Saturday, 6 October 2012

Lm Frank Doyle sj: “Thưở ấy non sông thật thái bình,”



Suy niệm Chúa nhật thứ 27 thường niên năm B

“Thưở ấy non sông thật thái bình,”
Trai hiền bạn với gái đồng trinh.
Đời say men rượu thơm hoa rụng,
Tràn những thơ ngây, ngập cảm tình.
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mc 10: 2-16
            Non sông thái bình, người người vẫn biết. Và vẫn mơ. Mơ làm bạn, tràn ngập những thơ ngây. Cảm tình. Nhưng, tình cảm người đời, nay đã đổi thay như thay áo, thay vợ. Đổi thay cả đạo đức/chức năng, bất chấp Lời của Chúa.
Lời Chúa, nay thánh Máccô ghi lại rất nhiều điều. Những điều người Công giáo đều nhớ đến. Nhớ về cuộc sống có luân lý,có đạo đức/chức năng mọi trường hợp như trường hợp ly dị vợ.
Ly dị vợ theo luật Do Thái, là chuyện được phép làm, ngay từ thời xưa. Luật thời xưa cho phéo bất cứ ai muốn ly thân/ly dị vợ, chỉ cần trưng tờ giấy cho biết mình có ý định rẫy bỏ vợlà được. Một khi đã ly dị, hai bên có tự do tái tục chuyện gia đình. Thật sự, luật Do Thái xưa đã làm lợi cho người đàn ông, hơn phụ nữ. Bởi, phụ nữ một khi đã bị chồng bỏ, đều khó có cơ hội tái tục.
Ngày xưa, ở Do Thái, muốn ly dị chẳng cần nêu lý do, mà chỉ việc đổ lỗi cho người đàn bà không biết uyển chuyển trong đời sống gia đình, là xong. Hoặc người chồng chỉ làm mỗi việc là: cho biết mình không còn thích sống chung, hoặc đã có người đàn bà khác, hấp dẫn hơn. Trong khi đó, người phụ nữ dù có muốn thôi chồng, cũng không dễ dàng ly dị, vì họ tuỳ thuộc người chồng, như một thứ tài sản. Một thứ nô lệ thể xác.
Câu hỏi mà đám Pharisêu đặt ra với Chúa, là hỏi về tính cách hợp pháp của hôn nhân giữa vua Hêrôđê với Hêrôđias. Thánh Gioan Tẩy Giả đã lên án việc ấy là ngoại tình, nên ngài mới bị chém đầu. Nay, họ muốn biết xem  Chúa có  đồng ý với quan điểm của thánh Gioan, không. Tuy nhiên, trình thuật hôm nay, Chúa muốn chuẩn bị cho môn đệ Ngài về sự và sự sống mới sắp xảy đến với Ngài. Ngài huấn giải cho các thánh biết muốn theo chân Ngài, phải làm gì.
Trái với nền văn hoá rất kỳ thị, Chúa chủ trương nam nữ đồng quyền. Ngài muốn: hôn nhân đích thực phải là tương quan bền đỗ, kéo dài. Nên Ngài dạy:“cả hai sẽ thành một xương một thịt”; sự gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mc 10: 8-9) Điều này, nói lên tính chất đồng đều và tương quan hỗ tương trong việc cho đi chính mình. Đây, là lý tưởng và là một khẳng định.
Ý niệm “một xương thịt” được chứng thực rất rõ, khi một trong hai người phối ngẫu mất đi người bạn đời, vì quá vãng. Trường hợp ấy, người ở lại thấy tâm can mình như xé nát, phải mất nhiều năm tháng, mới qua được cơn đau mất mát ấy. Có khi, mất mát quá lớn khiến người còn ở lại chẳng sống được bao lâu, vì thương tiếc. Hoặc tim can, tâm thần nát tan như đã chết.
Trong trường hợp trên thì ly dị là chuyện không thể hình dung được. Nói thế không có nghĩa là cuộc đời vơ chồng luôn phủ đầy hoa dễ dàng mà họ vẫn là thời gian của khổ đau, xung khắc hoặc bất trung , tuy nhiên quyết tâm ‘ thành một xương một thịt’ của họ vẫn còn ở lại. Có trường hợp, nhiều cặp phối ngẫu lấy nhau được nhiều năm nhưng vẫn tỏ bày tình cảm thân thương, âu yếm thật dài lâu.
Đây là chuyện hiếm thấy trong thời đại này. Nay rất thường tình, ta vẫn di chuyển chỗ ở, thay đổi công ăn việc làm, dù đã quen. Hoặc có khi, thay người phối ngẫu, rất dễ dàng. Lý do của đổi thay, nhiều khi khá phức tạp. Không thể bàn luận chỉ trong đôi hàng. Một trong các điều thấy dễ nhất, là: hai người chỉ chuẩn bị cho tương quan cuộc sống, thật quá ngắn. Có trường hợp, tính chất chung thuỷ không hiển hiện ở một trong hai bên. Hoặc giả, một trong hai người nay chững chạc hơn về địa hạt khác, khiến người phối ngẫu không kịp đạt đến giai đoạn mà bạn đời mình đang có.
Một khi tương quan vơ chồng bị gẫy đổ, không hy vọng có thể hàn gắn được, thì Hội thánh công nhận hai bên đều có quyền sống ly than, riêng rẽ suốt cuộc đời. Có thể, họ tiến tới ly dị là để thực hiện biện pháp chia tài sản. Hoặc, hỗ trợ người phụ nữ. Hoặc giúp hai bên thăm nom con chung, vv. Hội thánh xưa, không để hai bên trở lại được phép chính thức làm đám cưới một lần nữa ở nhà thờ bởi vì bí tích hôn phối chỉ được cử hành duy nhất chỉ một lần thôi.
Rõ ràng, chuyện người Công giáo tái tục chuyện vợ chồng thêm lần nữa, đã trở thành vấn đề nan giải. Hôm nay, chuyện hôn nhân đổ gãy giữa người Công giáo kết cục bằng ly thân/lydị, không thua kém/khác biệt, ở ngoài đời. Nhiều cặp thực hiện việc tái tục với đám khác, cho biết họ có tầm  nhìn khác biệt theo hướng tích cực hơn. Tích cực ở điểm, là họ có quyết tâm sống đời đi Đạo khá  hơn. Khá hơn vì họ biết giáo dục con cái theo đường lễ giáo và đạo đức.
Tuy nhiên, nhìn từ góc cạnh của con cái, thì cũng có điều khó coi và mâu thuẫn. Một số người Công giáo vẫn nhìn các vị tái tục hôn nhân theo nhãn quan tiêu cực. Nghĩa là, vẫn có cái mà họ gọi là “rối rắm”. Theo luật thường, có một số cặp hôn nhân tái tục vẫn đi nhà thờ, nhưng không dám rước lễ. Có cặp dám cũng quyết định sự việc cho riêng mình với tất cả công tâm và thiện chí. Có cặp thấy khổ sở vì luật Đạo khá cứng. Có cặp, đành lòng phải đổi đạo. Hoặc, chuyển đổi nhà thờ, để tìm nơi hỗ trợ. Hoặc, rời đạo.         
Sau ly dị, Chúa nói đến hoa quả của hôn nhân:“Hãy để trẻ em đến với Thầy.” Điều này có nghĩa: là cha mẹ, ta không thể đứng đó nhìn con cái tự tìm kiếm Chúa. Nhưng, phải chỉ đường để chúng đến với Chúa. Nhiều lần, ta cản ngăn không cho trẻ tìm đến với Chúa. Đơn giản, là như: không tìm cách cho con em học biết về Đạo. Không dạy cho các em biết cách nguyện cầu. Hoặc không nhờ ai đào tạo con cái mình nên người Công giáo chân chính. Có khi dạy con một kiểu, nhưng cha mẹ lại sống kiểu khác.
Nói tóm lại, không phải cứ cho con rửa tội, rồi gửi chúng vào trường Đạo, cho chúng đi nhà thờ học giáo lý, thế là hết bổn phận đâu. Con trẻ phải tìm gặp Chúa, ngay Ở nhà. QUA cha mẹ. Là bậc cha mẹ, ta chỉ có thể thực hiện chuyện này qua bằng tình thương yêu giữa cha mẹ. Bằng vào việc sống chứng tá cho sự thật. Cho trọn hảo. Cho yêu thương với tất cả mọi người.
Tin Mừng hôm nay, không quan niệm hôn nhân theo cách sống riêng lẻ, tách biệt. Nhưng, trong bối cảnh của cộng đoàn biết thương yêu, đùm bọc. Bí tích hôn nhân được cử hành có bạn bè, người thân, cùng đến dự. Họ đến, không để làm chứng rằng hai người đã lấy nhau. Nhưng, để tôn trọng tương quan giữa hai người nay nên một. Họ đến, để giúp dưỡng nuôi, bảo vệ, giùm giúp. Điều đáng buồn, là: sự thể không phải lúc nào cũng xảy ra, đẹp như thế.
Ly dị, là kinh nghiệm sầu khổ, của đôi lứa. Hôm nay, vợ chồng có quyết tâm ăn đời ở kiếp với nhau, cũng không nhiều. Và, cũng không thiếu các cặp hôn nhân ở với nhau cốt để xem hôn nhân có là điều tốt nên thực hiện không. Rõ rang là  vào ngày cưới hỏi, chẳng ai muốn rằng chuyện đời mình sẽ ra như thế. Và, đối đầu với đe doạ chia tay, vẫn là kinh nghiệm chẳng ai muốn. Cũng chẳng ai muốn cảnh tình thất bại, trong đau buồn, sầu khổ hoặc sống riêng biệt cả.
Hậu quả của ly dị bao giờ cũng trút lên đầu con cái. Con cái, vẫn là nạn nhân vô tội. Chuyện như thế, xảy đến dẫy đầy nơi phố chợ, tại toà án, học đường. Ở đó, con trẻ là hiện thân của thất bại, của đau buồn, của những núi băng, lờ lững tan. Hậu quả này ảnh hưởng đến  nạn nhân sẽ còn kéo dài trong tương lai. Vậy nên, đâu là thuốc chữa hay nhất, cho ly dị? Thuốc chữa hay là tìm cách phòng ngừa. Phòng, bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngừa, bằng cách bỏ ra thời gian, công sức, tiền bạc mà giải quyết. Đám cưới chỉ kéo dài chừng dăm mươi phút hoặc cùng lắm là cả tiếng thôi. Nhưng, hôn nhân lại kéo dài suốt đời người. Bởi thế, cũng nên chuẩn bị cho kỹ lưỡng. Chuẩn bị cho đúng và cho đủ, vẫn là chuyện nên làm vào thời buổi này.
Tin Mừng nay trích dẫn ý tưởng “một xương một thịt”, từ sách Sáng Thế. Trở nên một, đòi hỏi nhiều hành động. Đòi, phải được hướng dẫn. Phải có các vị dầy dặn kinh nghiệm giúp cố vấn. Cũng cần có hỗ trợ của gia định/người thân, từng chung sống. Cần, cả cộng đoàn tình thương giùm giúp. Để rồi, khi gặp cơn giông bão, sẽ không thấy cơ đơn. Kinh nghiệm của cộng đoàn giáo xứ cho thấy, mọi hỗ trợ cảm thông, đều rất quý. Giúp giảm bớt nguy cơ đổ vỡ, dễ xảy đến. Có thể, đây cũng là phương án rất thực tiễn, cần thông đạt.
Nói cho cùng, hôn nhân không thể như phép mầu một sớm một chiều, đến với ta. Nó đòi đôi bên phải thực hiện rất nhiều việc, hầu đạt được kết quả khả quan. Nhà tâm lý Erich Fromm, người từng viết cuốn “Nghệ Thuật Yêu”, có đề nghị đôi bên nên triển khai kỹ năng thực hiện nghệ thuật gìn giữ tình yêu, mới đạt được kết quả tốt đẹp, bền bỉ. Muốn tạo sự bền đỗ trong hôn nhân, cần duy trì tình thương yêu trong mọi sinh hoạt. Sinh hoạt, trong đó sự thân thiết /cởi mở và “tương kính như tân”, là phương cách hữu hiệu nhất cần gìn giữ.

No comments: