Saturday, 14 April 2012

“Tình con tinh khiết”

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4
Suy niệm Chúa Nhật Thứ 3 Phục Sinh Năm C

“Tình con tinh khiết”
Như màn sương đêm.
Xin cho trọn kiếp,
được sống êm đềm.”
(thơ Đào Tiến)
Ga 21: 1-19
            Đức tinh khiết, còn là tình người trong cuộc. Vẫn cứ yêu. Màn sương đêm, vẫn là tình đời muôn kiếp. Trọn lòng mến. Rất êm đềm. Của đồ đệ. Như trình thuật được kể, rất hôm nay.

            Trình thuật kể, là kể về sự kiện Chúa muốn biết tâm tình người đồ đệ. Về, tương quan ta có, với mọi người. Chúa hỏi, là hỏi ta có dịp xác chứng niềm tin nơi Ngài, trước sau như một. Về tính gan dạ. Dám nhận mình là con dân, của Đức Chúa. Là đồ đệ, ta không chỉ gắng sống hiền lành. Đôn hậu. Hoặc, thánh thiện. Là đã đủ. Nhưng, còn phải tự chấp nhận mọi chịu khó. Còn, làm những việc rất khó chịu. Rất khổ đau. Có như thế, mới có khả năng sẻ san vinh quang, của Ngài nữa. 

            Trình thuật hôm nay cho thấy: Chúa tỏ bày lòng Ngài cho đồ đệ. Khi các thánh nay quay về chốn cũ. Về, với ngành nghề ở Galilê. Với đánh lưới. Rất kinh nghiệm. Nhưng, lần này các thánh gặp ngay thất bại. Bởi lẽ, chẳng một ai nhớ lời Thầy từng nói: “Không Thầy, chẳng ai thành đạt được chuyện gì.” (Ga 1: 3) Như người lạ, Thầy đến với đồ đệ, rồi nói: “Anh em, có gì ăn không?” Chợt khi nghe Thầy nhủ khuyên: “Hãy ra khơi bủa lưới!” các thánh mới thu lượm được kết quả bất ngờ: tôm cá nhiều đến độ “lưới chịu không nổi”. Và khi đồ-đệ-được-Thầy-thương, mới nói: “Chúa đó!” (Ga 21: 7)
            Thông thường, khi Tin Mừng viết về đồ-đệ-được-Chúa-thương-yêu là chỉ về thánh Gioan Tông đồ. Nhưng, trong bối cảnh Phục Sinh, cụm từ “đồ-đệ-được-Chúa-đoái-thương”, có ý chỉ về bất cứ người nào có tương quan mật thiết với Chúa. Trình thuật hôm nay nói “ghe thuyền” của các thánh, là có ý ám chỉ về cộng đoàn Hội thánh. Của Chúa. Và, đồ-đệ-được-Chúa-đoái-thương, chính là những ai gần cận với Ngài. Những người nhận ra được sự hiện diện của Chúa, nơi anh em. 

            Nhận ra Chúa, đồ-đệ-được-Chúa-đoái thương chợt thấy mình thật bất xứng. Qua phục sức. Thánh nhân bèn nhảy ùm xuống nước. Ẩn trốn. Vì mình mảy trần trụi. Cuối cùng thì, đồ đệ Chúa: người thì đưa thuyền vào bờ, mà nhặt cá. Kẻ, thì phát giác rằng: chính Người-Xa-Lạ-là-Thầy đã dọn bữa, có “than đỏ với cá nướng, đặt ở trên. Cả bánh nữa.” Và Thầy tiếp tục: “Đem lại đây, ít con cá các anh vừa bắt được.” (Ga 21: 10)

            Hãy đến mà lót dạ”, là lời mô tả về cảnh tình của Tiệc Thánh. Có Thầy hiện diện. Có Lời Chúa. Có đồ đệ nghe Thầy. Và đồ đệ, nay biết san sẻ những gì mình có. Vẫn đồng bàn, cùng lĩnh nhận ân sủng theo cung cách hiệp nhất. Cung cách rất tiên khởi. Ấm tình đồng đội.

            Và, thánh sử lại đã ghi: “Không ai trong nhóm môn đệ dám hỏi ‘Ông là ai?vì biết chắc chính là Ngài”. Đấy là khẳng định nói lên điều chính yếu, ta cần biết: Chúa đã Sống Lại thật. Ngài không còn mang hình hài xưa/cũ, như người người vẫn tưởng. Thầy Chí Thánh, nay mang hình hài đổi mới, giống mọi người . Hình hài của Chúa, chính là những người có lòng tin, biết Ngài hiện diện nơi người khác. Nơi những người, có diện mạo khác nhau. Khác xuất xứ. Khác cả lòng Đạo. Lẫn trạng huống.

            Đồ đệ xưa, rày đã đến. Nên, mới nhận ra Ngài. Nhận ra hình hài của Ngài, không do đặc sủng Ngài ban tặng. Mà, qua tình huống của đời thường. Có như thế, ta mới cùng với thánh sử, cất lên lời ngợi ca Đấng Tạo Hoá ở bài đọc 2: “Tôi nghe mọi loài thụ tạo trên trời, dười đất. Trong lòng đất. Ngoài biển khơi. Vạn vật ở nơi đó, đều đã tung hô: Xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng, cùng danh dự. Vinh quang. Và quyền năng. Đến muôn thuở muôn đời.” (Kh 5: 13)

            Là đồ-đệ-được-Chúa-thương thoạt nhận ra Thầy, qua bóng hình của “người lạ”, ta cũng được Chúa chỉ đích danh, để nhận biết. Và khi ấy, ta sẽ giúp mọi người nhận ra rằng: Chúa hiện diện với mọi người. Vào mọi tình huống. Ở đời thường. Có như thế, ta mới có thể giải thoát được tất cả. Có như thế, khuôn phép rao truyền Lời Chúa, mới đúng nghĩa. Mới được người người tra tay thực hiện.     
            Điều cần làm ngay sau đó, là: không chỉ nhận ra Chúa hiện diện nơi ta. Nhưng, là: biến sự hiện diện của Chúa trở thành một thực tại sống động. Cho mọi người. Sống quanh ta. Đồ đệ Chúa, không chỉ đòi ở phòng trên, để vui hưởng tình huống Chúa sống lại. Với bạn bè. Mà, về lại với cảnh sống cũ. Với thuyền. Với lưới. Cho riêng mình. 

            Và sau đó, đã thấy xảy đến một cảnh trí rất đặc biệt trong quan hệ giữa Chúa và thánh Phêrô. Tức, người đồ đệ luôn gần gũi Chúa. Và cũng xảy đến, một mặt là: sự hoà giải/hoà hợp giữa Đức Chúa và thánh Phêrô, sau khổ nạn. Mặc dù, thánh nhân đã quả quyết lòng trung trực phận mình vẫn có, với Chúa. Có, từ buổi Tạ Từ. Có đó, nhưng vẫn cả gan chối bay chối biến, những ba lần. Chối ở đây, là: ly khai khỏi liên hệ với Đức Kitô, có từ trước. Để rồi từ nay, bằng vào cung cách nhẹ nhàng nhất, Đức Chúa Phục Sinh, lại hỏi thêm: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh vẫn mến Thầy hơn các anh em này, đấy chứ?” (Ga 21: 15)

            Và thánh nhân, nay học được bài học hôm trước. Và, nỗi niềm hiên ngang tự hào thời buổi trước, đã chấm hết. Và, thánh nhân đâu còn cao ngạo niềm tự hào dám so sánh mình, với đồng nghiệp. Ngược lại, ông chỉ nói cho riêng Thầy vừa đủ nghe: “Thưa Thầy có. Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21: 15) Nói đến ba lần, là cung cách đếm số tương đương với những lần mình từng thoái thác, một quả quyết. Ba lần nhức nhối ấy, thánh nhân đành kết thúc bằng câu nói: “Thưa thầy, Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21: 17)

            Sự thật, quả là thế. Sự thật làm quặn đau lòng chân thật. Nay đã rõ. Rõ, về những thoái thác và chối bỏ nay mang ý nghĩa một quay đầu. Bỏ đi. Không quay về. Lỗi lầm của Giuđa, là bằng chứng cụ thể nhất. Tuy nhiên, lỗi lầm đây, chỉ là thoáng chốc của yếu đuối. Tuyệt nhiên, không mang ý nghĩa của việc quay đầu, mà bỏ đi. Và, việc hối cải nơi toà cáo giải, cũng là chứng cứ về sự thật này.  
    
            Thực tế, có những đối thoại mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ một thoáng chốc, rất hoà giải. Đó là, tiếp sức/trao cho nhau, một uỷ thác. Sứ vụ. Ấy đó, là sứ vụ Cha uỷ thác. Cho Ngài. Ấy nay, Ngài truyền cho Phêrô và các thánh, một câu nói: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy!”(Ga 21: 17). Đây, còn là trách vụ của Hội thánh. Trách vụ, đặt lên vai mọi người. Trách vụ ấy, Ngài không chỉ uỷ thác cho Giám mục. Linh mục. Tu sĩ thôi. Mà, tất cả. Từ cha mẹ. Thầy cô. Cho chí anh em. Chị em.    

            Đồ đệ Chúa, nay có trọng trách quay về lại Giêrusalem để khởi sự một rao truyền. Rao truyền, về sự sống. Của Chúa. Về Lời Ngài. Về hoạt động, khổ đau. Cũng như nỗi chết. Và sự sống lại của Chúa. Như đã được ghi ở bài đọc 1, sách Công Vụ. Nói, là nói về niềm vui các thánh lãnh nhận. Nói, là nói về ý nghĩa mới, trong cuộc sống. Của các thánh. Được thế, là do các thánh đã gặp Chúa. Đã biết sẻ san niềm vui mừng nhận ra Chúa. Nơi mọi người.

            Tuy nhiên, có loại thông điệp mà không phải ai cũng muốn nghe. Đó, là cảnh báo về những lạm dụng quyền lực, sống chệch khỏi sứ vụ được uỷ thác. Hoặc, sống máy móc. Cứng ngắc. Hoặc các lực cản, từ giới lĩnh đạo ngoài đời. Trong Đạo. Buộc các thánh phải ngưng những gì mình đang thực hiện. Tuy nhiên, các thánh vẫn không làm thế. Bởi lẽ, động lực thúc đầy và dẫn dắt các ngài, đâu phải do tự quyền bính. Thế gian. Nhưng, do quyền uy của Chúa. Tức, do Tình yêu và Sự thật. Dù gì đi nữa, các ngài vẫn nhất quyết rao truyền Sự Thật ấy. Không ngừng nghỉ. 

            Là đồ đệ đích thực của Chúa, ta cũng có trọng trách rao truyền niềm tin. Và, cũng gặp nghịch cảnh, như các thánh. Không chỉ xảy vào thời truớc. Nhưng, bây giờ. Từng ngàn và từng vạn người anh/người chị của ta, cũng đang bị thử thách. Bách hại. Bị ghét bỏ. Khi rao truyền Tình yêu và Sự thật, của Đức Chúa. Các vị vẫn không sờn lòng. Nhờ thế mà, Tin Mừng Tình yêu và Sự thật, vẫn lan truyền. Vẫn sống động.

            Lm Frank Doyle sj
            Mai Tá diễn dịch

No comments: