Mạch Lạc: sau lời phán đoán của Chúa Yêsu người đồng thời
(Lc 7: 31-35), thì truyện này nên một thí dụ điển hình: kẻ tội lỗi
nhận biết tội mình thì lĩnh ơn tha thứ của Thiên Chúa, còn những ai ỷ nại vào
sự công chính của mình vẫn bị loại bên ngoài Nước Thiên Chúa.
Câu 36: mời ăn ngày lễ: một tục Do thái; mời
các rabbi lại là một công nghiệp lớn. Biệt phái tỏ lòng tôn kính Chúa Yêsu,
trông rằng có thể Ngài là một vị tiên tri (báo hiệu thời cứu rỗi cho Israel đã đến gần). Chúa Yêsu là một vị
tiên tri (báo hiệu thời cứu rỗi cho Israel đã đến gần). Chúa Yêsu nhận lời.
Thái độ này hiểu được là vào thời chưa có đoạn giao giữa Chúa Yêsu và Biệt
phái. Chúa Yêsu còn tìm cách lo cho họ hối cải. Có lẽ việc xảy ra sau phụng vụ
hội đường, trong đó Chúa Yêsu đã giảng cách thấm thía, đánh động nhiều người.
Câu 37: người tội lỗi có thể là một gái
điếm, hay cũng có thể vợ một người nào làm nghề bị coi là tội lỗi. Chiếu theo
phán đoán c.49 thì phải hơn người này là một gái điếm. Để ý thói tục bữa ăn,
người ta đến coi xem được.
Câu 38: khóc. Lý do? chưa rõ. Hôn chân: một dấu tỏ
lòng biết ơn (thí dụ: ai đã cứu mạng mình, thẩm phán tha bổng…). Xoã tóc lau
chân: đối với phụ nữ có chồng thì là một điều rất ô nhục nếu điều đó làm trước
mặt đàn ông – các rabbi cho đó là một lý do đủ để ly dị. Dấu biết ơn càng rõ
hơn nữa. Hình như phụ nữ hốt hoảng không còn biết mình ở đâu nữa, vừa thấy nước
mắt mình đẫm chân Chúa Yêsu thì sợ làm bẩn chân Ngài, nên không còn nghĩ đến ai
khác nữa.
Câu 39: Thái độ Biệt phái đối với người tội lỗi chắc
là không chịu được thái độ để yên của Chúa Yêsu. Biệt phái chỉ có thể lên án kẻ
tội lỗi và chính mình phải lánh xa, kẻ bị ố nhơ bởi hạng người đó.
Câu 41-43: ví dụ 2 người mắc nợ. Nên để ý Chúa
Yêsu muốn nói gì: Ai cũng có nợ với Thiên Chúa, cho dẫu số lượng kẻ nhiều người
ít.
Câu 44-46: Đối chiếu hai thái độ. Cuộc đón tiếp suồng sã
của người Biệt phái, một dấu chỉ quá rõ về lòng tự mãn của Biệt phái nơi sự
công chính lành thánh của họ. Họ coi như họ không cần được tha thứ, không cần
cả Thiên Chúa bao nhiêu nữa. Nhưng trong thái độ đó, họ không thể nếm biết sự
vui sướng phát tự ơn tha tội đến cho họ, cho dù là được tha thứ nhiều hay ít.
Bây giờ có vấn đề: 47a so với 47b, và bởi đó so với kết luận
của ví dụ 41-43. Theo 41-43 và 47b, lòng yêu mến là hậu quả của ơn tha thứ. Còn
47a lại coi yêu mến như lý do cho sự tha thứ. Mà cứ theo mạch lạc thì 47a là áp
dụng của ví dụ cũng như 47b, nghĩa là hậu quả của ơn tha thứ. Muốn để 47a trong
mạch lạc chung, và lĩnh hội ý nghĩa phải hiểu:
-yêu mến: theo nghĩa tiếng Hipri, Aram, cũng như tiếng Syri:
họ không có tiếng nào khác để chỉ cám ơn: chữ yêu mến như vậy có nghĩa “cảm
mến”, 47a hiểu thế thì bắt phải hiểu cử chỉ nói trong câu 37t như dấu chỉ một
lòng biết ơn cảm mến tha thiết.
-và câu 47a nói lên lý do làm sao biết, chứ không phải lý do
cho sự tha thứ: nhân vì thế tôi bảo ông: Thiên Chúa đã tha cho bà này các tội
lỗi, cho dẫu nhiều đến đâu đi nữa, vì bà này đã tỏ ra một lòng cảm mến lớn như
vậy. Nghĩa là: chiếu theo cử chỉ biết ơn thấm thía kia, thì người ta cũng kết
luận được rằng Thiên Chúa đã tha các tội đầy đống của bà ấy.
Ví dụ nấm ngầm cũng dạy người Biệt phái: cả ông nữa cũng cần
phải được tha thứ. Cho dù tội ông không đến đỗi như tội người đàng điếm. Chớ có
tưởng mình vô tội. Và cái nguy cơ hơn cả là không biết đưỡc rằng mình có tội.
Hai bên không khác nhau bao nhiêu đâu. Bây giờ đây sự xảy ra cho thấy: người
tội lỗi đầy đống lại tỏ ra mình có thể có một lòng yêu mến lớn lao hơn: cả về
khả năng chiếu dọi ra một lòng yêu mến biết ơn.
Các câu 48-50: câu 48 lặp lại 47a (nhưng chính Chúa
Yêsu tuyên bố) mà ý lại gần với 5: 20. Còn câu 49 thì lặp lại hẳng ý tưởng câu
Lc 5: 21. Còn câu 50 lại giống với LC 8: 48. Thành thử 48-50 không có sắc thái
đặc biệt, không ăn khớp với chình trình thuật: đó là những cách hoà hợp những
truyện tương tợ. Các câu này vì thế, xét theo bình luận văn chương, là công
việc của tác giả soạn tác nhiều hơn, chứ không dọi lại đúng trăm phần trăm
những chi tiết lịch sử. (còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến
nội bộ)
No comments:
Post a Comment