Saturday, 13 August 2011

Lm Richard Leonard sj: Về chốn bùn đen


Vào buổi sáng đẹp trời ngày của Chúa, nhiều người trong huyện đã thức giấc chuẩn bị để đến nơi nguyện cầu. Trước giờ lễ, người đi cầu nguyện có thói quen xì xào nhỏ to phía bàn quỳ. Họ kể cho nhau nghe những chuyện gia đình, và cuộc sống. Nói với nhau, về những chuyện có liên quan đức tin, kinh kệ, không thiếu xót. Bất chợt, Sa-tăng xuất hiện như người thật bằng xương bằng thịt. Có người rú lên, sợ hãi; bỏ Chúa, bỏ Mẹ, chạy ra cửa tìm đường thoát thân. Chẳng mấy chốc, ngôi thánh đường trở nên êm ắng, lạnh tanh. Duy có lão bà vẫn lặng yên, bình thản ngồi nơi bàn quỳ. Chẳng bày tỏ nỗi lo lắng, xúc động. Khiến Sa-tăng tức giận, ngấc đầu ngạo mạn, hỏi:

Này, lão bà, mụ có biết ta là ai không?

-Đương nhiên là có.

-Thế, mụ không sợ ta sao?

-Lão muội đây chẳng sợ gì quỷ ma!.

-Sao mụ lại dám coi thường ta, đến như thế?

-Muội đây, 48 năm trời sống với anh của nhà ngươi, nay còn biết sợ chi ai…

Đến hôm nay, ở nhiều nơi có văn hóa khác biệt, vẫn còn thấy tổ chức lễ hội đình đám, lớn nhỏ. Ở đó, người văn minh thời đại vẫn đưa đẩy, kéo lôi mọi người về với quyền lực của tà thần, tăm tối. Điều này dễ nhận hơn, vẫn có vào thời của Đức Chúa. Những nào: bệnh trầm trọng, thân hình quái dị, thần trí bại xuội, lại đến: dịch tễ nhiễu nhương, thiên tai hãm hại. Lại cả những trận địa nhục nhã thất bại, với đấu tranh. Cứ thế, người người quy lỗi cho đó là hình phạt từ Đức Chúa. Hoặc, do ma quỷ nhúng tay vào. Dù, không coi đó là chuyện “khó tin nhưng có thật”, tai mắt ta vẫn cứ văng vẳng đâu đó, quả quyết của người đời, thời vi tính: quỷ thần có thật.

Truyện kể hôm nay, về người nữ miền Tyrô - Siđôn là ảnh hình minh chứng niềm tin nơi con người. Người đàn bà quê mùa ấy cho rằng: ma vương vốn lộng hành, nên con gái mình mới bị dày vò, vật vã. Thật ra, con gái bà chưa hẳn đã bị quỷ ám, hành hạ. Nhưng, bà ngại con mình mắc chứng ngặt nghèo, chẳng thể chữa. Thêm vào đó, bà còn bị người đời khinh khi, coi thường; có những ánh mắt đầy đối kháng. Ghét ghen. Kỳ thị. Suốt đời, bà chỉ là dân ngoài Đạo, luôn sống bên lề cộng đồng cao sang, người Do Thái. Nói tóm lại, chuyện kể về bà không làm Đức Kitô yên lòng. Và, nhìn từ góc cạnh nào đó, tình trạng của bà xem ra không ổn. Nơi bà, là cả một khác biệt về sắc tộc và Đạo giáo. Bởi vậy, môn đệ trung kiên của Đức Chúa mới nghĩ: dù bà có mon men đến gần, cũng chẳng xin được điều gì lớn lao, nơi Thầy mình. Và xem ra, Ngài biểu đồng tình với các môn đệ về chuyện này, đã làm ngơ. Nói cách khác, người nữ phụ nọ nếu không cả gan nài nỉ, có lẽ bà cũng chẳng đạt được ân huệ khó kiếm, từ người Do Thái. Đồng thời, lời ví von về người đàn bà ngoài Đạo, như lũ chó con hèn hạ, được xã hội trong Đạo mặc nhiên công nhận, vào thời ấy.

Một lần nữa, nhờ lanh trí đối đáp, tin vào sự kiên nhẫn của mình, người nữ phụ miền Tyrô - Siđôn mới làm cho sự thể trở nên khác thường. Bà thuần hóa mọi gièm pha, ghét ghen kỳ thị của người đời, vào thời ấy. Bà có lý khi biện giải rằng: dù có bị coi rẻ như lũ chó đớn hèn đi nữa, bà vẫn không là loài thú hoang, đáng bị bỏ rơi ở bên ngoài. Trái lại, bà vẫn coi mình như loài thụ tạo thuần thục, chỉ quanh quẩn trong nhà chầu chực một ân huệ, Chúa đánh rơi. Bà biết phận, và hiểu mình hơn ai hết. Hiểu rằng: là thân phận bọt bèo, bà mới kéo được về phía của mình, sự quan tâm chú ý của Đức Chúa. Có như thế, con bà mới được cứu chữa. Có như thế, lớp hậu duệ là chúng ta mới học thêm được bài học, là: Nước Trời luôn xuyên phá rào cản chặn ngăn ân huệ xuống ban cho chúng ta. Ơn cứu độ được ban xuống bằng những phương thức khá đặc biệt. Đặc biệt hơn, vẫn qua trung gian người ngoài Đạo.

Phúc Âm hôm nay, cho thấy sức mạnh của lời cầu, qua trung gian một người. Và người ấy, lại là người ngoài Đạo. Người nữ trong truyện đã phải trải qua giờ phút căng thẳng, của đời bà. Bà cố chịu căng thẳng, nhục nhã không phải cho mình, mà cho con gái. Niềm tin của bà, là gạch nối qua đó cuộc sống của người khác được cải thiện. Bà làm thế, còn để cho tất cả chúng ta, nữa. Là tín hữu, ta thường cho bạn bè người thân biết rõ, ta luôn quan tâm nguyện cầu, cho họ. Cứ thường tình, khi nghe chuyện, dù không cùng niềm tin ai cũng đều cảm kích.

Thành thử, khi nguyện cầu cho bất cứ ai, dù ở nhà hay tại nguyện đường, dù buổi Tiệc Thánh, hoặc gặp lúc có liên hoan, đây là giờ phút cao đẹp nhất cho tất cả. Ta học nhiều điều từ giáo xứ/cộng đoàn, cũng là nhờ vào nguyện cầu đỡ nâng như thế. Đây là giây phút quên mình đi, để chỉ nghĩ đến người khác. Cho người khác. Dù chỉ một khoảnh khắc. Dù, theo cách dị biệt. Bởi, cầu và nguyện như thế, là tự đặt mình vào cảnh tình của người khác. Đến với người khác, bằng hiệp thông. Cầu và nguyện như thế, sẽ nhắc nhớ ta một điều: khi dự tiệc khoản đãi “cấp trên cao”, hay ở đâu đó, có thể vẫn có người nào đó quanh ta, mỏi mệt đang mong chờ nhặt nhạnh, dù chỉ là vụn bánh đánh rơi. Dù, chỉ là cơm thừa canh cặn. Với họ, đó là hạnh phúc. Thứ hạnh phúc, mà họ chưa một lần ấp ủ.

Nguyện cầu sẻ san, còn khuyên ta nên ra đi về chốn bùn đen cuộc đời, ở nơi đó, có những người đang xuống cấp, ngã ngựa. Có ra đi, ta mới có thể đỡ nâng đàn con Đức Chúa ở chốn nghèo hèn, được lên nơi đủ ăn, đủ mặc. Nơi mọi người, đáng được hưởng ơn lành hơn ai hết. Sở dĩ đã nên nghèo, vì không ai để tâm đoái hoài đến họ. Nhưng thật ra, họ đều là con cái. Là, tạo vật của Đức Chúa.

Lm Richard Leonard sj

No comments: