Friday, 21 September 2012
Lm Richard Leonard sj: Thấp cổ bé họng, là bé em
Thật khó biết, là làm sao mà môn đồ Chúa không nắm được vấn đề khi Chúa kể cho các thánh nghe những việc xảy đến, với Ngài. Chúa tỏ lộ cho các thánh bằng ngôn ngữ giản đơn Ngài chọn. Ngôn ngữ Ngài dùng, biểu lộ cho thấy giới cầm quyền thời ấy sẽ đưa Ngài vào dần với cõi chết. Chính vì những hạn chế của ngôn ngữ, nên môn đồ Chúa lại cứ tưởng rằng nỗi thống khổ Ngài chịu, chỉ là một biến cố khác thường như truyện “Sự kiện hàng năm của trai trẻ”, trong đó có những sự kiện lớn xảy đến với người thân, thế thôi.
Biến cố khác thường trong đời, vẫn thôi thúc con người hành động. Hành động, là hành xử một cách linh động cả vào lúc mọi sự trở nên tồi tệ. Ở đây, trong tình huống khác lạ này, Chúa gọi một em nhỏ, tức nhân vật rất mỏng dòn, dễ tổn thương trong xã hội đầy bon chen, để dạy cho môn đồ Ngài về hành vi chăm lo những người bé bỏng, sống chung quanh. Ngài dùng hình ảnh của các em nhỏ, dùng nó như bài dạy về quyền uy con người vẫn có đó, chốn gian trần.
Quyền uy dũng mãnh, cộng thêm nạn bè phái liên kết với sang giàu vẫn còn đó, thế giới nay đang lao vào nơi chốn của những uy lực lôi cuốn, khuyến dụ. Với Vương Quốc Nước Trời, trọng tâm ưu tư của thế giới phải là phục vụ người bé bỏng, nghèo hèn. Trên thực tế, hôm nay, nhiều người chỉ say mê danh vọng, tiền tài và quyền thế, cả trong Giáo hội, cũng như ở đời thường. Cuốn hút của cuộc đời, luôn là sự kiện rất thực. Ta phải thường xuyên để cao cảnh giác. Thường xuyên, tự vấn lương tâm mà thẩm định xem nguyên do từ đâu đến. Hệ lụy nào, thôi thúc mọi người hành xử. Thường xuyên tự hỏi: sao ta lại làm thế? Việc mình làm có phải để đỡ nâng những người em thân cô thế cô, rất bé bỏng?
Trình thuật hôm nay, đem đến cho người đọc đôi cảm giác mông lung, rất phiền lòng. Mông lung mà tự nhủ: chắc rằng thánh sử Mác-cô cũng mặc lấy văn phong, thể loại của một ngôn sứ? Vì, thánh nhân biết nối kết sự thống khổ của Chúa, với thân phận bèo bọt, của những người em bé bỏng, mỏng dòn, vào thời Ngài. Phiền lòng, là bởi cho đến hôm nay, vẫn còn không ít các đấng bậc chưa quyết tâm nghe theo lời dặn của Chúa, trong cư xử với những người bé bỏng, rất thấp hèn.
Đành rằng, luật pháp đời thường vẫn thôi thúc, ràng buộc các đấng luôn phải thận trọng, khi giao tiếp với những người em bé bỏng ấy. Thận trọng, hầu tránh mọi lạm dụng xảy đến khi sờ chạm thể xác, lúc ôm bé em vào lòng. Dẫu sao, cũng phải công nhận là giáo hội hiện đang ở vào thời điểm “mông lung” để phải “sắp đặt lại” mọi sự, cho chính đáng. Đây là thời buổi ta cần nhắc nhở thành viên nhớ đến nỗi thống khổ của những người em thấp cổ bé họng, đang mang tâm trạng phiền lòng. Tựa như quan niệm của người Do Thái khi xưa: nếu bạn quên đi những người em thấp cổ bé họng nơi lò thiêu người còn sống khi xưa, có khác nào bạn cũng phạm tội giết người, như họ.
Trong chừng mực nào đó, có lẽ ta vẫn trông ngóng thời điểm “sắp đặt lại” kia sẽ diễn ra ở cuối trình thuật thánh Mác-cô. Và hôm nay, ở cuối trình thuật này, Đức Giê-su chỉ vào bé em, mà tuyên bố:“Ai đón tiếp em bé này là đón tiếp Thầy”. Trớ trêu thay, chỉ vài tin liệu nho nhỏ thôi, cũng có thể đảo lộn việc “sắp đặt lại mọi sự” trong cung cách đọc thánh kinh. Hoặc, đảo lộn cả quan niệm sống với “văn phong”, “thể loại”, Ngài đã dạy. Ta thừa hiểu, trong các tư liệu viết cùng thời với Thánh Kinh Tân Ước, đã cho thấy: thân phận của những người thấp cổ bé họng, như bé em ở Pa-lét-tin hồi đầu thế kỷ, cũng chẳng khá hơn loài thú, là bao. Các người em thấp bé ấy, chẳng có được quyền hành nào cả. Thời xưa, ở Do Thái các người em thấp hèn đó, chỉ là vật sở hữu của cha sinh mẹ đẻ, ra mình. Nghĩa là, các em có thể bị đem ra mua đi bán lại, chẳng khác gì người nô lệ, không hơn không kém. Các em bé vẫn bị bóc lột, bị xâm phạm, hoặc đem đi hành quyết mà chẳng được luật pháp nào bênh vực, cả về luật Đạo lẫn thói đời.
Về với xã hội Do Thái thời đầu, chỉ có bậc cha mẹ mới được phép ôm bé em, vào lòng. Duy nhất, chỉ có cha mẹ ruột thịt, mới được phép sờ chạm da thịt của con cái, trước mặt quần chúng. Nơi không gian rất thực này, Đức Giêsu đã gọi bé em đến, ôm bé vào lòng, trước mặt quần chúng. Như thế, đã là một thách thức không nhỏ, với luật đời. Đi xa hơn, khi ôm ấp các bé em (tức những người thấp cổ bé họng) vào lòng, Đức Giê-su đã công khai bày tỏ: các em không còn là sở hữu của riêng ai, nữa. Từ nay, tất cả các bé em, những người thấp hèn trong xã hội, đã trở thành quà tặng Chúa gửi đến, với hết mọi người. Nơi Vương Quốc của Ngài, tức gia đình “rất thực” rộng lớn, các em được công nhận có đủ phẩm cách, như người lớn. Không có gì phải lo lắng. Ưu tư. Bực bõ.
Phúc âm hôm nay cho thấy, hết thảy mọi người đều phải được quan tâm, kính trọng. Chí ít, là các người em bé bỏng chân phương. Thấp hèn. Những bé em gặp nhiều gian khổ. Dễ tổn thương. Vì quá thấp hèn và mỏng dòn, nên phải có những người biết đem hết tài năng, vật lực ra mà yêu thương. Phục vụ người em ấy. Những người thấp cổ bé họng ấy. Phục vụ, để cho thế giới nơi gian trần, sẽ trở nên “chân trời” được “sắp đặt lại”, cho tốt hơn.
Khi xưa, trước mặt quần chúng, nơi phố chợ Ga-li-lê, Đức Giê-su đã dám “sắp đặt lại mọi sự” của thế giới rất thực bên ngoài, bằng việc gọi bé em đến. Và, ôm em vào lòng. Thì hôm nay, chắc chắn Ngài cũng sẽ lập lại cử chỉ thân thương ấy, để xoay chuyển thế giới đương đại. Để, thế giới này không còn những cảnh thương đau. Tồi tệ nữa. Ngài lật đổ, mọi giá trị và biến cải mọi sự thành Nước Trời rất thực. Ở nơi đó, mọi người biết thương nhau như Ngài đã dạy hãy yêu thương các bé em. Những người thấp cổ bé họng. Dễ thương tổn. Ở đời.
Lm Richard Leonard, sj _____
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment