Đọc trình
thuật, ta thấy tội cho những người Do Thái đã phải đáp ứng thực thi lời dạy hãy
ăn và uống mình máu rất thánh của Chúa, chẳng khác gì bảo họ làm những chuyện
tày trời, rất kinh hãi. Chẳng khác gì người Chính thống cực đoan dạy dân mình
cố thuyết phục người Do thái bằng lòng thưởng thức món thịt heo, có thế mới
đích thực là sống đời đi Đạo. Bàng bạc trong hầu hết Tin Mừng thánh Gio-an ít
nhiều thấy đề cập đến người trong cuộc và người bàng quan, đứng ở ngoài.
Có người
nhận ra thông điệp tóm gọn nơi trình thuật. Có người chỉ hiểu truyện kể hoàn
toàn theo nghĩa đen. Tức là, có pha chút mắm muối tình tự giận dỗi, rất rối
bời. Thật sự, mình và máu rất thánh mà Chúa ban tặng cho con người xảy ra cùng lúc
với sự kiện Đức Kitô chịu thống khổ, Ngài lĩnh nhận cái chết và Phục sinh vinh
quang nơi Tiệc Thánh. Khi Đức Giê-su rộng tay trao ban mình Ngài cho những ai
dấn bước theo Ngài, không nên hiểu nghĩa đen, tức: người nhận phải nhai ngấu
nghiến vòng tay ôm ấy, mới thực sự nói được là yêu Chúa hết mình.
Cử chỉ này
phải được hiểu là lời dặn dò của Chúa về lòng thủy chung Ngài đối với Vuơng
quốc Nước Trời, đã tận cùng bằng cái chết đầy hy sinh. Và, thức ăn của Vương
Quốc này chính là Tiệc Thánh Thể, Chúa ủy thác. Quả thật, ta không những thụ
hưởng quà tặng ấy mà còn được ủy thác trách nhiệm sống trọn vẹn cuộc đời linh
đạo. Ủy thác, để rồi tuy cuộc đời cảm nghiệm rất nhiều sự qua đi; có như thế
mới bao gồm trọn vẹn ý nghĩa thanh cao của cuộc sống. Của những tháng ngày đáng
sống, chứ không ngán ngẫm như lời than thở của ai đó.
Quà tặng
sự sống -gồm Thân mình rất thánh và Chén máu cứu độ- được gửi đến để ta có thể
nhận lãnh hầu thực hiện sứ mạng tông đồ. Sứ mạng ngang qua nhiều tháng ngày,
trong đời. Quà tặng ta nhận lãnh, là để bổ sức giúp ta đến với thế giới đương
đại. Có thế, ta mới trang bị đầy đủ ngõ hầu dấn bước gia nhập hành trình về với
Nước Trời.
Tin Mừng
hôm nay cũng kể thêm một đáp ứng khác, không thiếu phần linh động. Đó là đáp
ứng của một nhân vật đã trải qua nhiều tháng ngày cuộc đời không có như thánh
Phêrô đáp ứng đem lại cho ta nhiều hy vọng, rất thực tế. Hy vọng, là bởi thánh
nhân đã can trường nán lại với Thầy mình. Nán lại, dù bạn đồng hành bỏ đi hết.
Ở lại, dù tình huống cuộc đời có rối bời, người vẫn không để Thầy một mình đơn
độc.
Đáp ứng
lời dặn của Chúa, còn là cảm thông với bậc cha mẹ khi nghe tin con mình phải
nhập viện vì một biến chứng ngặt nghèo. Cảm thông nhiều, khi vợ chồng gặp hoàn
cảnh mà một trong hai người phải nghỉ việc. Phải ở nhà chăm sóc cho nhau. Cảm
thông hơn, khi lâm vào tình cảnh “hận đời”. Cảm thông, giúp ta mạnh dạn vui vẻ
tiếp nhận trường hợp người phối ngẫu đã “hồi hướng trở về” sau nhiều tháng ngày
đi hoang, đắm chìm. Đáp ứng cảm thông, tựa như trường hợp vị mục tử gốc di dân
sắc tộc cương quyết không bỏ cuộc cho dù chịu sức ép, hù dọa đến từ nhiều phía.
Đến, do lòng kỳ thị. Và, đáp ứng cảm thông, giúp ta kiên cường tranh đấu cho
chính nghĩa và sự thật, dù bị sách nhiễu. Hành hạ. Mất việc.
Đó là dấu
chỉ về lịòg tin-yêu. Chung thủy. Tin vào sức bổ dưỡng từ Trên. Tin vào, tình
yêu thương đặt để nơi mọi người. Khắp chốn. Từ cơ quan, công xưởng cho đến gia
đình, chòm xóm. Tinh ý một chút, ta sẽ nhận ra tính trung thực nơi lòng thủy
chung mang tính chất “chết cho chính mình”, chứ không “giết chết chính mình”. Ở
đây, ta được dặn chỉ nên thực hiện vế trước. Chứ đừng suy tính vế sau, dù có bị
lôi cuốn. Hấp dẫn. Nhiều điều. Chết cho chính mình, có nghĩa là: dẹp bỏ bản ngã
xấu xa, cần cải thiện. Chứ không phải, là: chết cho thân xác. Cho cuộc sống.
Cũng chẳng là: chết đi cho cuộc đời. Dù cuộc đời dầy đầy những điều làm cho ta
chỉ muốn chết.
Trong cuốn
sách do mình viết với tựa đề “Các nhân đức cần thiết để tín hữu được sống
bình thường”, tác giả James Keenan đã khẳng định, rằng: Thủy chung, là lằn
ranh đậm nét nơi cuộc sống của tín hữu Đức Kitô. Tác giả còn biện luận: Giáo
hội bỏ ra quá nhiều thì giờ để giảng dạy về sự bất trung. Nhưng lại có quá ít
thời gian để nói về chuyện củng cố lòng chung thủy. Ông từng nói: đời người, ai
cũng có hai mục tiêu nhắm vào lòng đạo, đó là: sự chung thủy và công chính.
Trung thành với Cha. Thủy chung với mọi người. Đó là những gì tóm gọn điều Chúa
đã làm để cứu độ mọi người. Và là điều, Ngài hằng kêu gọi con dân đồ đệ, ở
trình thuật Phúc Âm hôm nay. Có thể, vì ta quá dễ dàng nghĩ đến những khó khăn,
cứ cho rằng chung thuỷ với bầu bạn là vấn đề đạo đức, khó hoàn thành.
Nhưng, một
khi ta thấy được tình bằng hữu là chìa khoá gỡ mở cuộc sống đạo đức, thì khi ấy
ta sẽ thấy rằng sống đời đạo đức cũng chỉ là chuyện tương tác, trong cuộc sống
thường ngày. James Keenan cũng viết: “Để đạt tới đó, có lẽ ta cần gọi nhau thật
nhiều. Thư từ nhiều hơn. Nấu nướng nhiều hơn. Tản bộ dài hơn nữa. Hoặc, nán lại
ở lâu hơn, với bạn bè. Và có lẽ, ta cũng nên cởi bỏ chính mình khỏi những thói
tật chỉ miết cân đong đo đếm những gì người khác đã làm hoặc đã không làm.
Không nói.
Tham dự
Tiệc Thánh Lòng Mến hôm nay, cầu mong sao ta có thể ứng đáp với lời mời của
Chúa, biết đặt sự thuỷ chung/bằng hữu thân thương vào trọng tâm cuộc sống rất
đạo đức. Biết đến mà tham dự các sinh hoạt
hằng ngày khả dĩ đưa ta vào với sống thực những gì mình được dạy dỗ. Như
thế mới đúng ý nghĩa của buổi tiệc rất thánh. Tiệc Lòng Mến, Chúa vẫn mời.
No comments:
Post a Comment