“Là cư dân xứ miền
Địa Trung Hải
ông hoạt động rất
hăng say, xuyên suốt
lại bán buôn đổi tiền với người Do thái
và cộng đồng sắc tộc ở La-Hy.”
(Richard
Rohrbaugh)
Đôi giòng tóm lược
Trước thời thánh Phaolô, Đạo
Chúa lúc đầu đặt cơ sở ở Giêrusalem và Antiôkia. Khi đó, có Giacôbê, người anh em
đồ đệ của Đức Chúa. Kế đó, còn có Phêrô, cả hai đấng đều là chủ quản hội thánh,
thời tiên khởi. Ở thời này, thánh Phaolô lại đã khám phá ra rằng một số bạn đạo
từng hồi hướng trở lại, đã quay về với lối sống rất “trỗi dậy”. Thánh nhân không
buộc những người này phải trở thành Do-thái, tức: phải kinh qua thủ tục “cắt
bì” trước khi làm tín đồ của Chúa. Sở dĩ thánh Phaolô đề nghị lối sống có “trỗi
dậy” là cách miễn chuẩn cho họ mọi ràng buộc nào đại loại như thế, bởi: trước
đó ông đã được sự đồng thuận của hai thánh Giacôbê và Phêrô rồi, nhưng sau đó, các
đấng lại chống đối quan điểm của Phaolô thánh-nhân, về chuyện này. Cả đến cộng
đoàn Antiôkia cũng chịu ảnh hưởng từ một động thái giống như thánh nhân. Kết cục
là, thánh Phaolô đành phải ngưng thi hành sứ vụ tông đồ đặt dưới trướng của đấng
bậc trưởng thượng này và không còn tuỳ thuộc cộng đoàn do các vị làm chủ quản,
nữa. Thánh nhân đã đi theo con đường riêng do mình định đoạt bằng vào kinh
nghiệm từng trải với Đức-Chúa-Sống-Lại, là Đấng Chủ Quản Duy Nhất của thánh-nhân.
Thánh Phaolô sinh hoạt mục vụ tại các thành phố chính ở Thổ-Nhĩ-Kỳ và Hy-Lạp.
Sau đó, thánh Phaolô đã có thư gửi nhóm hội/cộng đoàn do ông thiết lập.
------
“Như vậy, thoạt nghe
danh thánh Đức Giêsu,
cả trên trời dưới đất và nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;
và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giêsu Kitô là Đức Chúa”.
(Phil 2: 10-11)
---------
Mãi đến cuối thế kỷ thứ 20,
các nhà chú giải của ta mới nhận ra là: lập trường/tư tưởng của thánh Phaolô
đặt nặng chủ trương tạo nền thần-học hoặc khoa tu đức có chọn lựa. Các vị,
chẳng bao giờ nghĩ rằng Đế quốc La Mã lại đã dính dự gì với thánh Phaolô.
Nhưng, từ những tháng ngày hồi thập niên ‘70, nhờ các khám phá rút được từ các
vụ khai quật và nhờ phát hiện ra tấm thủ-cảo ở Biển Chết, các học giả mới nhận
ra được tầm quan trọng của lập trường thánh Phaolô luôn xem xét mọi việc dưới
góc-cạnh chính-trị và tôn giáo hầu thấy được rằng: các thư cũng như bài viết do
thánh-nhân đọc cho thư ký viết đều phản ánh cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng có
từ Đế quốc La Mã lên đầu óc dân thường ở huyện. Chú-giải tư-tưởng của thánh-nhân
theo lối “mới”, là đường lối đã hình thành vào hơn 40 năm nay, nhờ có đường lối
này mà hội thánh ta mới thấy được mối liên kết giữa tư tưởng của thánh nhân với
bối cảnh chính trị cũng như tôn giáo, vào thời đó. Tư tưởng đây, nối kết đường
lối chính trị, đặc biệt là chính trị và tôn giáo vốn dĩ loại bỏ mọi sự thể để
đưa vào luồng sáng rất khác biệt. Nhiều người trong chúng ta có lẽ sẽ nhớ lại
câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, chừng 15 hoặc 20 năm đổ lại, về trường
hợp tương tự đã diễn ra trong chương trình giảng dạy về Đức Kitô lịch sử. Thánh
Phaolô không giống Đức Giêsu, Đấng sinh trưởng ở vùng sâu vùng xa thuộc xứ miền
Galilê, nhưng thánh-nhân vẫn lang thang khắp thôn miền đến tận hang cùng ngõ
hẻm toàn cõi Đế Quốc La Mã, về phía Đông. Đây là một tổng thể phức tạp về chính
trị cũng như tôn giáo. Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã thấy thánh Phaolô từng
bất đồng với thể chế có bối cảnh chính trị rất chung đụng và thánh nhân cũng đã
tìm ra thứ gì đó để thay cho bối cảnh ấy. Quả thật, đôi lúc ta cứ tưởng là thánh-nhân
từng bất đồng ý kiến với các thể chế như thế, mãi đến khi ông tìm ra được cung
cách hành xử rất chống báng, bằng vào kinh nghiệm từng-trải với Chúa-Sống-Laị.
Israel là ví dụ cụ thể
về sự đáp ứng với bối cảnh chính trị ở đây. Ta lại cũng nhận ra rằng đối với thánh
Phaolô, Israel có thể dùng để
thay cho bối cảnh chính trị vốn không tài nào đạt được thành quả, hết. Và thánh-nhân
vẫn nghĩ: ông đã thực hiện điều mà Israel vốn muốn làm nhưng
lại chẳng bao giờ đạt điều mình mong muốn. Thực tế quả đã cho thấy ít xảy ra xung
đột giữa thánh Phaolô và Israel hơn những gì mà lâu
nay hội thánh vẫn nhận thức. Nhờ có ánh sáng soi dọi như thế, ta nhận ra 4 sự thể
nổi bật lên bề mặt, như sau:
*nhận thức về sự chọn lựa mới của thánh Phaolô đối với cuộc
sống;
*cảm kích mới về
sự thể khiến thánh nhân hiểu được sự sống lại;
*cảm kích mới về
sự thể khiến thánh nhân nhận ra sức mạnh của Thần Khí Chúa;
*Và cuối cùng,
nhận thức rất sáng còn hiện rõ là: ta đề cập quá nhiều đến cảnh tình ta đang
sống hôm nay, có phản ứng với Đế Quốc Hoa Kỳ (nếu gọi được như thế) trong khung
cảnh của cuộc sống giống hệt thời Đế Quốc La Mã mà thánh Phaolô đã trải nghiệm.
Khung cảnh song đôi, nhiều lúc cũng tương tự rất dễ để ta ra tay thực hành và
biến nó thành hiện thực.
Nhờ trực giác sâu sắc, ta vẫn
đặt nặng lên đó, nay đã xuất hiện, tuy hơi chậm, nhưng vẫn nói lên được lập
trường hành động của thánh Phaolô, rất rõ. Tiến trình triển khai lập trường xảy
đến với thánh nhân khi ông đi dần vào tuổi xế bóng. Nói cách khác, ta cũng nhận
rằng ông thực sự là người Do thái lang thang từng lữ hành đi khắp đó đây – và
đấy cũng là một biểu hiện khiến ta nhấn mạnh vào cụm từ “lang thang” cũng như danh
xưng “Do thái” của ông. Bởi, chính ông từng đi đây đó, khắp Châu Âu, bắt đầu từ
thủ phủ Philípphê rồi đến Thessalônikê, và sau đó lại đã đi vào trọng tâm của đất
miền đầy ắp những văn hoá/văn minh của người Hy Lạp và La Mã. Ông đi, là đi đến
Akaia và Côrinthô, nơi ông dừng chân lưu lại tại thành phố lớn đang phát triển
mạnh ở Trung Đông, thời đó là Êphêsô. Các thủ phủ, cũng như hải cảng là điểm
nối kết bước chân ông trên quãng đường dài ở phương Đông lẫn trời Tây, có cái
gì đó làm xúc tác khiến ông trở thành nhân vật lừng danh, rất nổi tiếng.
Phaolô thánh-nhân đã tạo nên tình
huống đó. Có điều lạ, là: ở thư Rôma đoạn 15 câu 23, trong đó chính thánh-nhân
có lần nói: ông vẫn cứ âm thầm dấn bước trong hành trình rong ruổi quyết hoàn tất
những điều mình chủ trương. Và, chính những thứ ông gọi là “tất cả mọi sự” đều
nằm trong các nhóm/hội nhỏ bé, có lẽ cũng không nhiều, khoảng trên/dưới năm
chục người đổ lại, ở mỗi nơi. Nhưng con số đó, đã lan rộng trên khắp mọi miền
của Đế quốc La Mã, nếu ta chỉ tính mỗi số lượng người hồi hướng trở về thôi, cũng
là con số rất đáng kể. Có lần thánh Phaolô nói: “Chỉ mỗi thế. Nhưng, rồi tôi sẽ đi về nửa phần còn lại ở bên kia đế
quốc. Tôi cũng sẽ đi về hướng Tây để đến với Rôma và rồi sẽ đi Tây Ban Nha một
ngày nào đó, cũng không muộn.” Tuy nhiên, có thể nói được là: trên thực tế,
thánh-nhân chưa thực hiện cuộc lữ hành mục-vụ đến với Tây Ban Nha, nhưng ông đã
thực hiện hành trình đi Rôma và lưu lại nơi này mãi đến ngày ông tạ thế, mới
thôi.
Các giải thích về lập trường
của thánh Phaolô ngày hôm nay cũng đã thay đổi khá nhiều, nhất là những năm gần
đây. Từ lâu, ta thấy chừng như anh em Thệ phản chủ trương canh cải ý kiến khiến
mọi người hiểu được thánh Phaolô theo cung cách rất đúng lịch sử và người anh
em giáo hội bên ấy lại đã trình bày thánh Phaolô như nhà “vô địch” của chế độ tự
do, so với hệ thống chỉ biết vụ vào “luật” Do thái mà thôi. Điều, mà người anh
em giáo hội bên đó muốn nói, qua cụm từ “vô địch”. Anh em Thệ Phản lại đã tập
trung nhấn mạnh vào ân huệ so với anh em Công giáo của ta chỉ đánh mạnh vào khía
cạnh luật và luật, thôi. Làm thế, tức: người anh em giáo hội bên ấy đã biết đặt
ưu tiên vào lịch trình thần học mang tính lịch sử theo như truyền thống của
giáo phái Luther ở Đức, vẫn kỳ vọng. Đây, quả là nhận thức mạnh mẽ nhất trong trường
phái chủ trương một học thuyết về Phaolô kéo dài nhiều thế kỷ mãi cho đến ngày gần
đây. Lập luận này, nay không còn đứng vững nữa, chí ít từ năm 1999 khi Augsburg tuyên bố về vị
thế của người anh em bên giáo hội Thệ Phản cũng như của người Công giáo chúng
ta. Tuyên ngôn Augsburg ban hành ngày 31/10/1999 được Đức Gioan Phaolô II đại
diện cho Giáo hội Công giáo La Mã ký kết và phía bên kia là Hiệp hội Luther, trên
toàn thế giới. Dưới đây, là hai đoạn văn chính thấy được ở tuyên ngôn:
*“Cùng nhau, ta tuyên xưng: nhờ ơn thánh và niềm
tin vào Công trình Cứu chuộc của Đức Kitô, tuyệt nhiên không do biệt tài của
bất cứ ai, ta được Chúa chấp nhận đi vào với Ngài mà nhận đón Thần Khí Chúa,
Đấng cải hoán tâm can ta trong lúc Ngài bổ sức mời gọi ta thực hiện công việc
lành thánh, rất thiện toàn.”
*“Nhờ ơn thánh, là bạn đồng hành rất chính trực
có Chúa dẫn dắt ta đi vào với niềm tin, lòng trông cậy và tính sốt mến ta vốn có
do công trình cứu độ đầy sáng tạo của Chúa. Dù sao đi nữa, trách nhiệm của đấng
công chính không chỉ phung phí ơn lành thánh này, mà thôi; nhưng còn được sống
trong ơn lành thánh, vẫn rất thực. Động lực khuyến khích ta sống lành thánh, là
một khích lệ thực tiễn ngõ hầu giúp ta thực hiện niềm tin có Chúa và trong
Chúa.”
Ngày nay, cả hai phía tức
giáo hội Thệ Phản và anh em Công giáo chúng ta lại đã cùng nhau nhìn về bối
cảnh chính trị và tôn giáo, qua đó thánh Phaolô vẫn sống cuộc sống lành thánh,
chính trực.
Nói bối cảnh chính trị và tôn
giáo, là nói đến đế quốc La Mã. Và, đó cũng là lý do để ta ngược giòng lịch sử trở
về với thời xa xưa, hầu có được cảm giác đích thực và ta ngửi thấy được những
gì đã thực sự xảy đến. Thêm vào đó, ta cũng nên nhìn về kiều dân Do-thái-giáo đã
ở vào vị thế chính trị mà họ tạo được trong đế quốc thời đó. Chỉ khi ấy, ta mới
thấy được bối cảnh sống động mà cộng đoàn tín hữu tiên khởi của Đạo Chúa đã
sống và biết thêm được vị thế của thánh Phaolô về tổng thể, là như vậy.
Thánh Phaolô, thật ra đã tự
đặt mình chọn lối sống trong một thế giới khá phức tạp. Ở đó, có đế quốc La Mã,
có cả kiều bào Do-thái-giáo và tín đồ Đạo Chúa nữa. Bởi thế nên, dưới đây là
dẫn nhập vào quá trình sự nghiệp của mỗi nhóm.
------------
Đế quốc La Mã
“Có hiểu thế giới
La Mã,
mới hiểu được Phaolô thánh-nhân.”
(R. Orlando)
Ghi chú:
Các hoàng đế La Mã gần
và trong thời của Phaolô:
Augustus (Octavian): năm 27 trước Công nguyên – 14 sau
Công nguyên
Tibêrius : năm 14 sau Công nguyên – 37 Công nguyên
Caligula (Germanicus): năm 37 Công nguyên – 41 Công nguyên
Claudius : năm
41 Công nguyên – 54 Công nguyên
Nêrô : năm
54 Công nguyên – 68 Công nguyên
Đôi giòng tóm lược về Hy Lạp
Cũng nên bắt đầu ở đây bằng
một chú thích về mối tương quan giữa văn hoá Hy Lạp và đế quốc La Mã. Hy Lạp, ban
đầu là “quốc gia” hoặc “đất nước”, vẫn nhỏ bé hơn “đế quốc”. Về nguồn gốc, đất
nước này có một số khu định cư trong đó có sinh hoạt thương mại, trại binh, có
nền giáo dục và văn hoá đã phát triển. Ý niệm về “thủ phủ” (tiếng Hy Lạp gọi là
polis) khi ấy chỉ mới nổi vụt lên trước khi tạo sự điều hoà giữa các “thủ phủ”
đưa vào quần thể lớn hơn. Điều này, có nghĩa là: mỗi “thủ phủ” như thế lại có
các phần đất rất hiển thánh được vinh hạnh trao cho địa phương trông nom. Và
trong đó, có nhiều vị thần không mang tính địa phương, vẫn rất nhiều. Athêna có
các vùng đất như Akrôpolis, Parthênon và các đền đài dành cho thần linh, mà
trong đó một số địa danh được du nhập từ ngoại bang, như: Ai Cập. Việc sát nhập
các thủ phủ gộp thành một thứ tổng hợp các thần linh quá đông đảo. Và ý niệm về
“Vị Thần” từ đó trở thành sự thể được mọi người cùng tôn thờ, sùng kính. Và sau
đó, sự thể về “thần linh” cứ thế thẩm thấu nhờ vào uy lực của các đội binh, như
trường hợp Alexander được coi như thần linh thánh ái, rất đáng kính. Chuyện như
thế, lại cũng thấy xảy ra ở Ai Cập có vua/quan Pharaô rền khắp chốn. Và, lập
trường tương tự cũng xảy đến với các triết gia, khá hiền từ. Các thần linh, đã được
dân chúng tôn vinh đúc tượng và đặt nơi đền đài gọi là Panthêon. Các nối kết đại
loại như thế, cũng tạo ra một thứ gọi là “sự đã rồi” giữa chính trị và sức mạnh
quân sự, có hỗ trợ để phát triển lan sang các vị thần đồng thời là lãnh tụ
chính trị.
Trọng tâm là La Mã
Điểm khác biệt giữa La Mã và
Hy Lạp là chuyện khá thú vị. Chẳng hạn như, La Mã luôn mê say chuyện nối kết hoà
hợp. Thế nên, “Hoàng đế” của họ là lãnh tụ kết hợp hài hoà giữa chính trị và
quân sự. Việc thần-thánh-hoá các hoàng đế đương nhiên phải xảy đến. Các hoàng
đế La Mã thời đó vẫn đòi người Hy Lạp phải coi họ ngang hàng và tương tự như
các vị thần Hy Lạp… Điều cần hỏi là: giả như việc tạo dựng thần linh nào đó đồng
thời là hoàng đế, có cần thiết cho hệ thống quan quyền La Mã trổi bật thành “đế
quốc” không. Ngược lại, giả như hoàng đế nào đó trổi vượt như Octavian còn gọi
là thần-hoàng-đế Augustus có đem lại ý niệm phóng đại nào về “thần linh”, không?
Augustus, người thế đó
Octavian là chính trị gia rất
tài ba, lỗi lạc. Ông từng chơi trò chơi chính trị lạ kỳ để theo dõi xem người
chơi trò này phản ứng ra sao? Hoạt động ở khu vực nào? Ông tự tạo cho mình quyền
to lớn này là do từ binh đội dũng mãnh ông dựng ra. Ông còn muốn tạo cho mình thứ
quyền bính hợp pháp lấy được từ nghị viện, nữa. Rồi từ đó, ông đã khuynh loát chòng
chéo cốt để các chính trị gia ở nghị trường hiểu rằng chính họ đã trao cho ông
quyền đó. Ông kiến tạo cho mình một cuộc sống oai phong lẫm liệt do thần-linh
đem đến. Các thần này, không là thần gia đình, nhưng là thần của quần chúng từng
đề ra nghi thức tế tự và lễ hội mừng vui phấn khởi để rồi qua đó các thần ban phép
mầu và chúc phúc cho người cầm đầu, quản cai toàn đế quốc. Giả như những người này
làm không được việc, thì lúc đó các thần sẽ khiến cho sông Tiber ngập đầy những nước
với bão táp, mưa sa, lụt lội. Và, sông Nil sẽ cạn nước, khô cằn hết làm ăn. Các
đất miền/thành phố lâu nay trở thành thể chế trong đó có vị thần ở chốn trời
cao đã định danh chỉ thị thành lập đế quốc. Hoàng đế là đấng thần-thiêng thánh-hoá
hiện diện bằng xương bằng thịt và dù thế nào đi nữa vẫn chỉ là phân nửa đoạn đường
để tiến tới mà trở thành “thần thánh”.
Thủ phủ nổi bật là Athêna lại
đã hứa hẹn dành cho Brutus và Cassius nhiều uy lực để lướt thắng tính chuyên
quyền bạo ngược của Julius Xêda. Và sau đó, các thần lại hứa với Antony, một trong ba vị
thuộc Tam đầu chế ở trời Đông, cũng sẽ được thế. Nhưng khi Octavian Augustus đánh
thắng Antony trong trận Actium hồi năm 31 trước Công nguyên, Athêna lại đã làm hoà
với hoàng đế đồng thời trở thành vị thần mới. Trên thực tế, thần-hoàng-đế Augustus
xử rất tốt với Athêna cũng giống như Tibêrius thời sau đó. Các thần-hoàng-đế
khác lại không tích cực được như thế. Như Caligula đại náo thành phố là để khiến
cho Rôma thêm phần đẹp đẽ. Hadrian là vị thần-hoàng-đế rất có công trong hầu
hết các cuộc chỉnh trang thành Athêna.
Tôn giáo phát triển rất nhanh
vào thời của Đức Giêsu và cả vào thời thánh Phaolô còn tại vị là đạo thờ kính thần-hoàng-đế,
đặc biệt là Hoàng đế La Mã. Muốn chứng tỏ lòng trung thành với Hoàng-đế, chỉ một
cách duy nhất là thờ-kính tôn-vinh ông ta thật hết lòng. Việc thờ kính Xêda còn
phát triển nhanh hơn thế nữa. Chuyện này thấy rất rõ và cũng chính xác qua sự việc
tôn giáo và chính trị gắn bó với nhau, thật chặt chẽ. Trên thực tế, cũng chẳng
cần có sự hiện diện của binh hùng tướng mạnh để giám sát đế-quốc nếu như toàn dân
trong đế quốc đó vẫn thờ kính thần-Hoàng-đế, cũng rất mực.
Rôma, hoặc nói rõ hơn là thần-hoàng-đế
Augustus vẫn làm được mọi chuyện mà chỉ có thần linh mới được làm, đó là chinh
phục cả thế giới. Nữ thần Justitia, từng là nữ thần được Augustus tấn phong/can-thiệp,
chỉ là vị thần chiến thắng. Augustus đạt quyền cao chức trọng như thần-Hoàng-đế
và ngày sinh của ông được ca tụng như điều mà mọi người trong đế quốc của ông gọi
bằng tên “euanggelion”, tức: tin vui dành cho kẻ chiến thắng. Hoàng đế, tiếng
Hy Lạp gọi là “kyrios”, và sự hiện diện rất vua-quan-thần-thánh được gọi là
“parousia”.
Ở Rôma và Hy Lạp, nói chung là với thế giới thời cổ
xưa, người dân có khuynh hướng tôn thờ sùng bái các hoàng đế. Chuyện này đã đi
vào với quá khứ có bí ẩn về thờ kính các vị thần sống lại và thờ các vị thần
phân nửa là người tức các thần linh sinh ra từ sự phối hợp giữa thần linh bất
tử và người phàm dễ chết. Theo hiểu biết của nhiều người thì tầm mức uyên bác ở
đây là họ trực tiếp tập trung nhiều vào việc thờ kính hoàng-đế mà không chú ý quá
nhiều về chuyện này. Xem ra có nhiều điều xảy đến với ý niệm về “hoàng-đế” ngay
từ lúc Augustus xuất hiện, đã đổi thay qui chế cho vị cầm quyền. Ông còn thay
đổi cả bản chất ngôn ngữ khi mọi người gọi ông là đấng thần-linh thánh-ái. Điều
này mang tính trực tiếp nói về ông hơn. Thật sự, thì Ausgustus còn hơn cả vị
anh hùng đề cập ở đường lối tôn thờ theo cách bí hiểm của nhóm ngộ đạo.
Từ nhiều thế kỷ, nền Cộng hoà
La Mã đều đã do hai quan chấp chính tối cao cai quản. Cả hai đều tại chức trong
cùng năm. Khi La Mã chinh phục toàn thế giới vào thế ký thứ nhất trước Công
nguyên, hai vị chấp chính này càng có nhiều quyền hơn và càng ít muốn san sẻ
quyền của mình cho ai khác. Đó là hiện trạng của Brutus và Cassius sau khi
Julius Xêda bị ám sát. Guồng máy quân sự khổng lồ của La Mã lúc đó chia làm
hai. Hai bên tranh chấp chém giết nhau không thương tiếc. Khối hiệp nhất giữa
Ý, Hy Lạp và thế giới Địa Trung Hải tự khắc đã rã tan. Khi ấy, nổi lên một nhân
vật mang tên Antony là kẻ chiến
thắng, dù tạm thời. Cuối cùng thì, người chót hết mới đứng vững, đó là
Augustus, con trai của Julius Xêda đã nổi lên triệt hạ Antony. Và, chiến tranh
liền kết thúc. Hoà bình lại đã vãn hồi. Tình thế xảy đến sau trận Actium ngày 2/9 năm 31
trước Công nguyên, là ngày tháng chính cho toàn cảnh chính trị.
Kinh tế đã bộc phát. Giao
thương đường biển cũng bớt đi nạn cướp biển. Các giao lộ, không còn chuyện bán
buôn, bất qui cách. Vốn là người đem lại nhiều cải cách, Augustus được gọi là
thần linh nhập long thể. Tiếng Hy Lạp không có ngôn từ phận định rõ rệt, nhưng
tiếng La tinh gọi ông là “divus”, tức thần-linh thánh-hoá, chứ không phải là “deus”,
tức Đức Chúa hoặc Chúa Thượng. Tuy thế, người dân ở La Mã lại cứ gọi ông là vị
thần, con của thần linh. Ông ra lệnh cho khắc tên và hình ảnh linh thánh trên
tiền đồng, tiền kẽm để mọi người biết.
Nhiều người, đôi lúc cũng
thấy khó mà diễn tả cho mọi người hiểu rằng các tượng cổ là của thần linh xưa
hoặc của hoàng đế vừa mới đăng quang. Danh xưng nói lên chức năng và công việc của
một người và người làm được những chuyện dành cho thần-linh-thánh-ái, cai quản
cả thế giới theo cung cách giống vị thần cai trị người phàm. Augustus tin rằng
ông là thần-linh thuộc loại như thế! Ông xây dựng lại đường xá, cầu cống và tái
lập mọi kỹ nghệ. Ông còn gầy dựng toàn bộ hạ-tầng kiến-trúc. Tất cả, để chứng
minh rằng ông đã toàn thắng, hết mọi sự. Nguồn thần học của hội thánh ta vào
thời kỳ đế quốc này là do Suetinius và Tacitus lập ra.
Suetonius kể lại tiểu sử của
chính mình và cuối cùng cho thấy Augustus được cưu mang như thế nào. Mẹ của
Augustus là bà Atia có mang với thần Apollo, nên ông là con trực tiếp của thần
linh, chứ tuyệt nhiên không chỉ là con đẻ của Julius Xêda, thôi. Ngay đến cha ruột
của ông là Julius Xêda, ông cũng phong cho làm thần-linh, nữa. Nếu ta được phép
gọi truyện kể ở đây là thứ “giao ước mới” thì phải nói rằng thần-học này là
truyện về thần Aeneid của Virgil:
Truyện thần thoại kể rằng: vào năm 17 trước Công nguyên
Augustus bảo trợ cho hai cháu ngoại là con của con gái mình lấy chồng là tướng
Marcus Agrippa. Hai cháu này, một là Gaius (sinh năm 20 trước Công nguyên và
chết vào năm 4 sau Công nguyên. Còn cháu kia, là: Lucius (sinh năm 17 trước
Công nguyên và chết vào năm thứ 2 sau Công nguyên). Cha của hai cháu chết vào năm
12 trước Công nguyên, nên Augustus chính là người nuôi dưỡng hai cháu và chuẩn
bị cho chúng làm lãnh tụ. Nhưng cả hai đều chết yểu, nên Augustus phải tìm đếncon
trai riêng của vợ ông là Lyđia làm lãnh tụ nối dõi tông đường.
Đỉnh cao danh vọng của
Augustus trải rộng thấy rõ ở Rôma. Chốn công đường của Augustus và đền thờ Mars
Ultor, là nơi Augustus tuyên thệ vào năm 42 trước Công nguyên lại ở Philípphê
và triều đại của ông kết thúc vào năm thứ 2 sau Công nguyên. Mars được đặt cho
cái tên “Ultor” là để báo thù cho Julius Xêda. Còn, chốn công đường của
Augustus là nơi hội họp về dân sự cũng như tôn giáo. Chính ở nơi này, còn diễn
ra các phiên toà xử và các buổi tế thần nữa. Nghi lễ tế tự và công việc của các
thượng tế, từ đó được thành lập. Tại chốn công đường này, duy nhất chỉ thấy có một
pho tượng của Augustus là đứng trụ trên chiếc tứ mã, rất hùng hổ. Theo huyền
thoại, thì Aeneas, vốn xuất thân từ thần Vệ Nữ và Anchises là người thành Troa,
đã kịp chạy thoát khỏi thành này và khởi sự cuộc đua ngựa tại Ý. Còn, Romulus
xuất thân từ thần Mars và Rhea Silvia, là hậu duệ của Aeneas được chó sói cho bú
sữa, giống Julius Xêda, tất cả đều được đúc tượng đặt ở công đường Augustus.
Tượng Augustus chễm chệ che lấp hết mọi tượng, bởi chính ông lại cứ muốn mọi
người coi mình là hậu duệ lịch sử của La Mã, và là người tái thiết thành Rô Ma.
Chính ông đã xây dựng 82 ngôi đền mới trong thành phố. Năm 12 trước Công
nguyên, ông được đặt cho cái tên gọi là Pontifex Maximus. Các tượng đặt ở Carrara đều bằng đá cẩm thạch
chễm chệ trên các cột ở Côrinthô. Năm 13 trước Công nguyên, bàn thờ Augustus
được quốc hội thuận cho xây coi đây là biểu tượng hoà bình được ủy thác từ năm
thứ 9 trước Công nguyên.
Augustus là người tái lập nền
cộng hoà, phục hồi các thần hoà hoãn và tái tạo sự hiền hoà/êm ấm giữa các thần.
Chính ông là người truyền bá chốn công đường, các thành phố và cả đế quốc nữa.
Chính ông là người củng cố đế quốc và mọi phần đất thuộc về nó. Trong số các
tượng đặt ở Rôma, có tượng của Alexander Đại Đế, được coi là thần-linh thánh-ái.
Augustus khôi phục tiêu chuẩn của binh đội từng bị thất thoát hồi thời chiến,
đem họ trở về chốn công đường. Thần Hoà-Hoãn tạo chiến thắng cho mọi người.
Thần này được gọi là Đệ nhất Công-dân chuyên dẫn dắt mọi dân con đang sống ở đế
quốc. Augustus có một con gái tên là Julia và chẳng có được mụn con trai nào được
sống sót. Là hoàng đế, những muốn cho đế quốc mình tồn tại mãi, ông đành tìm đến
Tibêrius, con riêng của vợ là Lyđia với người chồng
trước là Claudius, để uỷ thác. Cháu của Tibêrius là Germanicus và con trai của
Germanicus là Caligula (tức “Đôi Giày Nhỏ”) lại đã trở thành Hoàng đế kế nghiệp
các ông từ năm 37 trở về sau. Hoàng đế Caligula bị đám quân nhân ám sát chết. Vì
thế, Claudius được cất nhắc lên ngôi hoàng-đế, để kế nghiệp. Claudius là người
tổ chức Vận hội Saeculum ở Campo Marzo năm 47 sau Công nguyên cốt để kỷ niệm
800 năm ngày thành lập thành Rô Ma. Nêrô là hoàng-đế cuối thuộc giòng dõi
Julius-Claudius.
Ở đây, cũng nên thêm một chú thích về việc Hadrian bảo
rằng: Rôma được thần linh ủy thác đã trở thành trung tâm của vũ trụ. Ông vẫn muốn
người Do thái thôi không còn bị thúc bách bởi luật “cắt bì” nữa. Ông còn muốn
mọi người có thể xây đền đài theo ý của mình nữa. Ông đi chu du khắp đế quốc,
nhằm đoàn kết hết mọi người trong đó. Và, ông quyết tống xuất các sắc tộc ra
khỏi đế quốc của mình. Ông xây tường thành dọc suốt khu vực nhỏ ở Anh quốc nhằm
xua đám rợ phía Bắc ra khỏi thế giới văn minh ông tạo dựng. (x. Journal of
Philosophy and Scripture, an Interview
with E.P. Sanders, tập 2, cuốn 2, năm 2005)
Trên các đồng tiền bằng kẽm,
tiền nào cũng có hình và tên của Xêda ghi trên đó vốn được như thần linh, con
của vị thần- chủ, là đấng cứu vớt hết mọi người trong đế quốc.
Đế quốc La Mã khi xưa vẫn tượng
trưng “tiêu chuẩn đặt cho nền văn minh tiến bộ”. Tác giả Crossan dùng cụm từ đặc
biệt làm biểu tượng cho điều mà ông gọi là “Cái bừa dùng làm chuẩn”. Còn, thánh
Phaolô thì lại khác. Thánh-nhân cho rằng: Đế quốc La Mã dưới thời Augustus và
Nêrô, đã tượng trưng cho điều được diễn tả tuy đáng tiếc nhưng cũng bình thường
và vẫn được coi như nền văn minh tiến bộ vẫn phải đến, nếu không có ai hoặc
không có gì làm nó dừng lại để biến mất. Đế quốc Hoa Kỳ hôm nay đang “trụ” vững
trong thế giới của họ hệt như các đế quốc khi xưa mà người Hy Lạp và La Mã đã thực
hiện.
Ở đây nữa, ta cũng có thể áp
dụng điều đó với Đế quốc La Mã và đế quốc Anh được gọi là đế quốc thánh kéo dài
từ thế kỷ thứ 18 qua hết thế kỷ 19 mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, mới bớt dần. Hệ-thống
đế-quốc chủ trương cổ võ cho hoà bình –thứ hoà bình của La Mã mà khi xưa hội
thánh ta gọi bằng tiếng La tinh là “Pax Romana” ngang qua chiến thắng bằng quân
sự, tức đi từ sự âu sầu hoà hoãn rồi tham gia chiến đấu đến hồi thắng cuộc. Và
ở đây, nên hiểu vị thế “bề trên” của những người chiến thắng trong hệ cấp rất
qui củ- để rồi đi đến thứ hoà bình/hoà hoãn có sự trợ giúp của Aeneas (tức thần
Hoà Hoãn), Mars Ultor (thần Chiến Tranh), thần-nữ Roma (tức thần Chiến Thắng)
và cả nữ thần Mắn đẻ (tức hoà bình) nữa. Qui luật của hệ thống ấy, được viết
trên đá cẩm thạch.
Văn hoá này, bao gồm cả chế
độ cha cố lẫn nô lệ. Cung cách sống được diễn tả rõ ra bên ngoài bằng tôn giáo,
có chốn công đường và bàn thờ/bàn thánh để thờ kính con người vừa là Hoàng đế vừa
là thần-chủ. Kết cục thì, điều mà nhiều người có thói quen gọi bằng cụm từ Thần-Dân-La-Mã,
hoặc ngày nay ta lại cũng có thể gọi đó là Thần-Dân-Hoa-Kỳ, cũng được thôi.
(xem S. Patterson (Beyond the Passion: rethinking the death and life of
Jesus, Fortress 2004, trong sách này
tác giả nói: “Hoà Bình kiểu của đế quốc Hoa Kỳ cũng không kém phần xảo quyệt và
bóc lột mọi người dân trên thế giới như thư Hoà Bình của La Mã, khi xưa vậy”. (Xem
thêm: Richard J, Neuhaus, America as a religion, First
Things, 3/2005)
Chủ nghĩa đế-quốc, là cụm từ
diễn tả đường lối mà thế giới lâu nay cứ bị thống trị mãi cho đến thế kỷ thứ
20. Ngày nay, ta lại có chủ nghĩa độc-tài toàn-trị và chủ nghĩa khủng bố. Những
gì lâu này đã đổi thay là khả năng ta đáp ứng trước bạo lực và kỹ thuật của
chúng ta. Tất cả chúng ta hiện có nhiều khí cụ giết người hàng loạt còn ghê sợ
hơn trước rất nhiều.
Hoà bình êm thắm, đã trở nên
lờ mờ đối với ta và theo cách thế nào đó, có thể nói là trống rỗng, rất hư-vô. Tác
giả Crossan có nói: “Hoà bình đã trở
thành đồ trang trí tuyệt kỹ mà mỗi năm ta vẫn treo lên cây thế giới và chỉ cất
nó đi bỏ vào tầng hầm của lịch sử, thôi.”
Trật tự ở đế quốc La Mã được
duy trì là ngang qua hệ thống “quan thày”, thứ “mạng lưới” tương quan rất xã
hội và kinh tế mà ảnh hưởng của nó cứ chất chồng, lại là chuyện củng cố cho
hiện trạng gọi là “cứ như thế” để nó yên.
Ở nghệ thuật phim
ảnh, người La Mã ăn vận lại khác với mọi
người, tức thường hay ăn vận theo sắc thái của người Anh trong khi đó các nô lệ
tốt lành vẫn mong mỏi được tự do, lại cứ thích nói tiếng Anh bằng giọng Mỹ. Đó
là mật khẩu dành cho các dân tộc khác nhau. Vào triều đại Claudius thứ Nhất,
Hêrôđê Agrippa xuất hiện trên sân khấu chính trường với lời cầu kinh lưỡi uốn
theo kiểu Ba Lan gốc Do thái ở thế kỷ thứ 18. Nhưng, ông lại thích trở về với Palestine, rất nhiều năm.
Thánh Phaolô giống nhiều người, vẫn muốn mình thành người “mày râu nhẵn nhụi,
áo quần bảnh bao”, thôi.
(xem
tiếp phần 2)
______________________
Lm
Kevin O’Shea CSsR
Mai
Tá lược dịch.