Monday, 19 September 2011

Chân Phước Gioan Phaolô II: Tông thư Sứ Mạng Chúa CỨu Thế

Sứ Mạng Đấng Cứu Thế

Tông Thư

Của Đức Giáo Hoàng

Gio-an Phao-lô Đệ Nhị

Về

Tính Vĩnh Viễn Đúng Đắn

Trong

Sứ Mạng Truyền Giáo Của Giáo Hội

07.12.1990

Việt ngữ:

Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn


Công việc này được bắt đầu

như một chút hướng lòng về lễ phong Chân Phước

Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị

ngày 01.May.2011

và như một lời nguyện

dành cho thế hệ linh mục trẻ,

đặc biệt DCCT VN,

theo ý chú Mai Tá.

Cảm ơn chú Mai Tá đã gởi công việc này cho con.

* Tài liệu này dùng bản dịch Thánh Kinh của

Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

** Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng với trình độ hạn hẹp,

bản Việt ngữ này chắc chắn không tránh khỏi sai sót.

Mọi góp ý hay sửa đổi xin gởi về

hanhmynguyen@gmail.com

Chân thành cảm ơn.

Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn

22.Apr.2011 – dd.mmm.yyyy


Mục Lục

Lời Dẫn Nhập_ 5

I. Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Thế Duy Nhất 8

“Không ai đến được với Cha, mà không qua Thầy” 8

Niềm tin vào Đức Ki-tô dẫn đến sự tự do của nhân loại 10

Giáo Hội trong vai trò Dấu Chỉ và Công Cụ Cứu Độ_ 12

Ơn cứu độ của Đức Ki-tô là dành cho tất cả mọi người 13

“Chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4:20) 13

II. Vương Quốc Thiên Chúa_ 16

Đức Ki-tô làm hiện diện Vương Quốc Thiên Chúa_ 16

Tính chất và đòi hỏi của Vương Quốc Thiên Chúa_ 17

Nơi Đức Ki-tô Phục Sinh Vương Quốc Thiên Chúa được viên mãn và loan truyền xx

Mối liên hệ giữa Vương Quốc Thiên Chúa với Đức Ki-tô và với Giáo Hội xx

Giáo Hội trong vai trò phục vụ cho Vương Quốc Thiên Chúa_ xx

III. Chúa Thánh Thần, yếu tố chủ yếu của việc truyền giáo_ xx

Sai đi “đến tận cùng thế giới” xx

Chúa Thánh Thần hướng dẫn sứ mạng của Giáo Hội xx

Chúa Thánh Thần biến toàn thể Giáo Hội thành nhà truyền giáo_ xx

Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt động trong mọi nơi mọi lúc xx

Hoạt động truyền giáo chỉ mới bắt đầu_ xx

IV. Những chân trời bao la của sứ mạng “ad gentes - cho muôn dân muôn nước” xx

Một bối cảnh tôn giáo phức tạp và luôn biến đổi xx

Giá trị của sứ mạng “cho muôn dân muôn nước” vẫn tồn tại xx

Hướng đến tất cả mọi người, bất kể trở ngại xx

Các yếu tố của sứ mạng “cho muôn dân muôn nước” của Giáo Hội xx

Sự trung thành với Đức Ki-tô và việc đề cao tự do của nhân loại xx

Hướng sự quan tâm tới miền nam và miền đông_ xx

V. Những nẻo đường truyền giáo_ xx

Hình thức đầu tiên của việc Phúc Âm hóa là làm chứng nhân_ xx

Sự loan báo thưở ban đầu về Đức Ki-tô Đấng Cứu Thế_ xx

Cải đạo và Phép Rửa_ xx

Việc thành lập các giáo hội địa phương_ xx

“Cộng đồng địa phương” như một sức mạnh của việc Phúc Âm hóa_ xx

Đưa Thánh Kinh hòa nhập vào các giáo hội địa phương_ xx

Đối thoại với các anh chị em thuộc những tôn giáo khác xx

Đề cao việc phát triển bằng cách hình thành tri thức xx

Bác ái: Nguồn và chuẩn mực của truyền giáo_ xx

VI. Người lãnh đạo và người truyền giáo trong the missionary apostolate_ xx

Những người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động truyền giáo_ xx

Nhà truyền giáo và các tổ chức Ad Gentes xx

Linh mục địa phận trong sứ mạng truyền giáo chung_ xx

Hoa quả truyền giáo của đời sống thánh hiến_ xx

Tất cả giáo dân đều là nhà truyền giáo qua phép Rửa Tội xx

Công việc của giáo lý viên và sự đa dạng của các việc mục vụ_ xx

Thánh Bộ Phúc Âm hóa và những tổ chức truyền giáo_ xx

VII. Sự hợp tác trong những hoạt động truyền giáo_ xx

Cầu nguyện và hy sinh cho các nhà truyền giáo_ xx

“Lạy Chúa con đây! Con đã sẵn sàng! Xin sai con đi!” xx

“Cho đi thì có phúc hơn là nhận lãnh” xx

Những hình thức mới của sự hợp tác trong việc truyền giáo_ xx

Sự đề cao và hình thành việc truyền giáo trong đoàn dân Chúa_ xx

Trách nhiệm chủ yếu của Các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng_ xx

Không những chỉ đóng góp cho sứ mạng truyền giáo, mà còn lãnh nhận từ sứ mạng đó xx

Thiên Chúa đang chuẩn bị một mùa xuân mới cho Thánh Kinh_ xx

VIII. Linh đạo truyền giáo_ xx

Được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần_ xx

Sống mầu nhiệm của Đức Ki-tô, “Đấng được sai đi” xx

Yêu mến Giáo Hội và tha nhân như Chúa Giê-su đã yêu! xx

Ai là nhà truyền giáo đích thật thì đó là một vị Thánh_ xx

Kết xx


Cùng các chư huynh quý mến,

các con thân yêu,

xin cầu chúc sức khỏe và Ơn Lành Tòa Thánh đến tất cả mọi người!

Lời Dẫn Nhập

1. Sứ mạng của Đức Ki-tô Đấng Cứu Thế – sứ mạng đã được trao phó cho Giáo Hội – vẫn còn vô vàn công việc chưa hoàn tất. Vào lúc Thiên Niên Kỷ thứ hai sau ngày giáng thế của Đức Ki-tô đang sắp chấm dứt(*), một cái nhìn tổng quát về chủng loại loài người cho thấy rằng sứ mạng này vẫn chỉ là mới khởi đầu, và rằng chúng ta cần phải hết lòng quyết tâm tận tụy với sứ mạng này. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thôi thúc chúng ta loan truyền những kỳ công của Thiên Chúa: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9:16).

_______________

(*) Chú thích của người dịch: tính ở thời điểm 1990, cuối thế kỷ XX, khi Tông Thư này được ban hành.

Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi cảm nhận một trách nhiệm cấp bách phải lặp lại lời thống thiết như trên của Thánh Phao-lô. Kể từ lúc bắt đầu triều đại Giáo Hoàng của tôi, tôi đã chọn đi đến khắp nơi tận cùng thế giới nhằm mục đích nêu cao mối quan tâm về sứ mạng truyền giáo này. Sự tiếp xúc trực tiếp của tôi với những người không biết Đức Ki-tô đã càng làm cho tôi tin chắc hơn về sự khẩn thiết của hoạt động truyền giáo – đề tài mà tôi sẽ dành trọn trong Tông Thư này.

Công Đồng Vatican II đã tìm cách đổi mới đời sống và hoạt động của Giáo Hội trước những nhu cầu của thế giới đương thời. Công Đồng đã nhấn mạnh “bản chất truyền giáo” của Giáo Hội, đặt bản chất đó qua một cách năng động nơi chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì thế, niềm thôi thúc truyền giáo là thuộc về ngay chính bản chất của đời sống Ki-tô hữu, và cũng là mục đích của việc đại kết: “để tất cả nên một … như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17:21).

2. Đến nay Công Đồng Vatican II đã gặt hái được nhiều hoa quả trong các hoạt động truyền giáo. Đã có sự gia tăng con số các giáo hội địa phương với riêng hàng Giám Mục, giáo sĩ, và giáo dân hoạt động trong vai trò tông đồ. Sự hiện diện của các cộng đoàn Ki-tô Giáo ngày càng trở nên rõ nét trong nhịp sống tại các quốc gia, và sự hiệp thông giữa các giáo hội đã dẫn tới một sự trao đổi sống động những lợi ích và những ân phúc thiêng liêng. Sự sốt sắng dấn thân của hàng ngũ giáo dân vào công cuộc phúc âm hóa đang thay đổi nhịp sống của giáo hội, trong khi một số giáo hội đang ngày càng cởi mở hơn trong việc gặp gỡ tiếp xúc với các tín đồ thuộc những giáo phái Ki-tô Giáo khác và các tôn giáo khác, và tiến đến việc đối thoại và hợp tác với họ. Trên hết, có một sự nhận thức mới mẻ, rằng hoạt động truyền giáo là việc của tất cả mọi Ki-tô hữu, của tất cả các giáo xứ và giáo phận, của tất cả mọi cơ chế và tổ chức trong Giáo Hội.

Song le, trong thời “mùa xuân mới” này của Ki-tô Giáo, có một khuynh hướng tiêu cực không thể chối cãi được, và văn kiện này là nhằm mục đích giúp vượt qua khuynh hướng đó. Hoạt động truyền giáo đặc biệt nhắm đến “muôn dân muôn nước” (ad gentes) có vẻ như đang trên đà suy thoái, và khuynh hướng này dĩ nhiên là không thuận với những chỉ đạo của Công Đồng Vatican II và các tuyên bố sau đó của Ủy Ban Huấn Giáo. Các khó khăn nội tại lẫn ngoại tại đã làm suy yếu đà truyền giáo của Giáo Hội cho người ngoài-Ki-tô-Giáo, sự thật này phải làm dấy lên nỗi quan ngại trong lòng tất cả những ai tin vào Đức Ki-tô. Bởi vì trong lịch sử Giáo Hội, động lực truyền giáo đã luôn luôn là một dấu chỉ của sự vững mạnh, cũng tương tự như sự suy giảm động lực đó là một dấu chỉ của một cuộc khủng hoảng niềm tin.1

1 X. Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Lục, Thông Điệp Ngày Quốc Tế Truyền Giáo, 1972, Insegnamenti X, (1972), 522: ‘Có bao nhiêu sự căng thẳng nội bộ – những sự căng thẳng làm suy yếu và chia rẽ một số giáo hội địa phương hay các tổ chức trong giáo hội – sẽ tan biến đi trước niềm tin vững chắc là sự cứu độ cho các cộng đoàn địa phương được đạt tới là nhờ vào sự hợp tác trong việc loan báo Tin Mừng đến tận những miền xa xôi nhất trên địa cầu!’

Hai mươi lăm năm sau khi kết thúc Công Đồng Vatican II và việc ban hành Huấn Sắc Ad Gentes (Huấn Sắc về Công Cuộc Truyền Giáo Cho Muôn Dân Muôn Nước), mười lăm năm sau khi Huấn Dụ Evangelii Nuntiandi (Công Cuộc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại) được Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Lục ban hành, và trong sự tiếp nối những giáo huấn của các vị tiền nhiệm của tôi,2 tôi muốn mời gọi Giáo Hội hãy nhóm lại lòng quyết tâm hăng say truyền giáo. Văn kiện này nhắm đến mục đích là sự đổi mới nội tâm về đức tin và đời sống Ki-tô hữu. Bởi vì hoạt động truyền giáo làm đổi mới Giáo Hội, làm tươi trẻ lại niềm tin và căn tính Ki-tô hữu, và đem lại lòng nhiệt thành tươi mới và những sáng kiến mới mẻ. Đức tin được củng cố khi đức tin đó được loan truyền đến những người khác! Chính trong niềm quyết tâm phục vụ cho sứ mạng truyền giáo chung của Giáo Hội mà cuộc phúc âm hóa mới cho các Ki-tô hữu sẽ tìm được sự hỗ trợ và niềm hứng khởi.

2 X. Đức Giáo Hoàng Benedict XV, Tông Thư Maximum Illud (Tông Thư về Sự Loan Truyền Đức Tin Cho Khắp Thế Giới) (30 tháng Mười Một năm 1919): AAS 11 (1919), 440-455; Đức Giáo Hoàng Pius XI, Tông Thư Rerum Ecclesiae (Tông Thư về Sứ Mạng Công Giáo) (28 tháng Hai năm 1926): AAS 18 (1926), 65-83; Đức Giáo Hoàng Pius XII, Tông Thư Evangelii Praecones (Tông Thư về việc Đề Cao Sứ Mạng Công Giáo) (2 tháng Sáu năm 1951): AAS 43 (1951), 497-528; Tông Thư Fidei Donum (Tông Thư về Tình Hình Hiện Tại của Sứ Mạng Công Giáo, Đặc Biệt ở Phi Châu) (2 tháng Tư năm 1957): AAS 49 (1957), 225-248; Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII, Tông Thư Princeps Pastorum (Tông Thư Hoàng Tử của Các Mục Tử về Công Cuộc Truyền Giáo, Giáo Sĩ Địa Phương, và Sự Tham Gia của Giáo Dân) (28 tháng Mười Một năm 1959): AAS 51 (1959), 833-864.

Nhưng điều đã thôi thúc tôi thậm chí còn mãnh liệt hơn để tuyên bố tính khẩn thiết của sứ mạng phúc âm hóa chính là vì đó là sứ vụ chính yếu mà Giáo Hội có thể mang lại cho mỗi một cá nhân và cho toàn thể nhân loại trong thế giới hiện đại, một thế giới đã và đang nếm trải những thành tựu tuyệt vời nhưng dường như lại đánh mất cảm thức về cốt lõi của thực tế và về sự hiện hữu của chính thế giới đó. “Đức Ki-tô Đấng Cứu Chuộc” – như tôi đã viết trong Tông Thư đầu tiên của tôi – “đã vén mở cho nhân loại mặc khải về chính Người … Những ai ao ước tìm hiểu Người một cách sâu sắc … phải … kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô … Công Trình Cứu Chuộc diễn ra qua Thập Giá chắc chắn đã khôi phục phẩm giá cho nhân loại và đã hoàn lại ý nghĩa cuộc đời cho nhân loại trong thế giới này”.3

3 Tông Thư Redemptor Hominis (Tông Thư Đấng Cứu Độ Nhân Loại) (4 tháng Ba năm 1979): AAS 71 (1979), 274f.

Tôi còn có những lý do và những mục đích khác nữa: đó là để đáp lại rất nhiều lời thỉnh nguyện về một văn kiện như thế này; để giải tỏa những nghi vấn và những khúc mắc về hoạt động truyền giáo ad gentes – cho muôn dân muôn nước, và để củng cố quyết tâm của những anh chị em gương mẫu đang hiến đời mình cho việc truyền giáo và những ai đang nâng đỡ họ; để ươm trồng những ơn gọi truyền giáo; để khuyến khích các thần học gia thám hiểm và giảng nghĩa một cách có hệ thống những khía cạnh khác nhau của hoạt động truyền giáo; để mang lại một động lực mới mẻ cho hoạt động truyền giáo bằng cách ươm trồng lòng quyết tâm dấn thân của một số giáo hội tiêu biểu – nhất là những giáo hội mới thành lập gần đây – trong việc sai đi và tiếp nhận các nhà truyền giáo; và để làm yên lòng những người ngoài-Ki-tô-Giáo và đặc biệt là các nhà cầm quyền tại các quốc gia mà hoạt động truyền giáo đang nhắm tới, rằng tất cả những điều này chỉ có duy nhất một mục đích là: phục vụ cho con người bằng cách vén mở cho họ thấy tình thương của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô.

3. Hỡi muôn dân khắp mọi nơi, hãy mở cửa cho Đức Ki-tô! Tin Mừng của Người hoàn toàn không có điều gì làm hạ giảm sự tự do của nhân loại, hay hạ giảm sự tôn trọng mà mỗi một nền văn hóa đều xứng đáng được hưởng, hay hạ giảm bất cứ những điều gì tốt đẹp trong mỗi tôn giáo. Qua việc chấp nhận Đức Ki-tô, các bạn cởi mở chính mình cho chính Ngôi Lời của Thiên Chúa, cho Đấng mà nhờ Người Thiên Chúa đã mặc khải trọn vẹn chính mình cho nhân loại và đã chỉ cho chúng ta con đường đến với Người.

Con số những người không biết Đức Ki-tô và không thuộc về Giáo Hội vẫn cứ mãi tiếp tục trên đà gia tăng. Quả thật, kể từ lúc kết thúc Công Đồng Vatican II con số đó đã tăng lên gần gấp đôi. Khi chúng ta nghĩ đến thành phần khổng lồ này của nhân loại – những người được Đức Chúa Cha thương yêu và sai Chúa Con đến cho họ – thì tính khẩn thiết trong sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là quá rõ rệt.

Mặc khác, thời đại của chính chúng ta cung cấp cho Giáo Hội những cơ hội mới trong lãnh vực này: chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của những hệ thống tư tưởng và những hệ thống chính trị áp bức; sự khai mở những mặt trận mới và sự hình thành một thế giới nối kết với nhau nhiều hơn nhờ sự gia tăng những phương tiện truyền thông; sự khẳng định trong số những người sống Tin Mừng về các giá trị mà Đức Giê-su đã thể hiện qua chính cuộc đời Người (hòa bình, công lý, tình huynh đệ, lòng quan tâm đến người nghèo khó thiếu thốn); và một loại kinh tế vô hồn cùng với sự phát triển kỹ thuật mà rồi cũng chỉ khiến người ta muốn tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa, về nhân loại và về chính ý nghĩa của cuộc đời.

Thiên Chúa đang mở rộng trước mắt Giáo Hội những chân trời của một nhân loại đã chín muồi hơn cho việc gieo rắc hạt giống Tin Mừng. Tôi cảm thấy thời điểm đã đến để dồn hết tất cả năng lực của Giáo Hội vào tiến trình phúc âm hóa mới và vào sứ mạng ad gentes – cho muôn dân muôn nước. Không một Ki-tô hữu nào, không một thể chế nào của Giáo Hội có thể trốn tránh nhiệm vụ tối trọng này: nhiệm vụ truyền bá Đức Ki-tô cho muôn dân muôn nước.


Chương Một

_____________________________________

Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Thế Duy Nhất

4. Trong tông thư đầu tiên của tôi – trong đó tôi hoạch định chương trình cho Giáo Triều của tôi – tôi đã nói rằng “chức năng căn bản của Giáo Hội trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại của chúng ta, là quy hướng tâm hồn nhân loại, là quy hướng tri thức và trải nghiệm của toàn thể nhân loại về mầu nhiệm Đức Ki-tô.4

4 Đã dẫn: như trên, 275.

Sứ mạng phổ quát của Giáo Hội được nảy sinh từ niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, như đã được khẳng định trong lời tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngôi: “Tôi tin kính một Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời…. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế: bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a, và đã làm người.”5 Sự kiện Cứu Thế mang lại ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người, “bởi vì mỗi một người đều được dự phần vào mầu nhiệm Cứu Thế, và mỗi một người đều được Đức Ki-tô kết hợp vĩnh viễn với chính Người qua mầu nhiệm đó”.6 Chỉ có trong đức tin mà sứ mạng của Giáo Hội có thể được thông hiểu và chỉ có trong đức tin mà sứ mạng đó có được nền tảng.

5 Kinh Tin Kính Nicene-Constantinopolitan: DS 150.

6 Tông Thư Redemptor Hominis (Tông Thư Đấng Cứu Độ Nhân Loại), 13: như trên, 283.

Tuy nhiên, cũng bởi kết quả của những sự thay đổi đã diễn ra trong thời đại ngày nay và sự lan truyền của những tư tưởng thần học mới mẻ, một số người đã băn khoăn: “Việc truyền giáo cho người ngoài-Ki-tô-Giáo có còn ý nghĩa gì nữa không? Chẳng phải việc truyền giáo đó đã được thay thế bằng việc đối thoại liên tôn hay sao? Chẳng phải sự tiến triển của nhân loại là một mục đích đầy đủ cho sứ mạng của Giáo Hội hay sao? Chẳng phải việc tôn trọng lương tâm và tôn trọng tự do của con người đã gạt ra ngoài lề tất cả những nỗ lực cải đạo hay sao? Chẳng phải là dù theo bất cứ tôn giáo nào thì cũng có thể đạt tới sự cứu rỗi hay sao? Vậy thì tại sao lại cần phải có hoạt động truyền giáo?

“Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy (Ga 14:6)

5. Nếu đi ngược dòng thời gian trở về những thời kỳ sơ khởi của Giáo Hội, chúng ta thấy một niềm xác quyết rõ ràng rằng Đức Ki-tô chính là Đấng Cứu Thế duy nhất cho tất cả muôn dân, là Đấng duy nhất có khả năng vén mở mầu nhiệm về Thiên Chúa và có khả năng dẫn đưa nhân loại đến với Thiên Chúa. Khi đáp lời các thủ lãnh, các kinh sư và kỳ mục Do-thái – những người đã tra hỏi các Tông Đồ về việc chữa lành cho một người què tàn tật, ông Phê-rô đã nói rằng: “Chính nhờ danh Đức Giê-su Ki-tô, người Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị … Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Cv 4:10, 12). Lời tuyên bố này, được đưa ra với Thượng Hội Đồng Do-thái, có một giá trị phổ quát, bởi vì đối với tất cả mọi người – Do-thái cũng như Dân Ngoại – ơn cứu độ chỉ có thể đến từ Đức Giê-su Ki-tô mà thôi.

Sự phổ quát của ơn cứu độ này từ Đức Giê-su Ki-tô được khẳng định xuyên suốt trong Tân Ước. Thánh Phao-lô công nhận Đức Ki-tô Phục Sinh là Thiên Chúa. Thánh nhân viết rằng: “Thật thế, mặc dầu người ta cho là có những thần ở trên trời hay dưới đất – quả thực, ‘thần’ cũng lắm mà ‘chúa’ cũng nhiều – nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu” (1 Cr 8:5-6). Một Chúa được khẳng định bằng cách tương phản với con số nhiều những ông ‘thần’ và ‘chúa’ vẫn thường được người ta chấp nhận. Thánh Phao-lô phản ứng lại với chủ nghĩa đa thần trong môi trường tôn giáo trong thời đại của ông, và nhấn mạnh điều gì là đặc tính của Ki-tô Giáo: niềm tin vào một Thiên Chúa và niềm tin vào một Đức Chúa Con do Thiên Chúa sai đến.

Trong Tin Mừng của Thánh Gio-an, ơn cứu độ phổ quát này của Đức Ki-tô gói trọn tất cả mọi khía cạnh trong sứ mạng của Người về ân phúc, chân lý, và mặc khải: ngôi Lời là “ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1:9). Và một lần nữa, “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1:18; x. Mt 11:27). Mặc khải của Thiên Chúa trở nên rõ rệt và trọn vẹn nhờ Con duy nhất của Người: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” (Dt 1:1-2; x. Ga 14:6). Trong những Lời mặc khải rõ rệt này, Thiên Chúa đã tỏ mình cho nhân loại trong một cách trọn vẹn nhất có thể khả dĩ. Người đã tỏ cho nhân loại biết Người là ai. Sự tự-mặc-khải rõ rệt này của Thiên Chúa là lý do căn bản của việc tại sao Giáo Hội có tính truyền giáo từ tận trong bản chất. Giáo Hội không thể làm gì khác hơn là truyền bá Tin Mừng, nghĩa là, truyền bá sự trọn vẹn của chân lý mà Thiên Chúa đã cho chúng ta được biết về Người.

Đức Ki-tô chính là đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại: “Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi. Và để làm chứng về điều này, tôi được đặt làm người rao giảng và làm Tông Đồ – tôi nói thật chứ không nói dối – nghĩa là làm thầy dạy các dân ngoại về đức tin và chân lý.” (1 Tm 2:5-7; x. Dt 4:14-16). Vì thế, không ai có thể đạt được sự hiệp thông với Thiên Chúa ngoại trừ qua Đức Ki-tô, nhờ tác động của Đức Chúa Thánh Thần. Sự trung gian duy nhất và phổ quát của Đức Ki-tô, chẳng những không hề là một chướng ngại trong cuộc hành trình đến với Thiên Chúa, mà là con đường do chính Thiên Chúa thiết lập – sự thật này Đức Ki-tô hoàn toàn hiểu rõ. Mặc dù những hình thức có phần nào có tính trung gian trong những thể loại khác và những tầm mức khác không bị loại bỏ, nhưng những hình thức đó đạt được ý nghĩa và giá trị chỉ từ trung gian của Đức Ki-tô, và chúng không thể được xem là có giá trị song song hay có tính bổ sung cho sự trung gian Đức Ki-tô.

6. Nếu đưa ra bất cứ sự phân chia nào giữa ngôi Lời và Đức Giê-su Ki-tô thì đều là đối nghịch với niềm tin Ki-tô Giáo. Thánh Gio-an tuyên bố rõ ràng rằng ngôi Lời, Đấng mà “lúc khởi đầu đã có cùng Thiên Chúa”, chính là Đấng đã “trở nên người phàm” (Ga 1:2, 14). Đức Giê-su là Ngôi Lời Nhập Thể – một bản thể duy nhất và không thể tách rời. Người ta không thể phân chia Đức Giê-su khỏi Đức Ki-tô hoặc nói về một “nhân vật Giê-su lịch sử” khác biệt với “Đức Ki-tô của đức tin”. Giáo Hội nhìn nhận và tuyên xưng Đức Giê-su là “Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16): Đấng Ki-tô chính là không ai khác hơn Đức Giê-su Na-da-rét; Người là Lời của Thiên Chúa hóa thành phàm nhân cho sự cứu độ tất cả mọi người. Nơi Đức Ki-tô “tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” (Cl 2:9) và “từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1:16). Đấng “Con Một, hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha” (Ga 1:18) là “Con yêu dấu, Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi … Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên Thập Giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1:13-14, 19-20). Chính tính chất duy nhất này của Đức Ki-tô đã làm cho Người một tầm quan trọng tuyệt đối và phổ quát, nhờ đó, mặc dù thuộc về lịch sử, Người vẫn là trung tâm và mục đích của lịch sử:7 “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng” (Kh 22:13).

7 X. Công Đồng Vatican Đại Kết II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes (Hiến Chế Niềm Vui và Hy Vọng), 2.

Do đó, mặc dù đó là điều chính đáng và hữu ích để suy xét đến những khía cạnh khác nhau về mầu nhiệm Đức Ki-tô, chúng ta không bao giờ được quên tính hiệp nhất của mầu nhiệm đó. Trong quá trình khám phá và cảm tạ những ân phúc dồi dào – nhất là những ân phúc tâm linh quý giá – mà Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi người, chúng ta không thể tách rời những ân phúc đó ra khỏi Đức Giê-su Ki-tô, Đấng là trung tâm của chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Cũng như “qua việc đầu thai nhập thể, trong một ý nghĩa nào đó thì Con Thiên Chúa đã kết hợp chính mình với từng người một”, thì “chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng Đức Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người chúng ta khả năng được thông phần vào Mầu Nhiệm Phục Sinh theo cách thức của Thiên Chúa”.8 Kế hoạch của Thiên Chúa là “hợp nhất tất cả mọi sự nơi Đức Ki-tô, mọi sự trên trời cũng như mọi sự dưới đất” (Ep 1:10).

8 Đã dẫn, 22.

Niềm tin vào Đức Ki-tô dẫn đến sự tự do của nhân loại

7. Tính khẩn thiết của hoạt động truyền giáo có căn nguyên từ sự mới mẻ triệt để của sự sống mà Đức Giê-su đã mang lại và các môn đệ của Người đã sống theo gương đó. Sự sống mới này là một món quà do Thiên Chúa ban tặng, và con người được yêu cầu chấp nhận và phát triển món quà đó, nếu như họ muốn thực hiện trọn vẹn sứ mạng của họ qua việc tương hợp với Đức Ki-tô. Toàn bộ Tân Ước là một bài vịnh ca về sự sống mới của những người tin vào Đức Ki-tô và sống trong Hội Thánh của Người. Ơn cứu độ nơi Đức Ki-tô, như đã được Giáo Hội mục kiến và tuyên xưng, là thông điệp của chính Thiên Chúa: “Tình yêu không những chỉ tạo ra những điều tốt lành, mà còn đem lại sự thông dự vào chính sự sống của Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Bởi vì ai yêu thì mong được tự hiến chính mình”.9

9 Tông Thư Dives in Misericordia (Tông Thư Giàu Lòng Xót Thương) (30 tháng Mười Một năm 1980), 7: AAS 72 (1980), 1202.

Thiên Chúa ban cho nhân loại sự sống mới mẻ này. “Người ta có thể chối bỏ Đức Ki-tô và tất cả những gì Người đã đem đến trong lịch sử nhân loại hay không? Dĩ nhiên là có. Con người có tự do. Họ có thể nói ‘không’ với Thiên Chúa. Nhưng câu hỏi cốt yếu vẫn còn đó: Làm như vậy thì có hợp lẽ hay không? Và điều gì làm cho việc đó là hợp lẽ?10

10 Bài giảng trong Thánh Lễ ở Krakow, ngày 10 tháng Sáu năm 1979: AAS 71 (1979), 873.

8. Trong thế giới hiện đại có một khuynh hướng hạ thấp con người xuống chiều kích bề ngang của họ mà thôi. Nhưng nếu không có sự cởi mở cho Tuyệt Đối, con người sẽ là gì? Câu đáp cho điều này được khám phá nơi trải nghiệm của từng cá nhân, nhưng câu đáp đó cũng được ghi khắc trong lịch sử nhân loại bằng máu đào đổ ra nhân danh cho lý tưởng hay do những thể chế chính trị muốn tìm cách xây dựng một “nhân sinh mới” không có chỗ cho Thiên Chúa.11

11 X. Đức Giáo Hoàng XXIII, Tông Thư Mater et Magistra (Tông Thư về Ki-tô Giáo và Sự Tiến Triển Của Xã Hội) (ngày 15 tháng Năm năm 1961), IV: AAS 53 (1961), 451-453.

Hơn nữa, Công Đồng Vatican II đáp lời những người lo ngại về việc bảo vệ cho sự tự do của lương tâm như sau: “Con người có quyền tự do tôn giáo … Tất cả mọi người đều phải nên được miễn trừ khỏi sự cưỡng chế do bởi bất cứ các cá nhân nào, hay phe nhóm nào, hay bất cứ quyền lực nào của loài người, để không ai bị ép buộc phải hành động trái ngược với lương tâm của họ trong những vấn đề tôn giáo, và cũng không ai bị ngăn cản trong việc hành động thuận theo lương tâm của họ, cho dù ở chốn riêng tư hay nơi công cộng, cho dù một mình hay liên can với những người khác, trong những giới hạn và phạm vi hợp lý”.12

12 Công Ngôn về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae, 2.

Tuyên xưng Đức Ki-tô và làm chứng nhân cho Người, khi được thực hiện theo một cách thức tôn trọng lương tâm con người, thì không vi phạm quyền tự do. Đức tin đòi hỏi sự tự do kết nối từ phía con người, nhưng đồng thời đức tin cũng phải được trao ban cho người đó, bởi vì “quảng đại quần chúng có quyền được biết những điều phong phú về mầu nhiệm Đức Ki-tô – những điều mà chúng ta tin rằng toàn thể nhân loại có thể tìm thấy trong đó, cách trọn vẹn không nghi ngờ chi cả, tất cả những gì mà họ đang lò dò tìm hiểu về Thiên Chúa, về con người và vận mạng của con người, về sự sống cũng như cái chết, và chân lý .... Đây là lý do tại sao Giáo Hội giữ cho tinh thần truyền giáo của mình sống động, và thậm chí còn mong muốn gia tăng cường độ của tinh thần đó trong thời điểm lịch sử hiện tại mà chúng ta đang sống.13 Thế nhưng cũng phải nói rằng, như Công Đồng Vatican II đã nói, “thể theo nhân phẩm của mình, được trang bị bằng luận lý và ý chí tự do, và được giao phó cho trách nhiệm của từng cá nhân, tất cả mọi người đều được thôi thúc bởi bản chất tự nhiên của mình và đều bị ràng buộc bởi một nghĩa vụ đạo đức là phải tìm kiếm chân lý, trên hết là chân lý tôn giáo. Con người còn bị ràng buộc xa hơn, là phải tôn trọng và bảo vệ chân lý một khi họ đã tìm biết được chân lý đó, và phải sống trọn cuộc đời họ dựa trên những đòi hỏi của chân lý đó.

13 Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, Huấn Dụ Evangelii Nuntiandi (Công Cuộc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại) (ngày 8 tháng Mười Hai năm 1975), 53: AAS 68 (1976), 42.

14 Công Ngôn về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae, 2.

Giáo Hội trong vai trò Dấu Chỉ và Công Cụ Cứu Độ

9. Người thụ ích đầu tiên của ơn cứu độ là Giáo Hội. Đức Ki-tô đã giành được Giáo Hội cho mình bằng giá máu của chính Người và đã biến Giáo Hội thành cộng sự viên với Người trong công cuộc cứu độ thế giới. Quả thật, Đức Ki-tô cư ngự trong lòng Giáo Hội. Giáo Hội là Cô Dâu của Người. Chính nhờ Người mà Giáo Hội phát triển. Người thực hiện sứ mạng của mình qua Giáo Hội.

Công Đồng Vatican II thường hay đề cập đến vai trò của Giáo Hội trong chương trình cứu độ loài người. Mặc dù thừa nhận rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và ban cho họ một khả năng được cứu rỗi (x. 1 Tm 2:4),15 Giáo Hội tin rằng Thiên Chúa đã thiết lập Đức Ki-tô làm người trung gian duy nhất, và tin rằng chính Giáo Hội đã được thiết lập làm bí tích phổ quát của ơn cứu độ.16 “Do đó, đối với sự hiệp nhất công giáo này của đoàn dân Chúa, ..., tất cả mọi người đều được mời gọi, và họ đều thuộc về Giáo Hội hoặc được kêu mời gia nhập Giáo Hội trong nhiều cách thức khác nhau, cho dù họ là tín hữu Công Giáo hay là những người khác cùng tin vào Đức Ki-tô, hay cuối cùng là tất cả mọi người ở khắp tất cả mọi nơi – những người mà nhờ ơn Thiên Chúa đã được gọi vào chương trình cứu độ.”17 Cần phải đặt hai chân lý sau đây chung với nhau, đó là, khả năng thật sự về ơn cứu độ nơi Đức Ki-tô cho tất cả nhân loại và sự cần thiết của Giáo Hội đối với ơn cứu độ. Cả hai chân lý này giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm duy nhất về ơn cứu độ, để chúng ta có thể dần dần khám phá ra lòng thương xót của Thiên Chúa và trách nhiệm của chính chúng ta. Ơn cứu độ – vốn luôn luôn là một ân sủng của Thánh Linh Thiên Chúa – đòi hỏi sự hợp tác của con người, vừa để cứu độ bản thân người đó mà cũng vừa để cứu độ những người khác. Đây là ý định của Thiên Chúa, và đây là lý do tại sao Thiên Chúa đã thiết lập Giáo Hội và biến Giáo Hội thành một phần trong chương trình cứu độ của Người. Đề cập đến “đoàn dân thiên sai này”, Công Đồng Vatican II nói: “Giáo Hội đã được Đức Ki-tô thiết lập làm một sự hiệp thông của sự sống, tình yêu, và chân lý; cũng nhờ Người mà Giáo Hội được trở thành công cụ của ơn cứu độ cho tất cả mọi người, và được sai đi truyền giáo cho toàn thể thế giới trong vai trò là ánh sáng soi thế gian và là muối ướp đất.”18

15 X. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 14-17; Huấn Sắc về Hoạt Động Truyền Giáo Của Giáo Hội Ad Gentes (Huấn Sắc Cho Muôn Dân Muôn Nước), 3.

16 X. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 48; Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại Gaudium et Spes (Hiến Chế Niềm Vui và Hy Vọng), 43; Huấn Sắc về Hoạt Động Truyền Giáo Của Giáo Hội Ad Gentes (Huấn Sắc Cho Muôn Dân Muôn Nước), 7, 21.

17 Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 13.

18 Đã dẫn, 9.

Ơn cứu độ của Đức Ki-tô là dành cho tất cả mọi người

10. Sự phổ quát của ơn cứu độ có nghĩa là ơn đó được ban tặng không những chỉ cho những người chỉ tin riêng vào một mình Thiên Chúa và đã gia nhập vào Giáo Hội. Bởi vì ơn cứu độ được ban tặng cho tất cả mọi người, ơn đó phải được làm sao cho có thể chắc chắn được tiếp cận bởi tất cả mọi người. Nhưng rõ ràng là thời nay, cũng như vào thời xưa, nhiều người không có cơ hội để đến mà tìm hiểu hay chấp nhận tin mừng mặc khải hay gia nhập vào Giáo Hội. Những tình huống xã hội và văn hóa mà họ đang sống không cho phép điều đó, và thường thì họ được nuôi dạy và lớn lên trong những nền tôn giáo khác. Đối với những người đó ơn cứu độ nơi Đức Ki-tô vẫn có thể được với tới qua cách một ân sủng đặc biệt, theo đó thì mặc dù họ có một mối liên hệ bí ẩn với Giáo Hội, điều đó không biến họ thành thành viên chính thức của Giáo Hội nhưng soi sáng cho họ trong một cách thích hợp với hoàn cảnh thiêng liêng và vật chất của họ. Ân sủng đặc biệt này đến từ Đức Ki-tô; đó là kết quả của Hiến Lễ của Người và được thông đạt bởi Đức Chúa Thánh Thần. Ân sủng đó khiến mỗi người có thể đạt đến ơn cứu độ thông qua sự tự do cộng tác của họ.

Vì lý do này, sau khi khẳng định tính trọng tâm của Mầu Nhiệm Phục Sinh, Công Đồng Vatican II đã tuyên bố tiếp theo rằng “điều này được áp dụng không chỉ cho Ki-tô hữu mà còn cho tất cả những ai có lòng thiện tâm, trong tim họ ân sủng này đang âm thầm hoạt động. Bởi vì Đức Ki-tô đã chết cho tất cả mọi người, và bởi vì lời mời gọi tối hậu của mỗi người chúng ta là lời mời gọi từ Thiên Chúa, và do đó là lời mời phổ quát, chúng ta có bổn phận tin rằng Đức Chúa Thánh Thần ban tặng tất cả mọi người khả năng được thông phần vào Mầu Nhiệm Phục Sinh này theo cách thức của Thiên Chúa.”19

19 Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại Gaudium et Spes (Hiến Chế Niềm Vui và Hy Vọng), 22.

“Chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4:20)

11. Nếu vậy thì những phản đối đã được nêu ở đoạn trước về sứ mạng ad gentes (cho muôn dân muôn nước) thì sao? Mặc dù tôn trọng niềm tin và những điều tế nhị của tất cả mọi người, trước hết chúng ta phải khẳng định rõ ràng niềm tin của chúng ta vào Đức Ki-tô, Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại, một niềm tin mà chúng ta được lãnh nhận nhờ một ân phúc từ trời cao, chứ không phải nhờ kết quả của bất kỳ thành tích nào của chính chúng ta. Cùng với Thánh Phao-lô, chúng ta nói rằng: “Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rm 1:16). Các thánh tử vì đạo Ki-tô Giáo trong mọi thời đại – kể cả các thánh tử vì đạo Công Giáo của chúng ta – đã hy sinh và đang tiếp tục hy sinh cuộc đời họ nhằm mục đích làm chứng cho niềm tin này, với lòng xác tín là mỗi một con người đều cần đến Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết và đã hòa giải nhân loại với Thiên Chúa.

Khi xác nhận lời nói của mình qua những phép lạ và qua sự phục sinh từ cõi chết, Đức Ki-tô đã công bố mình chính là Con Thiên Chúa, kết hợp mật thiết với Đức Chúa Cha, và được các môn đệ của mình thừa nhận như vậy. Giáo Hội đem Tin Mừng đến cho nhân loại, cái thông điệp tin mừng có tính tiên tri đó đáp ứng được với những nhu cầu và những khát vọng của quả tim nhân loại và luôn luôn vẫn là “Tin Mừng”. Giáo Hội không thể không công bố rằng Đức Giê-su đã đến để vén mở cho nhân loại được thấy dung nhan Thiên Chúa và để lập công cứu độ cho toàn thể nhân loại qua thập giá và qua sự phục sinh của Người.

Đối với câu hỏi “tại sao phải truyền giáo?”, chúng ta đáp lại với niềm tin và kinh nghiệm của Giáo Hội rằng sự giải thoát thật sự là bao gồm việc cởi mở tâm hồn chính mình để yêu mến Đức Ki-tô. Nơi Người, và chỉ ở nơi Người, mà chúng ta được giải thoát khỏi tất cả những sự giận ghét và nghi ngờ, khỏi sự nô lệ vào quyền lực của tội lỗi và sự chết. Đức Ki-tô thật sự là “bình an của chúng ta” (Ep 2:14); “tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng ta” (2 Cr 5:14), đem lại ý nghĩa và niềm vui cho cuộc đời chúng ta. Truyền giáo là một vấn đề của đức tin, một dấu chỉ chính xác về niềm tin của chúng ta vào Đức Ki-tô và tình yêu của Người dành cho chúng ta.

Cám dỗ của thời nay là hạ thấp Ki-tô Giáo xuống thành chỉ là mức khôn ngoan của loài người, chỉ là một loại khoa học giả tạo về hạnh phúc. Trong thế giới bị tục hóa trầm trọng của chúng ta, một sự “dần dần tục hóa ơn cứu độ” đã và đang diễn ra, khiến cho người ta phấn đấu vì những điều tốt lành của loài người, nhưng loài người đó đã bị hư đốn, bị hạ giảm xuống chỉ còn chiều kích bề ngang mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, Đức Giê-su đã đến để mang lại ơn cứu độ toàn vẹn, một ơn cứu độ bao gồm con người toàn vẹn và bao gồm tất cả nhân loại, và mở ra một triển vọng phi thường là nhân loại phàm trần sẽ được làm con Thiên Chúa thánh thiêng. Tại sao phải truyền giáo? Bởi vì đối với chúng ta, cũng như đối với Thánh Phao-lô, “Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô” (Ep 3:8). Sự mới mẻ của cuộc sống trong Đức Ki-tô là “Tin Mừng” cho tất cả mọi người, nam cũng như nữ, trong tất cả mọi thời đại: tất cả đều được mời gọi đến với Tin Mừng đó và đã được an bài cho Tin Mừng đó. Quả thật, tất cả mọi người đều đang tìm kiếm Tin Mừng đó – cho dù có những lúc họ không biết đàng nào mà tìm, và họ đều có quyền được biết giá trị của món quà ân phúc đó, và có quyền tiếp nhận món quà đó một cách tự do. Giáo Hội, và mỗi cá nhân Ki-tô hữu trong Giáo Hội, đều không được phép cất giấu hay độc chiếm sự mới mẻ và phong phú này – những điều mà họ đã được lãnh nhận từ lòng đại lượng rộng rãi của Thiên Chúa để đem truyền bá cho tất cả nhân loại.

Đây là lý do tại sao sứ mạng của Giáo Hội bắt nguồn không những chỉ từ sứ mạng của Đức Giê-su mà còn từ sự đòi hỏi mạnh mẽ của sự sống Thiên Chúa trong bản thể chúng ta. Những ai thuộc về Giáo Hội Công Giáo phải nên cảm nhận được đặc ân của họ, và chính vì lý do đó, họ phải biết là họ có nghĩa vụ lớn lao hơn trong việc làm chứng nhân cho đức tin và cho đời sống Ki-tô hữu như là một cách phục vụ anh chị em của mình và một cách đáp ứng thích hợp đối với Thiên Chúa. Họ phải luôn luôn ghi khắc trong tâm trí là “họ có địa vị cao trọng đó không phải là nhờ thành quả của chính họ, mà là nhờ ân sủng đặc biệt do Đức Ki-tô ban cho; và nếu như họ không đáp trả ân sủng đó bằng suy nghĩ, lời nói, và hành động xứng hợp, thì không những là họ sẽ không được cứu độ, mà còn sẽ bị phán xét một cách nghiêm khắc hơn.”20

20 Công Đồng Đại Kết Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 14.


Chương Hai

_____________________________________

Vương Quốc Thiên Chúa

12. “Chính ‘Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương’ – Đấng mà Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải cho chúng ta biết là Đức Chúa Cha: chính Con của Người, là Đấng đã đích thân tỏ lộ Thiên Chúa và cho chúng ta được biết về Thiên Chúa.21 Tôi đã viết điều này ở phần mở đầu Tông Thư Dives in Misericordia (Tông Thư Giàu Lòng Xót Thương) của tôi, để cho thấy rằng Đức Ki-tô là mặc khải và là hiện thân của lòng xót thương của Đức Chúa Cha. Sự cứu độ bao gồm việc tin tưởng và chấp nhận bí nhiệm về Đức Chúa Cha và về tình thương yêu của Người, được biểu lộ rõ ràng và được trao ban nhưng không nơi Đức Giê-su qua Đức Chúa Thánh Thần. Trong cách này vương quốc Thiên Chúa được thực thi: đó là cái vương quốc đã được mong ngóng trong Cựu Ước, được mang đến cho nhân loại nhờ Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô, được loan báo cho tất cả mọi dân mọi nước bởi Giáo Hội – là một Hội Thánh vừa cầu nguyện và vừa hoạt động để cho vương quốc đó được biến thành hiện thực rõ ràng và hoàn hảo.

21 Tông Thư Dives in Misericordia (Tông Thư Giàu Lòng Xót Thương) 1: như trên, 1177.

Cựu Ước chứng thực rằng Thiên Chúa đã chọn và đã hình thành một dân riêng của Người, nhằm mục đích mặc khải và thực hiện chương trình yêu thương của Người. Nhưng đồng thời Thiên Chúa là Đấng Tạo Tác và là Cha của tất cả mọi người; Thiên Chúa quan tâm và ban phát cho họ, chúc phúc cho tất cả họ (x. St 12:3); Thiên Chúa đã thiết lập một giao ước với tất cả họ (x. St 9:1-17). Ít-ra-en đã được biết một Thiên Chúa yêu thương che chở (x. Đnl 4:37; 7:6-8; Is 43:1-7) và đã trở nên chứng tá và thông ngôn của Người cho các dân tộc. Trong tiến trình lịch sử của mình, Ít-ra-en đã dần dần nhận thức ra rằng việc mình được Thiên Chúa chọn lựa là có ý nghĩa phổ quát (x. chẳng hạn như Is 2:2-5; 25:6-8; 60:1-6; Gr 3:17; 16:19).

Đức Ki-tô làm hiện diện Vương Quốc Thiên Chúa

13. Đức Giê-su Na-da-rét biến chương trình của Thiên Chúa thành hiện thực viên mãn. Sau khi được tràn đầy Thánh Thần vào lúc lãnh nhận Phép Rửa, Đức Giê-su đã thể hiện rõ ràng ơn gọi thiên sai của mình: Người đi khắp miền Ga-li-lê “rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa và nói: ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần; anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng’” (Mc 1:14-15; x. Mt 4:17; Lc 4:43). Công bố và thiết lập vương quốc Thiên Chúa là hai mục đích trong sứ mạng của Đức Giê-su: “Tôi được sai đi cốt để làm việc đó” (Lc 4:43). Nhưng chưa hết, chính Đức Giê-su là “Tin Mừng”, như Người đã tuyên bố ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ của mình tại hội đường ở Na-da-rét, khi Người áp dụng chính mình vào những lời của tiên tri I-sai-a về Đấng Được Xức Dầu và được sai đi bởi Thánh Linh Thiên Chúa (x. Lc 4; 14-21). Bởi vì “Tin Mừng” là Đức Ki-tô, có một sự đồng dạng giữa thông điệp và người mang thông điệp, giữa việc rao giảng thông điệp, thực hiện thông điệp, và chính mình là thông điệp. Sức mạnh của Đức Ki-tô, bí quyết về tính hiệu quả của những hành động của Đức Ki-tô, là ở chỗ Đức Ki-tô hoàn toàn đồng dạng với thông điệp mà Người công bố; Đức Ki-tô tuyên xưng “Tin Mừng” không chỉ bằng những điều Người nói hay làm, mà còn bằng việc Người là ai.

Sứ vụ của Đức Giê-su được mô tả trong bối cảnh những chuyến hành trình trên quê hương của Người. Trước khi Phục Sinh, phạm vi của sứ vụ đó được tập trung vào Ít-ra-en. Song le, Đức Giê-su cung cấp một yếu tố mới thuộc vào hàng cực kỳ quan trọng. Hiện thực cánh chung không phải bị đẩy riêng ra tới một chỗ xa xôi ở mãi “tận cùng bờ cõi thế giới”, nhưng thật ra đã ở rất gần và đang hoạt động giữa chúng ta. Triều đại Thiên Chúa đã đến gần (x. Mc 1:15); việc triều đại Thiên Chúa mau đến phải được cầu xin (x. Mt 6:10); đức tin có thể thoáng thấy được triều đại đó đang hoạt động qua những dấu chỉ chẳng hạn như các phép lạ (x. Mt 11:4-5) và những cuộc trừ quỷ (x. Mt 12:25-28), qua việc chọn lựa Mười Hai Tông Đồ (x. Mc 3:13-19), và qua việc công bố Tin Mừng cho người nghèo (x. Lc 4:18). Những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su với Dân Ngoại cho thấy rõ ràng rằng việc được vào vương quốc Thiên Chúa là nhờ lòng tin và sự hoán cải (x. Mc 1:15), chứ không phải chỉ nhờ lý do có nguồn gốc sắc tộc Ít-ra-en.

Vương quốc mà Đức Giê-su khai mở chính là vương quốc của Thiên Chúa. Đức Giê-su đích thân mặc khải Thiên Chúa đó là ai, Đấng mà Người đã gọi bằng từ ngữ thân thương “Abba”, nghĩa là “Cha ơi” (x. Mc 14:36). Thiên Chúa, như đã được mặc khải, trên hết, qua các dụ ngôn (x. Lc 15:3-32; Mt 20:1-16), là một Đấng hiểu thấu những nhu cầu và những nỗi đau đớn của mỗi một người phàm: Người là một người Cha tràn đầy tình thương yêu và lòng từ bi, luôn ban sự tha thứ và trao tặng nhưng không những gì con người nài xin.

Thánh Gio-an bảo chúng ta rằng “Thiên Chúa là tình thương” (1 Ga 4:8, 16). Vì thế mỗi người đều được kêu mời hãy “sám hối” và “tin tưởng” vào tình thương yêu nhân từ của Thiên Chúa. Vương quốc Thiên Chúa sẽ triển nở trong một chừng mực nào đó khi mỗi một người đều biết tìm đến Chúa qua lời nguyện xin thân thiết giống như là nguyện xin với một người Cha nhân lành (x. Lc 11:2; Mt 23:9) và biết cố gắng thi hành thánh ý của Người (x. Mt 7:21).

Tính chất và đòi hỏi của Vương Quốc Thiên Chúa

14. Đức Giê-su đã dần dần vén mở những tính chất và đòi hỏi của vương quốc Thiên Chúa qua lời nói, hành động, và qua chính mình Người.

Vương quốc Thiên Chúa là được dành cho toàn thể nhân loại, và tất cả mọi người đều được mời gọi trở thành thành viên trong vương quốc đó. Để nhấn mạnh sự thật này, Đức Giê-su đã đặc biệt hòa mình gần gũi với những người ngoài lề xã hội, và đối xử với họ cách đặc biệt khi công bố Tin Mừng. Vào lúc khởi đầu sứ vụ của mình Người tuyên bố rằng Người được “xức dầu … để loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4:18). Với tất cả những người là nạn nhân của sự ruồng bỏ và khinh miệt, Đức Giê-su tuyên bố: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6:20). Và hơn nữa, Người đã khiến những người như vậy được cảm nghiệm sự giải thoát ngay tại thế gian này, bằng cách gần gũi giao thiệp với họ, đến nhà họ dùng bữa (x. Lc 5:30; 15:2), đối xử với họ như là bạn bè hay người ngang hàng (x. Lc 7:34), và làm cho họ cảm thấy họ được Thiên Chúa yêu thương, qua đó tỏ lộ lòng ân cần quan tâm cho người thiếu thốn và những kẻ tội lỗi (x. Lc 15:1-32).

Sứ Mạng Đấng Cứu Thế

Tông Thư

Của Đức Giáo Hoàng

Gio-an Phao-lô Đệ Nhị

Về

Tính Vĩnh Viễn Đúng Đắn

Trong

Sứ Mạng Truyền Giáo Của Giáo Hội

07.12.1990

Việt ngữ:

Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn


Công việc này được bắt đầu

như một chút hướng lòng về lễ phong Chân Phước

Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị

ngày 01.May.2011

và như một lời nguyện

dành cho thế hệ linh mục trẻ,

đặc biệt DCCT VN,

theo ý chú Mai Tá.

Cảm ơn chú Mai Tá đã gởi công việc này cho con.

* Tài liệu này dùng bản dịch Thánh Kinh của

Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

** Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng với trình độ hạn hẹp,

bản Việt ngữ này chắc chắn không tránh khỏi sai sót.

Mọi góp ý hay sửa đổi xin gởi về

hanhmynguyen@gmail.com

Chân thành cảm ơn.

Cecilia Mỹ-Hạnh Nguyễn

22.Apr.2011 – dd.mmm.yyyy


Mục Lục

Lời Dẫn Nhập_ 5

I. Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Thế Duy Nhất 8

“Không ai đến được với Cha, mà không qua Thầy” 8

Niềm tin vào Đức Ki-tô dẫn đến sự tự do của nhân loại 10

Giáo Hội trong vai trò Dấu Chỉ và Công Cụ Cứu Độ_ 12

Ơn cứu độ của Đức Ki-tô là dành cho tất cả mọi người 13

“Chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4:20) 13

II. Vương Quốc Thiên Chúa_ 16

Đức Ki-tô làm hiện diện Vương Quốc Thiên Chúa_ 16

Tính chất và đòi hỏi của Vương Quốc Thiên Chúa_ 17

Nơi Đức Ki-tô Phục Sinh Vương Quốc Thiên Chúa được viên mãn và loan truyền xx

Mối liên hệ giữa Vương Quốc Thiên Chúa với Đức Ki-tô và với Giáo Hội xx

Giáo Hội trong vai trò phục vụ cho Vương Quốc Thiên Chúa_ xx

III. Chúa Thánh Thần, yếu tố chủ yếu của việc truyền giáo_ xx

Sai đi “đến tận cùng thế giới” xx

Chúa Thánh Thần hướng dẫn sứ mạng của Giáo Hội xx

Chúa Thánh Thần biến toàn thể Giáo Hội thành nhà truyền giáo_ xx

Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt động trong mọi nơi mọi lúc xx

Hoạt động truyền giáo chỉ mới bắt đầu_ xx

IV. Những chân trời bao la của sứ mạng “ad gentes - cho muôn dân muôn nước” xx

Một bối cảnh tôn giáo phức tạp và luôn biến đổi xx

Giá trị của sứ mạng “cho muôn dân muôn nước” vẫn tồn tại xx

Hướng đến tất cả mọi người, bất kể trở ngại xx

Các yếu tố của sứ mạng “cho muôn dân muôn nước” của Giáo Hội xx

Sự trung thành với Đức Ki-tô và việc đề cao tự do của nhân loại xx

Hướng sự quan tâm tới miền nam và miền đông_ xx

V. Những nẻo đường truyền giáo_ xx

Hình thức đầu tiên của việc Phúc Âm hóa là làm chứng nhân_ xx

Sự loan báo thưở ban đầu về Đức Ki-tô Đấng Cứu Thế_ xx

Cải đạo và Phép Rửa_ xx

Việc thành lập các giáo hội địa phương_ xx

“Cộng đồng địa phương” như một sức mạnh của việc Phúc Âm hóa_ xx

Đưa Thánh Kinh hòa nhập vào các giáo hội địa phương_ xx

Đối thoại với các anh chị em thuộc những tôn giáo khác xx

Đề cao việc phát triển bằng cách hình thành tri thức xx

Bác ái: Nguồn và chuẩn mực của truyền giáo_ xx

VI. Người lãnh đạo và người truyền giáo trong the missionary apostolate_ xx

Những người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động truyền giáo_ xx

Nhà truyền giáo và các tổ chức Ad Gentes xx

Linh mục địa phận trong sứ mạng truyền giáo chung_ xx

Hoa quả truyền giáo của đời sống thánh hiến_ xx

Tất cả giáo dân đều là nhà truyền giáo qua phép Rửa Tội xx

Công việc của giáo lý viên và sự đa dạng của các việc mục vụ_ xx

Thánh Bộ Phúc Âm hóa và những tổ chức truyền giáo_ xx

VII. Sự hợp tác trong những hoạt động truyền giáo_ xx

Cầu nguyện và hy sinh cho các nhà truyền giáo_ xx

“Lạy Chúa con đây! Con đã sẵn sàng! Xin sai con đi!” xx

“Cho đi thì có phúc hơn là nhận lãnh” xx

Những hình thức mới của sự hợp tác trong việc truyền giáo_ xx

Sự đề cao và hình thành việc truyền giáo trong đoàn dân Chúa_ xx

Trách nhiệm chủ yếu của Các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng_ xx

Không những chỉ đóng góp cho sứ mạng truyền giáo, mà còn lãnh nhận từ sứ mạng đó xx

Thiên Chúa đang chuẩn bị một mùa xuân mới cho Thánh Kinh_ xx

VIII. Linh đạo truyền giáo_ xx

Được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần_ xx

Sống mầu nhiệm của Đức Ki-tô, “Đấng được sai đi” xx

Yêu mến Giáo Hội và tha nhân như Chúa Giê-su đã yêu! xx

Ai là nhà truyền giáo đích thật thì đó là một vị Thánh_ xx

Kết xx


Cùng các chư huynh quý mến,

các con thân yêu,

xin cầu chúc sức khỏe và Ơn Lành Tòa Thánh đến tất cả mọi người!

Lời Dẫn Nhập

1. Sứ mạng của Đức Ki-tô Đấng Cứu Thế – sứ mạng đã được trao phó cho Giáo Hội – vẫn còn vô vàn công việc chưa hoàn tất. Vào lúc Thiên Niên Kỷ thứ hai sau ngày giáng thế của Đức Ki-tô đang sắp chấm dứt(*), một cái nhìn tổng quát về chủng loại loài người cho thấy rằng sứ mạng này vẫn chỉ là mới khởi đầu, và rằng chúng ta cần phải hết lòng quyết tâm tận tụy với sứ mạng này. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thôi thúc chúng ta loan truyền những kỳ công của Thiên Chúa: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9:16).

_______________

(*) Chú thích của người dịch: tính ở thời điểm 1990, cuối thế kỷ XX, khi Tông Thư này được ban hành.

Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi cảm nhận một trách nhiệm cấp bách phải lặp lại lời thống thiết như trên của Thánh Phao-lô. Kể từ lúc bắt đầu triều đại Giáo Hoàng của tôi, tôi đã chọn đi đến khắp nơi tận cùng thế giới nhằm mục đích nêu cao mối quan tâm về sứ mạng truyền giáo này. Sự tiếp xúc trực tiếp của tôi với những người không biết Đức Ki-tô đã càng làm cho tôi tin chắc hơn về sự khẩn thiết của hoạt động truyền giáo – đề tài mà tôi sẽ dành trọn trong Tông Thư này.

Công Đồng Vatican II đã tìm cách đổi mới đời sống và hoạt động của Giáo Hội trước những nhu cầu của thế giới đương thời. Công Đồng đã nhấn mạnh “bản chất truyền giáo” của Giáo Hội, đặt bản chất đó qua một cách năng động nơi chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì thế, niềm thôi thúc truyền giáo là thuộc về ngay chính bản chất của đời sống Ki-tô hữu, và cũng là mục đích của việc đại kết: “để tất cả nên một … như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17:21).

2. Đến nay Công Đồng Vatican II đã gặt hái được nhiều hoa quả trong các hoạt động truyền giáo. Đã có sự gia tăng con số các giáo hội địa phương với riêng hàng Giám Mục, giáo sĩ, và giáo dân hoạt động trong vai trò tông đồ. Sự hiện diện của các cộng đoàn Ki-tô Giáo ngày càng trở nên rõ nét trong nhịp sống tại các quốc gia, và sự hiệp thông giữa các giáo hội đã dẫn tới một sự trao đổi sống động những lợi ích và những ân phúc thiêng liêng. Sự sốt sắng dấn thân của hàng ngũ giáo dân vào công cuộc phúc âm hóa đang thay đổi nhịp sống của giáo hội, trong khi một số giáo hội đang ngày càng cởi mở hơn trong việc gặp gỡ tiếp xúc với các tín đồ thuộc những giáo phái Ki-tô Giáo khác và các tôn giáo khác, và tiến đến việc đối thoại và hợp tác với họ. Trên hết, có một sự nhận thức mới mẻ, rằng hoạt động truyền giáo là việc của tất cả mọi Ki-tô hữu, của tất cả các giáo xứ và giáo phận, của tất cả mọi cơ chế và tổ chức trong Giáo Hội.

Song le, trong thời “mùa xuân mới” này của Ki-tô Giáo, có một khuynh hướng tiêu cực không thể chối cãi được, và văn kiện này là nhằm mục đích giúp vượt qua khuynh hướng đó. Hoạt động truyền giáo đặc biệt nhắm đến “muôn dân muôn nước” (ad gentes) có vẻ như đang trên đà suy thoái, và khuynh hướng này dĩ nhiên là không thuận với những chỉ đạo của Công Đồng Vatican II và các tuyên bố sau đó của Ủy Ban Huấn Giáo. Các khó khăn nội tại lẫn ngoại tại đã làm suy yếu đà truyền giáo của Giáo Hội cho người ngoài-Ki-tô-Giáo, sự thật này phải làm dấy lên nỗi quan ngại trong lòng tất cả những ai tin vào Đức Ki-tô. Bởi vì trong lịch sử Giáo Hội, động lực truyền giáo đã luôn luôn là một dấu chỉ của sự vững mạnh, cũng tương tự như sự suy giảm động lực đó là một dấu chỉ của một cuộc khủng hoảng niềm tin.1

22 X. Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Lục, Thông Điệp Ngày Quốc Tế Truyền Giáo, 1972, Insegnamenti X, (1972), 522: ‘Có bao nhiêu sự căng thẳng nội bộ – những sự căng thẳng làm suy yếu và chia rẽ một số giáo hội địa phương hay các tổ chức trong giáo hội – sẽ tan biến đi trước niềm tin vững chắc là sự cứu độ cho các cộng đoàn địa phương được đạt tới là nhờ vào sự hợp tác trong việc loan báo Tin Mừng đến tận những miền xa xôi nhất trên địa cầu!’

Hai mươi lăm năm sau khi kết thúc Công Đồng Vatican II và việc ban hành Huấn Sắc Ad Gentes (Huấn Sắc về Công Cuộc Truyền Giáo Cho Muôn Dân Muôn Nước), mười lăm năm sau khi Huấn Dụ Evangelii Nuntiandi (Công Cuộc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại) được Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Lục ban hành, và trong sự tiếp nối những giáo huấn của các vị tiền nhiệm của tôi,2 tôi muốn mời gọi Giáo Hội hãy nhóm lại lòng quyết tâm hăng say truyền giáo. Văn kiện này nhắm đến mục đích là sự đổi mới nội tâm về đức tin và đời sống Ki-tô hữu. Bởi vì hoạt động truyền giáo làm đổi mới Giáo Hội, làm tươi trẻ lại niềm tin và căn tính Ki-tô hữu, và đem lại lòng nhiệt thành tươi mới và những sáng kiến mới mẻ. Đức tin được củng cố khi đức tin đó được loan truyền đến những người khác! Chính trong niềm quyết tâm phục vụ cho sứ mạng truyền giáo chung của Giáo Hội mà cuộc phúc âm hóa mới cho các Ki-tô hữu sẽ tìm được sự hỗ trợ và niềm hứng khởi.

23 X. Đức Giáo Hoàng Benedict XV, Tông Thư Maximum Illud (Tông Thư về Sự Loan Truyền Đức Tin Cho Khắp Thế Giới) (30 tháng Mười Một năm 1919): AAS 11 (1919), 440-455; Đức Giáo Hoàng Pius XI, Tông Thư Rerum Ecclesiae (Tông Thư về Sứ Mạng Công Giáo) (28 tháng Hai năm 1926): AAS 18 (1926), 65-83; Đức Giáo Hoàng Pius XII, Tông Thư Evangelii Praecones (Tông Thư về việc Đề Cao Sứ Mạng Công Giáo) (2 tháng Sáu năm 1951): AAS 43 (1951), 497-528; Tông Thư Fidei Donum (Tông Thư về Tình Hình Hiện Tại của Sứ Mạng Công Giáo, Đặc Biệt ở Phi Châu) (2 tháng Tư năm 1957): AAS 49 (1957), 225-248; Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII, Tông Thư Princeps Pastorum (Tông Thư Hoàng Tử của Các Mục Tử về Công Cuộc Truyền Giáo, Giáo Sĩ Địa Phương, và Sự Tham Gia của Giáo Dân) (28 tháng Mười Một năm 1959): AAS 51 (1959), 833-864.

Nhưng điều đã thôi thúc tôi thậm chí còn mãnh liệt hơn để tuyên bố tính khẩn thiết của sứ mạng phúc âm hóa chính là vì đó là sứ vụ chính yếu mà Giáo Hội có thể mang lại cho mỗi một cá nhân và cho toàn thể nhân loại trong thế giới hiện đại, một thế giới đã và đang nếm trải những thành tựu tuyệt vời nhưng dường như lại đánh mất cảm thức về cốt lõi của thực tế và về sự hiện hữu của chính thế giới đó. “Đức Ki-tô Đấng Cứu Chuộc” – như tôi đã viết trong Tông Thư đầu tiên của tôi – “đã vén mở cho nhân loại mặc khải về chính Người … Những ai ao ước tìm hiểu Người một cách sâu sắc … phải … kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô … Công Trình Cứu Chuộc diễn ra qua Thập Giá chắc chắn đã khôi phục phẩm giá cho nhân loại và đã hoàn lại ý nghĩa cuộc đời cho nhân loại trong thế giới này”.3

24 Tông Thư Redemptor Hominis (Tông Thư Đấng Cứu Độ Nhân Loại) (4 tháng Ba năm 1979): AAS 71 (1979), 274f.

Tôi còn có những lý do và những mục đích khác nữa: đó là để đáp lại rất nhiều lời thỉnh nguyện về một văn kiện như thế này; để giải tỏa những nghi vấn và những khúc mắc về hoạt động truyền giáo ad gentes – cho muôn dân muôn nước, và để củng cố quyết tâm của những anh chị em gương mẫu đang hiến đời mình cho việc truyền giáo và những ai đang nâng đỡ họ; để ươm trồng những ơn gọi truyền giáo; để khuyến khích các thần học gia thám hiểm và giảng nghĩa một cách có hệ thống những khía cạnh khác nhau của hoạt động truyền giáo; để mang lại một động lực mới mẻ cho hoạt động truyền giáo bằng cách ươm trồng lòng quyết tâm dấn thân của một số giáo hội tiêu biểu – nhất là những giáo hội mới thành lập gần đây – trong việc sai đi và tiếp nhận các nhà truyền giáo; và để làm yên lòng những người ngoài-Ki-tô-Giáo và đặc biệt là các nhà cầm quyền tại các quốc gia mà hoạt động truyền giáo đang nhắm tới, rằng tất cả những điều này chỉ có duy nhất một mục đích là: phục vụ cho con người bằng cách vén mở cho họ thấy tình thương của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô.

3. Hỡi muôn dân khắp mọi nơi, hãy mở cửa cho Đức Ki-tô! Tin Mừng của Người hoàn toàn không có điều gì làm hạ giảm sự tự do của nhân loại, hay hạ giảm sự tôn trọng mà mỗi một nền văn hóa đều xứng đáng được hưởng, hay hạ giảm bất cứ những điều gì tốt đẹp trong mỗi tôn giáo. Qua việc chấp nhận Đức Ki-tô, các bạn cởi mở chính mình cho chính Ngôi Lời của Thiên Chúa, cho Đấng mà nhờ Người Thiên Chúa đã mặc khải trọn vẹn chính mình cho nhân loại và đã chỉ cho chúng ta con đường đến với Người.

Con số những người không biết Đức Ki-tô và không thuộc về Giáo Hội vẫn cứ mãi tiếp tục trên đà gia tăng. Quả thật, kể từ lúc kết thúc Công Đồng Vatican II con số đó đã tăng lên gần gấp đôi. Khi chúng ta nghĩ đến thành phần khổng lồ này của nhân loại – những người được Đức Chúa Cha thương yêu và sai Chúa Con đến cho họ – thì tính khẩn thiết trong sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là quá rõ rệt.

Mặc khác, thời đại của chính chúng ta cung cấp cho Giáo Hội những cơ hội mới trong lãnh vực này: chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của những hệ thống tư tưởng và những hệ thống chính trị áp bức; sự khai mở những mặt trận mới và sự hình thành một thế giới nối kết với nhau nhiều hơn nhờ sự gia tăng những phương tiện truyền thông; sự khẳng định trong số những người sống Tin Mừng về các giá trị mà Đức Giê-su đã thể hiện qua chính cuộc đời Người (hòa bình, công lý, tình huynh đệ, lòng quan tâm đến người nghèo khó thiếu thốn); và một loại kinh tế vô hồn cùng với sự phát triển kỹ thuật mà rồi cũng chỉ khiến người ta muốn tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa, về nhân loại và về chính ý nghĩa của cuộc đời.

Thiên Chúa đang mở rộng trước mắt Giáo Hội những chân trời của một nhân loại đã chín muồi hơn cho việc gieo rắc hạt giống Tin Mừng. Tôi cảm thấy thời điểm đã đến để dồn hết tất cả năng lực của Giáo Hội vào tiến trình phúc âm hóa mới và vào sứ mạng ad gentes – cho muôn dân muôn nước. Không một Ki-tô hữu nào, không một thể chế nào của Giáo Hội có thể trốn tránh nhiệm vụ tối trọng này: nhiệm vụ truyền bá Đức Ki-tô cho muôn dân muôn nước.


Chương Một

_____________________________________

Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Thế Duy Nhất

4. Trong tông thư đầu tiên của tôi – trong đó tôi hoạch định chương trình cho Giáo Triều của tôi – tôi đã nói rằng “chức năng căn bản của Giáo Hội trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại của chúng ta, là quy hướng tâm hồn nhân loại, là quy hướng tri thức và trải nghiệm của toàn thể nhân loại về mầu nhiệm Đức Ki-tô.4

25 Đã dẫn: như trên, 275.

Sứ mạng phổ quát của Giáo Hội được nảy sinh từ niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, như đã được khẳng định trong lời tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngôi: “Tôi tin kính một Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời…. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế: bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a, và đã làm người.”5 Sự kiện Cứu Thế mang lại ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người, “bởi vì mỗi một người đều được dự phần vào mầu nhiệm Cứu Thế, và mỗi một người đều được Đức Ki-tô kết hợp vĩnh viễn với chính Người qua mầu nhiệm đó”.6 Chỉ có trong đức tin mà sứ mạng của Giáo Hội có thể được thông hiểu và chỉ có trong đức tin mà sứ mạng đó có được nền tảng.

26 Kinh Tin Kính Nicene-Constantinopolitan: DS 150.

27 Tông Thư Redemptor Hominis (Tông Thư Đấng Cứu Độ Nhân Loại), 13: như trên, 283.

Tuy nhiên, cũng bởi kết quả của những sự thay đổi đã diễn ra trong thời đại ngày nay và sự lan truyền của những tư tưởng thần học mới mẻ, một số người đã băn khoăn: “Việc truyền giáo cho người ngoài-Ki-tô-Giáo có còn ý nghĩa gì nữa không? Chẳng phải việc truyền giáo đó đã được thay thế bằng việc đối thoại liên tôn hay sao? Chẳng phải sự tiến triển của nhân loại là một mục đích đầy đủ cho sứ mạng của Giáo Hội hay sao? Chẳng phải việc tôn trọng lương tâm và tôn trọng tự do của con người đã gạt ra ngoài lề tất cả những nỗ lực cải đạo hay sao? Chẳng phải là dù theo bất cứ tôn giáo nào thì cũng có thể đạt tới sự cứu rỗi hay sao? Vậy thì tại sao lại cần phải có hoạt động truyền giáo?

“Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6)

5. Nếu đi ngược dòng thời gian trở về những thời kỳ sơ khởi của Giáo Hội, chúng ta thấy một niềm xác quyết rõ ràng rằng Đức Ki-tô chính là Đấng Cứu Thế duy nhất cho tất cả muôn dân, là Đấng duy nhất có khả năng vén mở mầu nhiệm về Thiên Chúa và có khả năng dẫn đưa nhân loại đến với Thiên Chúa. Khi đáp lời các thủ lãnh, các kinh sư và kỳ mục Do-thái – những người đã tra hỏi các Tông Đồ về việc chữa lành cho một người què tàn tật, ông Phê-rô đã nói rằng: “Chính nhờ danh Đức Giê-su Ki-tô, người Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị … Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Cv 4:10, 12). Lời tuyên bố này, được đưa ra với Thượng Hội Đồng Do-thái, có một giá trị phổ quát, bởi vì đối với tất cả mọi người – Do-thái cũng như Dân Ngoại – ơn cứu độ chỉ có thể đến từ Đức Giê-su Ki-tô mà thôi.

Sự phổ quát của ơn cứu độ này từ Đức Giê-su Ki-tô được khẳng định xuyên suốt trong Tân Ước. Thánh Phao-lô công nhận Đức Ki-tô Phục Sinh là Thiên Chúa. Thánh nhân viết rằng: “Thật thế, mặc dầu người ta cho là có những thần ở trên trời hay dưới đất – quả thực, ‘thần’ cũng lắm mà ‘chúa’ cũng nhiều – nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu” (1 Cr 8:5-6). Một Chúa được khẳng định bằng cách tương phản với con số nhiều những ông ‘thần’ và ‘chúa’ vẫn thường được người ta chấp nhận. Thánh Phao-lô phản ứng lại với chủ nghĩa đa thần trong môi trường tôn giáo trong thời đại của ông, và nhấn mạnh điều gì là đặc tính của Ki-tô Giáo: niềm tin vào một Thiên Chúa và niềm tin vào một Đức Chúa Con do Thiên Chúa sai đến.

Trong Tin Mừng của Thánh Gio-an, ơn cứu độ phổ quát này của Đức Ki-tô gói trọn tất cả mọi khía cạnh trong sứ mạng của Người về ân phúc, chân lý, và mặc khải: ngôi Lời là “ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1:9). Và một lần nữa, “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1:18; x. Mt 11:27). Mặc khải của Thiên Chúa trở nên rõ rệt và trọn vẹn nhờ Con duy nhất của Người: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” (Dt 1:1-2; x. Ga 14:6). Trong những Lời mặc khải rõ rệt này, Thiên Chúa đã tỏ mình cho nhân loại trong một cách trọn vẹn nhất có thể khả dĩ. Người đã tỏ cho nhân loại biết Người là ai. Sự tự-mặc-khải rõ rệt này của Thiên Chúa là lý do căn bản của việc tại sao Giáo Hội có tính truyền giáo từ tận trong bản chất. Giáo Hội không thể làm gì khác hơn là truyền bá Tin Mừng, nghĩa là, truyền bá sự trọn vẹn của chân lý mà Thiên Chúa đã cho chúng ta được biết về Người.

Đức Ki-tô chính là đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại: “Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi. Và để làm chứng về điều này, tôi được đặt làm người rao giảng và làm Tông Đồ – tôi nói thật chứ không nói dối – nghĩa là làm thầy dạy các dân ngoại về đức tin và chân lý.” (1 Tm 2:5-7; x. Dt 4:14-16). Vì thế, không ai có thể đạt được sự hiệp thông với Thiên Chúa ngoại trừ qua Đức Ki-tô, nhờ tác động của Đức Chúa Thánh Thần. Sự trung gian duy nhất và phổ quát của Đức Ki-tô, chẳng những không hề là một chướng ngại trong cuộc hành trình đến với Thiên Chúa, mà là con đường do chính Thiên Chúa thiết lập – sự thật này Đức Ki-tô hoàn toàn hiểu rõ. Mặc dù những hình thức có phần nào có tính trung gian trong những thể loại khác và những tầm mức khác không bị loại bỏ, nhưng những hình thức đó đạt được ý nghĩa và giá trị chỉ từ trung gian của Đức Ki-tô, và chúng không thể được xem là có giá trị song song hay có tính bổ sung cho sự trung gian Đức Ki-tô.

6. Nếu đưa ra bất cứ sự phân chia nào giữa ngôi Lời và Đức Giê-su Ki-tô thì đều là đối nghịch với niềm tin Ki-tô Giáo. Thánh Gio-an tuyên bố rõ ràng rằng ngôi Lời, Đấng mà “lúc khởi đầu đã có cùng Thiên Chúa”, chính là Đấng đã “trở nên người phàm” (Ga 1:2, 14). Đức Giê-su là Ngôi Lời Nhập Thể – một bản thể duy nhất và không thể tách rời. Người ta không thể phân chia Đức Giê-su khỏi Đức Ki-tô hoặc nói về một “nhân vật Giê-su lịch sử” khác biệt với “Đức Ki-tô của đức tin”. Giáo Hội nhìn nhận và tuyên xưng Đức Giê-su là “Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16): Đấng Ki-tô chính là không ai khác hơn Đức Giê-su Na-da-rét; Người là Lời của Thiên Chúa hóa thành phàm nhân cho sự cứu độ tất cả mọi người. Nơi Đức Ki-tô “tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” (Cl 2:9) và “từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1:16). Đấng “Con Một, hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha” (Ga 1:18) là “Con yêu dấu, Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi … Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên Thập Giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1:13-14, 19-20). Chính tính chất duy nhất này của Đức Ki-tô đã làm cho Người một tầm quan trọng tuyệt đối và phổ quát, nhờ đó, mặc dù thuộc về lịch sử, Người vẫn là trung tâm và mục đích của lịch sử:7 “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng” (Kh 22:13).

28 X. Công Đồng Vatican Đại Kết II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes (Hiến Chế Niềm Vui và Hy Vọng), 2.

Do đó, mặc dù đó là điều chính đáng và hữu ích để suy xét đến những khía cạnh khác nhau về mầu nhiệm Đức Ki-tô, chúng ta không bao giờ được quên tính hiệp nhất của mầu nhiệm đó. Trong quá trình khám phá và cảm tạ những ân phúc dồi dào – nhất là những ân phúc tâm linh quý giá – mà Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi người, chúng ta không thể tách rời những ân phúc đó ra khỏi Đức Giê-su Ki-tô, Đấng là trung tâm của chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Cũng như “qua việc đầu thai nhập thể, trong một ý nghĩa nào đó thì Con Thiên Chúa đã kết hợp chính mình với từng người một”, thì “chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng Đức Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người chúng ta khả năng được thông phần vào Mầu Nhiệm Phục Sinh theo cách thức của Thiên Chúa”.8 Kế hoạch của Thiên Chúa là “hợp nhất tất cả mọi sự nơi Đức Ki-tô, mọi sự trên trời cũng như mọi sự dưới đất” (Ep 1:10).

29 Đã dẫn, 22.

Niềm tin vào Đức Ki-tô dẫn đến sự tự do của nhân loại

7. Tính khẩn thiết của hoạt động truyền giáo có căn nguyên từ sự mới mẻ triệt để của sự sống mà Đức Giê-su đã mang lại và các môn đệ của Người đã sống theo gương đó. Sự sống mới này là một món quà do Thiên Chúa ban tặng, và con người được yêu cầu chấp nhận và phát triển món quà đó, nếu như họ muốn thực hiện trọn vẹn sứ mạng của họ qua việc tương hợp với Đức Ki-tô. Toàn bộ Tân Ước là một bài vịnh ca về sự sống mới của những người tin vào Đức Ki-tô và sống trong Hội Thánh của Người. Ơn cứu độ nơi Đức Ki-tô, như đã được Giáo Hội mục kiến và tuyên xưng, là thông điệp của chính Thiên Chúa: “Tình yêu không những chỉ tạo ra những điều tốt lành, mà còn đem lại sự thông dự vào chính sự sống của Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Bởi vì ai yêu thì mong được tự hiến chính mình”.9

30 Tông Thư Dives in Misericordia (Tông Thư Giàu Lòng Xót Thương) (30 tháng Mười Một năm 1980), 7: AAS 72 (1980), 1202.

Thiên Chúa ban cho nhân loại sự sống mới mẻ này. “Người ta có thể chối bỏ Đức Ki-tô và tất cả những gì Người đã đem đến trong lịch sử nhân loại hay không? Dĩ nhiên là có. Con người có tự do. Họ có thể nói ‘không’ với Thiên Chúa. Nhưng câu hỏi cốt yếu vẫn còn đó: Làm như vậy thì có hợp lẽ hay không? Và điều gì làm cho việc đó là hợp lẽ?10

31 Bài giảng trong Thánh Lễ ở Krakow, ngày 10 tháng Sáu năm 1979: AAS 71 (1979), 873.

8. Trong thế giới hiện đại có một khuynh hướng hạ thấp con người xuống chiều kích bề ngang của họ mà thôi. Nhưng nếu không có sự cởi mở cho Tuyệt Đối, con người sẽ là gì? Câu đáp cho điều này được khám phá nơi trải nghiệm của từng cá nhân, nhưng câu đáp đó cũng được ghi khắc trong lịch sử nhân loại bằng máu đào đổ ra nhân danh cho lý tưởng hay do những thể chế chính trị muốn tìm cách xây dựng một “nhân sinh mới” không có chỗ cho Thiên Chúa.11

32 X. Đức Giáo Hoàng XXIII, Tông Thư Mater et Magistra (Tông Thư về Ki-tô Giáo và Sự Tiến Triển Của Xã Hội) (ngày 15 tháng Năm năm 1961), IV: AAS 53 (1961), 451-453.

Hơn nữa, Công Đồng Vatican II đáp lời những người lo ngại về việc bảo vệ cho sự tự do của lương tâm như sau: “Con người có quyền tự do tôn giáo … Tất cả mọi người đều phải nên được miễn trừ khỏi sự cưỡng chế do bởi bất cứ các cá nhân nào, hay phe nhóm nào, hay bất cứ quyền lực nào của loài người, để không ai bị ép buộc phải hành động trái ngược với lương tâm của họ trong những vấn đề tôn giáo, và cũng không ai bị ngăn cản trong việc hành động thuận theo lương tâm của họ, cho dù ở chốn riêng tư hay nơi công cộng, cho dù một mình hay liên can với những người khác, trong những giới hạn và phạm vi hợp lý”.12

33 Công Ngôn về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae, 2.

Tuyên xưng Đức Ki-tô và làm chứng nhân cho Người, khi được thực hiện theo một cách thức tôn trọng lương tâm con người, thì không vi phạm quyền tự do. Đức tin đòi hỏi sự tự do kết nối từ phía con người, nhưng đồng thời đức tin cũng phải được trao ban cho người đó, bởi vì “quảng đại quần chúng có quyền được biết những điều phong phú về mầu nhiệm Đức Ki-tô – những điều mà chúng ta tin rằng toàn thể nhân loại có thể tìm thấy trong đó, cách trọn vẹn không nghi ngờ chi cả, tất cả những gì mà họ đang lò dò tìm hiểu về Thiên Chúa, về con người và vận mạng của con người, về sự sống cũng như cái chết, và chân lý .... Đây là lý do tại sao Giáo Hội giữ cho tinh thần truyền giáo của mình sống động, và thậm chí còn mong muốn gia tăng cường độ của tinh thần đó trong thời điểm lịch sử hiện tại mà chúng ta đang sống.13 Thế nhưng cũng phải nói rằng, như Công Đồng Vatican II đã nói, “thể theo nhân phẩm của mình, được trang bị bằng luận lý và ý chí tự do, và được giao phó cho trách nhiệm của từng cá nhân, tất cả mọi người đều được thôi thúc bởi bản chất tự nhiên của mình và đều bị ràng buộc bởi một nghĩa vụ đạo đức là phải tìm kiếm chân lý, trên hết là chân lý tôn giáo. Con người còn bị ràng buộc xa hơn, là phải tôn trọng và bảo vệ chân lý một khi họ đã tìm biết được chân lý đó, và phải sống trọn cuộc đời họ dựa trên những đòi hỏi của chân lý đó.

34 Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, Huấn Dụ Evangelii Nuntiandi (Công Cuộc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại) (ngày 8 tháng Mười Hai năm 1975), 53: AAS 68 (1976), 42.

35 Công Ngôn về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae, 2.

Giáo Hội trong vai trò Dấu Chỉ và Công Cụ Cứu Độ

9. Người thụ ích đầu tiên của ơn cứu độ là Giáo Hội. Đức Ki-tô đã giành được Giáo Hội cho mình bằng giá máu của chính Người và đã biến Giáo Hội thành cộng sự viên với Người trong công cuộc cứu độ thế giới. Quả thật, Đức Ki-tô cư ngự trong lòng Giáo Hội. Giáo Hội là Cô Dâu của Người. Chính nhờ Người mà Giáo Hội phát triển. Người thực hiện sứ mạng của mình qua Giáo Hội.

Công Đồng Vatican II thường hay đề cập đến vai trò của Giáo Hội trong chương trình cứu độ loài người. Mặc dù thừa nhận rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và ban cho họ một khả năng được cứu rỗi (x. 1 Tm 2:4),15 Giáo Hội tin rằng Thiên Chúa đã thiết lập Đức Ki-tô làm người trung gian duy nhất, và tin rằng chính Giáo Hội đã được thiết lập làm bí tích phổ quát của ơn cứu độ.16 “Do đó, đối với sự hiệp nhất công giáo này của đoàn dân Chúa, ..., tất cả mọi người đều được mời gọi, và họ đều thuộc về Giáo Hội hoặc được kêu mời gia nhập Giáo Hội trong nhiều cách thức khác nhau, cho dù họ là tín hữu Công Giáo hay là những người khác cùng tin vào Đức Ki-tô, hay cuối cùng là tất cả mọi người ở khắp tất cả mọi nơi – những người mà nhờ ơn Thiên Chúa đã được gọi vào chương trình cứu độ.”17 Cần phải đặt hai chân lý sau đây chung với nhau, đó là, khả năng thật sự về ơn cứu độ nơi Đức Ki-tô cho tất cả nhân loại và sự cần thiết của Giáo Hội đối với ơn cứu độ. Cả hai chân lý này giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm duy nhất về ơn cứu độ, để chúng ta có thể dần dần khám phá ra lòng thương xót của Thiên Chúa và trách nhiệm của chính chúng ta. Ơn cứu độ – vốn luôn luôn là một ân sủng của Thánh Linh Thiên Chúa – đòi hỏi sự hợp tác của con người, vừa để cứu độ bản thân người đó mà cũng vừa để cứu độ những người khác. Đây là ý định của Thiên Chúa, và đây là lý do tại sao Thiên Chúa đã thiết lập Giáo Hội và biến Giáo Hội thành một phần trong chương trình cứu độ của Người. Đề cập đến “đoàn dân thiên sai này”, Công Đồng Vatican II nói: “Giáo Hội đã được Đức Ki-tô thiết lập làm một sự hiệp thông của sự sống, tình yêu, và chân lý; cũng nhờ Người mà Giáo Hội được trở thành công cụ của ơn cứu độ cho tất cả mọi người, và được sai đi truyền giáo cho toàn thể thế giới trong vai trò là ánh sáng soi thế gian và là muối ướp đất.”18

36 X. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 14-17; Huấn Sắc về Hoạt Động Truyền Giáo Của Giáo Hội Ad Gentes (Huấn Sắc Cho Muôn Dân Muôn Nước), 3.

37 X. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 48; Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại Gaudium et Spes (Hiến Chế Niềm Vui và Hy Vọng), 43; Huấn Sắc về Hoạt Động Truyền Giáo Của Giáo Hội Ad Gentes (Huấn Sắc Cho Muôn Dân Muôn Nước), 7, 21.

38 Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 13.

39 Đã dẫn, 9.

Ơn cứu độ của Đức Ki-tô là dành cho tất cả mọi người

10. Sự phổ quát của ơn cứu độ có nghĩa là ơn đó được ban tặng không những chỉ cho những người chỉ tin riêng vào một mình Thiên Chúa và đã gia nhập vào Giáo Hội. Bởi vì ơn cứu độ được ban tặng cho tất cả mọi người, ơn đó phải được làm sao cho có thể chắc chắn được tiếp cận bởi tất cả mọi người. Nhưng rõ ràng là thời nay, cũng như vào thời xưa, nhiều người không có cơ hội để đến mà tìm hiểu hay chấp nhận tin mừng mặc khải hay gia nhập vào Giáo Hội. Những tình huống xã hội và văn hóa mà họ đang sống không cho phép điều đó, và thường thì họ được nuôi dạy và lớn lên trong những nền tôn giáo khác. Đối với những người đó ơn cứu độ nơi Đức Ki-tô vẫn có thể được với tới qua cách một ân sủng đặc biệt, theo đó thì mặc dù họ có một mối liên hệ bí ẩn với Giáo Hội, điều đó không biến họ thành thành viên chính thức của Giáo Hội nhưng soi sáng cho họ trong một cách thích hợp với hoàn cảnh thiêng liêng và vật chất của họ. Ân sủng đặc biệt này đến từ Đức Ki-tô; đó là kết quả của Hiến Lễ của Người và được thông đạt bởi Đức Chúa Thánh Thần. Ân sủng đó khiến mỗi người có thể đạt đến ơn cứu độ thông qua sự tự do cộng tác của họ.

Vì lý do này, sau khi khẳng định tính trọng tâm của Mầu Nhiệm Phục Sinh, Công Đồng Vatican II đã tuyên bố tiếp theo rằng “điều này được áp dụng không chỉ cho Ki-tô hữu mà còn cho tất cả những ai có lòng thiện tâm, trong tim họ ân sủng này đang âm thầm hoạt động. Bởi vì Đức Ki-tô đã chết cho tất cả mọi người, và bởi vì lời mời gọi tối hậu của mỗi người chúng ta là lời mời gọi từ Thiên Chúa, và do đó là lời mời phổ quát, chúng ta có bổn phận tin rằng Đức Chúa Thánh Thần ban tặng tất cả mọi người khả năng được thông phần vào Mầu Nhiệm Phục Sinh này theo cách thức của Thiên Chúa.”19

40 Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại Gaudium et Spes (Hiến Chế Niềm Vui và Hy Vọng), 22.

“Chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4:20)

11. Nếu vậy thì những phản đối đã được nêu ở đoạn trước về sứ mạng ad gentes (cho muôn dân muôn nước) thì sao? Mặc dù tôn trọng niềm tin và những điều tế nhị của tất cả mọi người, trước hết chúng ta phải khẳng định rõ ràng niềm tin của chúng ta vào Đức Ki-tô, Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại, một niềm tin mà chúng ta được lãnh nhận nhờ một ân phúc từ trời cao, chứ không phải nhờ kết quả của bất kỳ thành tích nào của chính chúng ta. Cùng với Thánh Phao-lô, chúng ta nói rằng: “Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rm 1:16). Các thánh tử vì đạo Ki-tô Giáo trong mọi thời đại – kể cả các thánh tử vì đạo Công Giáo của chúng ta – đã hy sinh và đang tiếp tục hy sinh cuộc đời họ nhằm mục đích làm chứng cho niềm tin này, với lòng xác tín là mỗi một con người đều cần đến Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết và đã hòa giải nhân loại với Thiên Chúa.

Khi xác nhận lời nói của mình qua những phép lạ và qua sự phục sinh từ cõi chết, Đức Ki-tô đã công bố mình chính là Con Thiên Chúa, kết hợp mật thiết với Đức Chúa Cha, và được các môn đệ của mình thừa nhận như vậy. Giáo Hội đem Tin Mừng đến cho nhân loại, cái thông điệp tin mừng có tính tiên tri đó đáp ứng được với những nhu cầu và những khát vọng của quả tim nhân loại và luôn luôn vẫn là “Tin Mừng”. Giáo Hội không thể không công bố rằng Đức Giê-su đã đến để vén mở cho nhân loại được thấy dung nhan Thiên Chúa và để lập công cứu độ cho toàn thể nhân loại qua thập giá và qua sự phục sinh của Người.

Đối với câu hỏi “tại sao phải truyền giáo?”, chúng ta đáp lại với niềm tin và kinh nghiệm của Giáo Hội rằng sự giải thoát thật sự là bao gồm việc cởi mở tâm hồn chính mình để yêu mến Đức Ki-tô. Nơi Người, và chỉ ở nơi Người, mà chúng ta được giải thoát khỏi tất cả những sự giận ghét và nghi ngờ, khỏi sự nô lệ vào quyền lực của tội lỗi và sự chết. Đức Ki-tô thật sự là “bình an của chúng ta” (Ep 2:14); “tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng ta” (2 Cr 5:14), đem lại ý nghĩa và niềm vui cho cuộc đời chúng ta. Truyền giáo là một vấn đề của đức tin, một dấu chỉ chính xác về niềm tin của chúng ta vào Đức Ki-tô và tình yêu của Người dành cho chúng ta.

Cám dỗ của thời nay là hạ thấp Ki-tô Giáo xuống thành chỉ là mức khôn ngoan của loài người, chỉ là một loại khoa học giả tạo về hạnh phúc. Trong thế giới bị tục hóa trầm trọng của chúng ta, một sự “dần dần tục hóa ơn cứu độ” đã và đang diễn ra, khiến cho người ta phấn đấu vì những điều tốt lành của loài người, nhưng loài người đó đã bị hư đốn, bị hạ giảm xuống chỉ còn chiều kích bề ngang mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, Đức Giê-su đã đến để mang lại ơn cứu độ toàn vẹn, một ơn cứu độ bao gồm con người toàn vẹn và bao gồm tất cả nhân loại, và mở ra một triển vọng phi thường là nhân loại phàm trần sẽ được làm con Thiên Chúa thánh thiêng. Tại sao phải truyền giáo? Bởi vì đối với chúng ta, cũng như đối với Thánh Phao-lô, “Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô” (Ep 3:8). Sự mới mẻ của cuộc sống trong Đức Ki-tô là “Tin Mừng” cho tất cả mọi người, nam cũng như nữ, trong tất cả mọi thời đại: tất cả đều được mời gọi đến với Tin Mừng đó và đã được an bài cho Tin Mừng đó. Quả thật, tất cả mọi người đều đang tìm kiếm Tin Mừng đó – cho dù có những lúc họ không biết đàng nào mà tìm, và họ đều có quyền được biết giá trị của món quà ân phúc đó, và có quyền tiếp nhận món quà đó một cách tự do. Giáo Hội, và mỗi cá nhân Ki-tô hữu trong Giáo Hội, đều không được phép cất giấu hay độc chiếm sự mới mẻ và phong phú này – những điều mà họ đã được lãnh nhận từ lòng đại lượng rộng rãi của Thiên Chúa để đem truyền bá cho tất cả nhân loại.

Đây là lý do tại sao sứ mạng của Giáo Hội bắt nguồn không những chỉ từ sứ mạng của Đức Giê-su mà còn từ sự đòi hỏi mạnh mẽ của sự sống Thiên Chúa trong bản thể chúng ta. Những ai thuộc về Giáo Hội Công Giáo phải nên cảm nhận được đặc ân của họ, và chính vì lý do đó, họ phải biết là họ có nghĩa vụ lớn lao hơn trong việc làm chứng nhân cho đức tin và cho đời sống Ki-tô hữu như là một cách phục vụ anh chị em của mình và một cách đáp ứng thích hợp đối với Thiên Chúa. Họ phải luôn luôn ghi khắc trong tâm trí là “họ có địa vị cao trọng đó không phải là nhờ thành quả của chính họ, mà là nhờ ân sủng đặc biệt do Đức Ki-tô ban cho; và nếu như họ không đáp trả ân sủng đó bằng suy nghĩ, lời nói, và hành động xứng hợp, thì không những là họ sẽ không được cứu độ, mà còn sẽ bị phán xét một cách nghiêm khắc hơn.”20

41 Công Đồng Đại Kết Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân), 14.


Chương Hai

_____________________________________

Vương Quốc Thiên Chúa

12. “Chính ‘Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương’ – Đấng mà Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải cho chúng ta biết là Đức Chúa Cha: chính Con của Người, là Đấng đã đích thân tỏ lộ Thiên Chúa và cho chúng ta được biết về Thiên Chúa.21 Tôi đã viết điều này ở phần mở đầu Tông Thư Dives in Misericordia (Tông Thư Giàu Lòng Xót Thương) của tôi, để cho thấy rằng Đức Ki-tô là mặc khải và là hiện thân của lòng xót thương của Đức Chúa Cha. Sự cứu độ bao gồm việc tin tưởng và chấp nhận bí nhiệm về Đức Chúa Cha và về tình thương yêu của Người, được biểu lộ rõ ràng và được trao ban nhưng không nơi Đức Giê-su qua Đức Chúa Thánh Thần. Trong cách này vương quốc Thiên Chúa được thực thi: đó là cái vương quốc đã được mong ngóng trong Cựu Ước, được mang đến cho nhân loại nhờ Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô, được loan báo cho tất cả mọi dân mọi nước bởi Giáo Hội – là một Hội Thánh vừa cầu nguyện và vừa hoạt động để cho vương quốc đó được biến thành hiện thực rõ ràng và hoàn hảo.

42 Tông Thư Dives in Misericordia (Tông Thư Giàu Lòng Xót Thương) 1: như trên, 1177.

Cựu Ước chứng thực rằng Thiên Chúa đã chọn và đã hình thành một dân riêng của Người, nhằm mục đích mặc khải và thực hiện chương trình yêu thương của Người. Nhưng đồng thời Thiên Chúa là Đấng Tạo Tác và là Cha của tất cả mọi người; Thiên Chúa quan tâm và ban phát cho họ, chúc phúc cho tất cả họ (x. St 12:3); Thiên Chúa đã thiết lập một giao ước với tất cả họ (x. St 9:1-17). Ít-ra-en đã được biết một Thiên Chúa yêu thương che chở (x. Đnl 4:37; 7:6-8; Is 43:1-7) và đã trở nên chứng tá và thông ngôn của Người cho các dân tộc. Trong tiến trình lịch sử của mình, Ít-ra-en đã dần dần nhận thức ra rằng việc mình được Thiên Chúa chọn lựa là có ý nghĩa phổ quát (x. chẳng hạn như Is 2:2-5; 25:6-8; 60:1-6; Gr 3:17; 16:19).

Đức Ki-tô làm hiện diện Vương Quốc Thiên Chúa

13. Đức Giê-su Na-da-rét biến chương trình của Thiên Chúa thành hiện thực viên mãn. Sau khi được tràn đầy Thánh Thần vào lúc lãnh nhận Phép Rửa, Đức Giê-su đã thể hiện rõ ràng ơn gọi thiên sai của mình: Người đi khắp miền Ga-li-lê “rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa và nói: ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần; anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng’” (Mc 1:14-15; x. Mt 4:17; Lc 4:43). Công bố và thiết lập vương quốc Thiên Chúa là hai mục đích trong sứ mạng của Đức Giê-su: “Tôi được sai đi cốt để làm việc đó” (Lc 4:43). Nhưng chưa hết, chính Đức Giê-su là “Tin Mừng”, như Người đã tuyên bố ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ của mình tại hội đường ở Na-da-rét, khi Người áp dụng chính mình vào những lời của tiên tri I-sai-a về Đấng Được Xức Dầu và được sai đi bởi Thánh Linh Thiên Chúa (x. Lc 4; 14-21). Bởi vì “Tin Mừng” là Đức Ki-tô, có một sự đồng dạng giữa thông điệp và người mang thông điệp, giữa việc rao giảng thông điệp, thực hiện thông điệp, và chính mình là thông điệp. Sức mạnh của Đức Ki-tô, bí quyết về tính hiệu quả của những hành động của Đức Ki-tô, là ở chỗ Đức Ki-tô hoàn toàn đồng dạng với thông điệp mà Người công bố; Đức Ki-tô tuyên xưng “Tin Mừng” không chỉ bằng những điều Người nói hay làm, mà còn bằng việc Người là ai.

Sứ vụ của Đức Giê-su được mô tả trong bối cảnh những chuyến hành trình trên quê hương của Người. Trước khi Phục Sinh, phạm vi của sứ vụ đó được tập trung vào Ít-ra-en. Song le, Đức Giê-su cung cấp một yếu tố mới thuộc vào hàng cực kỳ quan trọng. Hiện thực cánh chung không phải bị đẩy riêng ra tới một chỗ xa xôi ở mãi “tận cùng bờ cõi thế giới”, nhưng thật ra đã ở rất gần và đang hoạt động giữa chúng ta. Triều đại Thiên Chúa đã đến gần (x. Mc 1:15); việc triều đại Thiên Chúa mau đến phải được cầu xin (x. Mt 6:10); đức tin có thể thoáng thấy được triều đại đó đang hoạt động qua những dấu chỉ chẳng hạn như các phép lạ (x. Mt 11:4-5) và những cuộc trừ quỷ (x. Mt 12:25-28), qua việc chọn lựa Mười Hai Tông Đồ (x. Mc 3:13-19), và qua việc công bố Tin Mừng cho người nghèo (x. Lc 4:18). Những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su với Dân Ngoại cho thấy rõ ràng rằng việc được vào vương quốc Thiên Chúa là nhờ lòng tin và sự hoán cải (x. Mc 1:15), chứ không phải chỉ nhờ lý do có nguồn gốc sắc tộc Ít-ra-en.

Vương quốc mà Đức Giê-su khai mở chính là vương quốc của Thiên Chúa. Đức Giê-su đích thân mặc khải Thiên Chúa đó là ai, Đấng mà Người đã gọi bằng từ ngữ thân thương “Abba”, nghĩa là “Cha ơi” (x. Mc 14:36). Thiên Chúa, như đã được mặc khải, trên hết, qua các dụ ngôn (x. Lc 15:3-32; Mt 20:1-16), là một Đấng hiểu thấu những nhu cầu và những nỗi đau đớn của mỗi một người phàm: Người là một người Cha tràn đầy tình thương yêu và lòng từ bi, luôn ban sự tha thứ và trao tặng nhưng không những gì con người nài xin.

Thánh Gio-an bảo chúng ta rằng “Thiên Chúa là tình thương” (1 Ga 4:8, 16). Vì thế mỗi người đều được kêu mời hãy “sám hối” và “tin tưởng” vào tình thương yêu nhân từ của Thiên Chúa. Vương quốc Thiên Chúa sẽ triển nở trong một chừng mực nào đó khi mỗi một người đều biết tìm đến Chúa qua lời nguyện xin thân thiết giống như là nguyện xin với một người Cha nhân lành (x. Lc 11:2; Mt 23:9) và biết cố gắng thi hành thánh ý của Người (x. Mt 7:21).

Tính chất và đòi hỏi của Vương Quốc Thiên Chúa

14. Đức Giê-su đã dần dần vén mở những tính chất và đòi hỏi của vương quốc Thiên Chúa qua lời nói, hành động, và qua chính mình Người.

Vương quốc Thiên Chúa là được dành cho toàn thể nhân loại, và tất cả mọi người đều được mời gọi trở thành thành viên trong vương quốc đó. Để nhấn mạnh sự thật này, Đức Giê-su đã đặc biệt hòa mình gần gũi với những người ngoài lề xã hội, và đối xử với họ cách đặc biệt khi công bố Tin Mừng. Vào lúc khởi đầu sứ vụ của mình Người tuyên bố rằng Người được “xức dầu … để loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4:18). Với tất cả những người là nạn nhân của sự ruồng bỏ và khinh miệt, Đức Giê-su tuyên bố: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6:20). Và hơn nữa, Người đã khiến những người như vậy được cảm nghiệm sự giải thoát ngay tại thế gian này, bằng cách gần gũi giao thiệp với họ, đến nhà họ dùng bữa (x. Lc 5:30; 15:2), đối xử với họ như là bạn bè hay người ngang hàng (x. Lc 7:34), và làm cho họ cảm thấy họ được Thiên Chúa yêu thương, qua đó tỏ lộ lòng ân cần quan tâm cho người thiếu thốn và những kẻ tội lỗi (x. Lc 15:1-32).

(còn tiếp)

No comments: