Tại một làng chài vùng ven, các anh em trong Giáo hội Tin Lành luôn tranh thủ kiếm cho được một chủ chăn mới thay cho vị mục sư cao niên đã đến cõi. Sau nhiều chống đối từ tín đồ chủ chốt là Jimmy, cuối cùng Hội thánh sở tại đã mời được vị nữ lưu tên Gayle phụ trách vai trò người chủ chăn. Nữ chủ chăn Gayle lúc đầu hơi ngỡ ngàng, nhưng sau nhiều tuần đã quen dần với công tác mục vụ. Mùa nghỉ đã tới, thành viên cộng đoàn do Tom điều động đã tổ chức một chuyến đi câu nhằm chủ đích mời vị chủ chăn tham quan, thư giãn. Jimmy được yêu cầu cho mượn xuồng. Anh đồng ý, nhưng đòi làm hướng dẫn viên buổi vui. Và, mọi người lên xuồng, ra đi. Đi được quãng ngắn, chợt nhận ra là mồi câu còn để trên bờ. Có người đề nghị quay lại lấy. Nhưng, chủ chăn Gayle không đồng ý. Chị bước khỏi xuồng, bỏ đi vào bờ. Jimmy thấy vậy, anh chẳng ngạc nhiên chút nào về khả năng lội bộ của chủ chăn Gayle, bèn nói: quý vị thấy chưa, tôi đã nói là không nên nhờ bà ấy lo mục vụ. Bà ta nào có biết bơi.” Thành thử, bỏ bạn bè đồng cảnh ở lại chơ vơ trên thuyền cũng là một kinh nghiệm khó nghĩ, cần suy tư, tìm hiểu.
Những ai xem phim Shrek, có lẽ đều đồng ý là phim có nhiều điều hay, rất tuyệt nhưng có nhiều chỗ khó hiểu. Các nhà phê bình kịch bản phải cắt nghĩa là tác giả đã dùng cách thức “nguyên bản tương tác” lấy sự kiện nguyên bản ở chỗ này khéo léo đưa vào bản văn chỗ khác để tiếp tục kể nốt cốt truyện. Làm như thế, mới đưa ra được cái hay của phim. Trong phim, có một số điều được rút từ các điển tích, cố hữu. Thành thử, muốn biết bản chất nhân vật, người xem cần hiểu các điển tích cổ xưa hàm ngụ trong phim. Đôi lúc, người thưởng ngoạn có cảm tưởng là cốt truyện bị đảo ngược không còn giống lúc ban đầu. Tuy nhiên, những chuyện như thế không làm cho Shrek mất tính ăn khách, thích thú đem đến với người xem. Cuối cùng, mọi người vẫn đổ xô, rủ nhau đi xem đủ hết mọi tập dù cho truyện phim có quá nhiều điển tích, nhiều chỗ khó hiểu.
Chuyện kể về việc Yêsu Đức Chúa bay là là trên mặt nước cũng tạo ra các yêu tố gây kinh ngạc không ít, giống hệt phim truyện Shrek. Trong mười một đọan văn Tin Mừng Mat-thêu, nhiều chỗ rút từ các điển tích cổ xưa có sẵn trong Cựu Ước. Thánh sử Mat-thêu đem một số điển tích ấy vào thể văn riêng của mình và giải thích thêm cho phù hợp với nhân cách Đức Kitô. Ngày nay, đọc trình thuật của thánh sử theo cảm nghĩ của người đương thời, hẳn nhiều người sẽ thấy lạc lõng, bơ vơ. Họ chỉ thưởng thức cốt truyện chứ không nắm được cốt tủy của bản văn. Tín hữu cộng đoàn tiên khởi không phải như thế. Mỗi khi Mat-thêu chú giải điều gì trong trình thuật, chẳng ai là không hiểu.
Ở Cựu Ước, tín hữu kỳ cựu như ông Yob vẫn thấy bản văn diễn tả trọn ý nghĩa của việc Đức Chúa hiện diện cả trong cơn phong ba, sóng dồn vốn là hình ảnh nói lên mọi hiểm họa trong cuộc đời. Ảnh hình về con thuyền trong trình thuật là biểu tượng về Hội thánh lúc ban đầu. Với Matthêu, các môn đồ của Yêsu Đức Chúa đều có mặt trong đó. Hình ảnh Đức Kitô bay là là trên mặt nước là âm vang cố hữu về họat động của Thần Linh Chúa trong trình thuật tiên khởi ở sách Khởi nguyên. Ngay đến việc Đức Kitô khiến sóng êm, biển lặng cũng nhằm tiếp nối công việc mà ngôn sứ Yônah đã làm lúc trước. Thành thử, vị nào say mê tìm hiểu Kinh thánh sẽ thấy nhiều biểu tượng vẫn đồng bộ, ăn khớp với các điển tích nói đến trong sách Cựu Ước.
Ở trình thuật hôm nay, Mat-thêu đã tỏ ra tài viết độc đáo qua ngôn ngữ riêng của thánh sử. Đi vào chi tiết, ta sẽ thấy thánh nhân chú trọng nhiều đến thông điệp mang tính thần học sau đây: Đức Kitô, người Con Độc Nhất của Đức Chúa, Chúa tể của Tạo dựng, vẫn luôn trung kiên với đồ đệ của Ngài. Chẳng cần biết sông biển có vỡ ào, sóng nước có dồn dập, người phàm có khiếp sợ nguy cơ tai biến đến độ nào đi nữa, Đức chúa vẫn đến cứu vớt, đem họ về với công cuộc tái tạo con người. Cũng thế, Hội thánh thừa nhận rằng Ngài đã hoàn thành công cuộc tạo dựng mà lâu nay toàn dân Israel hằng trông đợi. Họ vẫn mong được mục kích và ôm giấc mộng ấy vào lòng. Vẫn cảm thông với công cuộc cứu vớt của Đức Chúa, dù đôi lúc thấy biểu tượng, điển tích không mấy dễ hiểu.
Vấn đề là: hôm nay, tất cả những chuyện cổ, điển tích ấy có đem đến cho ta điều gì tốt đẹp không?
Quả thật, chúng ta đều là những kẻ kế thừa lòng tin của thánh sử Mat-thêu. Hôm nay, sở dĩ có mặt trong buổi tiệc thánh này là vì ta tin tưởng rằng Yêsu, người Con Độc nhất của Đức Chúa là Đấng đã cứu vớt chúng ta ra khỏi chính con người phàm trần của mình để khỏi bị bão táp sóng dồn cuộc đời miệt mài, hủy hoại Đằng khác, thông điệp hôm nay còn nói lên rằng: trong mọi phong ba đe dọa con thuyền cuộc sống của ta.
Phải chăng ta rất may mắn vì Đức Yêsu chẳng bao giờ học bơi cả?
No comments:
Post a Comment