Các mối phúc thật
trong Luca (6: 20-26)
Muốn hiểu hướng của Lc :4 trong các mối phúc thật, cần phải
biết những trọng tâm của Luca:
a/ Nhấn đến sự từ bỏ mọi sự (18: 22; 5: 11-28; 14: 23)
Tinh thần đã được sống trong Hội thánh tiên khởi (Cv 2: 44t;
4: 32, 34t)
b/ Cách dùng của cải tối hảo là bố thí, làm phúc (14: 12-14; 6: 30. 34t; 12: 33; 16: 9; 19:8t)
c/ Những ví dụ nói lên cái nguy của tiền bạc của cải (12: 16-21; 16: 19-31).
Các đoạn đó cho thấy được rằng những điều chúc dữ như thể kèm ngay với của cải – không phải chỉ
vì là của, nhưng là tiêu biểu cho một sự lựa chọn: lựa chọn thế gian này. Vậy
nếu không tin có đời sau, thì người ta sẽ hiểu sai hẳn lời lẽ của Lc. Bởi, đời
sau đối với kẻ tin là một thực tại, thì việc lựa chọn trở nên một điều nhất
thiết phải làm giữa hai đàng: trần gian với của cải và đời sau với sự từ bỏ.
Môi trường của Luca.
Mội Hội thánh đã phát triển. Nhưng, tín hữu phần đông thuộc
hạng nghèo hèn trong xã hội thời bấy giờ. Những kẻ giàu có và quyền thế trong
xã hội ít có người chịu được sự từ bỏ để lĩnh nhận lấy Tin Mừng. Sự tách biệt
về tin tưởng lại còn kèm theo sự tách biệt về mặt kinh tế và xã hội. Luca viết
Tin Mừng để phục vụ Lời Chúa trong Hội thánh đó, một Hội thánh nghèo hèn mà lại
bị bắt bớ cấm cách. Lời của Chúa nên một lời an ủi, khích lệ, muốn nói với tín
hữu rằng chính trong cảnh nghèo hèn của họ, mà họ được nên những kẻ hưởng ân
thời cánh chung do Chúa Yêsu, Mệsia của những kẻ nghèo khó: nếu nơi Thiên Chúa
có thiên tư, ấy là lòng của Người đối với người nghèo khó, khốn nạn, xấu số
trên đời này.
Tất cả các điều đó đều dồn lại một điều này: tính cách tuyệt
đối của Nước Thiên Chúa đến với nhân loại trong Chúa Kitô. Lòng yêu mến của
Thiên Chúa đã đến với loài người, và đòi người ta mở ra cho lòng yêu mến. Nhưng
của cải lại là hàng rào tách biệt: của cải có tính cách một tà thần.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng
huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment