Câu hỏi #21:
Cha thường gọi các phép lạ là huyền thoại. Vâng, đúng là một huyền thoại có thể chứa đựng một chân lý quan trọng. Con không chối cãi sự thật đó.
Nhưng tại sao chúng ta phải cho là trong các câu chuyện cổ xưa thì chỉ toàn là huyền thoại mà thôi – trừ phi ngày nay chúng ta nghi ngờ sự hiện hữu của Thiên Chúa? Xin Cha vui lòng giải thích quan điểm của Cha về khả năng có những phép lạ trong thời hiện đại – và lý do tại sao chúng ta phải cầu nguyện với một Thiên Chúa không thật sự biết nghe và nhậm lời.
Câu đáp:
Tôi chưa bao giờ gọi phép lạ là huyền thoại. Phép lạ là phép lạ, huyền thoại là huyền thoại, chúng thật sự không có gì giống nhau cả.
Thánh Kinh là chứng tích của mặc khải của Thiên Chúa cho dân Người, những mặc khải mà Người đã thực hiện cả bằng lời nói lẫn hành động.
Thánh Kinh bao gồm một số đoạn có thể được gọi là huyền thoại trong hình thức văn thể của chúng, nhưng những đoạn đó vẫn là sự thật.
Thánh Kinh cũng bao gồm những trình thuật về phép lạ, các phép lạ đó tôi không nghi ngờ chút mảy may nào cả, xét về tính chân lý lịch sử của chúng.
Tôi chưa bao giờ nói rằng: “Trong các câu chuyện cổ xưa thì chỉ toàn là huyền thoại mà thôi”.
Sau hết, bạn muốn tôi giải thích quan điểm của tôi về “khả năng có những phép lạ trong thời hiện đại”.
Tôi hoàn toàn nhìn nhận khả năng có những phép lạ trong thời hiện đại.
Còn về câu bạn hỏi “Tại sao chúng ta phải cầu nguyện với một Thiên Chúa không thật sự biết nghe và nhậm lời”, tôi phải thành thật thú nhận là tôi không hiểu bạn đang nói gì.
Câu hỏi #22:
Cha có thể giới thiệu một bản chú giải hoặc hướng dẫn đọc Tin Mừng có giá trị cho con được không?
Câu đáp:
Không dễ gì mà giới thiệu chỉ một quyển sách độc nhất để làm một bản chú giải đầy đủ từng chương từng câu trong cả bốn sách Tin Mừng.
Tuy nhiên, có một bộ sách gồm nhiều quyển, mỗi quyển chú giải riêng về từng sách Tin Mừng gọi là bộ “New Testament Message: a biblical theological commentary” có bán tại các nhà sách Công Giáo.
Trong bộ sách này, phần chú giải cho mỗi sách Tin Mừng khác nhau là do một vị học giả thánh kinh khác nhau chịu trách nhiệm, và 2 vị chủ biên, linh mục Wilfred Harrington và linh mục Donald Senior, đã quy tụ được một nhóm học giả xuất sắc nhất trong số những học giả chuyên viết trong lãnh vực này.
Bạn không bị buộc phải mua bộ sách trọn vẹn nguyên cả bộ, mà có thể mua riêng từng quyển. Hai quyển đầu trong bộ sách này nói về những phần khái quát: Interpreting the New Testament: a practical guide, và The World of the New Testament. Bốn quyển sau trong bộ sách này nói về bốn quyển Tin Mừng.
Có lẽ bạn nên mua và đọc quyển đầu tiên trước. Sau đó bạn sẽ biết rõ hơn là trọn bộ sách sẽ có ích đối với bạn hay không.
No comments:
Post a Comment