Friday, 29 June 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Đòi hỏi của Nước Trời

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4


Chúa Yêsu dạy về Lề Luật thế nào? (tiếp theo)   

Vượt quá Lề Luật

2. Điều răn thứ nhất
Chúa Yêsu tiếp tục đạo lý của các tiên tri. Từ những thời xưa, các tiên tri đã cho thấy rằng những đòi hỏi của Thiên Chúa vướt quá việc thi hành dùng chữ một bộ luật xã hội, bên ngoài. Amos đã kêu gọi Israel thực hành công bằng (Mica cũng thế), bác ái (Amos). Ysaya nói lên lòng tin, Yêrêmya kêu gọi trở lại tự trong lòng. Chúa Yêsu dùng lại các lời sấm đó: Ys 29: 13; Mc 7: 6t; Hs 6: 6; Mt 9: 13; 12: 7. Mt 23: 23 nói lên những yêu sách chung của các tiên tri.

Nhưng đạo lý của Chúa Yêsu lại mới mẻ, vì đối với Ngài, Thiên Chúa và đồng loại có một ý nghĩa đặc biệt. Lời Ngài nói về điều răn thứ nhất tuy dùng những xuất xứ của Cựu Ước (Tl 6: 4t; Lv 19: 18), cũng rất có ý nghĩa đặc biệt (Mc 12: 28-31).

Lòng Mến Thiên Chúa: Tất cả Tin Mừng định nghiã lòng mến đó, đối chiếu với những sự phiền toái tỉ mỉ về lễ bái và luân lý theo tinh thần vụ vào Lề luật của người đồng thời. Thay cho tâm địa nô lệ làm tôi chủ nhân, căn cứ vào lịnh truyền và trả công cho tôi tớ thì Chúa Yêsu nói đến sự vâng phục của con cái, bao hàm những đòi hỏi sâu xa gấp bội, và không bao giờ thoả mãn được, bởi những đòi hỏi đó là đòi hỏi thuộc lòng mến yêu chứ không về quyền lợi.

Chúa Yêsu cho thấy những yêu sách cụ thể của lòng mến Thiên Chúa thế nào?

-Trong lời cầu nguyện? (“Kinh Lạy Cha” trong đời Ngài và tín thư của Ngài: những đoạn này thêm gì cho ý nghĩa của lời cầu nguyện đó: Mt 5: 23t; 9: 10-13; 12: 1-8, 9-13). Cầu nguyện theo hướng đó.
-Trong việc thi hành ý Thiên Chúa? (hãy coi những xuất xứ về tội Chúa Yêsu gặp thấy trong thời Ngài, và những điều nói về trách nhiệm riêng của người có tội)

Lòng yêu người. Tin Mừng Nhất Lãm giữ lại nhiều lời của Chúa về lòng thương người hơn: vì điều này sát ngay những nhu cầu cụ thể của các giáo hội. Có thể lấy các khúc Mt 5: 21-26,38-42,43-48 để lường ra sự đi quá Lề luật là gì: không phủ nhận bình diện luật pháp, Chúa Yêsu đã đem những đòi hỏi cuối cùng của Thiên Chúa: nhưng một cách lạ lùng. Ngài không tuyên bố luật chung, mà là nói lên vột vài nố điển hình cho một thái độ bên trong; Ngài không tuyên lên một luật, nhưng vạch ra một tinh thần: cái lòng của người ta thế nào. Người đồng loại mà Luật Cựu Ước (Lc 19: 18) nói đến, Ngài đã áp dụng cho người Samari (Lc 10: 29-37), cho địch thù, cho dân ngoại. Và Ngài đến với những “kẻ nhỏ”, và nơi những kẻ ấy, người ta phải nhận ra chính mình Ngài (Mt 25: 31-46).

-Lấy hành vi của Chúa Yêsu mà cắt nghĩa các lời đó của Ngài!
-Lòng yêu mến của Chúa Yêsu có loại hẳn sự nghiêm thẳng trừng trị không? đói với kẻ chống đối (Mt 23…), đối với môn đồ (Mc 8: 17-21,33).
-Làm sao hai giới răn mến Thiên Chúa và yêu người ta hợp một (Mc 12: 28-31) làm cho mỗi giới răn đó có một ý nghĩa và mỗt mãnh lực mới? Có thể thấy nguy hại nếu phân tách hai giới răn đó không? Ta có kinh nghiệm về những nguy hại có thể xảy ra không?
-Lòng thương yêu có loại bỏ hẳn những đòi hỏi của quyền lợi không?
-Ta có gặp những giải thích không xác đáng về điểm này không?
-Thử cầu nguyện trên những lời như Mt 5: 21-26, 38-48.

Tình phu phụ. Lời Chúa Yêsu về lòng thương yêu gồm cả vấn đề phu phụ. Ngài bỏ ly dị (Mc 10: 2-12; Mt 5: 31t), Chúa Yêsu tuyên bố tính cách vĩnh viễn của ái tình đó; Ngài muốn đem tình yêu vợ chồng lên quá những dục vọng, tình cảm, để biến thành một sự hợp nhất toàn diện. Ngài vạch ra nguồn gốc của tội ô uế (Mt 5: 27-28; Mc 7: 21-22) ở nơi lòng người ta; và như thế Chúa Yêsu cho thấy luật sâu thẳm của tình yêu vợ chồng: không phải ở những nơi cấm đoán bên ngoài, nhưng là ở nơi những đòi hỏi chiều sâu của tình yêu hiến mình cho nhau: tự do, kính trọng, đại độ…

Nhưng muốn hiểu cho tỏ, thì cần  phải nhận biết ý tưởng của Chúa Yêsu cả về hôn nhân lẫn về trinh khiết. Về đức trinh khiết, Nhất Lãm không trưng nhiều lời của Chúa Yêsu. Nhưng Chúa Yêsu đã sống như thế trướdc, và chính đời sống của Ngài làm cho độc nhất giữ trong Nhất Lãm (Mt 19: 10-12) được có tầm quan trọng thế nào (trinh khiết là một ơn huệ, và là một quyết định tự do “vì Nước Trời”). Trong hoàn cảnh lịch sử thời đó, lời ấy có đầy đủ ý nghĩa. Thời ấy, tại những nơi hoang vu, người Do thái cũng có những vị khổ tu giữ mình độc thân, để tránh sự “ô uế” theo nghi tiết mà hôn nhân đem lại (Lc 15); sự trong sạch như vậy có tính cách vật chất, và kiêng kị. Đó không phải là sự trong sạch Chúa Yêsu muốn nói đến. D(ối với người đồng thời, Chúa Yêsu không có tư cách một nhà khổ tu (Mt 11: 18t); Ngài không chú trọng đến những luật về sự trong sạch theo nghi tiết (Mc 7: 14-23), Ngài coi hôn nhân là trọng. Nói đến trinh khiết, Ngài không từ khước hôn nhân như điều ô uế; sự trinh khiết có giá trị là “vì Nước Trời” mà quyết định. Như vậy trinh khiết dựa trên một lòng yêu mến.

Ít điều để suy nghĩ. Hôn nhân và trinh khiết là hai ơn của Thiên Chúa (1C 7: 7). Cũng như mọi ơn kêu gọi, sự tế nhận ơn huệ đó phải làm trong sinh hoãt cụ thể, và đòi phải đại độ tìm kiếm. Đó không phải là cảnh huống người ta đi vào một lần là xong: mỗi ơn kêu gọi đều có những sự khó khăn, mối nguy, và lệch lạc riêng; mỗi đàng có những đòi hỏi riêng mà người ta phải thành thực lĩnh nhận.

-Nên lấy lời Tin Mừng mà suy nghĩ về chính mình.
-Ơn kêu gọi riêng của ta có đóng kín ta lại với ơn kêu gọi của kẻ khác không? Ơn kêu gọi của ta có trông hưởng những hậu quả tốt lành do ơn kêu gọi của kẻ khác không?

Đại khái ý tưởng của Chúa Yêsu về Lề luật là thế. Ngài duy trì giá trị, vì khkuôn khổ xã hội cần thiết cho sinh hoạt người ta; Ngài nhận ra ở đó có thánh ý Thiên Chúa. Ngài cũng nhận ra Lề luật có những khiếm khuyết do bởi những tập tục cổ truyền lại; sự bất cập của bất cứ luật lệ xã hội nào, vì nó chỉ biết đến những việc bên ngoài, và áp dụng đồng đều cho mọi người.
                                                                                                                                                (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)


Thursday, 28 June 2012

“Đêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng, “

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4
Suy niệm Chúa nhật thứ 13 thường niên năm B 
“Đêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng,
Để cho hồn đỡ bớt nỗi bi thương.
Nhưng khốn nỗi xác ta đành câm tiếng,
Hồn đi rồi, không nhập xác thê lương.
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 5: 21-43
            Khạc hồn ra khỏi miệng”, là tâm trạng của nhà thơ, nay rất khổ. Nỗi xác đành câm tiếng, là tình huống người nhà Đạo, vẫn thương tâm. Chúa thương tâm cả nhà thơ lẫn người đời, như có nói ở trình thuật.
            Trình thật thánh Mác-cô hôm nay, lại đã ghi về niềm thương tâm Chúa phú ban cho con ông trưởng hội đường và cho cả người đàn bà, bị băng huyết. Những 12 năm. Và thánh Mác-cô nói “bà đã bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đến tán gia bại sản…mà tiền mất tật mang” (Mc 5: 21). Và, đã cả gan sờ vào gấu áo Ngài, và được khỏi.
            Vào khi ấy, Đức Giêsu quay lại hỏi: “Ai đã sờ vào áo của tôi?”  Hỏi như thế, Ngài biết uy lực thần thiêng vừa ra khỏi mình Ngài. Đây là điều, khiến môn đệ Chúa cứ thắc mắc với tranh luận. Ngay lúc ấy, người nữ phụ đã bước ra, mà nhận lỗi. Vì bà quá hoảng sợ. Chính ra, bà cũng không nên len lỏi vào chốn ấy, vì ô uế? Và đó là lý do mà bà chẳng dám đến, ngay phút đầu. Đây cũng là nỗi hoảng sợ của các bệnh nhân Siđa của thời đại. Một hoảng sợ, không tên tuổi, không lý do.
            Từ lúc ấy, bí mật của bà bị lộ ra cho mọi người thấy. Điều này càng khiến bà hốt hoảng hơn nữa. Thế nhưng, bằng một cử chỉ khác thường, bà tiến về phía trước, phủ phục trước mặt Chúa, và nói hết sự thật với Ngài. Về phía Đức Giêsu, Ngài không mảy may nổi nóng hoặc giận dữ, nhưng nhẹ nhàng nói: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Hãy đi bình an và khỏi hẳn bệnh.” (Mc 5: 34)  
            Bằng việc chữa lành, Đức Chúa của sự sống và sự sống lại, đã đưa bà về lại với sự vẹn toàn của cuộc sống. Bà không chỉ được chữa lành khỏi tật bệnh thể xác thôi; nhưng, còn trở về với tháp nhập cùng xã hội nơi bà sống. Bà đã kiện toàn con người mình, theo mọi ý nghĩa. Qua tư cách cá nhân lẫn cộng đoàn. Nhưng, chính niềm tin sâu sắc vào Chúa, qua cử chỉ “sờ gấu áo Ngài”, là yếu tố chính tạo sự chữa lành.
            Với câu truyện đầu ở trình thuật, Đức Giêsu đích thật là Đấng chữa lành mọi tật/bệnh. Nhưng mọi người không kỳ vọng là Ngài sẽ cho người chết được hồi sinh. Nhưng, Ngài vẫn cứ nhấn mạnh đến những câu khiến mọi người cần ghi nhớ trong đời: “Đừng sợ!”, được nhắc đi nhắc lại, trong Kinh thánh, những 399 lần.
            Ở trình thuật, Đức Giêsu chỉ cho phép có 3 tông đồ, thành phần cốt lõi là Phêrô, Giacôbê và Gioan, được đi theo. Chúa muốn các Ngài nhận thấy những gì xảy ra; nhưng Ngài không muốn thoả mãn tính tò mò của đám người dễ bị kích động.
            Khi mọi người kéo đến nhà bệnh nhân, lại nghe có tiếng ai oán, cùng khóc than. Ngài bèn bảo: “Sao lại náo động và than khóc đến như thế? Đứa bé có chết đâu, nó chỉ ngủ.” (Mc 5: 39) Thế là, họ cười nhạo Ngài. Nhạo và cười, vì chỉ cần nhìn thoáng, họ cũng biết ai chết, ai còn sống. Mọi người còn biết: nếu không có Chúa ở đó, cô kia chắc đã bị chôn rồi.
            Chúa vào nhà người lạ, chỉ có cha mẹ cô bé và 3 môn đồ thân cận. Ngài cầm tay có bé lên rồi nói: “Này cô bé. Thầy truyền cho con hãy trỗi dậy!” (Mc 5: 41). Đứa bé lập tức trỗi dậy và đi lại như người bình thường, không có gì xảy ra. Động từ “trỗi dậy” ở đây, gợi cho người nghe nhớ về tình huống sống lại. Tình huống, Đức Giêsu cũng đã “trỗi dậy”, từ cõi chết.
            Đây là cách thức thánh sử Mác-cô diễn tả sự việc rõ ràng và dứt khoát hơn thánh Tin Mừng của Gio-an: “Ta là sự sống lại và là sự sống!”. Dù bị hôn mê hay đã chết, cô bé vẫn được tái tạo vẹn toàn về với cuộc sống. Và Đức Giêsu được bộc lộ cho biết Ngài là Chúa của sự sống. Chính vì thế, những ai chứng kiến việc xẩy ra, đều đã “kinh ngạc sững sờ.”  
Sững sờ đến độ, Chúa phải nhắc họ cho cô bé ăn. Điều này nói lên chỉ một phần của con người Đức Chúa. Bởi, Ngài là Đấng chỉ biết lo cho người khác. Chăm nom đùm bọc người khác, mà thôi. Với người khác, có thể sẽ xảy ra chuyện là: sẽ ngủ quên trên chiến thắng, những muốn được  bái phục. Nhưng ở đây, Chúa tập trung lo cho nhu cầu của trẻ nhỏ, thôi. Cả hai truyện trong cùng một trình thuật, cho thấy Đức Giêsu là nguồn mạch sự sống và chữa lành.
          Bài đọc 1, Sách Khôn ngoan nói rõ: “Thiên Chúa chẳng vui gì, khi sinh mạng tiêu vong.” (Kn 1: 13). Và các đoạn khác còn nói tiếp: “Người đã sáng tạo muôn loài thọ tạo trên thế giời, đều hữu ích cho sinh linh.” (Kn 1: 14). Và điểm quan trọng khác, sách này cũng nói: ta được dựng nên theo hình ảnh bản tính của Thiên Chúa. Chính đây là mục tiêu của sự sống trong chúng ta là: để hiểu biết, yêu thương và san sẻ cuộc sống với Ngài mãi mãi không ngưng.
            Quả thật, bằng cách này cách khác, tất cả chúng ta đều cần được Chúa chữa lành. Chữa tật bệnh, cho lành mạnh, sự toàn vẹn, lành thánh bên tiếng Anh, là những cụm từ được đan kết, nối với nhau. Khi nguyện cầu, ta xin cho được lành mạnh để có sức khoẻ, trong mọi địa hạt của cuộc đời chứ không chỉ lành và mạnh, nơi thể xác thôi.
            Sự thể đem đến cho ta toàn vẹn sức khoẻ lành mạnh, là cốt trở thành con người vẹn toàn. Vẹn toàn, trong đó mỗi phần trong ta –từ tâm linh, trí tuệ, xã hội, tâm lý, cho chí thể xác—đều hoạt động theo chức năng của nó. Hoạt động trong hài hoà cả ở bên trong, với thế giới bên ngoài. Với cả môi trường chung quanh, người và vật.
            Bài đọc 2, thánh Phaolô cũng có nói đến sự toàn vẹn này, khi thánh nhân nhắc nhở giáo đoàn Côrinthô về Đức Giêsu: “Ngài vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo, vì anh em. Để anh em nên giàu có, từ cái nghèo của Ngài” (2Cr 8: 9). Chúa chịu mình trần trên thập giá, là để đổ tràn tình yêu xuống cho ta. Ngài ban sự sống của Ngài, để ta được sống. Và vì thế, Ngài sẽ sống mãn đời. Và nhờ đó, ta trở nên giàu sang phú quý.
            Thánh Phaolô lấy đó làm mẫu mực, để giáo dân ở Côrinthô biết mà sẻ san bất cứ thứ gì làm được cho những người anh người chị nghèo khó hơn họ, trong Hội thánh. Có điều là, cả vào khi ta san sẻ cho người khác, không phải là được kỳ vọng cho đi những nhu cầu mà ta cần có cho chính mình, nhưng là những gì ta có dư. Và khi ta san sẻ của thặng dư cho người đang có nhu cầu nhiều hơn, ta sẽ hy vọng được đối xử cùng một cách như thế  những khi ta cần.
            Xử sự theo cách này, cuộc sống sẽ quân bình hơn. Và, thánh Phaolô đã trích dẫn Kinh sách Cựu Ước nói rằng: ai tích tụ nhiều sẽ chẳng có được bao nhiêu, nhưng ai tích luỹ ít, cũng sẽ không thiếu hụt.
            Đây chính là mẫu mực của cuộc sống cộng đoàn, trong xã hội. Xã hội Cộng sản đáng lý ra đã phải làm như thế. Nhưng ngày nay, chỉ còn mỗi cộng đoàn dòng tu mới đích thực biến phương cách sống ấy thành hiện thực. Phương cách ấy, là “làm theo khả năng, nhưng hưởng theo nhu cầu.”
            Thành phần của việc chữa lành trong toàn bộ cộng đoàn ta sống, là sự toàn vẹn dựa trên sự thật, tình yêu, lòng xót thương và ý nghĩa công bằng đích thực cho mọi người. Và đây chính là sự thánh thiêng, bởi lẽ Thiên Chúa Đấng Thánh Thiêng là thành phần vẹn toàn của sự trọn vẹn. Ngài được biết với Danh hiệu Đấng tạo Dựng, Gìn Giữ và Cùng Đích của tất cả những gì ta phải là và có thể trở thành. Là, tất cả chúng ta đã, đang và sẽ trở thành, như thế.
            Vào buổi tiệc thánh hôm nay, ta cầu mong sao Đức Giêsu, Đức Chúa của sự sống giúp ta đạt đến mức độ ấy. Mức độ của sự lành mạnh, toàn vẹn và thánh thiêng, ta vẫn được mời gọi để đạt đến.      


Wednesday, 27 June 2012

Lm NguyễnThểHiện CSsR: LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4


Trong bài Tin Mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả ( Lc 1, 5766. 80 ), tác giả Luca kể rất ngắn gọn về sự kiện Gioan chào đời ( cc. 57 – 58 ), tiếp đó, một cách chi tiết hơn, ông kể về lễ cắt bì và đặt tên cho cậu bé ( cc. 5966 ) rồi kết thúc bằng việc nói đến sự lớn lên của cậu Gioan cả về thể lý lẫn tinh thần và tâm linh ( c. 80 ).
“Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlisabét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà” ( cc. 57 – 58 ). Bằng những hạn từ gợi nhớ đến việc bà Rebecca mang thai ( St 25, 24 ), tác giả nói về sự kiện Gioan chào đời. Tác giả Luca tập trung chú ý về bà Êlisabét và về niềm vui vì sự chào đời của cậu bé Gioan. Một người phụ nữ cao niên son sẻ mà nay đã sinh con. Bà con thân thích và hàng xóm láng giềng đều nhận biết quả thực đã có một sự can thiệp của Thiên Chúa vì tình thương đối với bà Êlisabét, và họ đến chia vui với gia đình bà. Niềm vui thật lớn lao và mạnh mẽ lan tỏa, tương tự như trong trường hợp Isaac chào đời xưa; và có lẽ bà Êlisabét đã có thể nói như bà Sara: “Thiên Chúa đã làm cho tôi cười( St 21, 6 ). Thiên Chúa đã cất khỏi bà sự buồn phiền và nỗi xấu hổ của người son sẻ. Người đã tỏ lòng thương xót đối với bà. Đó chính là lý do của một niềm vui lớn lao.
Nhưng trung tâm của trình thuật Tin Mừng hôm nay lại không nằm ở niềm vui của sự kiện Gioan chào đời, mà là ở những gì xảy ra trong lễ cắt bì và đặt tên cho cậu bé. Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em” ( c. 59 ).
Theo quy định của luật, lễ cắt bì cho trẻ sơ sinh sẽ diễn ra vào ngày thứ tám ( St 17, 12; Lv 12, 3; x. Pl 3, 5 ). Nghi lễ này sẽ làm cho cậu bé được hội nhập vào cộng đồng Israel, tức là được gia nhập vào giao ước của YHWH và được hưởng những phúc lộc của giao ước ấy. Đây quả thực là một nghi lễ quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta không biết chắc chắn là vào thời Chúa Giêsu, việc đặt tên có nhất thiết phải diễn ra trong lễ cắt bì hay không, hay đó là thói tục sau này. Có người cho rằng các bản văn Lc 1, 59 và 2, 21 là những chứng từ đầu tiên cho tập tục đó. Dù sao, chúng ta cũng chẳng có lý do gì để nghi ngờ sự kiện đặt tên cho Gioan đã xảy ra vào ngày cậu bé được cắt bì.
Đáng chú ý là việc những người láng giềng và họ hàng thân thích đã can thiệp mạnh mẽ để đặt tên cho cậu bé là Dacaria. Quyền đặt tên này thực ra là của cha mẹ con trẻ, còn những người khác thì chỉ có thể đưa ra đề nghị thôi. Đàng khác, tại sao lại phải là Dacaria ? Vì thật ra, việc lấy tên cha để đặt cho con không phải là điều thông thường. Nhưng tác giả Luca đã cố ý đưa vào câu chuyện hai chi tiết gây ngạc nhiên đó để chuẩn bị và làm nổi bật phản ứng của cha và mẹ cậu bé, từ đó nhấn mạnh thân phận đặc biệt của cậu.
Các chi tiết về phản ứng của cha và mẹ cậu bé được tác giả kể lại một cách sinh động với những lời nói trực tiếp của các nhân vật trong câu truyện. Tác giả tỏ ra rất lưu tâm đến sự kiện đặt tên rất lạ lùng này. Ông viết: “Bà mẹ lên tiếng nói: "Không, phải đặt tên cháu là Gioan. "Họ bảo bà: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả. "Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan. "Ai nấy đều bỡ ngỡ” ( cc. 6063 ).
Sự can thiệp của bà mẹ, xét về phương diện lịch sử, là không cần thiết, vì thường người ta để cho người cha đặt tên cho đứa trẻ. Nhưng trong trình thuật này, cả người mẹ lẫn người cha đều quyết định đặt cho cậu bé cùng một tên là Gioan. Đó là dấu hiệu có sự can thiệp từ Trời, rằng tên gọi Gioan là do Thiên Chúa định, chứ người ta không được tự ý đặt cho cậu bé. Vì thế, phản ứng bỡ ngỡ của những người hiện diện là có thể hiểu được.
“Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông Dacaria lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa” ( c. 64 ). Vị tư tế cao niên, một lần nữa, có thể nói được sau hơn 9 tháng bị câm. Thời gian dài đó đã đủ để ông suy tư và ý thức về thực tại huyền nhiệm mà Thiên Chúa đang muốn thực hiện. Sự kiện ông nói lại được, quả thực, là một phép lạ. Và đó cũng là một dấu hiệu chứng tỏ những gì thiên thần Gabriel cho ông biết hôm nào về tương lai của cậu bé Gioan là có giá trị. Vì vậy, lập tức, ông Dacaria cất lời ngợi khen Thiên Chúa.
“Láng giềng ai nấy đều kinh sợ” ( c. 65a ). Từ chỗ bỡ ngỡ, những người hiện diện đã chuyển sang phản ứng kinh sợ. Đó là phản ứng đặc trưng của con người trước sự thể hiện của thực tại siêu nhiên. Người ta biết mình đang đối diện với một cái gì đó linh thánh và đáng sợ.
Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđê” ( c. 65b ). Với chi tiết này, tác giả Luca muốn nhấn mạnh tính chất lớn lao và tầm quan trọng đặc biệt của sự việc.
Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?" Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em” ( c. 66 ). Cần chú ý chi tiết “để tâm suy nghĩ”. Những người biết chuyện không chỉ là các nhân chứng về những sự kiện ngoại thường. Họ còn đi đến chỗ có một thái độ rất đúng đắn, là đón nhận một cách có ý thức những sự kiện đó. Có lẽ tác giả Luca cũng muốn kín đáo đưa ra một lời mời gọi cho những độc giả của ông, để họ cũng có một thái độ và cách hành xử đậm chất đức tin khi đối diện với những sự kiện đang được kể lại này, thay vì chỉ có thái độ của một khán giả bàng quan trước những sự kiện.
Theo dòng chảy của câu chuyện, sự chú tâm của những người hiện diện đã chuyển dịch, từ chỗ nhận ra Thiên Chúa đã quá thương bà Êlisabét đến chỗ suy tư về sứ mệnh của cậu bé mà bà vừa hạ sinh; họ trao đổi với nhau bằng câu hỏi về chức năng hơn là về căn tính của đứa trẻ: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?" Và họ đi đến kết luận: “Quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. Các đoạn sách Xh 13, 3. 14; 14, 8; 15, 6... có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn kết luận này của họ. Nói một cách vắn tắt, tác giả muốn nói rằng cuộc sống của ngôn sứ Gioan trong tương lai được đặt dưới sự phù hộ của chính Thiên Chúa.
“Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel( c. 80 ). Gioan lớn lên về thể lý và ngày càng trưởng thành, vững mạnh về tinh thần. Cậu tránh xa đời sống phàm tục của đám đông và sống gần kề Thiên Chúa, trong hoang địa. Ở đó, Đức YHWH có thể dạy dỗ cậu và chuẩn bị cho cậu thi hành sứ mạng cao cả trong tương lai.
Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay không mấy tập trung chú ý vào những chi tiết thuần túy sinh học. Ông không mô tả bất cứ chi tiết nào về sự sinh hạ hay về dáng vẻ của cậu bé mới sinh... Điều mà tác giả muốn người đọc chú tâm là việc đặt tên cho con trẻ và các sự kiện đi kèm theo. Sự lớn lao của Gioan Tẩy Giả đã được tác giả Tin Mừng bắt đầu mô tả ngay từ câu chuyện về những ngày đầu tiên Gioan mới được sinh ra.
Người đọc được chuẩn bị để nghe sứ điệp của ông Gioan, sẽ được nói đến trong đoạn Lc 3.
Lm. NGUYỄN THỂ HIỆN, DCCT

Tuesday, 26 June 2012

Lm Vĩnh Sang CSsR: 98,87%



Ngày thứ ba 19.6.2012, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã công bố tỷ lệ tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông của cả nước là 98,87%, một con số gây ngỡ ngàng cho tất cả mọi người, những người còn lương tri. Ngỡ ngàng rồi chua xót !
Báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ tư ngay sau đó đã đăng trên trang nhất một tấm hình đầy tính mỉa mai, một tấm hình được lắp ghép bởi ba hình ảnh: cảnh quay cóp nhau ở Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang, biểu đồ tỷ lệ tốt nghiệp những năm gần đây và cảnh thí sinh đi xem kết quả thi tốt nghiệp. Biểu đồ tỷ lệ tốt nghiệp cho thấy, năm 2006: 92%, năm 2007 66,72% ( năm này ông bộ trưởng tuyên bố hai không trong giáo dục: không gian lận, không thành tích ), năm 2008: 75,96%, năm 2009: 83,80%, năm 2010: 92,57%, năm 2011: 95,72%, năm 2012: 98,87%. Con số 98,87% ngay bên cạnh hình ảnh quay cóp !
Con số tỷ lệ 98,87% tốt nghiệp sau một kỳ thi quốc gia đã là một tiếng chuông thông báo về sự phá sản tan tành về giáo dục, con số này là chữ ký cuối cùng trong hồ sơ bệnh án của một thân thể thoi thóp rồi mất sức sống, là giấy chứng tử của nhân viên hộ tịch kết luận về một sự sống không còn.
Trong một cơ chế xã hội, giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định tương lai của một dân tộc, là sự sống còn của dân tộc đó. Người Nhật trên đống đổ nát sau thế chiến thứ hai, họ đã xây dựng trở thành một quốc gia hùng mạnh bắt đầu từ sự chú trọng vào giáo dục. Ở các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, người ta thành công trên nhiều phương diện chính vì đã sở hữu một nền giáo dục hoàn chỉnh. Con người là chính, con người làm ra của cải, phát triển kiến thức và xây dựng xã hội, vì thế nếu không chú ý đến con người, không giáo dục con người cho xứng đáng thì con người không thể cất đầu đi lên được.
Báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ bảy 23.6.2012, loan tin nơi trang 13, bài “Thêm trẻ sơ sinh tử vong khi sinh mổ”. Bài báo cho biết: “Đây là ca tử vong trẻ sơ sinh thứ 20 tại khoa sản Bệnh Viện Đa Khoa Quảng Ngãi kể từ đầu năm đến nay”. Chắc chắn đây là sản phẩm của những con người mang bằng tốt nghiệp phổ thông tỷ lệ cỡ 98,87% ! Đây chỉ là một trong vô vàn những sản phẩm khác mang nhãn hiệu 98,87%.
Trong một loạt các bài báo tham gia nhận định về con số này, người ta đọc thấy những câu chuyện của một số trường thông báo với thí sinh rằng hãy đi mà “xem kết quả ở bảng không tốt nghiệp” ! Hoặc táo tợn hơn có trường thông báo “không cần xem vì tỷ lệ tốt nghiệp 100%” ! Ngay Bộ Giáo Dục – Đào Tạo dám công bố tỷ lệ này thì cũng đã là một hành vi táo tợn và không còn… liêm sỉ ! Chúng ta sẽ không lấy làm lạ vì con số 98,87% khi có những “người thầy” như vậy. “Chuyện bây giờ mới kể” nhưng đã triền miên diễn ra từ rất nhiều năm.
Năm 1999, hai mươi bốn năm sau cuộc biến động 1975, tôi có dịp đi nước ngoài, ngày đầu tiên khi được đón về nhà, anh em bạn bè thăm viếng chào hỏi, khi trời buông màn tối, tôi giật mình nhắc chủ nhà dẫn tôi ra đăng ký tạm trú, mọi người lăn ra cười vì trên đất nước họ sinh sống làm gì có chuyện phải đăng ký tạm trú tạm vắng ! Một khi anh được chấp nhận vào quốc gia họ, anh có quyền đi đến bất cứ nơi nào người ta không cấm mà không phải trình báo với ai cả.
Tôi sống trong miền Nam suốt hai mươi hai năm không hề có việc đăng ký tạm trú tạm vắng, thế mà chỉ hai mươi bốn năm sau cái năm 75 ấy, nỗi sợ hãi phải đi đăng ký tạm trú tạm vắng ăn sâu vào máu huyết đến nỗi trở thành một thứ phản xạ tự nhiên. Tương tự như vậy, tôi muốn nói, những con người xuất thân từ “98,87%” nêu trên, không ít thì nhiều, dù hoàn toàn không hề muốn đi nữa, đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi “con số” quái dị này.
Chúng ta còn phải chấp nhận thực tế bi đát khác, ấy là một số những người trẻ đi ra từ “con số 98,87%” đã, đang và sẽ là ứng sinh cho các Đại Chủng Viện và các Dòng Tu, chắc chắn trong một ngày không xa họ sẽ trở nên các “nhà lãnh đạo tinh thần”.
Chúa có cách làm của Chúa để dẫn dắt Dân của Người, chẳng nên dại dột muốn làm thay Chúa, chúng ta cần phải tin vào Chúa Thánh Thần và tin vào khả năng thay đổi của con người. Nhưng Chúa lại ban cho chúng ta khối óc, đôi bàn tay và con tim để làm dụng cụ của Chúa, trách nhiệm của chúng ta là phải làm những gì đây, trên những sản phẩm từ “con số 98,87%” này ?
Đặt câu hỏi về “sản phẩm 98,87%” nhưng cũng là đặt câu hỏi cho những người “làm thầy” của sản phẩm đó trong Giáo Hội.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 24.6.2012,
Lễ sinh nhật bậc làm thầy, Gioan Baotixita

Sunday, 24 June 2012

Lm Kevin O'Shea CSsR: Các Dạng Thể về Học Thuyết Đấng Cứu Thế – Giê-su, Gio-an, vv …


Các Dng Th v Hc Thuyết Đng Cu Thế – Giê-su, Gio-an, vv …

Lm Kevin O’Shea CSsR

Có mt cách din gii khác cn được gii thiu đây. Trong thi gian còn li ca ngày hôm nay, chúng ta s quay tr li vi các sách phúc âm và xem cách th hai này khác vi mi quyn phúc âm ra sao.

Hin nay có nhiu điu đang din ra v cách hiu thuyết Đng Cu Tinh Do-thái … Đó là s tương phn gia quan nim v mt Đng Cu Thế toàn thng khi hoàn và quan nim v mt Đng Cu Thế hoàn toàn trút b chính mình, hiến thân bng lòng chu chết. Không phi tt c các gi thuyết này đu có cùng giá tr, và mt s thuyết trong tương lai có th hoàn toàn b loi b. Thế nhưng, nói chung vn có mt quan nim rng s hiu biết v mt Đng Cu Thế hiến mình chu chết thì có giá tr quan trng trong vic din gii v Đc Giê-su và văn bn Tân Ước hơn là nhiu nhà bình lun đã tng đánh giá, và rng quan nim đó tương phn rõ rt vi mt Đng Cu Thế vinh thng.

Cht xúc tác cho s thay đi quan nim này đã đến t nhng khám phá v các văn kin c xưa không có trong các quyn sách thánh. Mt trong các văn kin đó gi đây đã tr thành “cũ”, nhưng vic phát hành và xác đnh niên đi ca văn kin đã tn rt nhiu thi gian. Văn kin đó xut x t vùng Qumran. Mt văn kin khác thì “mi” hơn, vn còn đang trong vòng bàn cãi, và giá tr ca nó đang được đánh giá. Văn kin này xut x t min Transjordan.

A. Ánh Sáng Đáng K t Các Cun Da Vùng Bin Chết

Ngày nay thì chúng ta có li thế nh các Cun Da này đã được xut bn toàn phn và đã được xác đnh thi gian xut x. Ngày nay chúng ta nhn ra rng trong các văn bn này, xét theo tng th ca chúng, có nhiu ln đ cp đến các nhân vt Cu Thế, đc bit là ba người trong s đó, c th là, mt tiên tri dòng dõi Môi-sen, mt lãnh t dòng Đa-vít, và mt tư tế dòng A-a-rông. Lai lch ca các nhân vt này khác nhau trong các văn kin khác nhau (nhng văn kin này có th được đnh mc thi gian thuc các thi đi khác nhau). Chng hn như, trong Văn Kin Damascus (hoc ít nht là trong bn di co B ca văn kin) , v tiên-tri-dòng-Môi-sen được cho là đã đến ri, đã là v Thy Công Chính min Qumran, và cũng đã qua đi ri. Tuy nhiên, trong bn bình lun v Habakkuk (1QpHab), là văn kin được đánh mc thuc v thi đi tr hơn nhiu so vi Văn Kin Damascus, trong đó li nói rng chng nhng v tiên-tri-dòng-Đa-vít chưa đến mà v tư-tế-dòng-A-a-rông cũng chưa đến. Văn Kin Damascus được đánh mc vào khong gia thế k th nht trước Công Nguyên. Đó là vào khong thi gian đoàn quân La-mã tiến vào Giê-ru-sa-lem dưới quyn thng tướng Pompey (vào năm 63 trước Công Nguyên) và s đăng quang ca Đi Đế Hê-rô-đê (năm 37 trước Công Nguyên). Vào lúc đó trong dân chúng có mt s khng hong nim tin, nhưng nim kỳ vng vào Đng Cu Thế vn không lm tt. Nhng kỳ vng đó đã âm t Ma-ca-bê và s còn âm đến Ma-sa-đa.

Chính trong ánh sáng này mà chúng ta có th nhìn ông Gio-an Ty Gi và ông Giê-su trong mt cách nhìn khác. H đã xut hin ngay vào sau thi đim này. H thuc v cùng mt “chi tc” ni rng. Chi tc này qung bá nim tin vào mt đng cu thế s gii thoát dân Do-thái v mt tâm linh, xã hi, cũng như chính tr. Ông Gio-an, hu du ca ông A-a-rông, thuc mt dòng h tư tế, được nhiu người cho là v tư-tế-dòng-A-a-rông, và qu tht ông đã đt ra nhng nghi thc tế l quan trng mi, như nghi thc ra ti trên sông Gio-đan. Ông Giê-su, hu du ca vua Đa-vít, ít nht là v bên ông Giu-se, được cho là v Vua Đa-vít chính thng ca người Do-thái hay Đng-Cu-Thế-dòng-Đa-vít. Ông Giê-su và ông Gio-an cn phi được xem như mt cp bài trùng ch không ch như hai nhân vt riêng l. [Tôi nghĩ chúng ta có th đã phóng đi hơi xa v khong cách ngôi th gia ông Giê-su và ông Gio-an Ty Gi]. H là hai V Cu Tinh mà muôn dân trông đi. H đã cùng nhau rao ging v Vương Quc Thiên Chúa đang sp đến. [Chúng ta – trong ngôn ng truyn thng ca Ki-tô giáo – đã quá dành riêng danh hiu V Cu Tinh và s loan báo Vương Quc Thiên Chúa ch cho mt mình nhân vt Giê-su]. Đó là mt biến chuyn có tính khi huyn. Vào thi đó không thiếu gì nhng v thy ging và nhng nhà cha bnh đy sc lôi cun, nhưng s xut hin ca hai V Cu Tinh là trng tâm ca nim mong đi sâu sc nht ca dân Do-thái. Đó là mt triu đi cha truyn con ni trong dòng tc đó.

Cho đến đon này tôi chưa nhc ti ông Gia-cô-bê, người quan trng th ba trong phi cnh này. Sau s kin Phc Sinh và Hin Xung, ông đã thâu tóm quyn lãnh đo (do quyn làm anh trong gia đình) trong s biến chuyn tiếp sau đó. Ông được gi là Gia-cô-bê Xét Đoán. Không ch vì s thánh thin ca ông. Mà có l còn vì ông được cho là mt bn tái hin ca v Thy Công Chính (người ging dy Công Lý), và vì thế cũng là mt V Cu Tinh. Có l ông là V-Cu-Tinh-dòng-Môi-sen. Mà cũng có l, và tôi nghĩ điu này kh dĩ hơn, bi vì ông cũng thuc dòng dõi Đa-vít, cho nên ông được cho là mt bn khác ca V-Cu-Tinh-thuc-dòng-dõi-Đa-vít, cũng như ông Giê-su đã tng là như vy. [Mt s người thc mc phi chăng ông Gia-cô-bê đã di cư đến sng ti Giê-ru-sa-lem hay gn Giê-ru-sa-lem, kinh đô ca vua Đa-vít, và đã được đào to đó trong khong thi gian nhân vt Giê-su ti thế.]

Có kh năng ông Phê-rô trong nhng năm đu cũng được xem đi loi như mt Đng Cu Tinh tư tế - và như thế mt ln na chúng ta li có mt cp bài trùng, Gia-cô-bê và Phê-rô, hai V Cu Tinh …

B. Gio-an và Giê-su đã đóng nhng vai trò này như thế nào

Đến giai đon trưởng thành ca các nhân vt Gio-an và Giê-su (và Gia-cô-bê), người La-mã đã chiếm đóng Min Đt Ha ca dân Do-thái. Người La-mã áp dng s thng tr trc tiếp ca h lên min Giu-đê-a (và vì thế cũng lên min Giê-ru-sa-lem). Các tay sai ca người La-mã – nhng người tha kế ca vua Hê-rô-đê – cai qun bn vùng còn li. Trong s nhng người này có nhng người t xưng Vương Quyn Đa-vít (chng hn như An-ti-pha). H mun cái danh xưng mà vua Hê-rô-đê cha h đã được người La-mã phong tng – Vua dân Giu-đê-a. Nhng cuc ni dy chng li người La-mã đã din ra trong thi gian ti thế ca ông Gio-an và ông Giê-su (tuy nhiên lúc đó hai ông chưa ti Ga-li-lê). Gio-an và Giê-su không đng phe vi nhng người đó. H thông cm vi các nn nhân trong tình hung thi đó, nhưng không bao gi dùng bo lc đ đi kháng vi nhng k xâm lược. Ông Gio-an ch lo thc hành các nghi l, còn ông Giê-su ch lo làm các vic cha bnh, cho người đói ăn, rao ging tin mng, và qung bá – như Gio-an đã làm – mt li sng Lut Tô-ra cách canh tân. Không ông nào nghĩ rng nhng vic mình làm là thành lp mt tôn giáo mi. C hai ông đu nghĩ h đang khai m cái vương quc mà vua Đa-vít hng bao lâu mong ước.

C. Ngoi đ: Mi liên h gia tc

Giê-su là ‘con ca bà Ma-ri-a’ theo cách gi ca ông Mác-cô, và là đa con được nhìn nhn ca ông Giu-se. Ngoài ra trong gia đình còn có bn người được nêu tên là anh em ca ông Giê-su, và ít nht là hai người em gái khác. Đon Mác-cô 6:3 là bng chng cho vic này. H sng vi nhau trong mt đi gia đình đông đúc. Trong gia đình đó còn có ông An-phê (hay Clê-ô-pha). Ông được (mt vài tác gi, như J. Tabor) cho là anh ca ông Giu-se, tuy nhiên điu này hu như không được chng minh. Gia-cô-bê (anh ông Giê-su), Gio-xê, Si-môn và Giu-đa theo quan đim ca mt s người thì dường như là các con ca ông An-phê. Lê-vi, còn gi là Mát-thêu (người thu thuế) được cho là cũng đã sng đó. Cũng có th, thm chí là điu kh dĩ, là nhiu người trong s nhng người được gi là anh em ca ông Giê-su đã lp gia đình, và v con h cũng đã cùng sng chung trong đi gia đình đó. [Theo tác gi Tabor, có th ông Gia-cô-bê lp gia đình vi mt người ch em hay con gái ca ông Na-tha-na-en min Ca-na x Ga-li-lê, và đám cưới ca h chính là đám cưới được tường thut trong đon Gio-an 2 – tuy nhiên các hc gi khác thì không din gii câu chuyn đó như mt câu chuyn lch s.] Cũng rt có th là ông Giu-se và ông Gio-xê đã qua đi khá sm, và không đóng vai trò gì trong nhng s kin quan trng xung quanh vic xut hin ca hai ông Gio-an và Giê-su như hai V Cu Tinh kép. [Có kh năng bà Ma-ri-a m ông Giê-su là hu du ca dòng dõi Lê-vi, và bà Ê-li-sa-bét m ông Gio-an qu tht có liên h huyết tc vi bà Ma-ri-a – bà Ê-li-sa-bét lp gia đình vi ông Da-ca-ri-a thuc dòng dõi A-a-rông. (Cha ông Gio-an là mt thy tư tế).]

Ông Giê-su mà chúng ta biết đã thành lp mt nhóm mười hai người gn gũi vi ông. H có giá tr biu trưng, th hin s thng nht ca mười hai chi tc vào thi đim Vương Quc Vua Đa-vít tr đến. Đó là điu mà mt nhà lãnh t dòng Đa-vít s làm. Nhưng thành phn ca nhóm mười hai có nhng đim tht thú v. Có hai cp là dân chài cá (Kê-pha và An-rê, và Gia-cô-bê và Gio-an – hai con trai ca ông Dê-bê-đê). Có hai người hu như không rõ ngun gc – Phi-líp-phê và Tô-ma, và có ông Giu-đa min Cơ-ri-git (Giu-đa Ít-ca-ri-t). Năm người còn li thì đu là “thành viên trong gia đình”! H là: Gia-cô-bê anh ông Giê-su (hay con ông An-pha), Si-môn, Giu-đa-ê, Mát-thêu, và Na-tha-na-en! nh hưởng vượt tri trong nhóm mười hai rõ ràng là nh hưởng ca gia tc. Cosa nostra!

D. Cái chết ca Gio-an Ty Gi

Tôi s không đi vào chi tiết đây, nhưng Gio-an là do An-pha hành hình. Cái chết ca ông gây chn đng cho ‘quan nim v hai đng cu thế kép’. Mt s người (Kê-pha, và đa s trong nhóm mười hai, và nhiu người khác, và qu tht đa s nhng người liên can, nht là các thành viên trong gia đình) đã quyết đnh vn tiếp tc vi V Cu Tinh còn li, tc là ông Giê-su. Ông Giê-su – có l ch mt mình ông Giê-su – đã cm nhn rng vương quc vua Đa-vít s không đến theo cách mà tt c h đã tng tưởng tượng và hy vng. Nguyên c ý tưởng v thuyết Đng Cu Tinh dường như đã li tàn trong lòng ông. Ông buc phi ngm nghĩ li v vai trò ca chính mình, và ít nht là cũng thy mâu thun trong vic s dng nhng ch “Đng Cu Tinh”. Mt s người đt gi thuyết là ông thm chí đã gii tán nhóm mười hai, sai h đi thành nhng nhóm hai người … và cũng gii tán luôn c nhóm by mươi hai … Ông có s xung đt trc tiếp vi ông Phê-rô trong vai trò phát ngôn viên ca c nhóm, ít nht theo li tường thut ca ông Mác-cô, và bo c nhóm là h b qu Sa-tan ám khi h c c gng tiếp tc đy ông vào vai trò Đng Cu Thế. Thuyết Đng Cu Thế đó, đi vi ông, gi đây là mt ý tưởng chết. Ý tưởng đó tht s đã chết – trong lòng ông Giê-su – vi cái chết ca ông Gio-an Ty Gi.


Ngun: trích t
Contemporary Variations in the Study of the Historical Jesus – trang 62-64
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Australian Catholic University, Strathfield, 27.Aug.2011
Chuyển ngữ: Cecilia Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Úc)