Saturday, 1 September 2012

Lm Frank Doyle sj: “Hoàng hôn nghe một mình”


Suy niệm Chúa nhật thứ 22 thường niên năm B

“Hoàng hôn nghe một mình”
Giáo đường chuông rời rạc
Tan vỡ nhiều âm thanh
.
Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh.
(dẫn từ thơ Quang Dũng)
Mc 7: 1-23
            Những nào, linh hồn nhỏ. Đi về, chân núi xanh. Có chiều về chầm chậm. Nghe hoàng hôn tan vỡ, nhiều âm thanh. Âm thanh, là Lời Chúa nói với dân con/đồ đệ, có Pharisêu, ký lục cùng kinh sư, lanh chanh tranh luận về luật , về truyền thống rửa tay.
            Trình thuật thánh Máccô, nay ghi Lời Chúa nói về thái độ sống bề ngoài của kinh sư, ký lục cùng Pharisêu. Họ nghĩ, người mình trổi bật hơn đám dân ngoài Đạo. Nên, vẫn coi lề luật như niềm tự hào dân tộc, hệt như Môsê:“Có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Thiên Chúa chúng ta, khi ta kêu cầu Người? Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như toàn bộ lề luật tôi đưa ra trước mặt anh em, không?” (Đnl 4: 1-8)
            Bằng lề luật, đám kinh sư/Biệt phái hy vọng dẫn dắt dân con đi Đạo sống đời sống khác biệt. Khác và hay hơn những người “ngoại Đạo”, ở cận bên. Nên, họ đặt nặng việc giữ luật như lệnh truyền từ Chúa. Tuy thế, thời của Chúa, lề luật đã trở thành duyên cớ cho nhiều sự kiện rối rắm xảy đến với đời thường. Đến độ, chỉ các chuyên gia mới dám biện giải các vấn đề phức tạp về luật, cho người dân.
Một trong các vấn đề thường nảy sinh, là lề luật thời của Chúa, không còn là bảng đường chỉ dẫn nhằm giúp đỡ dân con thương yêu phục vụ Chúa nữa. Vì thế, tuân thủ luật lệ đã nên quan trọng hơn nội dung của lệ luật. Nghĩa là, họ không cần biết luật ấy nói gì, chỉ cần sống sao cho mọi người thấy  mình có giữ luật, thế thôi. Nên từ đó, người người không còn quan tâm đến tương quan với Chúa, với người nữa, mà chỉ xét nét/rình rập người khác. Xét và rình, để xem họ có giữ luật Môsê, như mình hay không, thôi.
            Thái độ ấy đã  ăn sâu vào tâm não người đi Đạo đến ngày hôm nay. Hôm nay, phần lớn lỗi lầm ta xưng thú, lại được xét theo chỉ tiêu không giữ luật. Có người còn cho rằng: nổi nóng, mất kiên nhẫn hoặc, lười biếng, không đọc kinh/đi lễ, quên rước Chúa vào lòng, mới là tội. Còn thì chẳng cần xét xem lâu nay mình có lưu tâm đến người khác không. Cũng chẳng cần biết người khác có khổ sở, nhục nhã vì mình hay không.
            Như Chúa nói, nhiều luật được kê trong Cựu Ước là do con người viết. Luật ấy chẳng đề cập chuyện yêu thương/kính sợ Chúa. Các luật ấy chỉ thuận theo đòi hỏi của xã hội thời ấy, thế thôi. Lề luật ấy chỉ giúp người có quyền tiếp tục khống chế kẻ thấp cổ bé họng. Chỉ cốt cho thấy người giữ luật biết mình đang ở vị thế nào trong xã hội.  
            Nói cách khác, nếu sống như thế vào thời buổi này, người giữ luật chỉ cốt được khen: mình là người Công giáo tốt. Chúa nhật nào cũng đi lễ, đọc kinh lần hạt, rất đều. Khi chết, chắc chắn sẽ lên thiên đàng, thẳng cánh, chẳng cần biết là khi đến nhà thờ ta nghĩ gì? làm gì? Có quan hệ tốt với người chung quanh không? Quan hệ sau buổi lễ hoặc quan hệ trong đời thường ra sao?. 
            Trình thuật nay cho thấy: có sự khác biệt về quan niệm giữ luật, giữa Đức Giêsu và nhóm Biệt phái, như đã viết:“Sao môn đệ ông không theo truyền thống tiền nhân, cứ để tay dơ khi dùng bữa?” (Mc 7: 5) Và, điều thánh sử hôm nay ghi lại, phản ánh tình cảnh của cộng đoàn tiên khởi, vẫn từng gặp. Các tân tòng nhập Đạo, có vị là Do Thái, có vị trước kia thuộc dân ở ngoài. Vì quen ở ngoài, các vị này ít theo tập tục Do Thái. Chính vì thế, người toàn tòng Do thái mới bất đồng về lới sống đạo của họ.
            Xem thế, chủ đích của trình thuật là đặt tập tục của người Do thái vào đúng vị trí thời gian và không gian. Rửa tay trước khi ăn, vốn là biện pháp ngừa bệnh rất bén nhạy. Qui định này, mục đích ban đầu chỉ để giúp người dân giữ vệ sinh. Giúp phân định thức ăn nào “sạch”,¸thứ nào dơ. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều thứ ăn vào, tạo hiểm nguy. Như để tay dơ bẩn khi ăn, sẽ gây bệnh. Từ đó, họ kết luận rằng : nếu không giữ được vệ sinh thì  làm sao giữ được luật Đạo được.
            Đức Giêsu không công kích các động thái phòng ngừa ấy. Điều mà Ngài bác bỏ là: giới chức Do thái quá đặt nặng sự việc, không cân xứng. Quá chú trọng những điều không cần thiết. Để rồi, quên đi việc chính yếu, là: yêu thương/tôn kính Chúa. Quên chăm nom giùm giúp người đồng loại. Đây, là lý do khiến thánh Phanxicô Át-xi vứt bỏ mọi thận trọng, để chú trọng vào mỗi việc thương yêu người nghèo hèn.     
            Chúa không đả kích việc người Do Thái áp dụng luật cách chi li. Nhưng Ngài chỉ muốn trích dẫn lời ngôn sứ Isaya:“Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta cũng vô ích. Vì giáo lý chúng dạy, chỉ là giới lệnh của phàm nhân.” Lời lẽ trên, không trực tiếp chỉ nhắm vào Biệt Phái thôi, mà cả các thành viên cộng đoàn tín hữu khi xưa nữa. Tức, nhắm vào những người ngày hôm nay vẫn chủ trương thi hành luật chỉ vì luật trong cộng đoàn.
            Nếu cứ chủ trương thi hành luật lệ/truyền thống cách triệt để, sẽ không tránh khỏi xung khắc đang rõ ràng xuất hiện trong thế giới hiện đại. Xuất hiện cả trong gia đình, cộng đồng, ban ngành và đoàn thể. Quá cứng ngắc trong thi hành luật lệ, dù là luật hội thánh, ra sẽ thấy xảy ra những là: ghét ghen, bạo lực ở nhiều nơi. Và, chủ trương gắt gao thi hành luật lệ đã tước bỏ niềm tin tôn giáo ta cần có.
Lời Chúa là một cảnh tỉnh gửi đến cho ta, trong xã hội đa văn hoá/sắc tộc, hiện giờ. Thời buổi này, ta chế tạo ra được nhiều thứ, từ kỹ thuật cao đến y khoa hiện đại, nhưng chẳng thay đổi được những gì xảy ra khi xưa, thời của Chúa. Tức, sống Đạo mà vẫn chịu ảnh hưởng từ cảm xúc uỷ mị, bề ngoài.
Về uế tạp, Chúa nói rõ: uế tạp, không do thực phẩm ta đưa vào miệng. Mà, do những gì xuất phát từ con tim. Sản phẩm uế tạp của tim, như: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, xảo trá, ác độc. Cả đến: phỉ báng, ngông cuồng, tự cao tự đại. Tất cả những uế tạp này đều trực tiếp xung khắc mối tương quan êm đềm với Chúa, với mọi người. Hành vi rửa tay cũng chẳng thể nào thay đổi những xung khắc, uý kỵ ấy.            
Bài đọc 2, thánh Giacôbê nói rõ:“Mọi ơn lành và phúc lộc hoàn hảo đều từ trên tuôn xuống. Từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú.” (Gc 1: 17). Quả thật, Lời Chúa mang đến cho ta tất cả mọi ơn lành/phước lộc, hoàn hảo ấy. Và, thánh nhân thêm:“Hãy khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo trong lòng anh em…Hãy đem Lời ra mà thực hành, đừng nghe suông mà lừa dối chính mình.” (Gc 1: 21)
Đạo Chúa, không là mớ kiến thức chỉ chú trọng đến luật lệ, giới răn. Đạo Chúa, cũng chẳng quan tâm đến các thắc mắc của những người bối rối, chuyên hỏi han:làm thế có tội không? Tội trọng hay tội nhẹ? Có mất linh hồn không? Giữ Đạo như thế chỉ là lo mỗi hai chuyện: đó là tóm bắt mọi sự cho mình mình, và chỉ lo tránh thoát mặc cảm sợ tội. Tức, chỉ nghĩ chuyện tiêu cực mà chẳng lo sống tích cực.
Thực chất vấn đề, không phải thế. Điều, ta cần quan tâm hơn cả, là tự hỏi:“Việc tôi đang làm có mang ý nghĩa một hành động yêu thương, không? Thực ra, chẳng nơi nào lại có luật lệ, như thế. Với người Công giáo, bất cứ lời nói nào, hành động nào không vì tình thương yêu người đồng loại, đều không phải là lời nói và hành động phải lẽ, của tín hữu Đức Kitô. Của, một Kitô khác. Cũng chẳng là hành vi hợp với luân thường đạo lý, của con người.
Ta có thể chi li giữ đúng luật, như người Biệt Phái. Nhưng làm thế, dễ xa dần tinh thần của Tin Mừng. Dễ đi xa ý định của Chúa. Khi giữ luật, cần thiết nhất là cứu linh hồn mình, trước đã. Cần, đặt mình trong tình trạng giúp mình tiếp tục nhận lãnh ân huệ Chúa phú ban. Khi sống chung, làm việc chung với nhau, ở đâu cũng cần luật lệ. Nhưng lề luật được lập ra, là để ta dễ sống, thế thôi. Một khi ta để lề luật ra lệnh cho ta làm điều này/việc nọ, thì khi đó ta đã rơi vào cảnh tình người nô lệ , đi sai mục đích sống. Vì thế, người xưa vẫn có câu: Luật lệ đặt ra là để phá bỏ.
Suy cho cùng, nên nhận thức xem mình đã thương yêu/phục vụ Chúa chưa? Thương yêu, đến mức độ nào? Để được thế, cần sống trung thực, lương thiện và, tự do. Tự do chọn lựa những gì tốt đẹp. Tự do, trong yêu thương/giùm giúp. Tin Mừng không là lề luật đặt ra cho bất cứ ai. Tin Mừng chỉ đưa ra thị kiến sống để ta đích thực sống vì Chúa, vì mọi người. Tin Mừng đặt nặng tương quan giữa mọi người, tương quan yêu thương và giùm giúp.
Ngày hôm nay, ta có nhiều cơ hội để yêu thương/phục vụ Chúa, trong nhiều tình huống khác nhau. Thành thử, thay vì hỏi: làm thế có tội không? hãy nên hỏi: “Làm cách nào để ta trở thành người biết yêu thương, giùm giúp hết mọi người. Lúc này.” Đó mới là điều quan trọng trong đời.   

No comments: