Phạm thượng: Tức là tiếm lấy cho mình điều thuộc
riêng về Thiên Chúa. Mà tha tội là một điều như thế (Xh 34: 6t; Ys 43: 25: 44:
22)
Như thế Mc cho thấy sự xung đột giữa Chúa Yêsu và Luật sĩ phát từ thái độ của
Chúa Yêsu đối với người tội lỗi (hay bị coi như người tội lỗi). Tha tội là đặc
quyền Thiên Chúa. Thế mà Chúa Yêsu trong sự giao tiếp với hạng tội lỗi (hay
liệt hàng tội lỗi), lại xử thế như Ngài là chính Đấng tha thứ tội lỗi.
Câu 8-9: Tri thức lạ thường của Chúa Yêsu
nói trắng ra sự phản kháng ngấm ngầm trong thái độ luật sĩ. Ngài làm điều đó
bằng một lý luận phổ thông “huống chi” (lớn còn được huống chi là nhỏ): đi từ
việc nhẹ/dễ để kết luận về việc nặng/khó hơn, hay ngược lại. Bởi đó mà hỏi “cái
gì dễ hơn”:
-
Đối
với người thường: tha tội dễ (hiệu quả sao, ai nào biết được), chứ chữa lành
khó (thành công hay thất bại có ngay trước mặt).
-
Đối
với Chúa Yêsu và Luật sĩ: tha tội là quyền năng Thiên Chúa, nếu thực sự xảy ra.
Chứ phép lạ thì những người thánh trần gian có khi cũng làm. Nếu trong tình
trạng hiện tại, tội và bệnh tật có liên quan với nhau, thì chữa lành sẽ thành
dấu chỉ là tội cũng được tha nữa. (Nên để ý: Mt nói thẳng ra sự ngang trái của
luật sĩ trong tư tưởng. Thay vì hiểu, thì họ kết án).
Câu 10: Vấn đề cần thiết phải bàn ở đây là
ý nghĩa của tiếng “Con Người “ (dịch tiếng Hipri: Ben-Adam; tiếng Aram: bar-nâsa):
-Nghĩa thông thường: một người (vật có nhân tính).
-Nghĩa văn chương Khải huyền: Đn 7: 13t: một nhân vật bởi
trời đi đến trước mặt Đấng hằng có để lĩnh lấy “quyền” trên hết các dân thiên
hạ.
-Lời tiên tri này được sử dụng nhiều trong Tân Ước: Mt 26:
64tt; 24:30tt; 25: 31tt (như thẩm phán); 28: 18 (không dùng chính tên). Con
Người ám chỉ đến tư cách “bởi trời” của nhân vật –một nhân vật điển hình, thu
lại tất cả ý định của Thiên Chúa, thuộc một giới khác hẳn trần gian. Chúa Yêsu dùng
tước đó bao giờ cũng có ý vang ra ý nghĩa việc Ngài đang làm hay sẽ làm, chứ
không cố dạy Ngài có bản tính rhế nào (Thiên Chúa hay người ta). Ngài là con
người: ấy chính là khi Ngài thực hiện dưới đất điều đã viết về Con Người trên
trời. Những hoạt động dưới đất là mạc khải cái chân tướng tàng ẩn đang thi thố
ra trên trời.
Quyền tha tội đó Ngài làm dưới đất: đối chọi với
“trên trời”. Nguồn gốc ơn tha tội là nơi trời cao, nơi Thiên Chúa. Bây giờ
Thiên Chúa quả quyết rằng: bởi Ngài có mặt (bởi vì Con Người đã đến trên trần
gian), thì nguồn ơn tha tội đã được chuyển tự trời xuống đất: nguồn ơn tha tội
đã được đặt nơi một người lịch sử.
Câu 12: Phép lạ đã xảy ra bằng một lời
nói. Dân chúng ca tụng: một sự kinh ngạc! Nhưng sau sự bỡ ngỡ đó, Mc muốn đọc
ra một lời xưng đức tin: Việc Chúa Yêsu làm đích thực là hành động cánh chung
do tự Thiên Chúa.
Mt 9: 8: Thay vì kinh ngạc (tức là không
hiểu được ý nghĩa của điều đã xảy ra) thì Mt nói: dân chúng kính sợ, kinh hãi
và tôn vinh Thiên Chúa. Mt nhắm đến thái độ phải có trong Hội thánh hơn là ghi
lại một chi tiết lịch sử: kinh hãi (như người ta phải có đứng trước việc hiển
linh Thiên Chúa trong quyền phép Chúa Yêsu), và tôn vinh Thiên Chúa vì Người đã ban cho người đời một quyền lực như thế. Quyền lực đó là quyền nói trong Mt 9: 6: quyền
tha tội, đặc quyền của Thiên Chúa, Chúa Yêsu đã sử dụng quyền đó. Nhưng Mt lại
nói ban cho “người đời” hay “người ta”
-“Người đời” (số nhiều) kỳ thực đồng nhất với “một người”:
Chúa Yêsu. Không nhấn đến tước hiệu Con Người, mà là đến sự kiện là một quyền riêng
của Thiên Chúa nay một người là Chúa Yêsu đã được sử dụng.
Nhưng giải thích ổn thoả hơn cả: phải biết dụng ý của Mt,
tức là Tin Mừng có mục đích giáo huấn cộng đoàn, nên chú trọng đến quyền Chúa
Yêsu đã ban cho Hội thánh ngang qua các tông đồ. Theo nhỡn giới này, thì lời
của dân chúng muốn nhắn thầm cộng đoàn tín hữu tạ ơn Thiên Chúa vì quyền ban
cho Chúa Yêsu theo tư cách Con Người nay vẫn còn trong Hội thánh, nhờ những kẻ
đã được Chúa Yêsu uỷ thác cho.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến
nội bộ)
No comments:
Post a Comment