Câu hỏi #19:
Xin Cha giải thích ý của Cha về “huyền thoại”.
Câu đáp:
Các tác giả thánh kinh đã viết trong một cách sống động, chắc nịch (cứ so sánh cung cách nói năng của Đức Giê-su trong các bộ Tin Mừng với những câu giáo lý ta đã học mà xem!)
Họ là những người Đông Phương, không phải người Tây Phương, và họ thật khác xa người Tây Phương trong cách xử sự, cách suy nghĩ và cách diễn đạt.
Tóm gọn thì, điều hệ trọng là phải nhận thức rằng khi các Tin Mừng được viết thành văn bản, hình thức trình thuật như một câu chuyện là một cách phổ quát để diễn tả các sự thật, đặc biệt là những sự thật huyền bí, khó hiểu về nguồn gốc của chúng ta, về sự chết, sự sống đời sau, và về luân lý đạo đức. (Ngay cả trong giới triết gia Hy-lạp, nhà triết học Plato vĩ đại trong bộ sách triết lý nhan đề Republic đã diễn tả khái niệm của ông về đời sau qua hình thức một câu chuyện – Huyền Thoại Ông Er).
Huyền thoại có thể chỉ đơn giản là một “câu chuyện huyền hoặc” không có thật và không thể tin được, tương tự như huyền thoại Người Tuyết Abominable, và, trừ phi bạn là người Ái-nhĩ-lan, huyền thoại về quái vật hồ Loch Ness, hay đó có thể là một huyền thoại được “dựng lên” theo nghĩa câu chuyện thường là được “đặt ra” nhằm để chuyên chở hay thông truyền những chân lý sâu sắc, hay những chân lý huyền bí, những điều vẫn còn là huyền bí ngay cả cho đến thời nay, mà thời xưa con người của thời đại sơ khai không có cách nào khác hơn để diễn đạt cho những người trưởng thành, bởi vì họ thiếu những công cụ của ngôn ngữ triết lý trừu tượng.
(Trong một điểm khá tương đồng như trên, chẳng phải những dụ ngôn của Đức Giê-su – những câu chuyện được “đặt ra” – là chứa đựng những chân lý kỳ diệu hay sao; và chẳng phải đó là điều ngớ ngẩn, thừa thãi hay sao, nếu đem đặt câu hỏi là: “Chuyện đó có xảy ra thiệt sao? Thiệt là có người đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô và gặp cướp giữa đường sao?”)
Điều quan trọng là phải đặc biệt dạy cho trẻ em biết rằng, chẳng hạn như, nhiều cảnh trong phần đầu của sách Sáng Thế Ký là những câu chuyện, không phải chỉ là “những câu chuyện huyền hoặc”, mà là chứa đựng một niềm tin hay luân lý xác thực, và các em không được nghĩ rằng câu chuyện tự nó là chuyện có thật theo nghĩa đen.
Câu hỏi #20:
Là một người Công Giáo “già” đang học bù cho nhiều năm xao nhãng chuyện học hỏi Thánh Kinh, gần đây con có tham dự một số buổi giảng dạy về bộ Tin Mừng theo thánh Mác-cô.
Kết quả là một người bạn già của con, muốn tìm một câu trả lời nhanh chóng và ngắn gọn, đã hỏi con như sau: “Bằng cách nào mà các tiên tri trong quyển I-sai-a từ thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên đã được lưu truyền đến thời chúng ta trong hình thức văn thể mà hiện tại chúng ta đang có, chẳng hạn như trong quyển Thánh Kinh Giê-ru-sa-lem?”
Câu đáp:
Tôi không chắc cho lắm là tôi hiểu chính xác câu hỏi của bạn, bởi vì câu trả lời hiển nhiên là các tiên tri đã được lưu truyền đến thời chúng ta trong hình thức hiện tại bởi vì đó chính là hình thức văn thể nguyên thủy mà họ đã được mô tả.
Tuy nhiên, có thể câu hỏi của bạn là về sự hình thành các nhân vật trong Sách I-sai-a. Ngày nay nói chung thì người ta chấp nhận rằng chỉ có 39 chương đầu tiên trong sách là thật sự nói về công trình của nhà tiên tri thuộc thế kỷ thứ tám tên là I-sai-a.
Phần thứ hai trong sách này, từ chương 40 đến chương 55 nói về hoạt động của một nhà tiên tri khuyết danh từ thời thế kỷ thứ sáu – thời mà dân Do-thái bị lưu đày. Tác giả của phần thứ hai này thường được gọi là Tiên Tri I-sai-a Thứ Hai.
Phần thứ ba và là phần cuối trong sách (từ chương 56 đến chương 66) có vẻ là tác phẩm của một nhóm môn đệ của Tiên Tri I-sai-a Thứ Hai.
Những tác phẩm riêng biệt này dần dà sau đó đã được kết hợp lại thành một quyển sách, và cùng với những quyển khác mà ta gọi là Cựu Ước, quyển I-sai-a gồm 3 phần tổng hợp được người Do-thái chấp nhận từ trước thời Đức Giê-su là một phần trong các văn bản thánh thiêng của họ.
Sau đó Ki-tô Giáo phong thánh cho bộ Thánh Kinh Do-thái, và chưa bao giờ có ai nghi ngờ gì về nhân vật thánh thiêng linh truyền trong Sách I-sai-a.
Cũng giống như trường hợp tất cả những bản dịch Sách Thánh chính xác, phiên bản của quyển I-sai-a trong bộ Thánh Kinh Giê-ru-sa-lem có thể được an toàn chấp nhận là bản dịch chính xác và trung thành từ văn bản nguyên thủy ghi lại những lời tiên tri của ông I-sai-a, và của các nhà tiên tri khác (và các môn đệ của họ) trong văn bản đó.
No comments:
Post a Comment