Chúa Nhật 25 Thường Niên Năm A
“Tình mới lớn phải không em, rất
mỏng”
Cách tập
tành nào cũng dễ hư hao
Thuở đầu
đời, cầm đũa thấp cao
Và nâng
chén, dĩ nhiên đổ vỡ.
Khi mỏi mòn
nghe đời mình trắc trở
Hơn lúc nào
tôi quá đỗi thương tôi!
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt
20: 1-16
Thuở
đầu đời, tập tành là để “quá đỗi thương tôi”. Đã hẳn, điều ấy nhà thơ nay mới
biết. Với nhà Đạo, sống đời công chính, là ý hướng Thầy vẫn dạy dân con, qua
trình thuật.
Trình
thuật, đề cập đến chủ đề xuyên suốt từ Cựu - Tân Ước, đến hôm nay. Chủ đề làm
nền ở đây, là lời gọi mời từ Thầy Chí Thánh gửi đến với mọi người -cá nhân và
tập thể- hãy cố mà sống lấy, đời công chính. Sống công chính, là chủ trương
sống cuộc đời, được Chúa dẫn giải qua dụ ngôn “ngày mướn thợ”.
Dụ
ngôn hôm nay, nối thẳng với Phúc Âm chương 19 của thánh Mát-thêu. Vào buổi đó,
có hội thoại giữa Đức Giê-su và các tông đồ, với lời Chúa quả quyết, ngay sau
truyện người thanh niên giàu từ chối một quyết tâm. Và, Chúa nhắn nhủ: “Có nhiều kẻ đầu hết, sẽ nên cuối hết, và
những kẻ cuối hết sẽ nên đầu hết” (Mt 19: 30), ở Nước Trời.
Dụ
ngôn hôm nay Chúa tỏ bày thật rõ nét, về Nước Trời. Chủ vườn, tảng sáng ra đã
kiếm thợ cho vườn nho, của mình. Thợ đến làm, nhất quyết tuân thủ mọi cam kết,
giữa đôi bên. Thoả thuận miệng, (ngày nay gọi là hợp đồng) cam kết mỗi người
nhận lãnh, một quan tiền. Chẳng cần biết thợ đến từ giờ nào. Kết thúc vào lúc
nào. Mỗi người được hứa, sẽ trả theo “giá phải chăng”.
Đã
thoả thuận giá cả, nhưng sao người làm vẫn kêu ca? Oán trách? Thái độ của người
thợ, gợi nhớ tâm trạng những than và trách của người Do Thái, vốn kình chống
lối hành xử chính trực/“phải chăng”, của Môsê và A-ha-rôn, ở sa mạc (Xh 16:
3-8).
Nghe lại thoả thuận của
chủ vườn, ta thấy rõ một hành xử chính trực/phải chăng: “Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi một quan tiền sao?”. Và thợ vườn,
nay “há miệng mắc quai”, vì đã chấp nhận thoả thuận ấy. Thêm nữa, ở đây thánh
Mát-thêu ghi thêm ý chủ lực: “Còn tôi,
tôi muốn cho người vào làm sau chót được bằng bạn, há tôi lại không được phép
làm như tôi muốn, sao? Hay, vì thấy tôi tốt bụng mà bạn ghen tức?” (Mt 16:
14-16).
Câu
trả lời, nói lên bài học quan trọng về sự công minh, của Đức Chúa. Nhìn sự
việc, theo quan niệm hẹp hòi của người thường, ta những tưởng truyện ở đây
không mang nhãn giới công bình, chính trực. Bởi, như quan niệm ở đời, vẫn là:
làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Vẫn thấy nhan nhản ở đời thường: lương luật
sư/bác sĩ vẫn ở trên số tiền kiếm được, của công nhân/lao động.
Người
đời vẫn cứ lầm tưởng, làm nhiều cho Chúa, ta sẽ được Ngài đoái thương nhiều.
Trọng thưởng nhiều hơn người thường. Bởi thế nên, dụ ngôn hôm nay, đích thực
phản ánh thái độ của những người quen thói kêu rêu/chê trách, đấn bậc ở trên.
Bàn về công minh – chính trực, cũng nên nhìn sự việc bằng những tầm nhìn, khác
biệt.
Trước
hết, làm nhiều điều cho Chúa/cho mọi người, không nhất thiết ràng buộc Chúa
phải thương ta nhiều hơn người khác. Bởi, có làm nhiều hay chẳng làm gì cả,
cũng đâu thể buộc Chúa thương con người nhiều hơn mức độ, Ngài vẫn yêu. Thêm
nữa, Chúa không nhìn vào số lượng công việc con người làm. Cho bằng, Ngài nhìn
vào tình cảnh mỗi đang sinh sống.
Có
thể là, dân con nhà Đạo hôm nay, sẽ xử sự như các thợ đến vào giờ đầu. Tức,
những người vốn nghĩ rằng: mình lâu nay tuân giữ chặt chẽ luật của Chúa, chắc
chắn sẽ lĩnh nhiều bổng lộc, qua mọi hình thức. Và từ đó cho rằng: họ sẽ “hơn
hẳn” người dân thường, đến với Chúa chỉ một giờ. Hôm nay, chắc vẫn còn nhiều
người suy tính, hệt như thợ vườn đến đầu giờ, như thế.
Nghĩ
như thế, tức không thích hợp với phương cách Chúa xử sự. Xử sự như các tông đồ,
là những người đến với Chúa, vào phút chót. Các thánh xả thân phục vụ Chúa,
trên đường rong ruổi buổi chiều hôm. Tuy thế, các ngài vẫn nhận lãnh chỉ một
tình thương, như mọi người. Nhận lãnh nhiều, tức phải mở rộng lòng mình. Cho
nhiều. Cho nhanh chóng và rộng rãi, khi Chúa đến kêu gọi ta từ bỏ mọi việc, để
theo Ngài. Chỉ thế thôi.
Nếu
có ai, ngả theo phe của thợ “đến giờ đầu” chỉ biết cằn nhằn/chê trách giới ở
trên, hãy nhớ đến cảnh tình của riêng mình. Nhớ, để tỏ lòng cảm kích biết ơn vì
Đức Chúa công minh. Ngài công minh, đến độ sự kiên nhẫn của Ngài, cũng giới
hạn. Chúa thương Mẹ, và các thánh cùng một cách, một mức độ như mọi người. Thử
nghĩ xem, mình chỉ là người được gọi mời vào giờ phút cuối, lại được nhận lãnh
bằng người đầu hết, hẳn ta sẽ biết ơn Ngài, biết chừng nào.
Chúa
thương ta, như tình cảnh ta đang sống. Ngài không giữ sổ hụi, ghi nợ đối với
ai. Dù có là thánh nhân, tham gia nhà vườn vào giờ đầu, ta vẫn có thể rời bỏ
Ngài, vào phút cuối. Là tội phạm, dù có đến vào giờ chót, ta vẫn có nhiều cơ
hội để hồi hướng, trở về. Về với Ngài. Với cộng đoàn. Với tương quan mật thiết,
có từ lâu. Dù, ta có cất bước đi hoang, rất lầm lỡ.
Đó
còn là, tâm trạng của những người đến vào giờ đầu. Rất sốt sắng tham gia công
việc của Chúa. Rất hiệu năng. Hăng say. Nhưng, đã vội “bỏ của, chạy lấy người”
khi có khó khăn xảy đến. Khi gặp khổ, là có thể bỏ Chúa. Bỏ anh em. Thêm nữa,
còn là trường hợp của những người gia nhập Đạo, vì gượng ép. Mông lung. Họ giữ
Đạo, rất hình thức. Họ sống Đạo, nhưng chỉ chú trọng bề ngoài. Dễ đổi thay.
Chẳng hăng say quan hệ mật thiết với Chúa, với mọi người, nữa.
Tin
Mừng hôm nay, thêm một điều: dù ta có hành xử sai trái không ít. Dù, ta có thất
bại rất nhiều lần. Dù, ta sống tâm trạng của người “đến vào giờ cuối”, trễ nải,
ta vẫn hân hạnh gặp gỡ Chúa. Là Đấng Công Minh, Chúa chẳng hề chấp nê vị nể,
bất cứ một ai. Chính vì Công Minh, nên Ngài đã bỏ 99 chiên con hiền lành, để
tìm mỗi chiên lạc. Bơ vơ. Sợ hãi. Là Cha Nhân Hiền, Ngài mở tiệc mừng đón người
con đi hoang, chịu hồi hướng. Ngài để mặc người anh cả, những cằn nhằn. Trách
móc. Thở than.
Trình
thuật hôm nay, cũng cho thấy: Chúa vẫn theo đường lối riêng Ngài đã chọn. Trưng
dụ ngôn “thợ làm vườn”, Ngài cốt để cho dân con đồ đệ, đối xử giống như Ngài.
Đối xử, trong tha thứ. Hoà mình. Tha thứ và hoà mình, để ta sống vui với tất cả
người anh, người chị trong cộng đoàn. Sống vui, như Tin Mừng từng nhấn mạnh. Đó
chính là, phương cách tốt đẹp nhằm giúp dân con, biết sống hài hoà với mọi
người.
Bài
học hôm nay, còn giúp ta chấp nhận mọi người như chính họ. Đánh giá mọi người,
theo tư cách con người của họ. Theo khả năng/công việc của mỗi người. Theo vị
thế, chức năng cao hay thấp. Không thành kiến. Chẳng kỳ thị. Bởi, trong xã hội
nhiễu nhương hôm nay, tất cả chúng ta đều là con một Cha. Là anh là chị, và em
chung một nhà. Hãy đối xử với mọi người, đúng như con người họ. Không câu nệ.
Không chấp nê. Dù, quá khứ của họ có đượm nhiều u ám. Thấp kém. Đau buồn.
Sống
như thế, chắc chắn ta sẽ được Chúa tiếp sức. Hộ phù. Ngài hộ phù, để ta có thể
học hỏi và tuân thủ đường lối công minh – chính trực, Ngài vẫn dạy. Để rồi, khi
ấy, con đường rộng mở ta đi đến, sẽ là đường lối Ngài bảo ban. Tư tưởng của ta,
khi ấy, sẽ là ý Ngài từng mong muốn. Niềm tin của ta, khi ấy, sẽ giải phóng hết
mọi người.
Trong
hân hoan sống lời Ngài dạy bảo, ta sẽ ca vang tiếng hát của nghệ sĩ, khi xưa
viết::
“Ta
như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận
cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời
xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích
kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt
mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười
không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn
sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào
mặt nhân gian”.
(Nguyễn Đức Quang- Việt Nam quê hương ngạo nghễ)
Dấn bước đi, là bước theo đường công
chính. Có Chúa đồng hành, kề cận. Chúa đồng hành, ta sẽ không còn “nghe đời
mình đầy trắc trở”. Nhưng, vẫn cười vang. “Tung xiềng vào nhân gian”. Nhân gian
ngạo nghễ. Thiếu công minh. Chưa chính trực.
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment