Ví dụ “Người Con Hoang Đàng” (tiếp
theo)
Lc 15: 11-32: về “tình
Phụ tử”
Câu 12/ Chiếu theo Tl 21: 17 thì con trưởng được lĩnh gấp
đôi phần của mỗi người (đây 2 đứa con, thì gia tài chia 3 phần, con cả 2 phần,
con út 1 phần). Chuyển gia tài hoặc bằng chúc thư, hoặc khi cha còn sống thì
bằng “tặng vật”. Nếu là tặng vật thì: con được ngay quyền sở hữu, của là của
nó, nhưng nó chỉ được hoàn toàn khi cha nó chết. Bởi là của nó, nên cha không
còn được quyền bán đổi nữa, nhưng con cũng không có quyền xử dụng như ý (nếu nó
bán, người mua chỉ hoàn toàn chiếm hữu khi cha nó chếất), còn cha còn được
quyền hưởng hoa lợi. Bởi đó, mới hiểu câu 31 được: con cả là người có quyền sở
hữu độc nhất sau này, nhưng câu 22t và 29: cha vẫn xử dụng như ý: nó tuyên bố
đoạn tuyệt với gia đình để sống một mình.
Câu 13/ Nó bán đi cả để lấy tiền xuất ngoại. Kinh tế
Phalệtin thời đó không đủ nuôi sống dân trong vùng. Việc đi xa làm ăn là
thường. Vào thời Chúa Yêsu, sau khi đền thờ cất xong, có đến 18 ngàn người thất
nghiệp.
Đối với thính giả thì họ cho con thứ có tội ở chỗ nào? Có
thể ngay việc bỏ cha ra đi – mà cũng có thể nơi việc dùng của mồ hôi nước mắt
của cha mà ăn tiêu trác táng.
Câu 14/ Những bước đi truỵ lạc và sa đoạ.
Câu 15/ Nuôi heo là nghề “tội lỗi”, chỉ có dân ngoại mới
làm, nên ông chủ đây là một người ngoại. Chăn heo một nhờm tởm đối với Do thái
(Talmud Babylon: người chăn heo là một đồ chúc dữ). Tình cảnh nói cho thính giả
bước đường cùng sa đoạ và uế tạp, nó đã bị cắt đứt khỏi cộng đoàn Dân Thiên
Chúa chọn.
Câu 16/ Thế cũng chưa hết. Về tâm hồn và ước nguyện, nó đã
thấu chỗ bên dưới loài người: nó ước ao sao có thể hết cảm thấy nhờm tởm để mà
ăn đồ heo ăn được. Đây là thứ cây người ta dùng quả làm đồ nuôi heo (giống như
muồng muồng, có khi đến 12 thước cao). Câu này phải hiểu là ước nguyện: thấy
heo ăn ngon lành thứ đó, mà nó bắt thèm: phải chi mình cũng nuốt trôi được các
thứ đó cho đỡ đói.
Câu 16b:
phải coi như câu tự lập, gần như lý do cho việc ước muốn của nó. Nếu không ai
cho ăn, thì thường nó phải ăn trộm mới có gì ăn. Như vậy tình trạng của nó là:
ở ngoài trật tự Dân Chúa, sa đoạ mất cả tôn giáo; sa vào một thế giới ác nghiệt
không chút tình thương bố thí cho kẻ nghèo đói.
Ngạn ngữ Do thái: Do thái mà ăn muồng muồng, nó mới buồn trở
lại, Chúa cũng chuyển từ tư tưởng để nói:
Câu 17/ “Khi đó nó mới tự tỉnh” (từng chữ có nghĩa là: nó về
lại với chính mình). Ý nghĩ truớc tiên phát tự cái đói: nhớ nhà cha và so thân
phận mình với những đứa ăn đứa ở nhà cha mình: té ra nó ở bên cạnh cha nó từ bé
đến lớn mà nó không có ý thức chút nào về hạnh phúc lan từ cha nó xuống đến cả
những đứa đầy tớ trong nhà. Có làm thuê và chết đói, nó mới biết cha nó là
người thế nào: những người làm thuê cho cha nó được có đủ và dư nữa; nó cũng
làm thuê nhưng ô nhục biết mấy, mà lại phải chết đói nữa. Nó chỉ muốn nên một
người làm thuê cho cha nó thôi, nó cũng toại nguyện.
Câu 18-19/ Nó không trông lại được nhận làm con nữa. Nhưng
nó trông rằng thú tội rồi thì được nhận làm người ở mướn cũng là quá lắm. Đàng
sau câu này ló hiện quan niệm về hối cải trở lại: quay lưng cho mọi kiểu tự cao
tự đại, và ký thác vô điều kiện cho lòng tín thị và vâng phục đối với Thiên
Chúa. Hối cải đây chưa trọn lành (động lực thúc đẩy là cái đói, bởi đói nên nó
nhớ đến của cải nhà cha, nhưng dù sao, nó nhận biết mình không có quyền gì nữa.
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến
nội bộ)
No comments:
Post a Comment