Suy niệm
Chúa Nhật Phục Sinh năm B
“Tình đã chết, có mong gì sống lại”
Nhưng anh biết cái gì
xưa đã chết
Anh càng buồn càng muốn kết thành thơ
Mộng đang xanh, mộng hóa bơ phờ
Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn.
Anh càng buồn càng muốn kết thành thơ
Mộng đang xanh, mộng hóa bơ phờ
Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn.
(Dẫn nhập thơ Trần Dạ Từ)
Ga 20: 1-18
Tình nhà thơ, nay đà chết. Nào những mong, tình sống lại.
Lòng nhà Đạo, dù khi xưa tuy có chết. Nhưng, nay đà sống lại cùng Chúa. Với
Chúa. Với cộng đoàn thân thương, có chứng nhân. Nhân chứng hôm nay, hân hoan
mừng Chúa sống lại. Vui vầy. Rộng khắp.
Mừng Sống
Lại, ta không chỉ loanh quanh việc gợi nhớ. Nhớ giây phút Chúa sống lại, đánh
động tâm can đồ đệ, thôi. Nhớ Phục sinh, là nhớ rằng ơn cứu độ đã ảnh hưởng lên
cuộc sống và niềm tin của con dân. Nhớ Phục sinh, còn là nhớ lời gọi mời đổi
mới. Đổi tận gốc rễ, như đồ đệ Chúa đã làm, thời tiên khởi. Nhớ Phục sinh,
không chỉ là tin tưởng và loan báo việc Chúa sống lại. Nhưng, còn phải tác động
lên điều mình tin. Lên, tình thương yêu. Rao giảng.
Bài đọc 1,
thánh Phêrô nói đến kinh nghiệm mà thánh nhân muốn sẻ san với cộng đoàn đang
nghe giảng. Là môn đồ gần cận, thánh nhân san sẻ với mọi người kinh nghiệm về
giảng rao. Nhờ có kinh nghiệm rao giảng, thánh nhân biết đích xác rằng Đức
Giêsu đã chết trên thập giá, nay đang sống với các thánh, trong niềm vui đầy
tràn. Và, các thánh san sẻ niềm vui ấy với mọi người. Để, ai nấy cùng vui như
Ngài. Với Ngài.
Bài đọc 2,
Phaolô -một Pharisêu cương nghị- từng bức bách con dân của Chúa, cũng có kinh
nghiệm về sự sống lại, với riêng mình. Và, thánh nhân đã hồi hướng trở về. Về
cùng Chúa, ngay trên đường bách hại, ở Đamát. Hồi hướng trở về, thánh Phaolô
đem dân con Chúa về với cộng đoàn tình thương.
Qua kinh
nghiệm, Phaolô thánh nhân đích thân thay đổi cuộc sống. Bằng vào kinh nghiệm
sống lại, thánh nhân đã có thị kiến mới về mọi sự. Đặc biệt, về cuộc sống của
Đức Giê-su. Về thông điệp Ngài đem đến. Cuối cùng, thánh nhân đã sử dụng trọn
vẹn năng lực của mình để phục vụ. Phục vụ, theo cùng một cung cách khi trước,
hầu giúp đỡ mọi người biết yêu thương và dấn bước theo chân Chúa.
Trình thuật
hôm nay, kể về “Mộ trống” như dấu hiệu Chúa về lại với cuộc sống, bình thường.
Và thánh sử kể về sự kiện Maria Magdala và đồ đệ Chúa đến mộ phần, chứng kiến
và tin vào Chúa Phục Sinh. Tin, là tin vào Tin Mừng, như đã viết: “Hai ông chưa hiểu rằng theo Kinh thánh (tức
Cựu Ước): Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi
chết” (Ga 20: 9). Tin và hiểu, như hai vị tông đồ trên đường Emmaus, cũng
được giải thích, để hiểu rõ. Tin và hiểu, là biết chấp nhận một sự thật: Chúa
chấp nhận khổ đau và sống lại, quả đúng như điều được ghi trong Cựu Ước.
Suy cho
cùng, ta cũng hiểu: Phục sinh không chỉ đơn thuần là phục hồi sinh lực cho cơ
thể Chúa. Phục sinh, không đơn thuần là chuyện tai nghe mắt thấy. Thấy, như đã
thấy việc Chúa bị đóng đinh, một sự kiện lịch sử. Mà, Phục sinh, chính là sự
kiện của niềm tin. Đức Chúa Phục sinh, nay sống lại để đi vào cung cách mới,
của sự sống.
Các văn bản
sau ngày Chúa Phục sinh, cho thấy: Ngài không được các tông đồ gần cận, nhận
thức trước. Ngài ở bất cứ những nơi mà đồ đệ Ngài đi đến. Chúa Phục Sinh phải
được hiểu, là Ngài mang nơi Mình Ngài, một hình thức tân tạo. Mang cung cách
hoàn toàn mới mẻ, để hiện hữu ở với ta. Và, cung cách mới chính là cộng đoàn
dân con. Là, Thân Mình hiện thân nơi Nước Trời, ở trần gian. Là, tương quan dân
con, của Đức Chúa.
Đọc tiếp
trình thuật, ta sẽ thấy: thánh Phêrô và “môn đồ được Chúa thương” đích thân
chứng kiến Chúa sống lại, đã chạy về kể cho bạn bè nghe những điều mình “tai
nghe mắt thấy”. Riêng Maria Magđala, người nữ phụ đầy lỗi phạm khi trước, nay
đã dâng trọn đời mình để Chúa dẫn dắt. Chính nhờ thế, Thầy Chí Ái đã vui lòng ở
lại, với chị. Với mọi người.
Với Maria Magđala, mặc khải “Chúa
sống lại” là sự kiện: có thiên thần hiện diện, tức do Chúa. Và, khi ngước mắt
quay nhìn, chị thấy Chúa nhưng không nhận ra. Đó là điều, khiến chị bật thành
tiếng khóc trong mừng vui. Vui, vì biết rằng Chúa Sống Lại đã hiện ra với chị.
Với người đời. Thế mà, chị cứ ngỡ Ngài là “người
làm vườn”.
“Người làm vườn”, lời Tin Mừng được thánh Gio-an nhiều lần nhắc đến. Vườn, là chốn địa đàng, nhị vị tiên tổ
từng ngã phạm (Kn 2: 23). Vườn, là nơi chôn Chúa, chốn cứu
chuộc (Ga 19: 41). Vườn, là khu lưu giữ chiên đàn, Chúa nói đến (Ga 10:
1-5). Tựu trung, Chúa Phục Sinh từng gọi tên Maria Magđala để mặc khải, hay gọi
tên chiên con, đều ở đây ở trong vườn.
“Thôi đừng giữ Thầy lại”, điều này chứng tỏ: dân con Đạo Chúa cứ đeo đuổi bám víu
vào con người “cũ” của Đức Chúa. Trên thực tế, Đức Giêsu nay đã về với Cha,
trong quang vinh. Về với Cha, Ngài hứa sẽ trở lại, nhưng theo cung cách khác.
Bằng một thực thể mới mẻ, khác lạ. Và, ta chỉ gặp Ngài, nơi những người được
coi là đồ đệ. Người liên kết làm một Thân Mình Chúa. Một Hội Thánh Chúa ở địa
phương.
“Tôi đã thấy Chúa!”, lời kể của Maria Mác-đa-la, người nữ phụ từng phạm lỗi, rất
nặng theo luật Do Thái, cũng là của phụ nữ, những người có vị thế rất thấp
trong xã hội. Nhưng, với Tin Mừng, lại được ưu tiên cao. Ưu tiên được biết
trước nhất, chuyện Chúa sống lại. Đó chính là mục đích cũng như ý nghĩa của sứ
vụ rao báo Tin Mừng. Rao báo, không chỉ là chuyển giao triết lý của lòng tin. Mà
còn là, san sẻ cho nhau những kinh nghiệm mình chứng kiến.
Kinh nghiệm được gặp và được thấy
Chúa trong cuộc đời, của chính mình. Rồi sau đó, mời gọi mọi người cùng làm như
thế. Mừng kính Chúa Phục Sinh, ta cũng được gọi mời cùng một cung cách như thế.
Gọi và mời theo một kiểu như Phêrô thánh nhân, Maria Mácđala và đồ đệ khác. Một
kiểu cách như bài đọc hôm nay.
Đọc thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn
Côrintô, ta đều thấy: lời mời gọi Phục Sinh là một gọi mời hồi hướng trở về,
tận căn rễ. Là, thanh lọc tự bản thân, của mỗi người. Khi cử hành lễ Vượt qua,
người Do Thái có thói quen đổ bỏ bánh lên men mà họ vẫn có. Thay vào đó, là
bánh không men, vừa mới cất.
Thói quen đổ bỏ bánh lên men này, vì
qua tiến trình lên men tạo nên bánh, men được coi là nhân tố gây lũng đoạn bột.
Vì thế, thánh Phaolô khuyên ta nên mừng lễ Vượt Qua, “đừng với men cũ, là men gian tà, ác độc; nhưng, với Bánh không men của
lòng tinh tuyền, và chân thật.” (1Cr 5: 6)
Về lại bài đọc 1, từ sách Công vụ
Tông đồ, thánh Phêrô nhấn mạnh đến tầm vóc quan trọng của đồ đệ Chúa. Quan
trọng ở chỗ, ta không chỉ rút kinh nghiệm từng trải và vui hưởng niềm vui Đức
Chúa là Thầy Chí Thánh nay đã Phục Sinh, mà thôi. Nhưng còn phải sẻ san kinh
nghiệm và niềm vui ấy cho càng nhiều người càng tốt. Đó là điều ta nên làm. Nên
làm vì nếu chỉ liên hoan Phục sinh thì
mới có nửa phần. Mà, với người Đạo Chúa, Phục Sinh là đại lễ diễn ra hằng ngày.
Là, ngày vui Chúa Sống lại, ta san sẻ với hết mọi người. Vào mọi ngày.
Lời thánh Phêrô “còn chúng tôi đây xin làm chứng”, là làm chứng về những việc Chúa
đã làm. Về, việc Chúa bị bắt, hãm hại và giết đi. Về, “Thiên Chúa đã làm cho Người trổi dậy” và chúng ta, là “những kẻ được cùng ăn cùng uống với Người” (Cv
10: 40-41), vẫn là điều ta vẫn làm mỗi khi tham dự Tiệc Thánh Thể.
Dự Tiệc Thánh, ta vẫn ăn và vẫn uống Thân Mình Đức Chúa Phục Sinh, quang vinh.
Vậy thì, thông điệp ta có được từ lễ
Chúa Phục Sinh, là thong điệp gì ? Ta có đáp ứng đòi hỏi làm con dân Đức Chúa,
hay chỉ ngồi đó tham dự thánh lễ mỗi Chủ Nhật, như người dưng? Bởi, thông điệp
của Chúa là thông điệp gửi mỗi người chúng ta. Gửi, để ta ra đi mà rao báo Tin
Mừng Ngài đã Phục Sinh. Rao và báo, cho cho con dân Ngài biết Thiên Chúa đã chọn Đức Giêsu đến với ta,
không phải để lên án kẻ sống với người chết. Nhưng, để mọi người tin vào Ngài,
sẽ được tha thứ mọi lỗi lầm, ngang qua Ngài.
No comments:
Post a Comment