1. Công chính theo thần học của các
Ký lục (Mt 5: 21-48)
Chúa Yêsu
đối chiếu đạo lý của Ngài với giáo huấn của Ký lục. Cốt yếu là 5 thí dụ điển
hình nêu lên sự tương phản:
5: 21-22, 27-28, 33-37, 38-41 (42) 43-47
Kết thúc của
phần I này là câu 5: 48: Hãy ở trọn lành…
2. Công chính mới đối chiếu với công
chính của Biệt phái
6.1: nguyên
tắc chung.
Ba việc đạo
đức thông thường của Biệt phái (thái độ của Biệt phái và của môn đồ thế nào)
6: 2-4: Bố
thí
5-15: Cầu
nguyện
16-18: Ăn
chay.
3. Công chính của môn đồ Chúa Yêsu: những lời cảnh cáo môn đồ.
Một lời
tuyên ngôn kèm theo một ví dụ cụ thể.
7: 1-5: Chớ
đoán xét: cái dằm và cái xà.
15-20: coi
chừng tiên tri giả: cây và quả.
21: 24-27:
phải làm theo ý Thiên Chúa, đừng phân phô suông, ví dụ xây nhà.
Bài giảng
được tổ chức rõ ràng. Tư tưởng diễn theo một kiểu: yêu sách của công chính mới
tuyên bố ra xong, thì có ví dụ cụ thể
theo sau. Và để cho tính cách mới mẻ của Tin Mừng, thì dùng kiểu phản đề, tức
là đối chọi với sự công chính thịnh hành trong dân Do thái.
Mt 5-7 tuy
có thêm vào tuỳ theo vấn đề, nhưng tựu chung còn giữ lại tổ chức tiên khởi của
Bài giảng.
Bài giảng có tính cách sưu tập
Tính cách
sưu tập: nhận thấy được bởi so sánh hai bản Mt và LC.
Vai trò sưu
tập: trong Hội thánh tiên khởi, thì lời rao giảng cốt thiết là loan báo Tin
Mừng cho những kẻ chưa tin (điều mà chúng ta gọi theo tiếng Hy Lạp Kerygma) và
tất cả những gì phải dạy cho tín hữu để sống đạo: những điều phải tin, các bí
tích, suy gẫm Kinh thánh với đời của Chúa, luân lý, đạo đức…Giáo huấn có khác
nhau giữa các khu vực.
Chiếu theo
hướng đi thì:
-Mt muốn
trình bày giáo huấn cho tín hữu gốc Do thái.
-Lc trình
bày giáo huấn cho tín hữu gốc dân ngoại.
Cả hai hình
thức giả thiết người ta đã tin vào lời rao giảng, đã được Tin mừng khuấy động,
và bị quyến rũ mãnh liệt bởi Tin Mừng. Bài giảng trên núi nói ra cho những kẻ
đã hối cải.
Còn những lời
của Chúa mà bài giảng sưu tập lại không phải là những châm ngôn luân lý hay đạo
đức có giá trị tự lập như những nguyên tắc khôn ngoan. Không phải thế! Các lời
của Chúa chỉ có giá trị vì đã xuất ra từ miệng Chúa Yêsu: nghĩa là chúng có giá
trị bởi chính việc Chúa Yêsu đã xuất hiện. Nên để ý vào việc các tác giả Tin
Mừng nhập đề làm sao về sứ vụ công khai thực sự của Chúa:
-Mt 4:
17/Mc 1: 14-15: toát yếu lời rao giảng (thời buổi đã mãn)
-Lc 4:
16tt: chương trình của sứ vụ của Chúa Yêsu trong bài giảng tại Hội đường
Nazarét (4: 21): hôm nay đã ứng nghiệm…).
Tóm lại Bài
Giảng Trên Núi không thể nói là luân lý Kitô giáo, nhưng là “đức tin sống của
những ai đã được phúc tế nhận ơn huiệ của Thiên Chúa nơi Chúa Yêsu.”
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài
liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment