhấn mạnh:“Anh
muốn tôi làm gì cho anh?” Hỏi như thế,Ngài muốn không những để BaTiMê tỏ bày niềm ao ước có
được một lựa chọn dù đó có là bệnh nan y, cần thuốc chữa. Nhưng, Lời Chúa đã
đem đến cho BaTiMê phẩm cách con người, anh phải có. Phẩm cách mà ai ai cũng
cần phải có. Không riêng gì người tật nguyền. Bệnh tật.
Michael Moynahan, kịch tác gia nổi
tiếng người Mỹ, là tác giả của vở tuồng “Bartimaeus”, cũng từng có tư tưởng chủ
động xoay quanh câu hỏi: anh muốn tôi
làm gì cho anh? hệt như câu Chúa
nói ở trình thuật hôm nay. Tác giả đã triển khai thêm câu hỏi Chúa gửi đến với người
bệnh, tên BaTiMê. Nhưng ở đây, câu Chúa hỏi, đặt ra cho hết mọi người. Những
người “nhuốm những đau thương”,
nghèo hèn. Và, những người bình thường ở huyện, nữa. Khi được phép chọn lựa một
cung cách cho chính mình, thì kẻ nghèo hèn mạt rệp tên là BaTiMê ra như nghe
thấy tiếng gọi của Đấng, mà anh nghĩ rằng: khi sáng mắt, anh sẽ quay trở về
những ngưỡng mộ, và cảm ơn. Người khiếm thị mạt rệp hôm nay, còn tự nhủ: may mà
mình không thấy điều xấu xa vẫn có đó trước khi được sáng mắt. Bởi, nếu không
sẽ cứ van nài, rồi thở than.
Tương tự như thế, người nghèo đói/cùng
khổ cũng tự hỏi lòng mình, xem mình có gan dạ đủ để xuyên phá rào cản, bước lên
mà sẻ san cơn đói lâu nay đang hoành hành? Và, vị cao niên ốm yếu, sẽ tự nghĩ:
không biết rồi ra có gặp được những người khi xưa bị tách rời cộng đoàn, để họ
nhắc nhở mình về sự mỏng dòn/ngắn ngủi của cuộc đời? Cuối cùng, kẻ bị bách hại,
cũng sẽ nài nỉ Chúa hãy để mắt đoái thương những người bị ức hiếp giam cầm,
chẳng bao giờ đạt hạnh phúc. Và, cũng một câu hỏi tương tự được gửi đến với hết
mọi người: Anh muốn tôi làm gì cho
anh? Anh có muốn nhìn vào nội tâm xem mình xấu – đẹp ra sao không? Nhìn
vào nội tâm, còn để chiếu rọi phần sáng tối, trong người mình. Nhìn vào nội
tâm, để tỉnh trí mà nhớ lại lời dặn xưa, của Đức Chúa.
Màn kịch với các vấn nạn của
Moynahan như trên, nhắc ta cần có nhận thức sâu sắc về nội tâm. Nhận thức nội tâm,
sau khi thấy được cảnh sống của mọi người, ở chung quanh. Nhận thức nội tâm, để
rồi đem đến cho ta sự tôn trọng phẩm cách con người. Phẩm cách có được sự chọn
lựa và bổn phận, để ta có quyết tâm mà làm điều gì đó, hầu nhận ra được cảnh
sống của người sống ở ngoài. Nơi thế giới có những điều và những người cùng
khổ, ta vẫn thấy. Nói cách khác, ta đang ở trong vị thế có thể chọn lựa những
gì mình muốn nhìn, muốn thấy trên đời. Bởi, không phải tất cả mọi thứ trên đời,
đều là những thứ đáng cho ta để mắt, mà nhìn đến.
Cuộc sống hằng ngày, vẫn thấy xảy
đến nhiều bạo lực. Lạm dụng. Những lạm dụng, làm vấy bẩn phẩm cách con người.
Những hành vi bạo động khiến ta nản lòng, không còn muốn chứng kiến cảnh tình của
những người từng “nhuốm đau thương/tuyệt vọng”, nữa. Dù thế, ta vẫn có thể viện cớ này khác để né tránh, không muốn
trực diện nỗi “đau thương/tuyệt vọng” đầy tra vấn. Của người. Của đời. Có can đảm chứng kiến cảnh tình đau
thương/tuyệt vọng người khác đang sống, ta mới thấy nảy sinh tình thương yêu
đùm bọc, cần có. Có chứng kiến hoặc bị thách thức vấn nạn, ta mới khuyến khích
mọi người phải làm điều gì đó, hầu kiến tạo thế giới thích hợp hơn. Cho con
người.
Tham dự Tiệc thánh hôm nay, mỗi
người chúng ta được Chúa hỏi cũng một câu tương tự: Anh/chị muốn Tôi làm
gì cho anh/chị, đây? Và, giả như câu đáp trả của
ta, là: con muốn được nhìn thấy sự vật bên ngoài và cả phần tâm thức bên trong,
để có một chọn lựa đích đáng, hầu phục vụ cho cuộc sống của người khác. Vậy nên,
hãy cầu mong sao ta có lòng quả cảm dám đưa vai ra gánh vác những trọng trách Chúa
luôn đính kèm theo quà tặng/ân sủng, Ngài thương ban.
Cuộc đời, là phúc hay họa, dù “vương vấn
nhiều lỗi phạm” hay cứ “chuốc
lấy thương đau”, vẫn là quà tặng, từ Thiên
Chúa. Quà, không chỉ là niềm vui sướng, rất hồ hởi. Mà còn là vấn nạn/cảnh tỉnh
nhằm giúp ta nhìn xa, trông rộng. Trông và nhìn, không chỉ mầu sắc bên ngoài,
mà cả vào nội tâm/bên trong. Để rồi, cùng với hết mọi người, bất chấp mọi “thương
đau chuốc lấy nơi người”, ta vẫn cứ
hiên ngang mà tiến bước. Theo Chúa.
No comments:
Post a Comment