Tuesday, 17 April 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi:

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4

Cắt nghĩa về “Đồng Bạc Mất”

Lc 15: 4-7/Mt 18: 121-14: Con Chiên Lạc/ Lc 15: 8-10: Đồng Bạc Mất

So chiếu giữa Lc và Mt thì biết mỗi tác giả sử dụng ví dụ theo một quan niệm: Mt đặt trong diễn từ bàn đến sinh hoạt trong Hội thánh, mạch lạc trực tiếp là thái độ với những kẻ nhỏ: Trong giáo huấn cho cộng đoàn, thì những “kẻ nhỏ” là những phần tử tín hữu thường trong cộng đoàn đối chiếu với những kẻ cầm đầu: tức là trước tiên các tông đồ, những người có chức việc, hay trổng hơn: hết thảy các môn đồ trong đó gồm cả những người lĩnh đạo. Cũng trong mạch lạc: chiên lạc chỉ người lầm lạc, một sự lầm lạc có thể đem về đạo lý. Và như thế, lời của ví dụ nhắm phần nào đến những người dạy đạo, và nhắn nhủ họ phải kiên nhẫn đối với những người nhỏ nhất, có thể là những kẻ dốt nát (các rabbi Do thái gọi hạng dốt nát là những kẻ nhỏ). Đàng khác, trong mạch lạc Mt cũng nên để ý đến “một” con chiên giữa “trăm” con: có thể hiểu –hoặc là giá trị một con chiên cho thấy giá trị của tất cả đàn- hoặc nhấn đến giá trị ngay của một con mà thôi. “Một” ở đây không phải đề cao tính cách cá nhân trong cô độc hay trong “ta một mình với Chúa” (vì cá nhân đó phải được đem về ràn, tức là dân của Chúa Kitô; còn một mình, thì chiên đó đang bị ngăm đe hư khốn, vô phương tự túc). Nhưng đàng khác, cá nhân đó không phải lụy thuộc vào đàn chiên để sống, chỉ có điều là chính ở trong đàn chiên đó, nó mới khỏi lạc. Liên lạc với Chúa chiên đi trước, và đặt nền tảng cho đạo Chúa Yêsu, nghĩa là một cá nhân chủ nghĩa đã vượt quá đơn độc, đã mất hết rồi riêng tư ích kỷ. Như vậy trong Mt, ví dụ đã mang áp dụng cho tình cảnh của Hội thánh. Nhưng đàng khác phải so với Yn 10, ta thấy được ví dụ chiên tuy hướng về cộng đoàn, rốt cục cũng hướng cả vào Chúa Yêsu. Cái hướng Kitô-luận đó đã phát xuất tự chính mình Chúa Yêsu khi Ngài áp dụng hình ảnh Chúa chiên (mục tử) cho chính mình Ngài –và trong Yn, ví dụ Chúa Chiên thuộc về những giáo huấn cho môn đồ. Chúa Yêsu là Chúa chiên, nhưng Hội thánh tiếp tục công việc của Chúa, và cũng đã noi gương Chúa mà áp dụng ví dụ cho chính mình, đó là điều xảy ra trong Mt (Một điều tương tợ như trong Mt 5: 14: ánh sáng là Chúa Yêsu, nhưng môn đồ cũng là đèn cho thế gian).

Bây giờ xét mạch lạc của Lc 15: 1-3 nói lên nhân dịp nào Chúa Yêsu đã ra ví dụ: Có những người kêu ca trách móc việc Chúa Yêsu tiếp rước những người thu thuế và tội lỗi. Mạch lạc này cho thấy hoàn cảnh riêng cho đời Chúa Yêsu; và như vậy thì ý nghĩa của ví dụ trong Lc có tính cách tiên khởi, không phải là áp dụng mà là lời biện hộ của Chúa Yêsu cho chính sứ vụ của Ngài: cũng như người chăn chiên sung sướng vì kiếm ra chiên lạc, thì Thiên Chúa cũng vui sướng vì người tội lỗi hối cải. Người sung sướng vì có thể ban ơn tha thứ cho kẻ tội lỗi. Mà cử chỉ, cách Chúa Yêsu đối xử với người tội lỗi dọi lại cử chỉ của Thiên Chúa. Hai ví dụ làm theo kiểu đối chiếu đàn ông/đàn bà, giàu/nghèo, nhưng cả hai cho thấy cái vui nơi Thiên Chúa.

-Một trăm con chiên: một đàn chiên 3000 con được gọi như quá lớn. Còn thì giữa người Á Rập, đàn chiên thường thì đi từ vài chục con cho đến hai trăm con. Có một trăm, và chính mình lại chăn lấy, thì người chủ thuộc hạng bình thường.

-Mười đồng bạc: giả thiết một cảnh nghèo. Và cả việc quét nhà phải thắp đèn (không phải là ban đêm), nhưng nhà nghèo thì ban ngày cũng tối om, muốn kiếm trong ngõ ngách thì phải thắp đèn. Người ta lấy chổi khua mọi chỗ cho đến khi nghe đồng bạc lẻng kẻng.

Về ý nghĩa: Câu 7 và 10 là những cách nói để tránh dùng tên Thiên Chúa, nên phải hiểu về sự vui sướng nơi Thiên Chúa. Điều ví dụ muốn nói lên không phải là cái liên lạc gần gũi mật thiết giữa con chiên và chủ chiên, giữa đồng bạc và người đàn bà; cũng không phải là sự cố tìm cho ra. Ý nghĩa nhắm đến là sự vui sướng khi tìm thấy. Đó là lời biện hộ của Chúa Yêsu: bởi Thiên Chúa thương xót lạ lùng như thế đến đỗi cái vui sướng tha thứ là vui sướng hơn hết của Người, thì sứ vụ cứu thế của Chúa Yêsu cũng là giải ách Satan, tìm kiếm những gì đã hư đi. (Nên biết: việc vác chiên lên vai: mợt chi tiết thường nhật nơi nghề chăn chiên Phalệtin, con chiên lạc thường hoảng hốt, sợ điên nên không đi, không động nữa, và như thế người chăn chiên phải vòng nó vào cổ mình mà vác đi).
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

No comments: